Ở môi trường biển, san hô là một trong những thành viên "có trách nhiệm" nhất đối với hệ sinh thái. Chúng chỉ dùng hết một nửa số thức ăn tạo được, nửa còn lại để dành cho cá và các sinh vật khác thông qua cơ chế tiết chất nhầy riêng. San hô tiết ra một chất nhầy giống như nước mũi, chứa thức ăn để dành. Số thức ăn này sẽ được tổng hợp khi tảo quang hợp bám trên san hô tiếp nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt trời, sau đó chuyển sang cho cá và các sinh vật xung quanh.
Ngoài ra, Trồng san hô còn để mở rộng biên giới biển. Để giành giật khu vực khai thác kinh tế ngoài biển với Trung Quốc, Nhật Bản đang cho cấy trồng san hô, gia tăng diện tích mô đá ở khu vực đảo đá Okinotorishima, cách phía nam quần đảo Nhật hơn 1.000 km.
Theo luật quốc tế về biển, Nhật Bản có thể đòi quyền độc quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên nằm trong phạm vi 370 km tính từ đường bờ biển các đảo lớn của Nhật trở ra. Do đó, nếu đảo Okinotorishima được nới rộng, Nhật Bản hy vọng sẽ được tính lại diện tích khu vực kinh tế độc quyền của mình bằng cách lấy mốc đường bờ biển từ đảo đá này. Nếu sáu cụm san hô mới phát triển tốt, Nhật Bản sẽ trồng thêm hàng ngàn cụm san hô khác để mở rộng diện tích, cho dù Trung Quốc có phản đối rằng Okinotorishima mãi mãi chỉ được gọi là mô đá chứ không phải đảo.
12 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Về san hô ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
I. HIỆN TRẠNG SAN HÔ Ở VIỆT NAM:
Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài.
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung là thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn. Trừ các vùng chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố ở hầu hết các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy chắc và rất giàu có ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam, chỉ mới ghi nhận hai kiểu cấu trúc là rạn riềm (fringing reef) và rạn dạng nền (platform reef). Rạn dạng nền (platform) cũng tồn tại với cấu trúc là các đảo hoặc bãi ngầm không liên kết thành dải hình vành khuyên rộng lớn. Đây có thể coi là các “đảo san hô vòng giả” (pseudo-atoll).
Ở vùng biển khơi xa, rạn san hô thuộc về một kiểu cấu trúc hoàn toàn khác - đó là các đảo san hô vòng (atoll).
Vùng biển Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ tuyến khác nhau và nằm gần với trung tâm đa dạng sinh học của san hô thế giới nên rạn san hô ở đây tương đối giàu có về thành phần loài san hô cứng.
Điều đó cho thấy mức độ giàu có về thành phần giống loài san hô ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Khu hệ san hô cứng Việt Nam có tới 90% số loài giống với san hô cứng vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Còn khu hệ san hô mềm Alcyonaria thì có thành phần loài phong phú bậc nhất trong vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.
Với số lượng giống loài san hô tạo rạn đã biết, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.000 km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
Theo những khảo sát tại 8 điểm rạn san hô trong vịnh Nha Trang, từ năm 1994 đến năm 2005 độ phủ của san hô sống đã giảm từ 52,4% xuống 21,2%, tốc độ giảm trung bình 2,8%/năm.
Những nguyên nhân của tình trạng này là khai thác thủy sản mang tính hủy diệt bằng chất nổ, thuốc độc, các hoạt động du lịch, sinh vật địch hại, bệnh san hô...
Thời gian gần đây, tình trạng khai thác san hô trái phép, đặc biệt là san hô đen ở vùng biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) đang có chiều hướng gia tăng, đe doạ đến môi trường sinh thái ở vùng biển đảo này.
Theo Viện Nghiên cứu Bộ Thuỷ sản, hiện nay dải san hô bờ Đông Nam của đảo Cồn Cỏ chỉ còn 40% sự đa dạng so với trước và không còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ như ban đầu vốn có của nó. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hành động kiên quyết nào của các cấp chính quyền đối với việc này. Và hàng ngày, hàng giờ điểm du lịch này đang mất dần sự hấp dẫn trong mắt du khách.
Nguy hại hơn, các đối tượng còn sử dụng bộc phá, thuốc nổ để đánh bắt cá ở vùng biển này làm cho dải san hô bị vỡ và chết khá nhiều.
Các nhà khoa học sửng sốt trước sự suy thoái nghiêm trọng của các rạn san hô ở vùng Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1985, hầu như chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hô. Đến năm 1998, mất 1/3 rạn san hô so với năm 1985. Khảo sát hồi giữa tháng 6 năm nay cho thấy vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hầu như không còn san hô nữa.
Riêng khu vực vùng biển đảo san hô Cô Tô, bao gồm 15 đảo lớn nhỏ, theo báo cáo của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Bộ Thủy sản, thì san hô chết khoảng từ 80-85%. Bên cạnh đó, nhiều rạn san hô tại khu vực Rạn Mè và phía Nam Bãi bắc của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã bị chết.
30 năm nữa, vịnh Nha Trang có thể không còn san hô sống. Nguy cơ trên được Viện Hải dương học nêu ra ngày 11/6/2007 trong tham luận tại Hội thảo “Vì sự phát triển bền vững vịnh Nha Trang”do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, một trong những hoạt động của Festival Biển 2007.
Hình 3 - San hô ở vịnh Nha Trang.
Tuy nhiên, một điều đáng mừng là san hô đang phục hồi tại Khu Bảo tồn biển Nha Trang. Theo các chuyên gia san hô của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc: San hô trong phạm vi 9 đảo thuộc vùng lõi của Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang có dấu hiệu phục hồi, báo hiệu thời gian tới sẽ có thêm nhiều loài cá rạn tìm về sinh sống.
Năm 2002, các nhà khoa học thống kê được: Trong khu vực Hòn Mun - Nha Trang có 350 loài san hô, 220 loài cá rạn, vi tảo 55 loài, cỏ biển 7 loài. Dựa vào tiềm năng nguồn lợi, các nhà khoa học cho rằng khả năng quần thể sinh vật trên vùng Vịnh Nha Trang còn nhiều hơn nữa song có lẽ do bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nên đã bị mất đi, nếu được bảo tồn tốt sẽ được phục hồi trở lại. Thực tế cho thấy, vào cuối tháng 12-2007, theo kết quả của nhóm chuyên gia khảo sát thì độ bao phủ san hô tại vùng lõi đã tăng lên đáng kể. Số lượng loài không thay đổi nhưng sự ổn định của thành phần cấu trúc nền đáy rạn đang có tín hiệu phục hồi. Đây chính là cơ sở để quần thể sinh vật có điều kiện sinh sống trên rạn tìm về cư ngụ và phát triển.
So sánh với tình trạng của các rạn san hô trong khu vực, mô hình tính toán mới nhất của các nhà khoa học cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ các rạn bị đe dọa nhiều nhất (cùng với Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia).
II. TẦM QUAN TRONG CỦA SAN HÔ:
* Đối với vùng ven biển:
Các dải san hô có những vai trò quan trọng như hỗ trợ ngành ngư nghiệp và du lịch, đồng thời có tác dụng làm đê chắn sóng tự nhiên khi có bão. Ngoài ra, các dải san hô còn góp phần làm đa dạng hóa hệ sinh thái. Theo ước tính của Chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), giá trị kinh tế của 1 km vuông san hô vào khoảng 100.000 - 600.000 USD/năm.
Theo các nhà hải dương học, những rạn san hô chính là biểu hiện đầy đủ của hệ sinh thái ven biển, là nền, lá chắn cho hệ sinh thái ngoài khơi, Bờ biển và ngoài khơi Việt-nam tương đối cạn và nước biển nóng nên có nhiều tập đoàn san hô. Những đá ngầm san hô mọc như vậy tạo thành ba loại kỳ quan tự nhiên ở Trung-bộ (xem hình 4).
Hình 4 – Sự thành hệ san hô
San hô bám vào bờ tạo thành những ria đá ngầm. Có khi những ria đó làm cho đất liền lấn dần ra biển. Sóng biển đập phá đá ngầm và đẩy những mảnh vụn vào bờ tạo thành những bãi cát. Nhờ đó mà Trung-bộ nổi tiếng với những bài cát vàng.
Các rạn san hô cũng là nơi cư trú của rất nhiều loài cá đẹp và quý. Cá rạn san hô (RSH) được hiểu là “tất cả các loài cá có đời sống gắn liền với sinh cảnh của rạn san hô trong một giai đoạn nhất định hoặc toàn bộ vòng đời”. Cá RSH có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rạn san hô thông qua việc tham gia vào chuỗi thức ăn. Một số loài cá rạn rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường, nên chúng được coi như nhóm sinh vật chỉ thị gián tiếp cho sức khỏe của rạn san hô (Michael, 1995). Đây là một trong những cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá nhanh phục vụ cho việc bảo vệ và quản lý bền vững hệ sinh thái rạn san hô. Ngoài ra, nhiều nhóm cá rạn có giá trị kinh tế cao, đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng triệu ngư dân ven biển.
San hô suy thoái và bị tiêu diệt đồng nghĩa với các nguồn lợi thủy sinh bị suy giảm nghiêm trọng. Đấy là chưa kể việc mất đi con đê chắn sóng tự nhiên mỗi khi gió bão hay sóng thần đánh vào bờ.
Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2005- 2006 đã thống kê được tổng số khoảng 340 loài thuộc 115 giống, 47 họ phân bố tại 8 vùng dự kiến thiết lập KBTB. Bước đầu đã xác định được hiện trạng cấu trúc thành phần loài cá rạn san hô tại 8 vùng dự kiến thiết lập KBTB bao gồm 340 loài, thuộc 115 giống và 47 họ. Số lượng họ, giống và số lượng loài cá rạn san hô có sự dao động khá lớn giữa các khu vực đảo nghiên cứu và giữa các vùng biển phân chia theo giới hạn địa lý, với xu hướng tăng dần từ các đảo phía Bắc đến phía Nam. Sự chênh lệch về số lượng loài cá rạn giữa các vùng rạn san hô và theo vùng địa lý có thể lý giải là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc biệt là có sự khác nhau về cấu trúc rạn san hô và các hợp phần nền đáy rạn giữa các vùng biển nghiên cứu (Michael, 1995; N. C. Hoàn, 2006). Do vậy, nhiều nhóm loài có đặc tính thích nghi sinh thái, chỉ phân bố ở vùng biển phía Nam hay chỉ phân bố ở vùng biển phía Bắc hoặc chỉ phát hiện phân bố ở vùng đảo này mà lại không phát hiện thấy phân bố ở vùng đảo kia.
Hình 5
Nguồn lợi cá rạn san hô tại Côn Đảo Nguồn lợi cá rạn san hô tại đảo Phú Quý
Các rạn san hô cũng bảo vệ cho các vùng ven bờ tránh xói mòn. Trong trường hợp các đảo san hô vòng, san hô cung cấp nền móng cho chính bản thân đảo . Tại ấn Độ Dương, 77% các đảo độc lập và các quần đảo được hình thành duy nhất từ sự tích luỹ các rạn san hô.
Các rạn san hô khác hẳn so với các môi trường biển khác bởi tính đa dạng loài của chúng, nhưng nhiều loài của rạn san hô cũng phụ thuộc vào các hệ sinh thái kết hợp khác.
Thông thường, các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển có mối liên hệ vật lý và sinh học:
Các rạn san hô như những đê chắn sóng tạo điều kiện cho các rừng ngập mặn ven biển phát triển;
Chất canxi của rạn cung cấp cát và trầm tích để rừng ngập mặn và cỏ biển sinh trưởng trên đó; và
Các quần xã rừng ngập mặn và cỏ biển cung cấp năng lượng đưa vào hệ sinh thái ven biển và nơi đẻ trứng, nuôi con và kiếm ăn cho nhiều loài sinh vật có quan hệ với rạn san hô.
Ở môi trường biển, san hô là một trong những thành viên "có trách nhiệm" nhất đối với hệ sinh thái. Chúng chỉ dùng hết một nửa số thức ăn tạo được, nửa còn lại để dành cho cá và các sinh vật khác thông qua cơ chế tiết chất nhầy riêng. San hô tiết ra một chất nhầy giống như nước mũi, chứa thức ăn để dành. Số thức ăn này sẽ được tổng hợp khi tảo quang hợp bám trên san hô tiếp nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt trời, sau đó chuyển sang cho cá và các sinh vật xung quanh.
Ngoài ra, Trồng san hô còn để mở rộng biên giới biển. Để giành giật khu vực khai thác kinh tế ngoài biển với Trung Quốc, Nhật Bản đang cho cấy trồng san hô, gia tăng diện tích mô đá ở khu vực đảo đá Okinotorishima, cách phía nam quần đảo Nhật hơn 1.000 km.
Theo luật quốc tế về biển, Nhật Bản có thể đòi quyền độc quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên nằm trong phạm vi 370 km tính từ đường bờ biển các đảo lớn của Nhật trở ra. Do đó, nếu đảo Okinotorishima được nới rộng, Nhật Bản hy vọng sẽ được tính lại diện tích khu vực kinh tế độc quyền của mình bằng cách lấy mốc đường bờ biển từ đảo đá này. Nếu sáu cụm san hô mới phát triển tốt, Nhật Bản sẽ trồng thêm hàng ngàn cụm san hô khác để mở rộng diện tích, cho dù Trung Quốc có phản đối rằng Okinotorishima mãi mãi chỉ được gọi là mô đá chứ không phải đảo.
* Trong y học:
Tại Việt Nam, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các rạn san hô (L.D. Phương, 2006). Ứng dụng san hô VN làm vật liệu sinh học ghép trong y học - nghiên cứu của TS-BS Trần Công Toại (Ngân hàng Mô TP.HCM) và GS-TS Trương Đình Kiệt (ĐH Y dược TP.HCM) với kết quả ghép cho gần 200 bệnh nhân (BN) thuộc chuyên khoa mắt, cột sống, răng - hàm - mặt, đã mở ra triển vọng mới cho người bệnh.
Trong năm 2003 bắt đầu dùng san hô để tạo hình những phần khiếm khuyết xương cho BN bị tổn thương xương hàm, xương gò má, xương hốc mắt... Trong khi ghép vật liệu san hô vào ngoài việc tạo hình ban đầu, sẽ được thay thế dần bằng chính mô của cơ thể người đó.
Mới đây, một nhóm chuyên gia nghiên cứu về gien thuộc trường Đại học Quốc gia Ôxtrâylia đã phát hiện ra rằng loài pôlíp, thường sống thành tập đoàn, tạo ra các dải san hô, có số lượng gien tương đương với số gien của con người.
Cho đến nay các nhà khoa học Ôxtrâylia đã tìm được thêm 6000 gien ở loài san hô Acrôpôra, giúp ước đoán rằng bộ gien của loài pôlíp tạo ra san hô có thể chứa tới khoảng 20.000 gien. Các nhà khoa học cho biết mặc dù loài pôlíp có cấu trúc hết sức đơn giản, số gien của nó lại cho thấy sinh vật này hết sức phức tạp về cấu trúc sinh hóa.
San hô giúp tiết lộ nguồn gốc gen người? Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Australia, san hô có rất nhiều gen giống như gen người. Đây là phát hiện hết sức quan trọng, cho phép giới khoa học tìm hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của bộ gen người.
Ngoài ra, san hô còn được ứng dụng trong sản xuất xi măng và làm đồ mỹ nghệ…..
Hình 6: Một số dạng sản phẩm của san hô hồng – đỏ, các hạt ở đây cỡ từ 3,5 đến 18,0 mm. Chúng có thể có màu từ nhạt đến đậm. Tuy nhiên màu của chúng có thể là tự nhiên hoặc đã được tẩm, muốn biết phải kiểm tra tỉ mỉ. Hình của Jessica Arditi.
3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAN HÔ:
Trong vài thập kỷ qua, san hô đã phải chịu những sức ép ngày một tăng từ việc nước biển ấm lên, đánh cá huỷ diệt và bệnh tật. Một nghiên cứu mới đây phát hiện thấy san hô ở Thái Bình Dương đang biến mất nhanh hơn những điều chúng ta tưởng.
Hình 7 - San hô bị tẩy trắng ở vùng Rạn san hô vĩ đại, Australia.
Một trong những ngyuên nhân ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của san hô là tình trạng khai thác san hô trái phép.
Cần chấm dứt nạn khai thác san hô trái phép trên đảo Cồn Cỏ. Tại bờ Đông Nam của đảo Cồn Cỏ thường xuyên bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác san hô đen, rồi đem bán sang Trung Quốc với giá không dưới 2 triệu đồng/kg. Chính vì siêu lợi nhuận, các đối tượng càng liều lĩnh để khai thác loại san hô này, do đó đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của dải san hô đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gây chết đến 85% san hô là do ngư dân dùng thuốc nổ, chất độc xyanua khai thác trong thời gian dài.
Như chúng ta đã biết, san hô tạo rạn chỉ sinh trưởng trong những vùng nước ấm, có chiếu sáng tốt và cần nền đáy rắn để bám vào. Những yếu tố này hạn chế sự phân bố của san hô ...
Ngoài ra khí thải CO2 là kẻ hủy diệt các dải san hô ngầm. Sự sống của các dải san hô ngầm sẽ bị đe dọa nghiêm trọng vào năm 2050 nếu lượng khí thải CO2, tác nhân gây biến đổi khí hậu và làm tăng nồng độ a-xít trong nước biển, tiếp tục tăng cao như mức hiện nay. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Carnegie có trụ sở tại Washington (Mỹ).
Khí CO2 sinh ra từ việc đốt xăng dầu hay than, củi, một phần trong số đó được hấp thụ vào các đại dương. "Khoảng 1/3 CO2 bay vào khí quyển được đại dương hấp thụ", "Quá trình này làm chậm lại hiệu ứng nhà kính, nhưng lại là tác nhân chính gây ô nhiễm biển".
Khi CO2 đi vào nước, nó sinh ra axit carbonic - loại axit dùng để tạo ra tiếng xèo xèo cho các loại nước đóng chai. Axit này cũng khiến cho một số khoáng chất dễ hoà tan hơn trong nước biển, đặc biệt là aragonite - khoáng chất được san hô và nhiều loài sinh vật biển khác dùng để tạo nên bộ khung xương.
Theo các nhà khoa học, lượng khí thải CO2 tăng cao tỷ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ a-xít trong nước biển. Điều này sẽ dẫn tới "hội chứng trắng", hay còn gọi là vôi hóa các dải san hô do các khoáng chất nuôi dưỡng san hô bị a-xít phân hủy và các dải san hô có thể chết sau 1 năm nhiễm bệnh. Với vai trò hấp thụ 1/3 lượng khí thải CO2 nhằm giúp hạn chế sự biến đổi khí hậu, môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do lượng khí CO2, sản sinh từ các hoạt động của con người và chủ yếu là từ việc sử dụng nhiên liệu, tăng cao. Các nhà khoa học cho biết lượng khí thải CO2 trong không khí hiện ở mức 380 phần triệu, song nếu tăng tới mức 550 phần triệu, san hô sẽ không còn cơ hội sống sót.
Do quá trình thi công tuyến đường trên xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam), một lượng lớn đất đá bị sạt lở xuống biển đã làm chết nhiều rạn san hô quí hiếm được khoanh vùng bảo vệ tại vùng biển này. Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết: trong quá trình thi công đường giao thông tại xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An - Quảng Nam), hiện ở nhiều điểm của tuyến đường quốc phòng trên đảo Cù Lao Chàm từ đồi C1 đi Bãi Bắc đã bị sạt lở làm đất, đá và bùn đất rửa trôi, xuống vùng ngập triều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rạn san hô ven biển, làm nhiều rạn san hô ở khu vực Rạn Mè và phía Nam Bãi Bắc bị chết.
Hình 8 - Loài san hô có tên khoa học Cladocora Caespitosa đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiệt độ nước cao do sự ấm lên toàn cầu, cùng với nạn ô nhiễm nguồn nước và các nhân tố khác đang gây áp lực và hủy diệt dần các rạn san hô.
Ngoài ra động đất cũng là nguyên nhân quan trọng hủy diệt san hô.
Một trận động đất mạnh tại quần đảo Sumatra của Indonesia cách đây 2 năm đã làm san hô chết hàng loạt.
Hình 9 - Trận động đất ngoài khơi Sumatra khiến san hô chết hàng loạt
Trái ngược với các mối đe dọa khác, không một san hô nào bị trận động đất này nâng lên có thể sống sót, nhà khoa học Stuart Campbell thuộc Cơ quan bảo tồn đồng vật hoang dã của Indonesia nói.
4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN RẠN SAN HÔ:
4.1. Nghiêm cấm hành vi khai thác san hô, hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sản với bất kỳ hình thức nào:
Ngày 6-5, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Chỉ thị số 15/2003/CT-UB về việc nghiêm cấm các hành vi khai thác san hô ở vùng ven biển Bình Định có nội dung như sau:
+ Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân khai thác san hô, phá hủy các sạn đá, thảm cỏ biển, hủy hoại môi trường sống các loài thủy sản ở các vùng nước ven biển.
+ Cấm khai thác san hô, hủy hoại môi trường sống các loài thủy sản nhằm làm cho mọi người có ý thức, tự giác chấp hành và coi việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của toàn dân.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng hộ nhân dân thực hiện nghiêm túc việc cấm khai thác san hô; có kế hoạch điều tra phân loại, vận động từng hộ cam kết không khai thác san hô; có biện pháp giúp đỡ các hộ này vay vốn giải quyết việc làm, vốn xóa đói giảm nghèo, vốn tín dụng thương mại... để chuyển sang nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản hoặc sản xuất kinh doanh nghề khác theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của tàu thuyền trên biển, phát hiện các trường hợp vi phạm để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, truy quét, bắt giữ các đối tượng có hành vi vi phạm để xử lý theo quy định hiện hành.
+ Vận động tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác san hô, phá hủy các rạn đá, thảm cỏ biển nhằm bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản phục vụ phát triển kinh tế biển của tỉnh.
+ Một cơ quan có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
( Theo ngày 16/04/2008, chính sách mới ).
4.2. Hồi sinh san hô bằng điện:
- Những thân san hô này bám vào hàng chục khung kim loại bị đánh chìm xuống biển, và được nuôi sống bằng những dây cáp phát đi dòng điện có điện áp thấp. Các nhà bảo tồn cho rằng dòng điện yếu sẽ giúp khôi phục và gia tăng tốc độ lớn của san hô.
- Dự án (có tên gọi Bio-Rock, hay Đá Nhân tạo) là phát kiến của nhà khoa học Thomas Goreau và kiến trúc sư Wolf Hilbertz. Hai người đã đặt những cấu trúc tương tự như vậy ở khoảng 20 quốc gia khác, nhưng thí nghiệm tại Bali là hiệu quả nhất.
- Trong dự án, Goreau và cộng sự đã chế tạo những khung kim loại, thường hình vòm hoặc hình nhà kính, và đánh chìm xuống vịnh. Khi cho một dòng điện có điện áp thấp đi qua, đá vôi (thành phần cơ bản của san hô) sẽ tụ lại trên khung kim loại. Các công nhân sau đó sẽ thu nhặt những mảnh san hô bị gẫy của rạn san hô hư hại cũ và gắn nó vào khung trên.
Một nhà báo đang kiểm tra sự tăng trưởng của san hô trên một khung kim loại được các nhà bảo tồn đánh chìm xuống biển vịnh Pemuteran, Bali, Indonesia. (Ảnh: AP)
4.3. Trồng san hô nhân tạo:
- Ở thành phố Quy Nhơn, tiếp tục nghiên cứu, nuôi trồng , bảo tồn rạn san hô khu vực Hòn Ngang. Diện tích mặt nước biển trong phạm vi nghiên cứu là 100ha. Trong đó có 20 ha được sử dụng cho việc di trồng san hô và tạo rạn nhân tạo. Diện tích còn lại là vùng bảo tồn tự nhiên. Di thực giống san hô Cù Lao Xanh về nuôi cấy tại KV Hòn Ngang.
- Công việc này đòi hỏi công sức và thời gian. Phục hồi san hô nhân tạo là rất cực nhọc. Cho nên vấn đề bảo vệ phục hồi tự nhiên cũng phải đẩy mạnh. Muốn có kết quả cần phải có sự hợp tác đồng bộ giữa nhà khoa học, chính quyền địa phưong và nhân dân.
- Viện Hải dương học Nha Trang cũng thả thêm những giá thể nuôi cấy san hô mới. Đó là những chậu xi măng, có hình dáng giống như chậu kiểng, đường kính miệng chừng 80cm, cao chừng 1m, có nhiều lỗ rỗng xung quanh.
- Sau khi các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện đề tài nghiên cứu phục hồi rạn san hô dưới biển, độ phủ của san hô đã tăng từ 10% lên 89%, với mức tăng trưởng 5-6 cm/năm.
4.4. Tiêu diệt sao biển gai:
- Theo các nhà khoa học thì trong vòng đời của mình một con sao biển gai có thể ăn hết khoảng 50m2 san hô.
- Số lượng sao biển gai bùng phát là do có nhiều loài cá chuyên ăn trứng sao biển gai đã bị đánh bắt quá mức hoặc đã bị tiêu diệt, làm mất cân bằng sinh thái biển. Vì vậy, kể từ năm 2002 đến nay hoạt động đã nêu được Ban QLKBTVNT tổ chức thường xuyên vào mùa sinh sản chính hằng năm của sao biển gai tại các vùng vịnh là nhằm khắc phục tình trạng san hô bị mất do sao biển gai.
- Để khuyến khích ngư dân diệt sao biển gai, từ năm 2004 đến nay Ban QLKBTVNT đã thu mua cho dân 2.000đồng/con sao biển gai.
4.5. Trồng tảo kết hợp:
- Các nhà nghiên cứu người Úc cho biết tảo sống trong những dãy san hô giúp cho chúng có thể thoát khỏi ảnh hưởng của hiệu ứng trái đất nóng dần lên.
- Những thí nghiệm do Viện khoa học biển của Úc (AIMS) cho thấy những loài tảo sống và sinh sản trong rặng san hô làm cho san hô có thể tăng được khả năng chịu nóng.
- Tảo sử dụng ánh sáng mặt trời làm năng lượng và phần lớn năng lượng này cũng như thức ăn đều được san hô sử dụng. Tảo đục những lỗ nhỏ vào san hô và hoạt động như những tấm panet mặt trời.
4.6. Ngừng hoạt động các nhà máy xi măng sử dụng san hô:
Bộ Xây dựng sẽ ngừng hoạt động một số nhà máy xi măng lò đứng sử dụng san hô làm nguyên liệu sản xuất ở vùng Nam Trung Bộ như xi măng Hòn Khói (tỉnh Khánh Hòa) và xi măng Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận).
Đây là một nội dung trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng tới 2010 của bộ này.
Theo Bộ Xây dựng, vùng Nam Trung Bộ là khu vực ít tiềm năng về sản xuất xi măng do nguồn nguyên liệu khan hiếm, giao thông vận tải không thuận tiện... nên một số cơ sở xi măng trong khu vực đã sử dụng san hô làm nguyên liệu sản xuất. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái và khu vực thềm lục địa.
Kết quả khảo sát cho thấy hiện tại xi măng sử dụng trong vùng Nam Trung Bộ chủ yếu được vận chuyển đến từ các khu vực khác. Trong vùng này chỉ có khu vực Quảng Nam- Đà Nẵng có khả năng phát triển công nghiệp xi măng nhưng cũng chỉ ở mức thấp với 2 mỏ đá vôi là A Sờ và Thạch Mỹ.
Để từng bước đáp ứng nhu cầu xi măng trong khu vực những năm tiếp theo do việc các cơ sở xi măng dùng san hô làm nguyên liệu sản xuất ngừng hoạt động, Bộ Xây dựng sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng lò quay tại Thạch Mỹ, công suất 1,4 triệu tấn/ năm (dự kiến đến năm 2008 sẽ hoàn thành) và vận chuyển xi măng từ các vùng khác đến các khu vực này.
4.7. Giải pháp tương lai: Giúp san hô thích nghi khi nhiệt độ tăng:
Trong suốt mùa hè năm 2005, những trận bão đã làm lạnh nước biển và nhờ đó làm giảm hiện tượng tẩy trắng trên san hô tại các dải đá ngầm.
Khi nhiệt độ nước biển tăng lên khoảng 310C, các rạn san hô tống ra ngoài loài tảo cộng sinh có tên gọi zooxanthellae, là thực vật giúp hấp thu ánh sáng mặt trời và quang hợp, cho phép các polip (sinh vật đơn bào dạng ống) của san hô tăng trưởng và tạo ra các khung xương đá vôi, qua đó hình thành rạn san hô. Khi không có tảo, san hô có vẻ ngoài màu trắng hay bị "tẩy trắng". Nếu hiện tượng tẩy trắng kéo dài, quần thể san hô có thể chết.
Ở nhiệt độ nước cao, tổ chức quang hợp ở tảo zooxanthellae bị phá vỡ. Tảo sẽ sản sinh ra chất độc và polip san hô phải đẩy chúng ra ngoài.
Bởi vậy, tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đang nuôi trồng các dòng tảo zooxanthellae thích nghi với nhiệt độ và tăng khả năng chịu nhiệt tự nhiên của tảo sống trong rạn san hô. Họ hy vọng sẽ thực hiện một vài thí nghiệm với san hô tại Vịnh Biscayne và các dải đá ngầm Florida.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo về san hô ở Việt Nam.doc