Báo cáo Xây dựng chiến lược hoạt động mua hàng cho sản phẩm động cơ Vikyno – Vinappro tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỂ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÁT

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 1

1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp. 1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 1

1.1.3 Quy mô doanh nghiệp. 2

1.1.3.1 Quy mô kinh doanh. 2

1.1.3.2 Năng lực nhân sư. 2

1.1.3.3 Thị trường tiêu thụ. 3

1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 3

1.2.1 Sơ đồ tổ chức chung. 3

1.2.2 Chức năng từng bộ phận. 3

1.2.2.1 Giám đốc. 3

1.2.2.2 Các bộ phận khác. 4

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. 4

1.3.1 Chức năng. 4

1.3.2 Nhiệm vụ. 5

1.4 Tổ chức công tác kinh doanh của doanh nghiệp. 5

1.4.1 Tổ chức công tác kinh doanh. 5

1.4.2 Lĩnh vực hoạt động. 6

1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển. 6

1.5.1 Thuận lợi. 6

1.5.2 Khó khăn. 6

1.5.3 Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới. 7

 

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Nội dung của nghiệp vụ mua hàng tại doanh nghiệp thương mại. 8

2.1.1 Khái niệm về mua hàng. 8

2.2.2 Nội dung về nghiệp vụ mua hàng. 8

2.2.2.1 Nội dung về nghiệp vụ mua hàng .8

2.2.2.2 Xác định khối lượng hàng cần mua và phương pháp chọn thị trường mua bán. 10

2.2 Các hình thức và mua hàng của doanh nghiệp thương mại. 11

2.2.1 Mua theo đơn đặt hàng và hoạt động mua hàng. 11

2.2.2 Mua hàng không theo hợp đồng mua bán. 12

2.2.3 Mua hàng qua đại lý. 13

2.2.4 Nhận bán hàng ủy thác và bán hàng ký gởi. 13

2.2.5 Gia công đặt hàng và bán nguyên vật liệu, thu mua thành phẩm. 14

2.2.6 Tự sản xuất khai thác hàng hóa. 14

2.3 Chính sách mua hàng. 16

2.3.1 Mục tiêu mua hàng 16

2.3.2 Lựa chọn nhà cung ứng. 16

2.3.3 Lựa chọn nhân viên giao hàng. 16

2.4 Quá trình mua hàng. 17

2.5 Các nguyên tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả. 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG CHO SẢN PHẨM VIKYNO – VINAPPRO TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÁT.

3.1 Đôi nét về công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM). 18

3.2 Ký kết hợp đồng đại lý cho sản phẩm Vikyno – Vinappro. 19

3.3 Các loại hàng của doanh nghiệp. 21

3.4 Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp. 22

3.4.1 Xác định lượng hàng cần mua. 22

3.4.2 Các loại hàng hóa cần mua. 24

3.5 Các hình thức mua hàng của doanh nghiệp. 25

3.5.1.Mua theo đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa 25

3.5.2 Mua hàng không theo hợp đồng mua bán. 25

3.6 Chính sách mua hàng của doanh nghiệp. 25

3.6.1 Mục tiêu mua hàng. 25

3.6.2 Lựa chọn nhà cung ứng. 26

3.6.2.1 Giá cả. 26

3.6.2.2 Chất lượng hàng hóa. 26

3.6.2.3 Phương thức thanh toán. 26

3.6.2.4 Phương thức nhận hàng và vận chuyển. 26

3.6.3 Quy trình đánh giá nhà cung ứng. 26

3.6.3.1 Mục đích. 26

3.6.3.2 Nội dung. 26

a. Nhận yêu cầu tìm kiếm của nhà cung ứng. 26

b. Xác định tiêu chí đánh giá nhà cung ứng. 27

c. Thu thập thông tin về nhà cung ứng. 27

d. Ký hợp đồng. 28

e. Khảo sát giá trên thị trường. 28

3.7 Quá trình mua hàng của doanh nghiệp. 28

3.8 Nguyên tắc mua hàng của doanh nghiệp. 28

3.9 Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của nhân viên bán hàng. 28

3.9.1 Tiêu chuẩn nhân viên mua hàng 28

3.9.2 Nhiệm vụ nhân viên giao hàng 29

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.

4.1 Nhận xét. 30

4.2 Kiến nghị. 31

4.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 31

4.2.2 Kiến nghị đối với nhà cung ứng 31

4.2.3 Kiến nghị đối với khách hàng. 31

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xây dựng chiến lược hoạt động mua hàng cho sản phẩm động cơ Vikyno – Vinappro tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ kinh tế - thương mại bằng hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa. Khi đã chọn đối tác phù hợp với yêu cầu và điều kiện của doanh nghiệp thương mại thì doanh nghiệp cần thiết lập mới quan hệ kinh tế - kỹ thuật – tổ chức – thương mại với đối tác để hai bên hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để thỏa mãn yêu cầu của mỗi bên. Yêu cầu của bên mua là khối lượng, cơ cấu hàng mua, chất lượng, quy cách, cỡ loại, mẫu mã, màu sắc, bao bì, đóng gói, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, giá cả hàng mua và phương thức thanh toán…Yêu cầu của bên bán về khối lượng và cơ cấu hàng bán, chất lượng, nguyên phụ liệu, giá cả hàng hóa, phương thức giao nhận, kiểm tra hàng hóa. Có những đơn vị sản xuất có điều kiện sản xuất như đất đai, nhà xưởng, công nhân nhưng không có nguyên vật liệu, phụ liệu cũng như một số điều kiện để sản xuất như mẫu mã, công nghệ, thị trường tiêu thụ, bao bì…nếu có sự hợp tác các đối tác thì có thể tạo nguồn hàng phù hợp. Hai bên mua bán cần có sự thương thảo và ký kết với nhau bằng các hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chính là cam kết của hai bên về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong mối quan hệ trao đổi hàng hóa. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa có những điều khoản về tên hàng, quy cách ký mã hiệu, nhãn hiệu, số lượng, giá cả, phẩm chất (điều kiện kỹ thuật), thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận, phương thức thanh toán, điều kiện vận chuyển, bao bì, bốc dở…là những điều khoản không thể thiếu hai bên phải có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã ký. -Kiểm tra hàng hóa và thực hiện đúng hợp đồng mua bán hàng háo. Để tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong mua bán hàng hóa, hai bên có thể cho phép kiểm tra ngay từ khi hàng hóa được sản xuất ra, ở nơi đóng gói và ở các cơ sở giao hàng. Bên mua hàng hóa có thể cử người đến nơi sản xuất xem xét quy trình công nghệ, chất lượng hàng hóa và quy cách đóng gói…Việc kiểm tra nơi sản xuất và cơ sở giao hàng cho phép hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau trong giao nhận và thanh toán. Việc kiểm tra chất lượng ở các cơ quan kiểm tra có thể chỉ kiểm tra xác suất theo mẫu. Việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự đầy đủ, kịp thời và ổn định nguồn hàng, đồng thời cũng giúp cho đơn vị sản xuất có thị trường tiêu thụ vững chắc. 2.2.2.2 Xác định khối lượng hàng cần mua và phương pháp chọn thị trường mua bán. Xác định khối lượng hàng cần mua. Xác định đúng khối lượng hàng cần mua trong kỳ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại không bán được hết, hàng hóa bị ứ đọng, chậm tiêu thụ, vốn chậm thu hồi, nếu mua ít quá, doanh nghiệp thương mại bị đứt quãng không có hàng để bán, muốn có hàng ngay thì chi phí cho một lô hàng bổ sung thường cao, do đó doanh nghiệp sẽ không có lãi. Để xác định khối lượng hàng cần mua người ta dùng công thức sau: M = Xkh + Dch - Ddk Ở đây: M = Khối lượng cần mua tính theo từng loại trong kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật: tấn, m3…) Xkh = Khối lượng hàng hóa bán ra trong kỳ kế hoạch tính theo từng loại (đơn vị hiện vật: tấn…) Dck = Khối lượng hàng cần dự trữ ở cuối kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật: tấn…) Ddk = Khối lượng hàng cần dự trữ ở đầu kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật: tấn…) Phương pháp chọn thị trường cần mua và cần bán. Khi mua hàng phải chọn thị trường cần mua với giá hạ nhất, trong điều kiện chất lượng hàng hóa không thay đổi. Đó là mua ở thị trường có nhiều hàng hóa (hàng hóa phong phú), mua vào đúng mùa vụ thu hoạch rộ, mua khối lượng lớn (mua buôn) và khi bán cần chọn thị trường bán được giá cao nhất, bán ở những nơi khan hiếm hàng, ít hàng hoặc hàng hóa nghèo nàn, bán sớm trước vụ và bán lẻ tức là bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nếu gọi: Py là đơn giá mua hàng tại thị trường Y Px là đơn giá bán hàng tai thị trường X Ta sẽ tính được TR có thể kiếm được do việc kinh doanh hàng hóa: TR = (Px – Py). Q Ở đây, TR lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hai yếu tố: + Chênh lệch H = (Px – Py) cao hay thấp. Có 3 trường hợp: H=0, H0. Hai trường hợp đầu ta nên loại bỏ không nên mua vì giá ở thị trường bán bằng và thấp hơn giá ở thị trường mua. Trường hợp thứ ba H>0 ta tính tiếp: + H.Q>0. Sau khi trừ chi phí vận chuyển, chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng (nếu khoản mua này phải vay ngân hàng); chi phí trượt giá (do lạm phát); chi phí hao hụt; chi phí quản lý; chi phí đóng thuế và mua bảo hiểm, nếu thấy có lãi thì quyết định mua. (Có thể tính cả chi phí cho phương thức thanh toán khoản tiền hàng mua bán). Việc tính toán cho cả một khối lượng hàng (Q) cũng tương tự như tính cho một đơn vị hàng hóa (nếu chi phí trên chia cho đơn vị hàng hóa phải chịu). 2.2 Các hình thức và mua hàng của doanh nghiệp thương mại. Hoạt động mua hàng ở doanh nghiệp thương mại có nhiều hình thức khác nhau do đặc điểm, tính chất của các mặt hàng của từng ngành hàng khác nhau quyết định. Dưới đây là các hình thức mua hàng chủ yếu nhất: 2.2.1 Mua theo đơn đặt hàng và hoạt động mua hàng. Đơn đặt hàng (còn gọi tắt là đơn hàng) là việc xác định các yêu cầu cụ thể mặt hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc…và thời gian gioa hàng mà người mua (doanh nghiệp thương mại) lập và gửi cho người bán (nhà sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp thương mại khác). Để có hàng hóa thích hợp với khối lượng, cơ cấu và đúng thời gian yêu cầu, dựa vào mối quan hệ kinh doanh sẵn có hoặc thông qua chào hàng của các hàng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thương mại sau khi khảo sát, điều tra, thăm dò và đánh giá chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp thương mại phải lập đơn hàng và đặt hàng với các đơn vị nguồn hàng đã được lựa chọn (doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu…). Đơn hàng là yêu cầu cụ thể mặt hàng cần nhập hàng của doanh nghiệp thương mại. Các yêu cầu cụ thể mặt hàng là tên hàng, ký mã hiệu, nhãn hiệu, quy cách, cỡ loại, màu sắc…số lượng, trọng lượng theo đơn vị tính (hiện vật, giá trị); theo tiêu chuẩn kỹ thuật mặt hàng, chất lượng, bao bì, giá cả, thời gian giao hàng…mà người ta không thể nhầm lẫn sang mặt hàng khác được. Nếu cùng nhóm mặt hàng có nhiều quy cách, cỡ loại khác nhau thì có thể lập thành bảng kê chi tiết từng danh điểm mặt hàng với số lượng và thời gian giao hàng tương ứng. Khi lập đơn hàng cần phải hoán triệt các yêu cầu sau đây: - Lựa chọn mặt hàng và đợt mua loại hàng phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, màu sắc, cỡ loại…và thời gian giao hàng. - Phải nắm vững khả năng mặt hàng đã có hoặc có thể mua được ở doanh nghiệp thương mại. - Phải tìm hiểu kỹ đối tác về chất lượng mặt hàng, trình độ tiên tiến của mặt hàng, công nghệ chế tạo mặt hàng, giá thành và giá bán của đối tác và khai thác đến mức cao nhất khả năng đáp ứng của đơn vị nguồn hàng. - Phải yêu cầu chính xác về chất lượng, số lượng của từng danhh điểm mặt hàng và thời gian giao hàng bởi vì mọi sai sót về chất lượng, số lượng, quy cách, màu sắc, cỡ loại…đều dẫn đến tình trạng thừa, thiếu, ứ đọng, chậm tiêu thụ và việc khắc phục nó phải mất thời gian và phải chi phí tốn kém. Đơn hàng thường là một căn cứ để ký kết vào hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối với loại hàng hóa có nhiều quy cách, màu sắc, cỡ loại khác nhau thì đơn hàng là bảng liệt kê theo danh điểm mặt hàng và được kèm với hợp đồng kinh tế như bản phụ lục hợp đồng để hai bên ký kết và thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức chủ động, có kế hoạch trong việc tạo hàng của doanh nghiệp thương mại. Nó đảm bảo sự ổn định chắc chắn cho cả người sản xuất (nguồn sản xuất) và đơn vị kinh doanh. Nó là hình thức mua bán có sự chuẩn bị trước, một hình thức văn minh, khoa học. Vì vậy, doanh nghiệp thương mại cần quan tâm, theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nguồn hàng để thực hiện đúng đơn hàng và hợp đồng mua bán đã ký kết. 2.2.2 Mua hàng không theo hợp đồng mua bán. Trong quá trình kinh doanh, tìm hiểu thị trường và khảo sát thị trường nguồn hàng, có những loại hàng hóa doanh nghiệp thương mại kinh doanh, có nhu cầu của khách hàng, giá cả phải chăng, doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng không theo hợp đồng mua bán ký trước. Mua hàng theo hình thức mua bán đứt đoạn, mua bằng quan hệ hàng – tiền, hoặc quan hệ hàng – hàng. Đây là hình thức mua hàng trên thị trường không có kế hoạch trước, mua không thường xuyên, thấy rẻ thì mua…Với hình thức mua hàng này, người mua hàng phải có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ mua hàng thông thạo¸phải có kinh nghiệm và đặc biệt chú ý kiểm tra kỹ mặt hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, kỳ hạn sử dụn, phụ tùng…để đảm bảo hàng mua về có thể bán được. 2.2.3 Mua hàng qua đại lý. Ở những nơi tập trung nhiều nguồn hàng, doanh nghiệp có thể đặt mạng lưới thu mua trực tiếp. Ở những khu vực nguồn hàng nhỏ lẻ, không tập trung, không thường xuyên doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng thông qua đại lý. Tùy theo tính chất, kỹ thuật và đặc điểm của mặt hàng thu mua, doanh nghiệp thương mại có thể chọn các đại lý theo các hình thức đại lý độc quyền, đại lý rộng rãi hoặc đại lý lựa chọn. Mua hàng qua đại lý thì doanh nghiệp thương mại không phải đầu tư cơ sở vật chất nhưng doanh nghiệp thương mại cần phải giúp đỡ điều kiện vật chất cho đại lý thực hiện việc thu mua và giúp đỡ, huấn luyện cả về kỹ thuật – nghiệp vụ. Doanh nghiệp thương mại phải ký kết hợp đồng với đại lý, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của đại lý. Quyền lợi và trách nhiệm của bên giao đại lý (doanh nghiệp thương mại), đặc biệt chú ý đến số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa thu mua được và trả thù lao cho bên đại lý. 2.2.4 Nhận bán hàng ủy thác và bán hàng ký gởi. Doanh nghiệp thương mại có mạng lưới bán hàng rộng rãi, quy mô lớn hoặc có cả bộ phận xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, có thể nhận bán hàng ủy thác và bán hàng ký gửi. Về thực chất, hàng ủy thác và hàng ký gửi là loại hàng thuộc sở hữu của đơn vị khác. Các đơn vị đó không có điều kiện bán hàng cho khách hàng nên ủy thác theo hợp đồng ủy thác hoặc ký gửi cho doanh nghiệp thương mại bán hàng cho khách hàng. Doanh nghiệp thương mại bán hàng ủy thác theo hợp đồng ủy thác và khi bán được hàng nhận được phí ủy thác. Doanh nghiệp thương mại bán hàng ký gửi theo điều lệ nhận hàng ký gửi và khi bán được hàng được hưởng tỉ lệ phí ký gửi. Như vậy, khi nhận bán hàng ủy thác hoặc bán hàng ký gửi, doanh nghiệp thương mại có thêm các nguồn hàng mới, phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu đa dạng, nhiều vẻ của khách hàng, tận dụng được cơ sở vật chất và lao động ở doanh nghiệp thương mại, đồng thời lôi kéo được nhiều doanh nghiệp đến với doanh nghiệp. 2.2.5 Gia công đặt hàng và bán nguyên vật liệu, thu mua thành phẩm. Gia công đặt hàng là hình thức bên đặt gia công có nguyên vật liệu giao cho bên nhận gia công thực hiện việc gia công thực hiện việc gia công hàng hóa theo yêu cầu và giao hàng cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công được hưởng phí gia công, bên đặt gia công có hàng hóa để bán cho khách hàng trên thị trường. Nội dung của gai công đặt hàng trong thương mại gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sữa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công (Điều 129 – Luật Thương Mại). Gia công đặt hàng là một hình thức tạo nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại có tiến hành gia công đặt hàng thì doanh nghiệp thương mại mới có nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường và mới đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thông thường, việc gia công đặt hàng được thực hiện bằng hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công xác định quyền, nghĩa vụ của bên nhận gia công và đặt gai công. Hai bên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký. Bán nguyên vật liệu thu mua thành phẩm là hình thức tạo nguồn hàng chủ động hơn của người sản xuất. Người sản xuất mua nguyên vật liệu và tiến hành sản xuất ra hàng hóa và ký hợp đồng bán hàng hóa do người đã bán nguyên vật liệu cho mình. Quan hệ giữa bán nguyên vật liệu và mua thành phẩm vẫn có nhưng đã có sự độc lập hơn giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên vật liệu. Về chất lượng hàng hóa sản xuất ra, mẫu mã, màu sắc, quy cách…đều do nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm, người mua chỉ mua những hàng hóa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách, mẫu mã, màu sắc…theo hợp đồng bán hàng hóa đã ký. Bán nguyên vật liệu và thu mua thành phẩm cũng phải được xác lập bằng hợp đồng mua bán nguyên vật liệu và mua bán hàng hóa. Với hình thức này nhà sản xuất chủ động hơn và có lợi hơn. Người kinh doanh thương mại (mua hàng hóa) không phải lo nguyên vật liệu, kiểm tra, kiểm soát ở người sản xuất nhưng lợi nhuận thu được sẽ không cao như hình thức gia công đặt hàng. 2.2.6 Tự sản xuất khai thác hàng hóa. Để chủ động trong tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác các nguồn lực và thế mạnh của doanh nghiệp thương mại, cũng như đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại có thể tự tổ chức các xưởng (xí nghiệp) sản xuất ra hàng hóa để cung ứng cho khách hàng. Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải có nguồn vốn lớn, phải chú trọng đến các yếu tố sản xuất – kỹ thuật – công nghệ, nguyên vật liệu, phụ liệu… Doanh nghiệp thương mại có thể bắt đầu tổ chức những xưởng sản xuất nhỏ, sau đó phát triển nâng dần lên quy mô trung bình và lớn. Doanh nghiệp thương mại cũng có thể mua lại các doanh nghiệp sản xuất nguồn hàng không có hiệu quả, tái cơ cấu và đầu tư để trở thành xí nghiệp trực thuộc tạo nguồn hàng cho mình. Doanh nghiệp thương mại cũng có thể tự tổ chức khai thác nguồn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu cho thị trường. Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, ở những vùng doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh và có điều kiện khai thác cho phép, doanh nghiệp thương mại sẽ làm phong phú thêm nguồn hàng của mình, vừa thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, vừa thay thế được hàng nhập khẩu, vừa có giá cả phải chăng và doanh nghiệp thương mại chủ động phát triển được nguồn hàng của mình. Một ví dụ về vấn đề này: có doanh nghiệp cung ứng phân bón hóa học cho nông nghiệp, khi phát hiện ở địa phương có dòng song bị lấp hiện có khối phân bùn rất lớn, doanh nghiệp thương mại đã tổ chức khai thác chế biến thành phân vi sinh cung ứng cho khách hàng. Có doanh nghiệp thương mại cung ứng dây điện, cáp điện nhập khẩu, trong khi đó doanh nghiệp thương mại lại cung ứng cả đống cả cao su, cả hạt nhựa…Doanh nghiệp thương mại đã tổ chức xưởng sản xuất dây điện, cáp điện cung ứng cho khách hàng với chất lượng không kém hàng ngoại nhập và gía thành lại thấp hơn do đó hạ được gía bán cho khách hàng và được khách hàng hoan nghênh. Như vậy, với doanh nghiệp thương mại có nguồn vốn dồi dào, có nguồn nguyên vật liệu, có các nguồn lực có thể tự sản xuất, khai thác nguồn hàng để có thể đưa vào kinh doanh. Đầu tư vào sản xuất, khai thác thì doanh nghiệp thương mại có nguồn hàng vững chắc, vừa đảm bảo lợi ích của người sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích của người kinh doanh, doanh nghiệp thương mại hiểu biết sản xuất hơn. Tuy nhiên đầu tư vào sản xuất, khai thác, đòi hỏi nguồn vốn lớn, vòng quay vốn dài, sinh lợi chậm và đặc biệt phải có hiểu biết về công nghệ mới tiên tiến, hiện đại và xu hướng phát triển của nó. 2.3 Chính sách mua hàng. 2.3.1 Mục tiêu mua hàng. - Mục tiêu chi phí: doanh nghiệp mua hàng đảm bảo soa cho chi phí thấp. - Mục tiêu chất lượng: doanh nghiệp mua hàng hóa đảm bảo chất lượng. - Mục tiêu an toàn: hàng hóa mua về phải đảm bảo sự an toàn. 2.3.2 Lựa chọn nhà cung ứng. Một nhà cung ứng Ưu điểm: Quan hệ dễ dàng. Dễ quản lý và giám sát. Giảm chi phí vận chuyển. Nhược điểm: Gây khó khăn cho doanh nghiệp. Không an toàn. Không có sự so sánh, độc quyền. Hàng hóa không đa dạng. Phụ thuộc vào nhà cung ứng, mất tính cạnh tranh. Nhiều nhà cung ứng - Có quyền lựa chọn, có sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng về giá cả, chất lượng, giá cả, khuyến mãi, giao hàng, vận chuyển… - An toàn trong kinh doanh. Nguyên tắc lựa chọn nhà cung ứng trong doanh nghiệp thương mại: + Không hoàn toàn lệ thuộc vào nhà cung ứng mà phải có sự lựa chọn tối ưu từ nhiều nhà cung ứng khác nhau. + Theo dõi, nắm bắt thường xuyên tình hình tài chính, khả năng cung ứng và khả năng sản xuất của nhà cung ứng hàng hóa. 2.3.3 Lựa chọn nhân viên giao hàng. Nhân viên mua hàng giỏi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Kiến thức phong phú. - Năng động, tỉnh táo. - Có khả năng giao tiếp. - Am hiểu được ngành hàng và khách hàng. 2.4 Quá trình mua hàng. Tìm và lựa chọn nhà cung ứng Đánh giá kết quả Theo dõi – kiểm tra – giao hàng – nhận hàng Nhu cầu mua hàng 2.5 Các nguyên tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả. - Không bỏ tiền vào một túi. - Luôn giữ thế chủ động trước nhà cung ứng. - Phải đảm bảo hợp lý về quyền lợi giữa người mua và nhà cung cấp. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG CHO SẢN PHẨM VIKYNO – VINAPPRO TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÁT 3.1 Đôi nét về công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM). Hiện nay, SVEAM có khoảng 40 trung tâm gia công CNC và trên 400 thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Trong đó có nhiều thiết bị đo kiểm hiện đại như máy đo 3 chiều, máy đo độ bong bề mặt, máy đo profile răng, máy đo bề dày lớp sơn xi mạ. Năng lực sản xuất của SVEAM đạt 45.000 động cơ/năm và trang thiết bị phục vụ nông nghiệp là 25.000 máy/năm. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất cũng như bảo vệ môi trường. Công ty đã liên tục đầu tư mua sắm máy móc hiện đại, thiết bị chuyên dụng, xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004. Với sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng cao và ổn định, SVEAM đã thiết lập được hệ thống đại lý bán hàng rộng khắp cả nước (05 tổng đại lý với trên 200 đại lý trải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam). Trên thị trường nước ngoài, sản phẩm của SVEAM đã có mặt tại hơn 20 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi, Trung Mỹ và Trung Đông như: Malaysia, Philippine, Lào, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Myanmar, Hàn Quốc,… Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, SVEAM đã liên tục nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều loại động cơ thế hệ mới có công suất mạnh, nhỏ gọn, kiểu dáng đẹp, hiện đại, mức tiêu hao nhiên liệu thấp như: RV125-2, RV145-2, RV165-2, RV320… Với những thành tích đạt được trong những năm qua, SVEAM đã được Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành tặng thưởng nhiều huân chương, danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng nhất (2004), Danh hiệu anh hung lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương độc lập hạng 3 (2008), giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu bạn nhà nông… Vikyno – Vinappro là công ty chuyên: - Sản xuất kinh doanh các loại máy nổ từ 5 đến 30 mã lực theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, các loại máy công tác phục vụ nông lâm ngư nghiệp và phụ tùng thay thế. - Gia công và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước. - Dịch vụ hậu mãi và chăm soc khách hàng chu đáo. Các sản phẩm của Vikyno đều phù hợp tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức DNV cấp. 3.2 Ký kết hợp đồng đại lý cho sản phẩm Vikyno – Vinappro. Căn cứ vào Bộ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên. Hôm nay, ngày 01 tháng 06 năm 2009 tại văn phòng công ty TNHH MTV Động cơ & Máy nông nghiệp miền nam (Vikyno – Vinappro), chúng tôi gồm có: BÊN A: CÔNG TY TNHH MTV ĐỘNG CƠ & MÁY NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM (VIKYNO & VINAPPRO) Giấy phép kinh doanh số 4704000708 do Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai cấp ngày 18/12/2008. Mã số thuế: 360013309369 Đại diện là Ông: NGUYỄN VĂN VŨ Chức vụ: Tổng Giám Đốc Tài khoản: 0121.000000.325 tại Ngân hàng Ngoại Thương Tỉnh Đồng Nai Địa chỉ: Khu phố I, phường Bình Đa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0613.837138 Fax: 0613.837224 BÊN B: CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÁT Mã số thuế: 1300227483002 Đại diện là Ông:VĂN VINH Chức vụ: Giám Đốc Địa chỉ: 68 Nguyễn Đình Chiểu, phường 1, Tp.Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Điện thoại: 075.3500392 Fax: 075.3829659 Sau khi trao đổi, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng ký gởi sản phẩm với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: MẶT HÀNG, SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ Bên A đồng ý ký gởi cho bên B các sản phẩm do bên A sản xuất với quy cách, chủng loại, số lượng, giá cả như hai bên đã thỏa thuận. Ghi chú: Bên A sẽ thông báo ngay cho bên B khi có thay đổi giá cả sản phẩm và sẽ áp dụng giá bán tại thời điểm thay đổi giá. ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A Giao hàng cho bên B đúng theo chất lượng sản phẩm của VIKYNO & VINAPPRO, hàng mới 100%. Giao hàng tại kho bên A theo địa chỉ ghi trên. Hỗ trợ bên B trưng bày sản phẩm. ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B Bên B phải thanh toán cho bên A 30% trên tổng giá trị lô hàng ký gởi. Tổ chức trưng bày, quảng cáo, bán hàng và bảo quản số sản phẩm ký gởi của bên A. Hướng dẫn khách hàng sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bên A. Tiếp thu ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và phản ánh cho bên A. Định kỳ kiểm kê hàng tháng và báo cáo cho bên A số lượng hàng đã bán ra trong tháng. ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Bên B phải thông báo cho bên A ra hóa đơn và thanh toán trị giá sản phẩm bán ra trong vòng 05 (năm) ngày kể từ ngày bán. Bên B thanh toán cho bên A bằng chuyển khoản. ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH Bên A sẽ giao kèm theo mỗi sản phẩm một cách hướng dẫn sử dụng nêu rõ đặc tính kỹ thuật và cách sử dụng của sản phẩm để bên B giao cho khách hàng khi bán máy. Bên B sẽ đại diện cho bên A công việc bảo hành cho khách hàng. Sauk hi bảo hành bên B thực hiện các thủ tục theo biểu mẫu bên A cung cấp để được hoàn phụ tùng hoặc chi phí thực hiện. Trường hợp máy hỏng do người sử dụng không thực hiện đúng theo nguyên tắc trong sách hướng dẫn sử dụng thì bên B sẽ sữa chữa cho người sử dụng và chịu hoàn toàn phí tổn. ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh hai bên sẽ bàn bạc và thống nhất biện pháp giải quyết bằng văn bản. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì sẽ bồi thường cho phía bên kia theo quy định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng lập thành 3 bản, bên A giữ 02 bản, bên B giữ 01 bản có giá trị như nhau và có hiệu lực từ ngày ký. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A Giám Đốc Tổng Giám Đốc VĂN VINH NGUYỄN VĂN VŨ 3.3 Các loại hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát là doanh nghiệp chuyên kinh doanh máy nổ, nông ngư cơ, máy cắt cỏ, máy cắt cây, máy phát điện, phụ tùng chà lúa, dây curoa…và nhiều mặt hàng khác. Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát là đại lý cho sản phẩm động cơ Vikyno – Vinappro. Đa số mỗi tỉnh thành đều có một đại lý chiếm đóng nên không có tình trạng cạnh tranh cùng một loại mặt hàng. Tuy nhiên, sản phẩm Vikyno – Vinappro cũng phải cạnh tranh với các mặt hàng khác như máy của Trung Quốc hoặc là máy Nhật đã qua sử dụng. Sản phẩm của Trung Quốc rất được người tiêu dùng lựa chọn do giá vừa túi tiền và nhiều mẫu mã, nhãn hiệu nhưng lại khó sử dụng, không bền, mức tiêu hao nhiên liệu cao và không được bảo hành. Động cơ Nhật đã qua sử dụng thì rất bền, không hao nhiên liệu, dễ sử dụng nhưng cũng chỉ là máy cũ, không có xuất xứ, không được bảo hành, dễ bị mua nhằm hàng kém chất lượng. Đối với sản phẩm của Vikyno & Vinappro thì khác, khách hàng có thể mua được hàng chính hãng tại các đại lý trong mỗi tỉnh thành. Động cơ được kiểm tra kỹ trước khi xuất xưởng, hàng có bảo hành, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, bền bỉ và mạnh mẽ. Chính vì vậy, sản phẩm Vikyno & Vinappro là mặt hàng chiến lược giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. 3.4 Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp. 3.4.1 Xác định lượng hàng cần mua. Dựa vào khối lượng hàng hóa bán ra trong kỳ kế hoạch, khối lượng hàng cần dự trữ cuối kỳ kế hoạch và khối lượng hàng dự trữ còn lại đầu kỳ kế hoạch để ta xác định khối lượng hàng cần mua trong kỳ. Doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát là đại lý cho sản phẩm Vikyno – Vinappro tại tỉnh Bến Tre nên nguồn hàng mà doanh nghiệp cần dự trữ phải đầy đủ. Tùy thuộc vào từng thời điểm mà khối lượng hàng mua hàng khác nhau (thời điểm được xác định như phần 3.4.2). BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM VIKYNO – VINAPRRO NHẬP TRONG 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 Thời điểm nhập sản phẩm Chủng loại ĐVT Số lượng Tháng 01/2010 Động cơ xăng 168F Cái 7 Động cơ xăng168F-2 Cái 3 Động cơ diesel DS 80 Cái 3 Động cơ diesel DS 80R Cái 1 Động cơ diesel D S105 Cái 2 Động cơ diesel R V70 Cái 1 Động cơ diesel R V80 Cái 1 Động cơ diesel RV 125-1N Cái 1 Động cơ diesel RV 125-2 Cái 1 Động cơ diesel RV 125-2N Cái 2 Động cơ diesel RV 145-2 Cái 2 Động cơ diesel RV 165-2 Cái 1 Động cơ diesel RV 195 Cái 1 Động cơ diesel RV 320H Cái 2 Động cơ diesel EV 2600N Cái 3 Động cơ diesel EV 2600-NA Cái 3 Máy phun thuốc MPT 768 Bộ 4 Máy phun thuốc MPT 900A Bộ 10 Tháng 02/2010 Động cơ diesel RV 125-2 Cái 4 Động cơ diesel EV 2600

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược hoạt động mua hàng cho sản phẩm động cơ Vikyno – Vinappro tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát.doc
Tài liệu liên quan