MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU KÊNH CẦU - HƯNG YÊN
I. Một số đặc điểm về Công ty Xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu Hưng Yên
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Đặc điểm hình thành và phát triển
II. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban
PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU KÊNH CẦU
I. Vốn lưu động
II. Vốn cố định
III. Thực trạng công tác quản lý vốn
1. Quản lý vốn cố định
2. Quản lý vốn lưu động
3. Nhận xét về công tác quản lý vốn của Công ty Xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU KÊNH CẦU
I. Định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
1. Định hướng hoạt động chung
2. Định hướng sự phát triển của Công ty
II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý vốn tại Công ty Xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng cân đối kế toán
KẾT LUẬN
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất vật liệu kênh cầu như ngày nay.
Đây là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu.
Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và trực thuộc sở xây dựng Hưng Yên
- Vốn kinh doanh năm 2002: 1.716.208.899 đồng
trong đó: vốn lưu động : 1.139.979.099 đồng
vốn cố định : 576.229.800 đồng
- Vốn chủ sở hữu năm 2002: -6.188.232.934 đồng
Công ty đã phấn đấu về mọi mặt , coi trọng hiệu quả kinh tế và không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động phục vụ cho ngành xây dựng và cho nền kinh tế quốc dân, bảo toàn và phát huy các nguồn vốn được nhà nước giao, từng bước cải thiện đời sống cho công nhân viên.
Công ty đã mở rộng quan hệ trong suốt 25 năm hoạt động với các công ty trong và ngoài ngành để phát huy năng lực sẵn có của mình, đồng thời quan hệ với mọi thành phần kinh tế trong nước để đạt giá trị tổng sản lượng mỗi năm từ 5-6tỷ đồng.
2. Đặc điểm tính chất sản xuất:
Công ty có tính chất sản xuất là chủ yếu
- Sản xuất các loại gạch đặc, 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ ...
II. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Than
Xuống goòng
Bốc xếp
Phơi
Tạo hình 3
Tạo hình 2
Tạo hình 1
Nung đốt
đội xây lắp II
Đội xây lắp I
Bch đội sản xuất
Phòng
kh - kt
Phòng
kế toán
Phòng
TC - HC
Phòng cung ứng vật tư
Giám đốc
2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban:
a. Ban giám đốc:
- Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của công công ty, chịu trách nhiệm, giám sát và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là người đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Phó giám đốc: phụ trách về tổ chức nhân sự, tham mưu cho giám đốc và thay quyền khi giám đốc vắng mặt.
b. Các phòng ban chức năng:
- Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đốc thực hiện đúng chính sách chế độ của nhà nước đối với người lao động, phối hợp với công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Phòng tài chính-kế toán: giúp giám đốc về mảng tài chính kế toán thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện thanh quyết toán với nhà nước, cấp trên quản lý và các đối tác có liên quan.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất và thi công, xây dựng sản xuất định mức, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định.
- Phòng cung ứng vật tư: có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và vật tư kinh doanh, tìm kiếm thị trường xây lắp và tiêu thụ sản phẩm.
c. Các đội sản xuất trực thuộc:
- Ban chấp hành đội sản xuất gồm 8 tổ, mỗi tổ chịu trách nhiệm sản xuất từng giai đoạn sản xuất sản phẩm như: tổ tạo hình I, tạo hình 2, phơi, bốc xếp, xuống goòng, nung đốt, than, sản xuất chủ yếu là loại gạch đặc, gạch 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ...
- Đội xây lắp gồm 2 đội: đội I và đội II được bố trí ở khu vực trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng... có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng xây lắp mà công ty đã ký kết dựa trên cơ sở khoán chi phí hay khoán từng phần nhân công...
phần II
thực trạng tình hình quản lý vốn và sử dụng vốn tại công ty xây lắp và sản xuất
vật liệu kênh cầu
I. Thực trạng công tác quản lý vốn cố định và vốn lưu động của công ty:
Do vốn tự có của công ty là rất ít nên bắt đầu từ năm 1994 công ty đã thay đổi dây truyền công nghệ sản xuất mới hiện đại của Italia và công ty đã mạnh dạn vay tiền của ngân hàng với số tiền là 10 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty không có khả năng chủ động để bổ sung thêm vốn kinh doanh mà số tiền làm ra được bao nhiêu cũng chỉ để trả nợ bấy nhiêu. Nên toàn bộ số vốn được bổ sung chỉ dùng trang trải các khoản nợ và một phần nhỏ dùng vào đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy công tác quản lý vốn này đòi hỏi phải được thực hiện chặt chẽ.
Căn cứ vào bảng 1 ta có cơ cấu vốn của công ty qua các năm như sau:
Bảng1: Bảng cơ cấu vốn
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
VCĐ
576.229.800
33,6%
576.229.800
33,6%
VLĐ
1.139.979.099
66,4%
1.139.979.099
66,4%
Tổng
1.716.208.899
100%
1.716.208.899
100%
Qua bảng trên ta thấy, trong 2 năm 2001 và năm 2002 tỷ trọng vốn cố định và tỷ trọng vốn lưu động là không thay đổi, điều này chứng tỏ việc huy động vốn của doanh nghiệp là không hiệu quả. Do nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh là vốn đi vay của ngân hàng với số tiền lớn hơn so với lợi nhuận của doanh nghiệp nên khi làm ra chỉ đủ trả nợ ngân hàng, không có khả năng đầu tư vào việc khác.
Ta còn thấy trong tổng số vốn kinh doanh thì tỷ lệ vốn cố định là nhỏ so với tổng số, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào TSCĐ của công ty. Điều này là không tốt lắm đối với doanh nghiệp.
Có thể xem xét đến nguồn vốn hình thành số vốn trên qua bảng cơ cấu vốn như sau:
Bảng 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nợ phải trả
16.909.519.249
158,6%
19.665.824.249
145,9%
NVCSH
-6.249.329.035
-58,6%
-6.188.232.934
-45,9%
Tổng
10.660.190.214
100%
13.477.591.315
100%
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ phải trả ngày càng giảm, năm 2001 tỷ lệ này là 158,6% năm 2002 là 145,9%. Như vậy có thể thấy công ty đã cố gắng để giảm tỷ lệ nợ, tỷ lệ này giảm được là do nguồn vốn của công ty đã được tăng lên.
Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại tăng lên,năm 2001 là
-58,6% đến năm 2002 là -45,9%. Như vậy có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rất kém, bắt đầu từ năm 1994 đến nay với sự thay đổi dây truyền công nghệ nên công ty đã phải trả một khoản nợ rất lớn cho ngân hàng công thương và ngân hàng đầu tư. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư cho TSCĐ và máy móc thiết bị vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua hai bảng cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn ta thấy công ty đã đầu tư quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Vì vậy, công ty phải có những biện pháp thích hợp để huy động vốn mà không cần phải lo việc thanh toán ngay khoản tiền đầu tư.
1. Quản lý vốn cố định:
Việc quản lý vốn cố định của công ty được hiểu là quản lý TSCĐ. Tại doanh nghiệp do đặc điểm kinh doanh nên có rất nhiều các loại TSCĐ phần lớn số tài sản này là TSCĐ hữu hình.
Thông qua bảng 3 có thể thấy được tình hình quản lý TSCĐ như sau:
Bảng 3: cơ cấu TSCĐ theo tình hình sử dụng
Đơn vị: đồng
Năm 2001
Năm 2002
TSCĐ đang sử dụng
15.172.549.203
15.308.549.203
TSCĐ chờ thanh lý
0
0
TSCĐ chưa sử dụng
0
0
Tổng
15.172.549.203
15.308.549.203
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ lệ TSCĐ sử dụng ngày càng tăng lên năm 2001 là 15.172.549.203 đồng, năm 2002 là 15.308.549.203 đồng.
Có thể thấy số TSCĐ được mua sắm mới là tăng và tăng lên qua các năm, nhưng khoản tiền mua tài sản này là chủ yếu là bằng vốn vay ngân hàng, thường chiếm tới hơn 80% tổng số tiền mua.
Thông qua bảng 4 dưới đây có thể thấy được cơ cấu TSCĐ như sau:
Bảng 4: Bảng cơ cấu TSCĐ
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nhà xưởng
8.387.137.536
55,28%
8.387.137.536
54,79%
Máy móc TB
6.712.104.174
44,24%
6.848.104.174
44,74%
Phương tiện VT
73.207.493
0,48%
73.207.493
0,47%
Tổng
15.172.594.203
100%
15.308.549.203
100%
Qua bảng phân tích trên, cho thấy trong tổng số TSCĐ năm 2001 giá trị nhà xưởng là 8.387.137.536 đồng chiếm 44,24%, còn giá trị phương tiện vận tải là 73.207.493 đồng chiếm 0,48%
Năm 2002 giá trị nhà xưởng là 8.387.237.536 đồng chiếm 54,79%, giá trị phương tiện vận tải là73.207.493 đồng chiếm 0,47%.
Qua 2 năm, ta thấy tỷ lệ đầu tư vào nhà xưởng và phương tiện vận tải là không biến động vẫn duy trì ở mức hơn 50%, trong khi đó tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị tăng lên không đáng kể( tăng 0,5% ứng với 136.000.000đồng), điều này cho thấy sự biến động về tài sản là rất nhỏ. Số tài sản này được đầu tư chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng.
Bảng 5: Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ năm 2002
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Số đã KH
Hệ số hao mòn
Giá trị còn lại
Số tiền
%N.G
Nhà xưởng
8.387.137.536
3.030.937.295
0,36
5356.300.241
0,64
Máy móc TB
6.712.104.174
4.141.668.368
0,62
2570.435.806
0,38
Phương tiện VT
73.207.493
52.237.605
0,71
20.969.888
0,29
Tổng
15.172.594.203
7.244.843.268
0,48
7947.705.935
0,52
Qua bảng phân tích trên ta thấy, công ty đã đầu tư đổi mới một ít vào TSCĐ, nhưng phần lớn TSCĐ đã hao mòn. Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến 31/12/2002 là 7.947.705.935 đồng và khấu hao luỹ kế là 7.244.843.268đồng, với hệ số hao mòn bình quân là trên 0,5. Trong đó nhà xưởng phần lớn là chưa khấu hao hết, vẫn còn sử dụng tốt.
Về máy móc thiết bị và phương tiện vận tải hệ số hao mòn lần lượt là 0.62% và 0,71%. Như vậy hầu hết TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất đều đã khấu hao gần hết. Do đó trong thời gian tới công ty cần có biện pháp đổi mới, đầu tư chiều sâu kết hợp với nâng cấp TSCĐ làm cho năng lực sản xuất của TSCĐ ngày một tăng, đảm bảo yêu cầu sản xuất và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường.
Căn cứ vào bảng 5 sẽ thấy được cơ cấu TSCĐ theo mối quan hệ với sản xuất kinh doanh.
Bảng 6: Cơ cấu TSCĐ theo mối quan hệ với sản xuất
Đơn vị: đồng
Năm 2001
Năm 2002
TSCĐ dùng cho SXKD
15.172.594.203
15.308.549.203
TSCĐ không dùng SXKD
0
0
Tổng
15.172.594.203
15.308.549.203
Qua bảng phân tích tên ta thấy được TSCĐ được công ty dùng hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua các bảng tính trên cho thấy công tác quản lý vốn cố định nói chung, TSCĐ nói riêng là khá phức tạp. Việc quản lý phải dựa trên các chỉ tiêu, tuỳ theo mục đích sử dụng có thể phân cấp để quản lý sao cho phù hợp.
Thực trạng quản lý TSCĐ tại công ty xây lắp và sản xuất vật liệu Kênh Cầu là chưa được tốt lắm, việc huy động vốn cũng không đạt hiệu quả cao. Nhìn chung việc quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiết kiệm, hợp lý VCĐ nói chung và TSCĐ nói riêng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có xu hướng mới tốt hơn để tạo được nguồn vốn mới cho mình.
Sau đây ta sẽ sử dụng một số chỉ tiêu để xem xét tình hình tài chính của công ty, sức sản xuất, sức sinh lời của VCĐ
a. Sức sản xuất của VCĐ
=
Doanh thu
VCĐ bình quân
Năm 2001
=
4.901.182.239
=
8,51
576.229.800
Năm 2002
=
4.977.480.580
=
8,64
576.229.800
Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng VCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, con số này lần lượt trong các năm như sau:
Năm 2001 là 8,51 năm 2002 là 8,64. Ta thấy sức sản xuất của công ty là rất cao năm 2002 tăng lên so với năm 2001, mặc dù bình quân trong 2 năm là như nhau, nhưng do tổng doanh thu năm 2002 cao hơn năm 2001 dẫn đến sức sản xuất VCĐ năm 2002 tăng hơn năm 2001.
b. Sức sinh lời của VCĐ
=
Lợi nhuận thuần
VCĐ bình quân
Năm 2001
=
-577.600.253
=
-1,002
576.229.800
Năm 2002
=
61.096.101
=
0,106
576.229.800
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đ VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này ở năm 2001 là rất nhỏ(-0,089) do công ty làm ăn thua lỗ nên lợi nhuận thu được là âm. Nhưng đến năm 2002 sức sinh lời VCĐ của công ty đã tăng lên so với năm 2001. Có được kết quả như vậy là do nỗ lực của công ty đã đầu tư một cách hợp lý nên lợi nhuận năm 2002 tăng lên đáng kể, đây là một kết quả tốt đối với công ty
c. Hệ số đảm nhiệm của VCĐ
=
Lợi nhuận thuần
VCĐ bình quân
Năm 2001
=
576.229.800
=
0,118
4.901.182.239
Năm 2002
=
576.229.800
=
0,116
4.977.480.580
Chỉ tiêu này thì xem xét để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu VCĐ, trong cả 2 năm thì lượng VCĐ đều nhỏ hơn 0,5. Điều này cho thấy VCĐ được huy động ít nhưng lại tạo ra doanh thu cao, nghĩa là doanh nghiệp đã huy động vốn hợp lý.
d. Hệ số doanh lợi VCSH
=
Lợi nhuận thuần
VCSH
Năm 2001
=
-577.600.253
=
0,092
-6.249.329.035
Năm 2002
=
61.096.101
=
-0,01
-6.188.232.934
Qua số liệu trên cho thấy cứ 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, trong 2 năm tỷ lệ này đều âm. Vì doanh nghiệp hoàn toàn không có vốn chủ sở hữu, mà nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng. Do vậy trong mấy năm gần đây công ty phải trả nợ nhiều, nên làm ăn không có lãi.
2. Quản lý vốn lưu động:
Vốn lưu động trong doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản mục và việc quản lý VLĐ cũng rất phức tạp. Do vậy quản lý sao cho có hiệu quả, để có thể huy động ngay vốn vào sản xuất kinh doanh ngay khi cần là điều được quan tâm.
Việc quản lý VLĐ của công ty xây lắp và sản xuất vật liệu Kênh Cầu cáo thể được thấy thông qua các bảng phân tích dưới đây:
Qua bảng 6 cho thấy cơ cấu VLĐ theo khoản mục như sau:
Bảng 7: Cơ cấu vốn lưu động theo khoản mục
ĐVT: đồng
Khoản mục
Năm 2001
Năm 2002
Tiền mặt
265.593.184
17.352.004
Tiền gửi ngân hàng
176.762.052
551.771.768
Phải thu khách hàng
575.754.423
710.600.007
Hàng tồn kho
862.934.270
4.055.088.009
TSLĐ khác
180.840.300
305.744.448
Tổng
2.061.884.229
5.640.556.236
Qua bảng 7 ta thấy tỷ lệ tiền mặt trong tổng số TSLĐ là nhỏ, năm 2001 con số này là 265.593.184/2.061.884.229 = 12,9%, nhưng đến năm 2001 chỉ còn 0,3%. Như vậy tỷ trọng tiền mặt năm 2001 giảm xuống rất nhiều so với năm 2001, điều này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy trong những năm tới Công ty nên cố gắng duy trì tỷ lệ tiền mặt cao hơn để bảo đảm an toàn kinh doanh.
Bên cạnh đó tỷ lệ TGNH lại tăng lên, năm 2001 là 8,6% đến năm 2002 là 9,8%, điều này là đáng khuyến khích cần được duy trì trong những năm tới.
Thông qua khoản mục phải thu khách hàng ở bảng trên có thể thấy tỷ lệ khoản phải thu khách hàng là nhỏ, năm 2001 tỷ lệ này là 27,9% nhưng đến năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn 13,6%. Như vậy có thể thấy công tác bán hàng của Công ty là khá tốt, khách hàng nợ lại không nhiều, việc này cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Giá trị hàng tồn kho trong tổng TSLĐ là khá lớn, năm 2001 tỷ lệ này là 41,8%, đến năm 2002 tỷlệ ày chiếm tới 71,9%. Như vậy có thể thấy hàng hoá tồn kho của Công ty là khá nhiều, đặc biệt là năm 2002. Vì vậy nên doanh nghiệp cần phải có 1 số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn như: mở rộng thị trường tiêu thụ, chiết khấu bán hàng, giảm giá thành phẩm… ở Công ty này chủ yếu là sản xuất gạch, nên thời gian luân chuyển hàng ngày càng nhanh càng tốt, nếu không sẽ bị ứ đọng sản phẩm hàng hoá dẫn tới giảm doanh thu, sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong tổng TSLĐ còn một số lượng nhỏ TSLĐ khác, năm 2001 là 180.840.300 đồng chiếm 8,8%, năm 2002 là 305.744.448 chiếm 5,4%. Tỷ lệ này không đáng kể so với tổng số.
Qua bảng 6 ta thấy tỷ lệ các khoản mục cần thiết được xem xét một cách đầy đủ, những khoản mục cần thiết cần được duy trì ở tỷ lệ cao như tiền mặt, TGNH những khoản mục không cần thiế phải được xem xét để giảm tới mức tối đa những khoản mục này như hàng tồn kho. Tuy nhiên việc quản lý vốn lưu động nói chung và TSLĐ nói riêng tại Công ty Xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu là khá tốt cần được duy trì trong thời gian tới.
Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau có thể là vốn tự có cũng có thể là vốn đi vay. Để xem xét kỹ hơn, thông qua bảng 7 dưới đây có thể thấy được nguồn hình thành vốn của Công ty.
Bảng 8: Cơ cấu phải trả
ĐVT: đồng
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A. Nợ ngắn hạn
9.313.893.162
100%
12.751.333.033
100%
1. Phải trả nội bộ
343.840.192
3,7%
722.710.638
5,7%
2. Phải trả người bán
157.588.026
1,7%
359.971.298
2,8%
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
205.580.722
2,2%
4. Phải trả khác
8.606.884.222
92,4%
9.372.097.646
73,5%
B. Nợ dài hạn
7.595.626.087
6.914.501.216
Tổng
16.909.519.249
19.665.824.249
Qua bảng 8 cho thấy nợ ngắn hạn chiếm phần lớn tổng số nợ của Công ty hơn 50%, như vậy có thể thấy các khoản nợ phải thanh toán trong thời gian ngắn là khá nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho Công ty.
Trong số các khoản nợ phải thanh toán ngay thì các khoản phải trả khác lại chiếm 1 tỷ lệ lớn, tức là các khoản phải trả bảo hiểm, các khoản phải thanh toán có thể chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng tỷ lệ này được giảm xuống qua các năm, 2001 là 92,7% năm 2002 là 73,5%.
Tỷ lệ các khoản nợ khác trong tổng nợ phải thanh toán ngay còn lại như sau:
Năm 2001 khoản phải trả người bán chiếm 1,7%, tiền thuế phải nộp Nhà nước chiếm 2,2%, phải trả nội bộ chiếm 3,7%. Như vậy trong năm 2001 thì tiền phải thanh toán cho người bán là ít cho thấy trong năm này Công ty đã mua chịu của người cung cấp là rất ít, điều này là rất tốt cho Công ty.
Còn trong năm 2002 tỷ lệ phải trả người bán lại tăng lên so với năm 2001, điều này cho thấy trong năm 2002 Công ty đã mua chịu của nhà cung cấp nhiều hơn.
Như vậy có thể thấy qua hai năm Công ty chiếm dụng được nhiều vốn từ bên ngoài điều này là tốt nhưng lại tạo ra những khoản nợ phải thanh toán.
Bảng 9: cơ cấu nguồn vốn
ĐVT: đồng
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn kinh doanh
1.716.208.899
1.716.208.899
Lãi chưa phân phối
-7.971.473.593
-7.910.341.492
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
5.899.659
5.899.659
Tổng
-6.249.365.035
-6.188.232.934
Qua bảng 9 ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty là không thay đổi vẫn giữ nguyên ở mức 1.716.208.899 đồng, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng chững lại, là do Công ty không có khả năng huy động nguồn vốn tự có của mình, mà toàn là vốn đi vay nên số vốn kinh doanh được bổ xung thêm cũng có hạn.
Qua bảng trên cũng cho thấy lợi nhuận của Công ty là quá kém, trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là không có lãi, một phần là do nguồn vốn huy động vào kém, một phần do Công ty phải trả một món nợ vay ngân hàng quá lớn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và gây khó khăn cho việc thanh toán các khoản như: nợ người bán, nhân viên, nộp thuế… và cũng là lý do làm cho thu nhập của người lao động giảm xuống.
Sau đây ta sẽ sử dụng một số chỉ tiêu để xem xét tình hình tài chính của Công ty, sức sản xuất, sức sinh lời của vốn lưu động.
a. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Năm 2001 =
2.092.177.089
= 0,225
9.313.893.162
Năm 2002 =
5.874.284.030
= 0,461
12.751.323.033
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn của vốn lưu động trong hai năm 2001 và năm 2002 là không tốt. Vì số nợ ngắn hạn của Công ty chiếm phần lớn tổng số nợ của Công ty (hơn 50%). Do vậy tỷ suất này cho biết Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.
b. Tỷ suất thanh toán của VLĐ =
Vốn bằng tiền
Tài sản lưu động
Năm 2001 =
442.593.184
= 0,21
2.092.177.089
Năm 2002 =
569.123.772
= 0,097
5.874.284.030
Chỉ tiêu này xem xét khả năng thanh toán của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho thấy trong tổng vốn lưu động thì có bao nhiêu vốn bằng tiền và số tiền này thanh toán được bao nhiêu nợ ngắn hạn khi tới hạn. Tỷ lệ này năm 2001 là 0,21 là 0,21 và đến năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn 0,097. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của vốn lưu động là không an toàn vì đều nhỏ hơn 0,5.
c. Sức sản xuất của vốn lưu động =
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Năm 2001 =
4.901.182.239
= 4,29
1.139.979.099
Năm 2002 =
4.977.480.580
= 4,36
1.139.979.099
Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, con số này lần lượt qua các năm như sau: năm 2001 là 4,29 năm 2002 là 4,36. Như vậy so với vốn lưu động thì 1 đồng vốn lưu động tạo ra doanh thu ít hơn vốn cố định.
d. Sức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Năm 2001 =
-577.600.253
= -0,5
1.139.979.099
Năm 2002 =
61.096.101
= 0,054
1.139.979.099
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này ở cả hai năm đều rất nhỏ, đặc biệt là năm 2001 con này là âm, vì Công ty làm ăn thua lỗ.
e. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu
Năm 2001 =
1.139.979.099
= 0,233
4.901.182.239
Năm 2002 =
1.139.979.099
= 0,229
4.977.480.580
Qua chỉ tiêu này ta có thể xem xét để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưu động, trong cả hai năm thì lượng vốn lưu động đều nhỏ hơn 0,5, nhưng lại lớn hơn tỷ lệ vốn cố định. Điều này cho thấy vốn lưu động được huy động nhiều nhưng lại tạo ra doanh thu không lớn.
Ta sẽ xem xét các chỉ tiêu này qua bảng dưới đây:
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = TSLĐ/nợ ngắn hạn (1)
Tỷ suất thanh toán của VLĐ = vốn bằng tiền/TSLĐ (2)
Sức sản xuất của VLĐ = doanh thu/ vốn lưu động bình quân (3)
Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần/VLĐ bình quân (4)
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = VLĐ bình quân/doanh thu (5)
Sức sản xuất của VCĐ = doanh thu/ VCĐ bình quân (6)
Sức sinh lời của VCĐ = lợi nhuận thuần/VCĐ bình quân (7)
Hệ số đảm nhiệm VCĐ = VCĐ bình quân/doanh thu (8)
Hệ số doanh lợi VCSH = lợi nhuận thuần/VCSH (9)
Bảng 10: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của Công ty
ĐVT: đồng
Năm 2001
Năm 2002
Vốn lưu động bình quân
1.139.979.099
1.139.979.099
Vốn cố định bình quân
576.229.800
576.229.800
Doanh thu
4.901.182.239
4.977.480.580
Lợi nhuận
-577.600.253
61.096.101
VCSH
-6.249.329.035
-6.188.232.934
Nợ ngắn hạn
9.313.893.162
12.751.323.033
Vốn bằng tiền
442.593.184
569.123.772
(1)
0,225
0,461
(2)
0,21
0,097
(3)
4,29
4,36
(4)
-0,5
0,054
(5)
0,233
0,229
(6)
8,51
8,64
(7)
-1,002
0,106
(8)
0,118
0,116
(9)
0,092
-0,01
Như vậy, qua bảng 10 ta thấy được khả năng tài chính của Công ty và tỷ lệ này thường không ổn định.
Bằng sự phân tích các chỉ tiêu thông qua các bảng ta thấy được tình hình quản lý vốn của Công ty và vốn của Công ty chưa được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
3. Những nhận xét về công tác quản lý vốn của Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu.
Qua nghiên cứu công tác quản lý vốn của Công ty em thấy công tác quản lý có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
a. Ưu điểm.
Qua hai năm 2001 và 2002 ta thấy doanh thu của Công ty là tăng lên, tỷ lệ lợi nhuận cũng tăng lên với tỷ lệ tương đối lớn điều này là đáng khuyến khích và cũng cho thấy Công ty đã có cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Trong tổng số vốn được sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ vốn cố định được sử dụng ít hơn vốn lưu động, nhưng số vốn cố định được sử dụng một cách có hiệu quả nên góp phần lớn trong việc tạo ra doanh thu cao.
b. Nhược điểm.
Cơ cấu các khoản mục trong tổng vốn lưu động cho thấy khoản mục tiền mặt là nhỏ không hợp lý, gây khó khăn trong khâu thanh toán. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng tồn kho lại quá lớn gây ứ đọng nhiều vốn kinh doanh.
Trong bảng cơ cấu nguồn hình thành cho thấy số vốn mà Công ty có được phần lớn là do vay ngân hàng, tức là Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều, như vậy khả năng phải thanh toán những khoản nợ trong thời gian ngắn là khá lớn điều đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho Công ty.
Những nhược điểm nêu trên làm cho việc sử dụng vốn của Công ty trở nên kém hiệu quả đi rất nhiều.
Do những nhược điểm mà Công ty gặp phải trong quá trình quản lý và sử dụng vốn nên em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý vốn tại Công ty như sau:
Phần III
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý vốn tại Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu
I. Định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
1. Định hướng hoạt động chung
Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong thời gian gần đây được hình thành rất nhiều đòi hỏi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động cạnh tranh một cách toàn diện.
Hiện nay tình trạng thất thoát vốn đầu tư tại các doanh nghiệp ngày càng nhiều đó là việc quản lý vốn thiếu chặt chẽ và hiệu quả. Do vậy các doanh nghiệp cần chú trọng tới công tác quản lý vốn để làm sao giảm thiểu tình trạng thất thoát vốn kinh doanh.
Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận nên cần quan tâm tới đồng vốn bỏ ra để làm sao thu được lợi nhuận cao nhất, điều này đòi hỏi phải quản lý và sử dụng chặt chẽ vốn kinh doanh.
2. Định hướng sự phát triển của Công ty
Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng tới việc cân đối lượng vốn kinh doanh sao cho tỷ trọng các loại vốn trở nên hợp lý. Cần phải tăng lượng tiền mặt trong ngân quỹ, giảm lượng hàng tồn kho, giảm số nợ ngắn hạn, chủ động tăng vốn chủ sở hữu bằng các biện pháp xúc tiến công tác bán hàng. Lựa chọn thị trường kinh doanh và tăng số lượng mặt hàng…
Phải nắm được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường địa điểm và sản phẩm giá cả hàng hoá ra sao? để có biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm sao cho sử dụng triệt để vốn kinh doanh và tạo uy tín với khách hàng.
II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý vốn tại Công ty Xây lắp và sản xuất vật liệu kênh cầu.
Thông qua các bảng phân tích ở phần II cho thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty là chưa tốt lắm, vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong việc sử dụng vốn kinh doanh làm cho hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng sinh lời của đồng vốn trong doanh nghiệp. Cần phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hạn chế những tồn tại đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21.DOC