Thực tế qua quá trình khảo sát, thống kê số liệu mà nhóm thu thập được thì có thể thấy rằng phường Hải Cảng trong những năm gần đây các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh đặc biệt là hoạt động khai thác chế biến và buôn bán thủy hải sản gây ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan cũng như môi trường ở đây. hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực 7 và khu vực 8 vì hai khu vực này ở gần chợ cũng như gần nhà máy chế biến thủy hải sản, người dân ở hai khu vực này cũng đang rất bức xúc về thực trạng môi trường ở đây. Qua quan sát chúng tôi thấy rằng một ngày khu chợ cá thải ra một lượng rác không nhỏ bao gồm nhiều loại rác khác nhau như; bì nilon, bao bì sợi, các bộ phận bỏ đi của cá, rồi là rác thải trong sinh hoạt, nói chung chủ yếu vẫn là rác hữu cơ. Những đống rác lớn nhỏ chất đầy ở cổng chợ gây ra những mùi hôi thối rất khó chịu tạo điều kiên cho ruồi bọ, cho những vi khuẩn gây bệnh phát triển, không dừng lại ở đó những chất thải này nếu để quá lâu sẽ gấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất, xâm nhập vào môi trường nước và phân hủy nhanh chóng làm cho nước có mùi hôi thối và trở lên rất độc hại đối với con người cũng như sinh vật. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân quanh khu vực này. khi nói về chợ cá chú huỳnh văn kha buồn rầu nói ; “ hoạt động buôn bán ở đây ồn ào lắm, nhất là buổi sáng, mùi hôi hám của cá và nước thải, rác thải bốc lên nồng nặc không chịu nổi. Vào buổi trưa rác thải chất đầy từng đống trước cổng chợ có khi để đến hai ba ngày mới thu dọn. Đêm xuống yên tĩnh gió thổi vào ngủ không được vì mùi hôi thối của rác.”
86 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về thực trạng môi trường ở phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền cũng không nhiều .
- Cuối cùng là vấn đề về giáo dục.
Theo khảo sát của nhóm thì giáo dục ở đây vẫn còn nhiều bất cập. Tuy hầu hết trẻ em đều được đến trường nhưng tỷ lệ trẻ bỏ học giữa chừng, trẻ chỉ học đến hết cấp II là nghỉ để đi làm vẫn còn cao.
Lao động ở phường đa số là lao động phổ thông.
Đó là những thông tin mà nhóm thu được từ quan sát và từ người dân. Những thông tin mà nhóm thu được từ chính quyền không nhiều, và cũng không có các chỉ số chi tiết về các lĩnh vực, các hoạt động của phường. Như vậy tổng hợp tất cả những thông tin mà chúng tôi quan sát và thu thập được thì có thể nói Phường Hải Cảng có một số vấn đề nổi cộm như sau;
+ vấn đề ô nhiễm môi trường.
+ vấn đề việc làm.
+ vấn đề vay vốn .
+ vấn đề giáo dục.
Vào buổi sáng ngày 24/3/2010 nhóm chúng tôi khảo sát ở khu vực phường Trần Phú và thu được một số thông tin như sau;
Phường trần phú là khu vực đang trong giai đoạn quy hoạch, có rất nhiều căn nhà cao tầng khang trang bên cạnh đó cũng còn một số căn nhà lụp xụp, tạm bợ. Ở phường vẫn còn những khu chợ tạm mọi người họp chợ giữa đường, hệ thống thoát nước chưa hoàn thành nên nước sinh hoạt của người dân không thoát được chảy tràn lan trên các ngõ hẻm. Phường có nhiều trường hợp gia đình sinh con thứ 3 trở lên, vẫn còn tình trạng trẻ bỏ học sớm để đi làm phụ giúp gia đình hoặc không theo được. nghề chính của người dân ở đây là đi biển và ươm cá giống, thu nhập của người dân cũng khá bấp bênh. Phường trần phú đang trong giai đoạn quy hoạch nên chúng tôi không có điều kiện thu thập ý kiến của nhiều người dân cũng như lấy thông tin từ chính quyền địa phương nên những thông tin thu thập được không nhiều và những đánh giá còn mang tính chủ quan của nhóm.
Qua những thông tin thu thập được và qua quá trình thảo luận nhóm, nhóm chúng tôi quyết định chọn phường hải cảng làm cộng đồng để nhóm thực hiện khảo sát với vấn đề cụ thể là môi trường bởi vì; nhóm cho rằng phường hải cảng là phường mà nhóm thu thập được nhiều thông tin và phường cũng có nhiều vấn đề nổi cộm đặc biệt là vấn đề về môi trường, đây là một vấn đề dễ quan sát, dễ đánh giá. Còn phường Trần Phú thông tin nhóm thu được quá ít, phường lại đang trong giai đoạn quy hoạch rất khó để đánh giá được các vấn đề nổi cộm một cách chính xác và khách quan. Riêng về bản than tôi thấy chọn phường hải cảng với vấn đề về môi trường là rất hay vì hiện nay vấn đề môi trường đang được toàn cầu quan tâm và hưởng ứng bảo vệ. Đặc biệt khu vực chúng tôi khảo sát lại là khu vực cảng cá,có chợ cá, có nhà máy chế biến thủy hải sản đây là một trong những tác nhân có ảnh hưởng lớn đến môi trường ở đây, người dân lại đang rất bức xúc về tình trạng môi trường hiện tại. Chính vì vậy nếu chúng tôi khảo sát ở khu vực này sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều người dân, thông tin nhóm thu được cũng nhiều hơn và mang tính khách quan hơn.
Qua quá trình khảo sát thực tế và lựa chọn cộng đồng, nhóm chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn một cộng đồng để mình giúp đỡ không phải là dễ dàng vì cộng đồng nào cũng có khó khăn, không khó khăn về cái này thì cũng khó khăn về cái khác, mức độ khó khăn giữa các cộng đồng cũng không giống nhau. Do đó để lựa chọn được một cộng đồng đúng với yêu cầu thì đòi hỏi nhà nghiên cứu phải rất năng động, phải có khả năng quan sát, lắng nghe, giao tiếp,…đặc biệt là phải có cái nhìn khách quan giữa các cộng đồng.
2. XÂY DỰNG BẢNG HỎI .
¬ BẢNG HỎI HOÀN CHỈNH ;
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN
Môi trường là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Chúng tôi là sinh viên Khoa Tâm lí giáo dục và công tác xã hội đang thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ để tìm hiểu thực trạng môi trường tại KV7, KV8 phường Hải Cảng. Những thông tin thu thập được sẽ dùng phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên. Rất mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người.
Ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sâu đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô đúng với ý kiến của mình. Với những ý kiến khác ông (bà) vui lòng ghi rõ vào dấu “…”.
1. Giới tính:
1. Nam : 2. Nữ :
2. Độ tuổi ;
1. 18 – 30 tuổi 2. 30 – 60 tuổi 3. Trên 60 tuổi
3. Trình độ học vấn :
1. Tiểu học 2. THCS 3. THPT
4. TCCN – CĐ – ĐH 5. Sau ĐH 6. Không đi học
4. Nghề nghiệp của ông (bà):
1. CB công chức, viên chức 2. Công nhân
3. Buôn bán nhỏ và kinh doanh 4. Hưu trí
5. Sinh viên 6. Lao động tự do
7. Nghề biển 8. Không có việc làm
5. Số thành viên trong gia đình ông (bà)?
1. Từ 1 – 3 người 2. Từ 3 – 6 người 3. Trên 6 người
6. Thu nhập trung bình hàng tháng của ông (bà)?
1. Dưới 500.000 đ 2. 500.000 – dưới 1triệu đ
3. 1.000.000 đ – 2.000.000 đ 4. trên 2.000.000đ
7. Ông (bà) sinh sống ở đây bao lâu ?
1. Dưới 1 năm 2. Từ 1 năm – dưới 5 năm
3. Từ 5 năm – 10 năm 4. Trên 10 năm
8. Theo ông (bà) môi trường sống ở đây như thế nào?
1. Trong lành 2. Bình thường 3. Ô nhiễm
9. Ông (bà) sử dụng nguồn nước nào trong sinh hoạt hằng ngày?
1. Nước máy 2. Nước giếng
3. Nước mưa 4. Nguồn nước khác
10. Lượng nước có đủ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình ông (bà) không?
1.đủ 2. Không đủ
11. Hệ thống cấp – thoát nước ở khu vực ông (bà) sống như thế nào?
1. Tốt 2. Không tốt 3. Bình thường
12. Mùa mưa có xảy ra tình trạng ngập nước ở khu vực ông (bà) đang sống hay không?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng
3. Không bao giờ
13. Rác thải ở đây được thu gom như thế nào ?
1. Hằng ngày 2. Từ 1 – 2 lần/tuần
3. Từ 1 – 2 lần/tháng 4. Không thu gom
14. Ông (bà) tự xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình như thế nào?
1. Thu gom lại cho nhân viên vệ sinh xử lý
2. Thu gom lại rồi tự xử lý
3. Vứt ra xung quanh
15. Công trình nhà vệ sinh của ông (bà) là?
1. Nhà vệ sinh khép kín
2. Nhà vệ sinh tự tạo
3. Không có nhà vệ sinh
16. Đánh giá của ông (bà) về mức độ ô nhiễm môi trường các nguồn:
Rất ô nhiễm
Ô nhiễm
Bình thường
Không ô nhiễm
Đất
Nước
Không khí
Tiếng ồn
17. Theo ông (bà) nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này?
1. Rác thải, khói bụi, từ khu công nghiệp, làng nghề, chợ
2. Người dân vứt rác bừa bãi
3. Chăn nuôi gia súc thả rông
4. Không có công trình vệ sinh
5. Hệ thống cấp - thoát nước kém
6. Không có nhân viên vệ sinh
7. Nguyên nhân khác …………………………………….....
18. Ông (bà) có bị những chứng bệnh sau đây không?
1. Tiêu hóa 2. Hô hấp 3. Ngoài da
4. Tai, mũi họng 5. Tiêu chảy 6. Ung thư
7. Bệnh khác ……………………………………………………
19. chính quyền địa phương có quan tâm đến môi trường ở khu vực này không?
1.Quan tâm 2. Bình thường
3. Không quan tâm
20. Chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để cải thiện môi trường sống ở khu vực này?
1. Tổ chức các buỗi tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường
2. Huy động người dân tham gia giữ vệ sinh
3. Mời các tổ chức có liên quan đến khảo sát về môi trường
4. Kiến nghị lên các KCN, làng nghề, chợ
5. Biện pháp khác
21. Ông (bà) có tham gia vào các buổi dọn vệ sinh hay không?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng
3. Không tham gia
22.Những công việc ông (bà) thường làm khi tham gia giữ vệ sinh môi trường?
1. Dọn dẹp rác thải 2. Khai thông cống rãnh
3. Trồng cây xanh 4. Tuyên truyền giữ gìn vệ sinh
5. Công việc khác
23.Theo ông bà mức xử phạt vi ô nhiễm môi trường là ?
1.Phạt tiền
2.Khiển trách trước người dân
3.dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ
4.Không nên xử phạt
5.nhắc nhở
6.Khác……………………………………………………………
24. Ông (bà) có những đề xuất gì về giải pháp cải thiện môi trường ở đây?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Họ tên của ông (bà) ……………………… (có thể ghi hoặc không)
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà).
¬BẢNG PHỎNG VẤN SÂU
1.Ông /bà nghĩ gì khi người dân kv7-kv8 phàn nàn về vấn đề môi trường ở
đây ?
2.Nhà máy chế biến hải sản ở đây đã có những hoạt động gì để đóng góp vào
việc giải quyết vấn đề môi trường ?
3.Theo ông /bà thì trách nhiệm của nhà máy chế biến hải sản ở đây như thế
nào ?
4.Người dân và các tổ chức đã có những hoạt động gì để bảo vệ và giải
quyết vấn đề môi trường ở đây ?
5.từ trước tới giờ đã có buổi nói chuyện nào của chính quyền và người dân
về vấn đè môi trường chưa ?
6.Vào mùa nào thì môi trường ở đây ô nhiễm nặng nhất ?
7.Chính quyền ở đây quan tâm về vấn đề môi trường như thế nào ?
8.Chính quyền địa phương có thường hay tiếp xúc với người dân không ?
9.chính quyền địa phương đã có những giải pháp nào để giải quyết vấn dề
môi trường tại KV7-KV8 ?
10.Hoạt động buôn bán ở chợ cá có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề môi
trường ở đây ?
11.Ông /bà thấy môi trường ở đây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ?
3. KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG .
a. thông tin chính quyền cung cấp .
Để những thông tin mà nhóm thu được mang tính khách quan và để nhóm hiểu vấn đề hơn nên sau khi khảo sát thực tế ở cộng đồng, nhóm chúng tôi đã tiếp xúc với một số cán bộ ở UBND phường Hải Cảng và thu được một số thông tin cơ bản sau ;
-Về địa lý ;
+ Phường Hải cảng có diện tích là 983,54 ha.
+Tổng cộng phường có 11 khu vực , 64 tổ dân phố , có một khu phố cấp tỉnh là khu phố 11 và ba khu phố cấp thành phố là; khu phố 1,khu phố 5 và khu phố 7.
- về việc làm ;
Đa số người dân trong phường đều làm nghề cá. Nam thì đi biển, phụ nữ ở nhà chủ yếu buôn bán nhỏ hoặc làm hậu cần nghề cá, theo lời chị Phùng thị kim Liên cán bộ phụ nữ của phường thì ; khoảng 76 % phụ nữ ở đây có việc làm nhưng chủ yếu là buôn bàn nhỏ và hậu cần nghề cá, thời gian làm việc từ 2h – 7h sáng, còn lại không có việc để làm. Thu nhập bấp bênh không ổn định khoảng từ 20.000- 150.000 đ tùy theo mùa vụ và số lượng khai thác được.
-Về dân số ;
+ Dân số Phường Hải là 18.000 người . Phường có 4000 hộ gia đình.
+ Trong báo cáo tổng kết dân số – kế hoạch hóa gia đình năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ 2010 có nêu như sau;
Bảng số liệu của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
STT
Các Chỉ Tiêu
Kết Quả năm 2008
Kết Quả năm 2009
01
Dân Số Trung Bình (Người)
15.866
16.103
02
Số Trẻ Sinh Trong Năm
158
142
03
Trong Đó Con Thứ Ba Trở Lên
12
11
04
Tỷ Xuất Sinh (%0)
9.9
8.8
05
Tỷ Lệ Sinh Con Thứ 3 Trở Lên (%)
7.6
7.8
06
Số Người Chết Trong năm
63
59
07
Tỷ Suất Chết (%0)
4.0
3.7
08
Tỷ Lệ Tăng Dân Số Tự Nhiên(%0)
6.0
5.2
Nhận xét ;
Như vậy, năm 2009 toàn Phường có 142 trẻ em mới sinh, tỷ xuất sinh 2009 8.8 % giảm so với năm trước là 1,1 %, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2009 là 7,8 % tăng so với năm 2008 là 0.2 %. Điều này cho thấy là vẫn còn có nhiều gia đình sinh con thứ 3. mặc dù trong năm số hộ gia đình sinh con thứ ba tăng tuy nhiên phường vẫn duy trì được năm khu vực không sinh con thứ ba là; khu vực 3, khu vực 4, khu vực 5, khu vực 7 và khu vực 8. trong đó khu vực 8 duy trì đã được 4 năm liền không sinh con thứ 3, khu vực 4 ba năm, khu vực 3 hai năm.
- Trong báo cáo tổng kết đoàn và phong trào thanh niên phường hải cảng đã nêu nổi bật một số hoạt đông như ;
+ Phường đã xây dựng được lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống lành mạnh.
+ xây dựng được phong trào xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội.
Đó là những thông tin mà nhóm chúng tôi thu thập được từ phía chính quyền địa phương về phường Hải cảng . Những thông tin mà chúng tôi xin được không nhiều bởi vì chính quyền địa phương không mấy nhiệt tình khi giúp chúng tôi, để xin được những thông tin từ họ rất khó. Điều này cũng gây khó khăn rất lớn cho chúng tôi trong quá trình đánh giá và tìm hiểu nhu cầu của dân cư trong phường hải cảng.
b. kết quả xử lý bảng số liệu .
Từ ngày 7/4 – 9/4/2010 nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của 100 hộ dân về vấn đề môi trường tại khu vực 7, khu vực 8 phường Hải Cảng – TP Quy Nhơn. Qua kết quả xử lý số liệu nhóm tôi có một số nhận xét như sau ;
BẢNG TXỬ LÝ SỐ LIỆU
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng
1
46
54
100
2
20
65
15
100
3
19
35
30
8
0
8
100
4
6
7
42
6
3
21
5
10
100
5
26
53
21
100
6
10
17
44
29
100
7
2
1
6
91
100
8
8
41
51
100
9
98
2
0
0
100
10
100
0
100
11
47
15
38
100
12
3
26
71
100
13
91
8
1
0
100
14
98
0
2
100
15
93
6
1
100
17
68
35
0
2
7
2
20
134
19
16
42
42
100
20
23
19
4
8
12
43
100
21
16
31
53
100
22
53
11
8
15
15
100
23
23
26
12
5
31
12
109
Nhận xét ;
ª Về thực trạng môi trường ở phường Hải Cảng
Theo kết quả xử lý số liệu có tới 51 % người dân ở khu vực này cho rằng môi trường ô nhiễm, 41% cho rằng bình thường và chỉ có 8 % người dân cho rằng môi trường trong lành. Qua phỏng vấn sâu, khi chúng tôi hỏi về vấn đề môi trường ở đây thì chú Nguyễn Việt Thân tâm sự; “…thì, môi trường ở đây không được trong lành cho lắm. Nhất là khu chợ ngoài kia, do nhà chú ở cách xa chợ nên không ảnh hưởng gì lắm nhưng vẫn có mùi hôi rất khó chịu“.
Mức độ ôi nhiễm còn được thể hiện cụ thể qua các nguồn sau;
Mức độ
Các nguồn
Rất ô nhiễm
Ô nhiễm
Bình thường
Không ôi nhiễm
Tổng
Đất
9
28
40
23
100
Nước
3
11
58
28
100
Không khí
27
28
36
9
100
Tiếng ồn
30
25
36
9
100
Như vậy ta thấy mức độ ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí chiếm tỉ lệ cao nhất đều là 55 %, có 37 % ý kiến cho rằng đất bị ô nhiễm và chỉ có 14 % cho rằng nước bị ô nhiễm.
ª Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở phường .
Qua bảng xử lý số liệu thì có 68 % người dân cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây là do rác thải, khói bụi từ khu công nghiệp, làng nghề, chợ. 35 % cho rằng do người dân vứt rác bừa bãi. Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là do hệ thống cấp - thoát nước kém,do không có công trình vệ sinh, nhà vệ sinh và do các nguyên nhân khác. Khi chúng tôi hỏi về hoạt động của chợ cá chú Huỳnh văn kha bức xúc nói; “hoạt động buôn bán ở đây ồn ào lắm nhất là vào buổi sáng, mùi hôi hám của cá rồi nước thải, rác thải bốc lên nồng nặc không chịu nổi. Vào buổi trưa rác thải chất thành từng đống trước cổng chợ, hàng mấy chục đống mới được đưa đi xử lý. Có khi để tới hai đến ba ngày mới thu dọn. Đêm xuống yên tĩnh gió thổi vào ngủ không được vì mùi hôi thối của nó..”.
Nhưng khi chúng tôi phỏng vấn bà Lương Thị Chốn tổ trưởng tổ dân phố 43 thì bà lại nói; “…mấy cô nhân viên dọn dẹp rác hàng ngày, ngày hai đến ba lần. Sáng một lần, chiều tối một lần và đêm một lần.”.
ª Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với người dân
Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của người dân ở phường. Theo kết quả xử lý số liệu có đến 47 % người dân bị mắc các chứng bệnh về hô hấp và tai, mũi, họng. 14 % mắc bệnh ngoài da, 9 % mắc bệnh tiêu hóa. ngoài ra, là các chứng bệnh khác. Qua phỏng vấn sâu chị Phạm Thị xí trả lời câu hỏi của chúng tôi trả lời câu hỏi của chúng tôi vừa thật vừa đùa; “…sống ở đây không bị unh thư mũi mới lạ. Hằng ngày tôi buôn bán ngoài chợ phải ngửi mùi hôi thối này về có khi bỏ cơm luôn, nhưng nay lâu dần cũng quen rồi, chứ bỏ cơm hoài chắc chết mất… Cũng hên là nhà chị không ở gần chợ lắm nên cũng đỡ hơn …”.
ªGiải pháp cải thiện môi trường;
- Từ chính quyền địa phương;
Trước thực trạng môi trường như trên mà qua xử lý số liệu chúng tôi chỉ thu được 16 % người dân cho rằng chính quyền địa phương quan tâm đến môi trường ở đây và có tới 42 % người dân cho rằng chính quyền không quan tâm gì đến môi trường ở phường hết, nếu có thì cũng chỉ là tuyên truyền nhắc nhở qua loa, ngay cả các cơ quan tổ chức liên quan cũng không có biện pháp gì thiết thực tất cả chỉ là mang tính chất hình thức. Khi chúng tôi hỏi về mức độ quan tâm của chính quyền địa phương về vấn đề môi trường ở đây anh Nguyễn Phi Huy nói; “ có quan tâm gì đâu, từ trước tới giờ chưa có hoạt động gì cả. Nhiều khi cả đoàn thanh niên xung kích, cán bộ đi qua lại cũng biết vấn đề môi trường ở đây nhưng không quan tâm xem như không có chuyện gì, xem như không thấy gì …“.
Qua thống kê cho thấy có 23 % người dân ở đây cho rằng để cải thiện môi trường ở đây chính quyền đã tổ chức các buổi tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường. 19 % người dân cho rằng chính quyền đã huy động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh, 12 % cho rằng không có biện pháp nào và có tới 43 % người dân cho rằng chính quyền có những biện pháp khác.
- Từ người dân ;
Theo thống kê có 53 % người dân không tham gia vào các buổi dọn vệ sinh, 31 % là thỉnh thoảng và 16 % là thường xuyên. Trong đó có 53 % ý kiến nói rằng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường bằng cách dọn dẹp rác thải, 15 % là giữ gìn vệ sinh, 11 % là khai thông cống rãnh và 8% là trồng cây xanh.
ªKiến nghị của người dân
Để xử phạt những trường hợp có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì có 31 % người dân cho rằng chỉ nên nhắc nhở, 26 % cho rằng nên khiển trách trước người dân, 23 % cho rằng nên phạt tiền, 12 % cho rằng nên dọn môi trường vệ sinh sạch sẽ và chỉ có 5 % cho rằng không nên xử phạt. Còn lại là ý kiến khác.
ª Đề xuất của người dân để cải thiện môi trường;
- Đề nghị dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ tại chợ cá ;
+ Hàng ngày phải xối rửa khu vực chợ.
+ Rác thải trước cổng chợ phải được thu gom hàng ngày và đưa đi xử lý nhanh.
+ Không được tập trung rác trước cổng chợ mà phải có bãi rác xa chợ.
+ Dọn sạch những thùng nước bẩn tai chợ cá.
- Đề nghị xây dựng lại hệ thống cấp - thoát nước;
+ Khai thông cống rãnh.
+ Đặt hệ thống cấp - thoát nước xa nhà dân.
- Xử lý nghiêm khắc hành vi làm ôi nhiễm môi trường đặc biệt là phạt tiền để người dân có ý thức, trách nhiệm hơn về việc bảo vệ môi trường.
- Nghiêm cấm các xe lạnh xả nước thải mra ngoài đường khi ra khỏi chợ.
- Đề nghị đội ngũ nhân viên vệ sinh làm việc có trách nhiệm, tích cực và hiệu quả hơn.
- Chấn chỉnh lại bộ máy làm việc tại địa phương;
+ Cán bộ phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người dân .
+ Các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường tại khu vực.
+ Giao cho ban quản lý chợ trực tiếp quản lý và phải có trách nhiệm đối với môi trường tại khu vực chợ bị ôi nhiễm.
+ Chính quyền phải có các giải pháp cụ thể, chi tiết, rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề môi trường.
- Đề nghị chính quyền phải tổ chức các hoạt động cụ thể để huy động người dân than gia giữ gìn, bảo vệ môi trường ở khu vực mình sinh sống .
- Tổ chức nhiều hơn các cuộc họp mặt, tiếp xúc trò chuyện giữa chính quyền và người dân về vấn đề môi trường tại khu vực.
Đó là những thông tin mà chúng tôi thu được qua việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.
Nhận xét mối tương quan:
Sau đây tôi sẽ nhận xét một số mối tương quan để cho chúng ta có thể so sánh giữa những người có giới tính khác nhau, giữa những người có trình độ học vấn khác nhau,…thì họ có nhận thức về môi trường khác nhau không;
BẢNG XÉT MỐI TƯƠNG QUAN
Bảng 1 ;
1- 8 Giới tính- nhận xét về môi trường
Nam
Nữ
Số lượng
Tỷ Lệ(%)
Số Lượng
Tỷ Lệ (%)
1. Trong lành
1
2.17
7
12.96
2.Bình thường
19
41.30
22
40.74
3. Ô nhiễm
26
56.52
25
46.30
Tổng
46
100.00
54
100.00
Bảng 2;
7 – 8 Thời gian sống – nhận xét về môi trường
Trong Lành
Bình Thường
Ô Nhiễm
Tổng
Số Lượng
Tỷ Lệ (%)
Số Lượng
Tỷ Lệ (%)
Số Lượng
Tỷ Lệ (%)
Số Lượng
Tỷ Lệ (%)
1.Dưới 1 năm
0
0.00
1
50.00
1
50.00
2
100
2.Từ 1- < 5 năm
0
0.00
1
100.00
0
0.00
1
100
3. Từ 5- < 10 năm
0
0.00
1
16.67
5
83.33
6
100
4.Trên 10 năm
8
8.79
38
41.76
45
49.45
61
100
Bảng 3 ;
1- 7 Giới Tính – Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
Nam
Nữ
Số Lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
1.Rác thải,khói bụi từ khu công nghiệp,làng nghề,chợ.
34
50.75
32
49.23
2.người dân vứt rác bừa bãi
18
26.87
17
26.15
3.chăn nuôi gia súc thả rông
0
0.00
0
0.00
4.Không có công trình nhà vệ sinh
2
2.99
0
0.00
5.hệ thống cấp – thoát nước kém
4
5.97
3
4.62
6.không có nhà vệ sinh
2
2.99
0
0.00
7.nguyên nhân khác
7
10.45
13
20.00
Tổng
67
100.00
65
100.00
Bảng 4 ;
3 – 17 Trình độ học vấn – nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
TH
THCS
THPT
TCCN-CĐ-ĐH
Sau ĐH
Không đi học
Tổng
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số
lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
1.rác thải,khói bụi…
13
19.12
27
39.70
20
29.41
3
4.41
0
0.00
5
7.36
68
2.người dân vứt rác bừa bãi
6
17.14
11
31.43
14
40.00
3
8.75
0
0.00
1
2.86
35
3.chăn nuôi gia súc thả rong
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
4.không có nhà vệ sinh
1
50.00
0
0.00
1
50.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
2
5.hệ thống cấp thoát nước kém
2
28.57
1
14.29
3
42.86
0
0.00
0
0.00
1
14.29
7
6khôngcó nhân viên vệ sinh
0
0.00
1
50.00
1
50.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
2
7.nguyên nhân khác
4
20.00
5
25.00
8
40.00
1
5.00
0
0
2
10.00
20
Bảng 5;
4 – 8 : Nghề nghiệp – các chứng bệnh mắc phải
Tiêu Hóa
Hô hấp
Ngoài da
Tai-mũi-họng
Tiêu chảy
Ung thư
Bệnh khác
Tổng
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
1.cán bộ CC-VC
1
10.00
0
0.00
2
20.00
2
20.00
1
10.00
0
0.00
4
40.00
10
2.công nhân
0
0.00
2
18.18
2
18.18
2
18.18
0
0.00
0
0.00
5
45.45
11
3.buôn bánnhỏ và KD
2
4.00
6
12.00
4
8.00
14
28.00
2
4.00
0
0.00
22
44.00
50
4.hưu trí
0
0.00
1
14.29
0
0.00
1
14.29
0
0.00
0
0.00
5
71.43
7
5.sinh viên
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
2
100.00
2
6.lao động tự do
1
3.33
6
20.00
5
16.67
8
26.67
1
3.33
1
3.33
8
26.67
30
7.nghề biển
0
0.00
0
0.00
0
0.00
2
50.00
0
0.00
0
0.00
2
50.00
4
8.không có việc làm
0
0.00
0
0.00
1
10.00
3
30.00
0
0.00
0
0.00
6
60.00
10
Theo Bảng xét mối tương quan ( Bảng 1 ) ta thấy trong 100 phiếu điều tra thăm dò ý kiến thì có 46 người là nam chiếm tỷ lệ 46 % và 54 người là Nữ chiếm tỷ lệ 54 %.Trong số 46 % Nam đó thì có tới 56,52 % cho rằng môi trường bị ô nhiễm, chỉ có 2,17 % cho rằng môi trường trong lành. Còn ở Nữ Có 46,30 % nữ cho rằng môi trường bị ô nhiễm con số chênh lệch không nhiều nhưng có 12,96 % cho rằng môi trường trong lành tỷ lệ này lại nhiều hơn so với nam. Như vậy có thể nói nam giới có nhận xét môi trường bị ô nhiễm chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới
Ở bảng 2. Trong tổng số 100 phiếu điều tra thì có tới 61 phiếu nói rằng đã sống ở phường trên mười năm c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo về thực trạng môi trường ở quy nhơn bình định.doc