Báo cáo Về công tác quản lý vốn tại công ty gang thép Thái Nguyên

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Phần I. Giới thiệu khái quát về chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên 3

1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên là ci nhánh sự quản lý của Công ty gang thép Thái Nguyên 3

2. Chức năng nhiệm vụ hiện nay của chi nhánh 4

Phần II. Tình hình về công tác quản lý vốn tại chi nhánh Công ty 8

1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 8

2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh Công ty 10

2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 11

2.2. Hiệu quảư dụng vốn cố định 13

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 14

Phần III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên 17

1. Đánh giá chung về công tác quản lý của chi nhánh Công ty 17

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của chi nhánh Công ty gang thép 18

Kết luận 20

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về công tác quản lý vốn tại công ty gang thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à một phương pháp quản lý kinh tế đồng thời là một yếu tố khách quan. Đặc biệt trong những điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường thì hoạt động kinh tế phải có laĩ, lấy thu bù chi. Để thực hiện được yêu cầu đó, doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình tiêu thụ. Một trong các khâu cơ bản đó là quản lý vốn của doanh nghiệp. Kế toán với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán và tổ chức quản lý như thế nào để đáp ứng nhu cầu trên. Xuất phát từ thực tế như vậy, qua thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên em xin chọn đề tài: "Báo cáo về công tác quản lý vốn" làm báo cáo tốt nghiệp. Báo cáo tốt nghiệp gồm 3 phần: Phần I: Đặc điểm chung về chi nhánh Công ty GTTN Phần II: Tình hình về công tác quản lý vốn tại chi nhánh Công ty Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên. Trong quá trình nghiên cứu về đề tài, em đã có gắng tiếp cận những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do nhà nước ban hành, kết hợp với những kiến thức đã học trong trường Cao Đẳng Công Nghiệp I. Vì vậy đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên của em. Do thời gian thực tập có hạn, tầm nhận thức còn mang tính lý thuyết chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo, cac cán bộ kế toán và tất cả những người quan tâm đến đề tài để nhận thức của em về kế toán đề này ngày càng hoàn thiện hơn. Đề tài hoàn thành với kết quả lao động nghiêm túc của em trong quá trình thực tập, mà trước hết là nhờ sự tận tình của thầy giáo Lê Quang Dũng và các cô chú trong phòng kế toán chi nhánh Công ty Gang Thép Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔGN TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Công ty Gang Thép Thái Nguyên là chi nhánh chịu sự quản lý của Công ty Gang thép Thái Nguyên: Thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam. Tên của doanh nghiệp chi nhánh Công ty Gang Thép Thái Nguyên Trụ sở chính: Số 17 Hàng Vôi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Giấy phép đăng kí kinh doanh số 302849 - UBND TP Hà Nội Ngành nhề kinh doanh: Giới thiệu tiêu thụ sản phẩm gang và thép các loại do Công ty gang thép Thái Nguyên sản xuất Chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội. Được thành lập từ năm 1995 với chức năng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm gang, thép mang nhãn hiệu TiS CO do Công ty gang thép Thái Nguyên sản xuất, trên thị trường Hà Nội. Từ khi thành lập được Công ty gang thép Thái Nguyên giao cho chi nhánh Hà Nội trách nhiệm là giới thieẹu và tiêu thụ sản phẩm gang thép các loại… với quy mô quản lý trực thuộc phòng kinh doanh Công ty. Sinh ra trong một cơ chế bao cấp, hoạt động trong một môi trường mà khách hàng chủ yếu là các Công ty kim khí và các đơn vị trong ngành kinh doanh thép gần như được bao cấp cho nên cơ chế hoạt động trong những năm đầu của chi nhánh mang tính chất đặc thù là bao cấp hoàn toàn. Trong những năm 1995 - 1999 chi nhánh hoạt động đơn thuần là giới thiệu sản phẩm chưa chú trọng đến công tác tiêu thụ, với 04 cửa hàng trực thuộc nằm trên địa bàn Hà Nội và 23 cán bộ công nhân viên được điều động. Từ các nhà máy sản xuất của Công ty chưa có kinh nghiệm trong công tác tiêu thụ và tiếp cận thị trường, khách hàng chủ yếy là các nhà phân phối lớn như Công ty kim khí Hà Nội. Công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội… Sản lượng tiêu thụ không cao ( 5000 - 7000 tấn thép/năm) Chính vì vậy thời gian này chi nhánh được cọi như một trạm trung chuyển hàng hoá từ Công ty đến cho các nhà phân phối lớn theo kế hoạch phòng kinh doanh Công ty trong bối cảnh đó hầu hết cán bộ nhân viên chi nhánh đều mang tư tưởng bao cấp ỷ lại vào cấp trên không có sự năng động sáng tạo để thúc đẩy sản lượng tiêu thụ đáp ứng yêu cầu của Công ty cũng như của thị trường do đó mô hình quản lí chỉ mang tính chất hành chính sự nghiệp nhiều hơn hoạt động kinh doanh. Về phía Công ty cũng như các phòng ban chức năng chưa thực sự coi trọng công tác tiêu thụ. Một khâu then chốt quyết định sự sống còn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp mình. Việc ạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm thép mang các nhãn hiệu khác nhau trên thị trường đã làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm thép TiS Co (Thái Nguyên) ngày càng khó khăn hơn. Quyết định số 123/GT6 ngày 15/02/1999 được Công ty ban hành về việc phân cấp và quy chế hoạt động độc lập, đã đánh dấu một bước ngoặt lớn. 2. Chức năng nhiệm vụ hiện nay của chi nhánh. Với trọng trách lớn lao mà Công ty giao cho chi nhánh Hà Nội là đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường Miền Bắc và trong toàn Quốc. Bằng năng lực chuyên môn và lòng nhiệt tình ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh đã nghiên cứu và thay đổi mô hình quản lý, từng bước mở rộng thị trường tăng dần sản lượng tiêu thụ lên 50.000 - 70.000 tấn/năm, mở thêm 16 cửa hàng trên toàn địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Chi nhánh đã tổ chức nhiều kháo học marketing cho cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng và nâng cao kiến thức nghiệp vụ đáp ứng công tác tiếp thị mở rộng thị trường, sản phẩm tạo sự tin cậy trên thị trường. Đến nay chi nhánh Hà Nội đã có trên 500 khách hàng tiêu dùng trực tiếp là các Công ty xây dựng lớn như Tổng Công ty ViNa Co Nex, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty xây dựng Cầu Thăng Long… Nhiều khu nhà tầng và những cây cầu mang tầm cỡ quốc gia đã được xây dựng bằng sản phẩm thép TiS Co của Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Trong những năm gần đây Công ty luân hoàn thành kế hoạch được giao do đó kết quả kinh doanh của chi nhánh Công ty có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế trong bảng kết quả của chi nhánh Công ty như sau: Một số chỉ tiêu kinh tế của chi nhánh trong 3 năm. ĐVT: VNĐ STT Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Tổng doanh thu 109.459.642.301 119.940.231.861 133.342.337.422 2 Tổng lợi tức trước thuế 973.150.910 104.957.454 1.196.169.126 3 Tổng số thuế phải nộp 252.809.524 262.393.114 329.042.281 4 Lợi nhuận sau thuế 720.341.386 787.179.340 867.126.845 5 Thuê nhập bình quân của ngành lao động 900.000 100.000 1.200.000 Nhìn vào bảng một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh ta thấy được sự phát triển không ngừng của chi nhánh - cụ thể. Về doanh thu: Năm 2001 tăng 96% so với năm 2000, năm 2002 tăng 11,2% so với năm 2001 Về nộp ngân sách năm 2001 tăng 50% so với năm 2000 năm 2002 tăng 44,6% so vơi snăm 2001 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2001 tăng 11,1% so với năm 2000, năm 2002 tăng 1,2% so với năm 2001. - Lợi tức trước thuế năm 2001 tăng 7,9% so với năm 2000. Năm 2002 tăng 13,9% so với năm 2001 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng 2001 tăng 11,1% so với năm 2000, năm 2002 tăng 1,2% so với 2001 Lợi tức sau thuế năm 2001 tăng 10,2% so với năm 2000, năm 2002 tăng 13,5% so với năm 2001. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên Sơ đồ tổ chức hoạt động Giám đốc chi nhánh Phòng kế toán thống kê Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán tiêu thụ Kế toán bán hàng Các cửa hàng trực thuộc nằm trên mạng lưới tiêu thụ Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ kinh doanh trong cơ chế thị trường, chi nhánh Hà Nội đã xây dựng mô hình tổ chức và quản lý như sau: - Giám đốc chi nhánh: Là người đứng đầu chi nhánh được Tổng Công ty thép Việt Nam bổ nhiệm với chức năng nhiệm vụ. Là phụ trách chung mọi hoạt động của chi nhánh, tổ chức và điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, phụ trách công tác kế toán tài chính, tổ chức hành chính. - Phó giám đốc chi nhánh: phụ trách trức tiếp công tác giao dịch và các bộ phận bán hàng, tham mưu cho giám đốc trong việc kí kết hợp đồng tiêu thụ, xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, năm theo các đơn đặt hàng của khách hàng, nghiên cứu và thực hiện việc mở rộng thị trường, thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường giá cả để có quyết định phù hợp với cơ chế thị trường. - Phòng kế toán thống kê tài chính: Điều hành các bộ phận kế toán thống kê. Giúp việc trực tiếp cho giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý và cân đối về tiền, nguồn vốn, các sổ sách liên quan đến công tác kế toán tài chính khác tổ chức và điều hành công tác kế toán tiêu thụ tại các cửa hàng trực thuộc chi nhánh. + Kế toán tổng hợp và thanh toán: Tổ chức công tác quỹ tiền mặt - tiền gửi ngân hàng, tài sản, nguồn vốn và các khoản nộp ngân sáhc nhà nước. + Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình tăng giảm nhân sự, giải quyết các chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các chế độ khác cho cán bộ nhân viên của chi nhánh. + Kế toán tiêu thụ: Có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình hình tiêu thụ tại các cửa hàng trong mạng lưới tiêu thụ của chi nhánh. Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng. + Kế toán kho hàng hoá: Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hoá tại các khoa bãi của các cửa hàng. - Mạng lưới tiêu thụ: Bao gồm 16 cửa hàng nằm hầu hết trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận, có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm và tiếp thị mở rộng thị trường. Nhìn chung bộ máy quản lý và tổ chức kế toán của chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội rất gọn nhẹ và hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý và điều hành trong công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, điều này đã có tác dụng ảnh ưhởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác quản lý hoạt động tiêu thụ của chi nhánh cũng như Công ty. PHẦN II TÌNH HÌNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY 1. Tình hình tài sản và nguồn vốn. Vốn của chi nhánh Côgn ty Gang thép Thái Nguyên được hình thành chủ yếu từ hai nguồn. Vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó, vốn chủ sở hữu gồm vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung. Ngoài ra để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh chi nhánh Công ty còn huy động vốn vay ngắn hạn tại ngân hàng để đâù tư mở rộng sản xuất kinh doanh Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tài sản 95.137.690.676 100 100.555.412.472 100 5.417.721.796 A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạng 74.132.807.392 77,9 76.324.761.825 76 2.191.954.433 1,9 1. Tiền 3.855.742.475 1,04 10.947.190.596 4,8 7.091.448.121 -3,76 2. Các khoản phải thu 53.607.711.723 56,36 44.771.636.985 44,5 - 8.836.074.738 11,86 3. Hàng tồn kho 16.669.353.194 17,5 20.605.934.244 20,5 3.936.581.050 3 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 21.004.883.248 22,1 24.230.650.647 24 3.225.767.363 1,9 1. TSCĐ 21.004.883.248 22,1 24.230.650.647 24 3.225.767.363 1,9 2. Chi phí XDCB dở dang 0 0 0 Nguồn vốn 95.137.690.676 100 100.555.412.472 100 5.417.721.796 A. Nợ phải trả 89.620.447.893 94,2 94.432.092.868 94,3 4.811.645.117 0,1 1. Nợ ngắn hạn 89.620.447.893 94,2 94.432.092.868 94,3 4.811.645.117 0,1 2. Nợ khác 0 0 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.517.242.925 5,8 6.123.319.604 5,81 606.076.679 0,01 1. Nguồn vốn quỹ 5.250.072.775 5,5 5.674.055.321 5,6 423.982.546 0,1 2. Nguồn kinh phí khác 267.170.150 0,3 449.264.283 0,31 182.094.133 0,01 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cuối năm 2002 tổng nguồn vốn của chi nhánh Công ty tăng 5.147.721.796đ so với năm 2001. Cụ thể nguồn vốn chru sở hữu tăng 606.076.676đ tương ứng tăng 0,01%. Như vậy nguồn vốn tăng là do chi nhánh Công ty trong năm qua làm ăn có hiệu quả nên ngoài phần trích nộp thu nhập cho nhà nước, phần còn lại được bổ sung vào quỹ khen thưởng phúc lợi phân chia cho người lao động. Đây là một thành công của ch nhánh Công ty đã sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn đảm bảo tốc độ quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng là 13.402.005.561đ. Trong đó, nợ phải thu lại giảm đều đó chứng tỏ rằng chi nhánh Công ty tích cực thu hồi thanh toán, hạ lãi vay và vòng quay vốn nhanh thúc đẩy bán hàng có hiệu quả hơn. Tổng giá trị công nợ phải thu năm 2002 giảm so với năm 2001 giá trị tuyệt đối là 8.836.074.738 đ tương ứng giảm tương đối 11,86%. Vì vậy chi nhánh Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc thu hồi nợ để bảo toàn vốn của mình. Bên cạnh những cố gắng của chi nhánh Công ty nhưng vẫn còn một số vấn đề chi nhánh Công ty chưa giải quyết tốt, cụ thể: Về hàng tồn kho năm 2002 vấn đề tồn 3.936.581.050đ. So với năm 2001 tương ứng tăng 3%. Vì vậy chi nhánh Công ty cần giải quyết tốt việc nghiệm thu thanh toán, không để ứ đọng quá nhiều gây ảnh hưởng đến nguồn vốn của chi nhánh Công ty. Để chi nhánh Công ty có vốn hoạt động, rút ngắn tiền vay, giảm bớt chi phí lãi vay. Đây là vấn đề giải quyết để chi nhánh Công ty tăng được nguồn vốn của mình. 2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh Công ty. (Báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm) Chỉ tiêu MS Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu bán trong Công ty 01 10.800.000.000 100.000.000.000 Tổng doanh thu hàng bán ngoài Công ty 02 11.940.231.861 33.342.237.422 Các khoản giảm trừ 03 Giá trị hàng bán bị trả lại 04 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 05 1. Doanh thu thuần trong Công ty 10 10.800.000.000 2. Doanh thu thuần ngoài Công ty 10 11.940.231.861 3. Giá trị hàng hoá trong Công ty 11 108.000.000.000 100.000.000.000 4. Giá bán hàng ngoài Công ty 11 5.553.175.656 25.162.125.897 5. Lợi nhuận gộp hàng trong Công ty 20 6.837.056.205 8.180.111.525 6. Lợi nhuận gộp hàng ngoài Công ty 20 0 0 7. Chi phí bán hàng 21 5.413.905.295 1.138.810.296 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 9. Thu nhập từ hoạt động tài chính 31 10. Chi phí hoạt động tài chính 32 11. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 12. Các khoản thu nhập bất thường 41 173.809.524 70.000.000 13. Chi phí bất thường 42 97.387.980 12.641.170 14. Chi phí bất thường (414) 50 76.421.544 57.358.830 15. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 1.049.572.454 1.196.169.126 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 262.393.114 229.042.281 17. Lợi nhuận sau thuế ( 60 - 70) 80 787.179.340 897.126.845 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Năm 2001 Năm 2002 1. Mức sinh lợi vốn % 1,02 1,13 2. Tỷ suất lợi nhuận % 0,8 0,9 3. Số vòng quay vốn Vòng 1,26 1,33 4. Số ngày 1 vòng quay Ngày 286 271 * Công thức tính: + Mức sinh lợi vốn = x 100% + Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = x 100% + Số vòng quay = + Số ngày một vòng quay = + Mức sinh lợi vốn: Năm 2001 = x 100% = 1,02% Năm 2002 = x 100% = 1,13% + Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Năm 2001 = x 100% = 0,8% Năm 2002 = x 100% = 0,95. + Số vòng quay Năm 2001 = = 1,26 vòng Năm 2002 = = 1,33 vòng + Số ngày một vòng quay Năm 2001 = = 286 ngày Năm 2002 = = 271 ngày Nhìn vào bảng chỉ tiêu này ta thấy: Mức sinh lợi vốn năm 2001 cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh khi tham gia vào quá trình tiêu thụ tạo ra 0,0102 đồng lợi nhuận với mức tăng 1,02% và cứ 1 đồng vốn năm 2002 khi tham gia vào quá trình tiêu thụ tạo ra 0,013 đồng lợi nhuận vói mức tăng 1,33%. Như vậy với mức chênh lệch tăng lên một lượng lớn đối với Công ty. Đây là điều Công ty cần phát huy và ổn định cho năm sau. - Đối với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2001 thì cứ một đồng chi phí bỏ ra 0,008 đồgn lợi nhuận tương ứng với 0,8%. Đến năm 2002 thì cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra được 0,009 đồng lợi tương ứng với 0,9%, qua đây ta chi phí mà Công ty bỏ ra trong năm 2002 phù hợp hợp so với năm trước, chứng tỏ chi nhánh Công ty đã biết sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. - Đối với số vòng quay: Số vòng quay của vốn thực hiện trong kỳ hay là thời gian cần thiết để vốn thực hiện được một vòng quay. Do vậy chỉ tiêu của số vòng quay vốn cho biết muốn tăng doanh thu thuần thì phải tăng vòng quay của vốn. Cụ thể năm 2001 vốn đã quay 1,26 vòng và năm 2002 số vòng quay đạt là 1,33 vòng. Đây là một thành công mà chi nhánh Công ty đã đạt được vì trong quá trình tiêu thụ mà quay vòng càng nhanh thì càng tốt. - Đối với số ngày một vòng quay. Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn thực hiện được một vòng quay chi nhánh Công ty phải mất một thời gian là 286 ngày, còn đến năm 2001 thì mất khoảng thời gian là 271 ngày. Điều này chứng tỏ Công ty đang giảm dần số ngày của một vòng quay, số vòng của một vòng quay giảm thì sẽ làm cho quá trình tiêu thụ của chi nhánh ngày một thuận lợi hơn. Đây là một điều khả quan rất lớn. Vì vậy chi nhánh Công ty cần phát huy hơn nữa. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Năm 2001 Năm 2002 1. Mức sinh lợi vốn % 4,6 4,7 2. Tỷ suất lợi nhuận % 0,7 0.9 3. Số vòng quay vốn Vòng 5,7 5,5 4. Số vòng quay một ngày Ngày 63 65 Công thức tính tương tự như công thức tính hiệu quả sử dụng vốn + Mức sinh lợi vốn cố định Năm 2001 = x 100% = 4,6% Năm 2002 = x 100% = 4,7% + Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Năm 2001 - x 1005 = 0,8 Năm 2002 = x 100% = 0,9% + Số vòng quay vốn cố định Năm 2001 = x 100% = 5,75 Năm 2002 = x 1005 = 5,5% + Số ngày một vòng quay Năm 2001 = = 63 ngày Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Mức sinh lời vốn cố định năm 2001 cho biết một đồng vốn cố định khi tham gia quá trình tiêu thụ tạo ra 0,046 đồng lợi nhuận với mức 4,6% và cũng cứ một đồng vốn cố định năm 2002 khi tham gia vào quá trình tiêu thụ tạo ra 0,047 đồng lợi nhuận với mức tăng 4,7%. Vậy với mức tăng như vậy chưa phải là cao lắm vì mức tăng còn quá ít trong khi đó vốn cố định thấp. - Đối với số vòng quay vốn cố định. Số vòng quay vốn cố định thực hiện được trong kì là thời gian cần thiết để vốn cóo định thực hiện một vòng quay. Do vậy chỉ tiêu của số vòng quay vốn cố định cho biết muốn tăng doanh thu thuần phải tăng số vòng quay của vốn cố định. Cụ thể năm 2001 vốn cố định đã quay được 5,7 vòng và năm 2002 số vòng giảm xuống còn 5,5 vòng. Số vòng giảm xuống cho thấy việc sử dụng vốn của chi nhánh Công ty chưa hiệu quả nhưng số vòng quay này cũng ảnh hưởng đến thời gian của một vòng luân chuyên. - Đối với số ngày một vòng quay vốn cố định. Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để vốn cố định thực hiện được một vòng quay. Trong năm 2001 để thực hiện được một vòng quay Công ty phải mất một khoảng thời gian là 63 ngày, còn trong năm 2002 thì mất thời gian là 65 ngày. Điều này chứng tỏ Công ty đang dần tăng nên số ngày của một vòng quay. Số ngày của một vòng quay ngày càng tăng dần thì sẽ làm cho chi nhánh Công ty lâm vào trình trạng khó khăn. Chính vì vậy chi nhánh cần khắc phục điều này. 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Năm 2001 Năm 2002 1. Mức sinh lợi vốn % 1,3 1,5 2. Tỷ suất lợi nhuận % 0,8 0,9 3. Số vòng quay vốn Vòng 1,6 1,7 4. Số vòng quay một ngày Ngày 225 211 Công thức tính tương tự như công thức tính hiệu quả Sử dụng vốn + Mức sinh lợi vốn lưu động Năm 2001 = x 100% = 1,3% Năm 2002 = x 10% = 1,5% + Tỷ suất lợi nhuận chi phí Năm 2001 = x 100% = 0,8% Năm 2002 = x 1005 = 0,9 + Vòng quay vốn lưu động Năm 2001 = = 1,6 vòng Năm 2002 = = 1,7 vòng + Số ngày quay 1 vòng Năm 2001 = = 225 ngày Năm 2002 = = 211 ngày Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Mức sinh lời vốn lưu động năm 2001 cho biết một đồng vốn kinh doanh khi tham gia vào quá trình tiêu thụ tạo ra 0,013 đồng lợi nhuận với mức tăng 1,3% và cũng một đồng vốn lưu động năm 2002 khi tham gia voà quá tình tiêu thụ sản phẩm tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận với mức tăng 1,5%. Như vậy với mức tăng như trên là khá tốt. Chi nhánh Công ty cần phát huy hơn nữa ổn định lâu dài. - Đối với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí chỉ tiêu này cho thấy năm 2001 cứ 1 đồng vốn chi phí bỏ ra sẽ tạo ra 0,008 đồng lợi nhuận tương ứng với 0,8%. Đây là điều Công ty đã đạt được đến năm 2002 thì cứ một đồng chi phí bỏ ra thì 0,009 đồng lợi nhuận tương ứng với 0,9% Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận trên phí của chi nhánh Công ty gang thép thấp là bởi vì đây là 1 chi nhánh hạch toán vừa phụ thuộc vừa độc lập. Nên lợi nhuận từ hàng bán trong Công ty có thể bằng không hoặc bị âm vì lợi nhuận do Công ty gang thép Thái Nguyên hạch toán vì chi nhánh bán thép theo sự định giá của Công ty mà giá cả thị trươngf thì biến đổi liên tục nên có thể có lúc giá bán sẽ bằng với giá vốn cũng có thể thấp hơn. Điều này thể hiện chi nhánh được hỗ trợ giảm giá hỗ trợ vẫn chuyển lợi nhuận ở đây chỉ là hàng bán ngoài chi nhánh Công ty. Điều đó cũng có thể nói lên tại sao tỉ suất lợi nhuận thấp. Qua đây cho ta thấy chi phí mà Công ty bỏ ra năm 2002 phù hợp hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. - Đối với vòng quay lưu động Trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty vốn lưu động của chi nhánh Công ty không ngừng hoạt động. Nó mang nhiều hình thái khác nhau như tiền quá trình tiêu thụ sản phẩm. Sau đó trở về hình thái tiền tệ. Trong quá trình lưu thông vật chất kinh doanh vốn lưu động của doanh nghiệp biến đổi liên tục theo chu kì dự trữ. Số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong kỳ là thời gian cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay. Do vậy chỉ tiêu của số vòng quay vốn lưu động cho biết muốn tăng doanh thu thuần thì phải tăng vòng quay của vốn lưu động. Cụ thể năm 2001 vốn lưu động đã quay được 1,3 vòng và năm 2002 quay được 1,5 vòng. Đây là điều đáng khích lệ của Công ty đã quay vòng vốn lưuđộng ngày càng tốt hơn, chi nhánh Công ty cần phải phát huy hơn nữa. - Đối với sổ ngày một vòng quay. Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn thuộc hiện được một vòng quay. Trong năm 2001 để thực hiện được một vòng quay. Chi nhánh Công ty đã mất thời gian là 225 và đến năm 2002 thì mất 221 ngày. Điều này chứng tỏ chi nhánh Công ty đang dần dần giảm số ngày của một vòng quay. Số ngày của một vòng quay càng giảm thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty ngày một tốt hơn. Đây là một điều tốt mà chi nhánh Công ty phải duy trì và phát huy hơn nữa. PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 1. Đánh giá chung về công tác quản lý của chi nhánh Công ty. 1.1. Ưu điểm của chi nhánh Công ty. Trải qua 8 năm hình thành và phát triển chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên khẳng định được vai trò và vị trí của mình trên thị trường. Và để làm nên điều đó chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên không ngừng cố gắng và nỗ lực. Từ những kết quả phân tích trên ta thấy có thể rút ra một số ưu điểm chính của chi nhánh Công ty. - Chi nhánh Công ty đã đảm bảo vốn đủ một lượng cần thiết theo yêu cầu kinh doanh. - Chi nhánh Công ty đã xác định nhu cầu vốn để trên cơ sở đó giữa cung và cầu vốn, nhằm đảm bảo cho chi nhánh Công ty sử dụng vốn một cách có hiệu quả. - Chi nhánh Công ty đã không ngừng phương pháp quản lý vốn, đảm bảo cho chi nhánh Công ty có thể bảo toàn vốn, phát triển vốn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp. 1.2. Nhược điểm của chi nhánh Công ty. Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy. Nhưng ở chi nhánh Công ty không tránh nổi những thiếu sót, đơn cử mỗi khi CN công ty tiến hành một công việc có quy mô lớn thì việc huy động và tập tập trung vốn lại là cả một vấn đề vì thế mà CN Công ty phải vay vốn ngân hàng. Về tài sản cố định chỉ tăng được 3.248.303.363 với tỷ trọng tăng 2% các khoản đầu tư dài hạn thì lại giảm với tỷ trọng giảm 0,1% đây là một vấn đề cần giải quyết để chi nhánh tăng được nguồn vốn của mình. Căn cứ vào hiệu quả sử dụng vốn cố định thì năm 2001 số vòng quay vốn cố định đã quay được 5,7 vòng nhưng đến năm 2002 thì số vòng giảm xuống 5,5 vòng.Số vòng giảm xuống cho thấy việc sử dụng vốn cố định của CN công ty chưa hiệu quả Có thể nói qua phân tích tỉ suất lợi nhuận năm 2001 là 0,8% năm 2002 là 0,9% ta thấy rất thấp cho thấy chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên kinh doanh hiệu quả chưa cao. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của chi nhánh công ty gang thép. Một doanh nghiệp muốn có điều kiện sản xuất kinh doanh thì điều trước tiên doanh nghiệp ấy phải nghĩ đến đó là vốn. Phải có vốn thì mới có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng. Nhưng lấy vốn ở đâu ra thì đó lại là câu hỏi khó trả lời đối với các nhà doanh nghiệp. Nhưng khi đã có vốn lớn rồi thì công tác quản lý vốn là một vấn đề nan giải và chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên đã có những phương hướng phát triển về công tác quản lý vốn rất cụ thể như sau: - Khai thác triệt để và làm mọi khả năng và phát huy hơn nữa năng lực sẵn có. - Tận dụng ngân sách tăng cường đầu tư chiều sâu, mở các lớp marketing cho cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng, thay thế thiết bị lâu ngay đã bị hư hỏng, như nhà xưởng, máy móc. - Phải thường xuyên kiểm tra khâu quyết toán. - Thường xuyên nhắc nhở nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm. - Xây dựng định mức tiêu hao hợp lý phù hợp với điều kiện của chi nhánh công ty. Tránh dự trữ vật tư hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn. - Thường xuyên nhắc nhở nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc cũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo về công tác quản lý vốn tại Công ty gang thép Thái Nguyên.doc
Tài liệu liên quan