MỤC LỤC Trang
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Tinh Anh . 1
1.1 Sơ lược hình thành và quá trình phát triển . 1
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty . 4
Chương 2: Thực Trạng Của Công Ty TNHH Tinh Anh . 11
2.1 Tình hình nguồn nhân lực 11
2.2 Tình hình hoạt động của công ty . 13
2.3 Tình hình trang thiết bị của công ty 15
2.4 Nguồn vốn kinh doanh của công ty . 16
2.5 Tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 16
2.6 Thị trường của của công ty . 23
2.7 Các chiến lược tại công ty thời gian qua . 24
Chương 3: Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Công Ty TNHH Tinh Anh giai đoạn 2010 – 2015 29
3.1 Phân tích môi trường . 29
3.2 Đề xuất chiến lược kinh doanh . 33
3.3 Các Kiến Nghị . 40
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn Tinh Anh giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng các công trình như kho chứa lúa, kho đông lạnh… với chất lượng cao. Từng bước khăng định tên tuổi mình trên thị trường. Tuy vậy, công ty vẫn có những hạn chế cần khắc phục như thi công trình đúng hạn, đúng các vật liệu như đã cam kết…
2.2.2 Hoạt động tổ chức thông tin
Do quy mô, nhu cầu thực tế và cơ cấu tinh gọn. Nên công ty chưa trang bị những phương tiện thông tin kỹ thuật cao. Chưa tổ chứa hệ thống thông tin chặt chẽ. Công ty chỉ có gần một nửa số máy tính được nối mạng. Công ty có 2 đường dây điện thoại, một đường dây fax, phục vụ cho nhu cầu công việc. Chi phí hàng tháng cho hệ thống thông tin là không cao.
2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp
Là một công ty mới thành lập, nên hiện tại nhu cầu trước mắt là xây dựng và phát triển. Tìm chỗ đứng trên thị trường cho công ty nên chưa quan tâm đến lĩnh vực xây dựng văn hóa cho công ty. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty tuổi đời trung bình còn rất trẻ. ( Người lớn tuổi nhất là 41, trẻ nhất mới 27). Do đó, tinh thần phấn đấu còn rất cao, khả năng sáng tạo vẫn dồi dào.
Triết lý kinh doanh: tuy chưa có hệ thống văn bản quy định chính thức. Nhưng toàn thể nhân viên luôn có ý nghĩ “ không gì là không thể”. Ai cũng dám nêu lên ý kiến,ý tưởng của riêng mình. Trong những lúc thi công, những ý tưởng mới, khả thi luôn được đưa ra và áp dụng vào thực tế.
Môi trường giao tiếp và ứng xử trong doanh nghiệp: các nhân viên luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và đời sống. Luôn thân ái, giúp đỡ, nhiệt tình của tuổi trẻ, sự chỉ dẫn của những người lâu năm.
Quan điểm và lý tưởng kinh doanh: lãnh đạo công ty luôn chú ý truyền ý chí, nhiệt huyết, chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm cho các nhân viên. Luôn mang ý tưởng “ dám nghĩ, dám làm”. Khó khăn luôn chờ chúng ta phía trước, nhưng khó khăn mang tới cho chúng ta sự trải nghiệm, kinh nghiệm. Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách. Đằng sau sự khám phá luôn là những sự kiện thú vị và phần thưởng dành cho những ai dám và biết cách vượt qua nó
Tinh thần làm việc: hiệu quả công việc luôn là mục tiêu hàng đầu. Kết quả làm quan trọng hơn cách làm. Tất cả vì thành công của công ty, vì thành công chung của tập thể là thành công của từng cá nhân. Mỗi nhân viên đều có đóng góp cho công ty.
2.2.4 Hoạt động marketing:
Công ty Tinh Anh chủ yếu dùng các công cụ thông tin truyền thống, truyền miệng. Sử dụng các mối qua hệ với các đối tác truyền thống. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động hiện đã được mở rộng, công ty nên có những cách marketing khác như đăng quảng cáo, rao vặt trên các báo địa phương. Tài trợ các chương trình mang tính xã hội cao.
Hoạt động xã hội và phúc lợi: công ty luôn quan tâm đến gia đình cán bộ công nhân viên. Các ngày lễ, tết đều có thăm hỏi và tặng quà. Có những phần thưởng khuyến học cho các em học sinh, gặp hoàn cảnh khó khăn. Tiếp sức cho các em đến trường.
2.3 TÌNH HÌNH TRANG THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY TNHH TINH ANH
Xác định được tầm vóc của công ty trong tương lai, nên ngay khi thành lập công ty đã tiến hành mua và san lấp mặt bằng với diện tích gần 2000 mét vuông. Với diện tích cơ sở cũ và mua thêm mặt bằng, công ty có trong tay một mặt bằng rộng lớn. Công ty tiến hành xây dựng lại nhà xưởng, nhà kho, nhà cho công nhân viên, văn phòng… đảm bảo các yêu cầu về an tòan lao động, phòng chống cháy nổ. Khu nhà ở dành cho nhân viên công ty được bao bọc bởi hàng rào, có cây cối xung quanh, có khu thể thao, giải trí cho nhân viên sau giờ lao động.Công ty luôn đổi mới công nghệ,đầu tư trang thiết bị mới. đáp ưng nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Theo thống kê kiểm định tình hình cuối năm 2009, công ty có các trang thiết bị như sau:
Bảng thống kê trang thiết bị của công ty
Tên trang thiết bị
Số lượng
Máy hàn
6 cái
Máy cắt sắt
7 cái
Máy uốn sắt
1 cái
Máy đóng cọc
1 cái
Máy ủi
1 cái
Máy vi tính
16 bộ
Thiết bị chiếu sáng chuyên dụng
12 bộ
Máy trộn bê tông
10 cái
Nguồn: Công ty TNHH Tinh Anh)
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với yêu cầu công việc thi số trang thiết bị trên là chưa đáp ứng được. Một số thời điểm, công ty phải đi thuê trang thiết bị bên ngoài.
2.4 NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Nguồn vốn kinh doanh là một yếu tố cần thiết để đánh giá quy mô cũng như tình hình tài chính công ty. Là một yếu tố để đối tác đánh giá doanh nghiệp.
Từ khi mới thành lập, vốn công ty là 2.100.000.000 đồng nay tăng lên lên 7.542.000.000. Điều này chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúng đắn, sử dụng nguồn vốn công ty một cách có hiệu quả.
Trong đó:
Vốn cố định là: 3 092 220 000 đồng, chiếm 41% tổng vốn.
Vốn lưu động: 4 449 780 000 đồng, chiếm 59% tổng vốn công ty.
2.5 CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Tinh Anh ra đời vào ngày 25 tháng 8 năm 2007, thời điểm tuy có nhiều thuận lợi nhưng khó nhăn cũng không phải là ít. Sau khi ra đời được không lâu cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã xảy ra. Cơn bão suy thoái này bắt đầu từ Mỹ, nền kinh tế đóng vai trò là đấu tàu của nền kinh tế thế giới.
Cũng theo các tính toán của các chuyên gia kinh tế. Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị thu hẹp (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản).Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Tác động tới khu vực ngân hàng có vẻ như khó nhận thấy hơn. Nhưng có thể nhận thấy là trong thời gian qua, các ngân hàng đã thông qua nhiều đợt huy động vốn, với nhiều mức lãi suất khác nhau. Có những thời điểm, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng là rất khó khăn.
Đặc biệt, đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều đáng lo ngại là tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, con đường phía trước vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.
Theo các nguồn tin trên internet, năm 2008, hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại. Nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt như thép; xi măng; gạch, đá...tăng mạnh. Tính toán của công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh châu Á) cho biết, các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay tăng cao, trên 20%/năm. Các chủ công trình buộc phải trì hoãn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Khó khăn chưa qua, từ cuối tháng 4/2008, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản.
Bước sang năm 2009, triển vọng kinh doanh của ngành xây dựng cũng chẳng mấy sáng sủa khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước suy giảm, thị trường bất động sản vẫn chưa thoái khỏi tình trạng ảm đạm. Đây là điều không có gì lạ vì ở các nước trên thế giới như Mỹ, Anh…, ngành xây dựng cũng đang vật lộn để sinh tồn do nhu cầu xây dựng nhà cửa giảm sút. Những khó khăn trên được phản ánh trong kết quả kinh doanh năm 2008 của các công ty niêm yết. Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng 1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007. ROEA của ngành giảm mạnh từ mức 25.4% vào năm 2007 xuống còn 12.5% trong năm 2008. Đồng thời, chỉ số ROAA của ngành giảm nhẹ từ mức 5.73% xuống còn 3.08% và thấp hơn so với toàn thị trường.
Hình 2.2 Biểu đồ tỷ suất sinh lợi của ngành với toàn thị trường
Nguồn: VietstockFinance
Công ty TNHH Tinh Anh cũng không ngoại lệ, cũng có những khó khăn chung như các doanh nghiệp khác. Việc huy động vốn của công ty có những lúc cực kỳ khó khăn, việc tiếp cận nguồn vốn đã rất khó khăn, khi tiếp cận đuợc thì những vấn đề như lãi suất, thủ tục vay rất khó khăn. Có những lúc giám đốc đã phải vay nóng nhiều nguồn từ bên ngoài, lãi suất cao, rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong những khó khăn đó, công ty vẫn có những bước tiến mạnh mẽ. Tình hình năm 2009, nhờ gói cứu trợ, kích thích kinh tế của Chính Phủ. Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn trên.
2.5.1 Các hoạt động tài chính của công ty:
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Cac bảng báo cáo đều được tính bằng Việt Nam Đồng (VND). Phù hợp với cácquy định hiện hành của Bộ Tài Chính.
Khấu hao tài sản cố định: công ty trich khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, dựa trên thời gian hữu ích. Phù hợp với cá quy định hiện hành của nhà nước.
Bảng trích khấu hao TSCĐ
STT
Tên tài sản
Năm sử dụng (ước tính)
1
Nhà xưởng
5 - 20
2
Máy móc, thiết bị
5 - 10
3
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
5
4
Thiết bị, dụng cụ quản lý
3 - 10
5
TSCĐ khác
3 - 10
(Nguồn: Công ty TNHH Tinh Anh)
Thanh tóan các khoản nợ đến hạn: công ty luôn trả các khoản vay đến hạn đúng như đã cam kết.
Các khoản phải nộp theo luật:
+ Năm 2007 : thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%
+ Năm 2008: 6 tháng đầu năm là 28%, 6 tháng còn lại công ty được giảm còn 19,8 %.
+ Năm 2009: doanh nghiệp được giảm thuê thu nhập còn 17,7%
Các quỹ trích theo quy định:
Năm 2007 không trích quỹ
Năm 2008 trích quỹ như sau:
Bảng phân phối lợi nhuận năm 2008 ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Phân phối lợi nhuận
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
Lợi nhuận sau thuế, trong đó:
- Bổ sung vốn
- Dự phòng tài chính
- Đầu tư phát triển
- Khen thưởng, phúc lợi
1507
1054.9
226.05
150.7
75.35
100
70
15
10
5
(Nguồn: công ty TNHH Tinh Anh)
Năm 2009 trích quỹ như sau:
Bảng phân phối lợi nhuận 2009 ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Phân phối lợi nhuận
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
Lợi nhuận sau thuế, trong đó:
- Bổ sung vốn
- Dự phòng tài chính
- Đầu tư phát triển
- Khen thưởng, phúc lợi
1156.098
751.4637
231.2196
115.6098
57.8049
100
65
20
10
5
(Nguồn : công ty TNHH Tinh Anh)
Mức lương bình quân:
+ Năm 2007: 2 350 000 VNĐ/người/tháng
+ Năm 2008: 2 650 000 VNĐ/người/tháng
+ Năm 2009: 2 800 000 VNĐ/người/tháng
2.5.2 Tình hình kinh doanh
Các chỉ tiêu đạt đuợc trong những năm qua và mục tiêu giai đoạn 2010 – 2015
Hiện tại Mục tiêu giai đoạn 2010 - 2015
Chỉ tiêu
Trung bình
Tỷ lệ tăng trung bình
Trung bình
Tỷ lệ tăng trung bình
Doanh thu
4268.067 triệu đồng
130.646 %
6 tỷ đồng
140 %
Lãi gộp
1653.7 triệu đồng
111.24 %
3.2 tỷ đồng
Thị phần
35.7 %
9.5 %
50 %
10 %
Bảng kết quả kinh doanh công ty TNHH Tinh Anh
ĐVT: Triệu đồng
2007
2008
2009
Doanh thu
1904
5769
5131.2
Thuế Doanh thu
247.5
876.9
744.024
Doanh thu thuần
1656
4892
4387.176
Giá vốn hàng bán
761.6
2596
2616.912
Lãi gộp
894.9
2296
1770.264
Chi phí kinh doanh
147
212
237
Lãi từ hoạt động kinh doanh
747.9
2084
1533.264
Lãi khác
7
9.5
8.2
Lãi trước thuế
754.9
2094
1541.464
Thuế thu nhập
211.4
586.2
385.366
Lãi sau thuế
543.5
1507
1156.098
(Nguồn: Công ty TNHH Tinh Anh)
hh
Hình 2.3 Biểu đồ hoạt động kinh doanh 3 năm qua
Theo những nhận định, thì công ty có những nguyên nhân cản trở chưa thể đạt đuợc những mục tiêu về:
+ Doanh thu: công ty có những khó khăn chung mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải gặp như giá nguyên vật liệu tăng cao, khủng hoảng kinh tế dẫn đến thị truờng bị đóng băng, lãi suất cao…Ngoài những nguyên nhân đó, có một số nguyên nhân từ phía chính công ty như hoàn thành một số công trình chưa theo như cam kết, uy tín công ty chưa quan tâm đúng mức, thiếu máy móc để thi công công trình, nguồn vốn chưa đáp ứng đủ từ đó dẫn đến khả năng thanh toán, mua hàng gặp khó khăn.
+ Lãi gộp: chi phí đầu vào tăng cao sau khi công ty đã ký hợp đồng, do thiếu máy móc, nên công ty phải thuê muớn từ bên ngoài và đặc biệt, chi phí sữ dụng vốn công ty cao nên tất cả đã dẫn đến kết quả lãi gộp không như mong muốn.
+ Thị phần: do công ty chưa chú ý đến quảng cáo nên hình ảnh công ty chưa đuợc cải thiện. Bên cạnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh. Tất cả đã dẫn đến thị phần công ty tăng trưởng kém.
Theo bộ phận kế toán thì lợi nhuận mang về cho công ty được thống kê theo tỷ lệ như sau:
Bảng tỷ lệ lợi nhuận từ các công trình năm 2009
Các công trình thủy lợi
28.2 %
Các công trình dân dụng
17.87 %
Các công trình mang mục đích thương mại
36.8 %
Các sản phẩm khác
17.13 %
(Nguồn: Công ty TNHH Tinh Anh)
Theo thống kê, ta thấy có sự chênh lệch khá lớn về lợi nhuận giữa các công trình mang lại cho công ty. Lợi nhuận của cac công trình có tính có tính thương mại như nhà kho, nhà xưởng, kho lạnh… mang lại là cao nhất. Điều này là do giá trị mỗi công trình là khá lớn. Thực hiện những công trình này yêu cầu những kỹ thuật thi công khó, tốn nhiều nguyên vật liệu, nhân công. Sau những công tính mang tính thương mại, thì các công trình thủy lợi mang lại lợi nhuận cao thứ hai cho công ty. Do địa hình của khu vực đồng bằng sông Cửu Long khá đặc biệt, sông ngòi dày, kinh rạch chằng chịt. việc đi lại trước đây rất kho khăn, nhất là trong mua mưa. Những cây cầu khỉ là hình ảnh ảnh quen thuộc, gắn liền với hình ảnh miền Tây sông nước. đó là chuyện trước kia. Ngày nay những cây cầu được bắc qua sông làm bằng tre, cây… đã đi vào dĩ vãng. Những cây cầu sắt, bê tông kiên cố đã dần thay đổi những cây cầu khỉ đó. Điều này tạo ra những công tình cho công ty. Những công trình này chủ yếu xây trên những nền đất yếu, dưới sông. Yêu cầu những điều kiện kỹ thuật khắt khe, đảm bảo yêu cầu an toàn cho công trình sau khi sử dụng. Gần đây, công ty quan tâm đến những công trình như khu dân cư vượt lũ, cụm dân cư vượt lũ. Nhưng việc tìm và ký kết những công trình này vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn docác thủ tục đấu thầu.Nhưng với những điều kiện, mặt mạnh mà không phải công ty nào cũng có. Chính do đáp ứng những yêu cầu đó, Tinh Anh luôn có những hợp đồng xây dựng thủy lợi. Nhưng do khả năng về vật lực công ty chưa đủ, nên một số công trình công ty không đủ thời gian thi công. Những công trình thi công khác, tuy mang lại lợi nhuận không cao bằng hai ngành này, nhưng do đây là những mặt hàng chủ yếu, truyền thống của công ty. Do đó, theo hướng đi trong tương lai, công ty sẽ tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao. Công ty sẽ nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã để từng bước nâng cao doanh thu cho công ty.
2.6 THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY
Trong những năm qua, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng. Khi mới thành lập, công ty chỉ có những công trình ở địa phương và trong tỉnh Kiên Giang. Nhưng hiện nay, thị trường công ty có mặt trong các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, và một vài công trình ở các địa phương khac như Hậu Giang, thành phố Cần Thơ. Nhưng thi trường Kiên giang vẫn là thị trường quan trọng của công ty. Ở đây, công ty có những khách hàng truyền thống. Hình ảnh của công ty có những vị trí nhất định. Trong tương lai, công ty sẽ cố gắng thâm nhập sâu hơn những thị trường đó.
Bảng và biểu đồ tỷ lệ doanh thu các địa phương
Tên địa phương
Tỷ lệ phần trăm (%)
Kiên Giang
52.1
Hậu Giang
13.2
Sóc Trăng
17.1
Cà Mau
10.87
Địa phương khác
6.73
Nguồn: công ty TNHH Tinh Anh
Hình 2.4 BIểu đồ tỷ lệ doanh thu các địa phương
Những công trình mà công ty xây dựng ở Kiên Giang bao gầm nhiều lĩnh vực như nhà dân dụng, kho bãi, thủy lợi…Còn những địa phương khác chủ yếu là xây dựng cầu, một số công trình nhà nước…
2.7 CÁC CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY THỜI GIAN QUA
Phân tích ma trân SWOT ( điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ)
Ma trận điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ là công cụ kết hợp quan trọng, có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bố loại chiến lược sau:
+ Chiến lược SO (điểm mạnh – cơ hội), chiến lược ST ( điểm mạnh – nguy cơ, chiến lược WT ( điểm yếu – nguy cơ) và chiến lược WO ( điểm mạnh – điểm yếu).
+ Chiến lược SO ( điểm mạnh – cơ hội): là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của công ty để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
+ Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điêm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài+ Chiến lược ST là sử dụng các điểm mạnh của công ty nhằm làm giảm bớt những ảnh hưởng của các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các các chức luôn gặp những mối đe dọa từ bên ngoài.
+ Chiến lược WT là các chiến lược phòng thủ để làm giảm đi các điểm yếu bên trong và tránh khỏi những môi đe dọa từ bên ngoài.
Các điểm mạnh của công ty: bước đầu đã có những biến chuyển tốt. Do kế thừa từ cơ sở kỹ nghệ sắt Tinh Anh nên công ty có đội ngũ nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm. Có những khách hàng truyền thống. Đội ngũ ban lãnh đạo tuổi đời còn trẻ nên có những suy nghĩ mới về cách quản lý, nhiều sáng tạo. Nguồn nhân lực có sự bổ sung giữa sự trẻ trung, năng động và sự chín chắn, kinh nghiệp trong công việc.
Các mặt yếu của công ty: có các cách hành xử theo kiểu cũ khi công ty còn là cơ sở kỹ nghệ sắt. Các nguồn lực như tài chính, trang thiết bị..còn hạn chế. Chưa quan tâm đến các mục tiêu dài hạn. Tầm nhìn còn hạn chế. Khả năng thanh toán thấp, có thể gây ra rủi ro cao cho công ty. Đội ngũ nhân viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, gây khó khăn trong việc tiếp cận với các công nghệ, thiết bị từ nước ngoài.
Cơ hội của công ty: thị trường còn rất dồi dào, các công trình như nhà kho, cầu cống…còn rất nhiều trong khu vực. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang quan tâm đầu tư vào khi vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được sự quan tâm từ phía Nhà Nước.
Nguy cơ của công ty:Rủi ro từ phía khách hàng, khả năng thanh toan hợp đồng chậm của khách hàng có thể gây khó khăn trong biệc tái đầu tư cũng như khả năng thanh toán của công ty. Đây là mối đe dọa thường xuyên và lớn nhất của công ty. Giá các nguyên vật liệu như xi măng, sắt, thép thường xuyên có những biến động thất thường, gây ảnh hưởng đến việc thi công đúng tiến độ các công trình cũng như lợi nhuận của công ty. Khả năng gia nhập ngành cao.
Qua các phân tích đánh giá tình hình công ty, chúng ta có những chiến lược từ SWOT như sau:
Bảng phân tích SWOT
Opportunities – Cơ hội
Thị trường dồi dào
Có được các chính sách hỗ trợ từ Nhà Nước
Threat – Nguy cơ
Rủi ro thanh toán cao
Khả năng gia nhập ngành cao
Streng – Điểm mạnh
Khách hàng ổn định
Đối tác chiến lược
Nhân lực dồi dào và có trình độ chuyên môn cao
Nhiều mối quan hệ
SO: - Tìm thêm các thị trường mới.
Giữ vững thị trường đã có
Tận dụng các chính sách, nguồn lực để mở thêm ngành bán các thiết bị trong ngành
ST: - Tìm hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng để nâng cao khả năng thanh toán của công ty
- Nhanh chóng thống lĩnh thị trường
Weaknesses – Điểm yếu
Nguồn tài chính hạn chế
Nhân lực chưa thực sự chuyên nghiệp
WO: - tận dụng các chinh sách hỗ trợ tín dụng của Chính Phủ
- Tăng cường bồi dưỡng khả năng chuyên môn, các lĩnh vực khác cho nhân viên
WT: - Tìm hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng để nâng cao khả năng thanh toán của công ty
- Mua bảo hiểm
SO: Không ngừng mở rộng thị trường, tìm thêm các thị trường mới. Giữ vững thị trường đã có.Hiện nay, Chính phủ co rất nhiều chính sach hỗ trợ như lãi suất, thuế. Do đó, tận dụng các chính sách, nguồn lực để mở thêm ngành bán các thiết bị trong ngành như máy cắt, hàn, uốn sắt..
ST: Trước khi ký hợp đồng, nên tìm hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng. Đảm bảo thu được tiền sau khi hòan thành công trình, thu tiền thành từng phần trong quá trình thi công. Từ đó nâng cao khả năng thanh toán của công ty.Nhanh chóng thống lĩnh thị trường. Đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh. Từ đó thu hút khách hàng. Giảm bớt đe dọa từ đối thủ cạnh tranh.
WO: tận dụng các chinh sách hỗ trợ tín dụng của Chính Phủ để tăng cường nguồn vốn. Nếu có thể, nên kêu gọi thêm các nhà đầu tư góp thêm vốn. Từ đó tăng thêm nguồn tài chính cho công ty. Tăng cường bồi dưỡng khả năng chuyên môn, các lĩnh vực khác cho nhân viên. Từ đó giảm khó khăn khi gặp cac tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
WT: Tìm hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng để nâng cao khả năng thanh toán của công ty.
+ Những trường hợp đặc biệt như giá trị công trình lớn, nên mua bảo hiểm. Đưa rủi ro cho công ty bảo hiểm.
Ngay sau khi thành lập, công ty đã không ngừng mua trang thiết bị, cải tiến mẫu mã. Tuyển dụng các nhân viên có năng lực. Dựa vào những kết quả trên. Ta có thể xác định những chiến lược mà công ty đã và đang theo đuổi:
Những chiến lược tăng trưởng tập trung
Công ty đã nỗ lực khai thác những cơ hội sẵn có như những sản phẩm hiện có, thị trường hiện thời.
Chiến lược phát triển sản phẩm:
Lưới thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm
Sản phẩm
Thị trường
Ngành sản xuất
Trình độ sản xuất
Quy trình công nghệ
Mới
Hiện tại
Hiện tại
Hiện tại
Hiện tại
Với những sản phẩm mà đã có từ khi công ty còn là cơ sở kỹ nghệ sắt như lan can, cửa cuốn…công ty ngày càng có nhiều mẫu mã. Có thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng. Những công trình như nhà xưởng, kho, thủy lợi. Công ty có những kiến trúc mới, tạo sự đa dạng trong sự lựa chọn.
Phát triển thị trường:
Lưới thay đổi chiến lược cho việc phát triển thị trường
Sản phẩm
Thị trường
Ngành sản xuất
Trình độ sản xuất
Quy trình công nghệ
Hiện tại
Mới
Hiện tại
Hiện tại
Hiện tại
Không hài lòng với thị trường hiện tại, công ty đã có những hành động để tìm hiểu các thị trường mới, tăng doanh thu cho công ty. Những thị trường của công ty ơ các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau.. đã chứng minh cho điều đó.
Những chiến lược tăng trưởng đa dạng
Trong điều kiện hiện nay, chất lượng san phẩm sẽ tăng lên nhờ sự thay đổi về công nghệ mới, yêu cầu những công nghệ mới. Công ty Tinh Anh cũng nhận ra những xu hướng đó, ban giám đốc có những quyết định đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị mới.
Sự đa dạng hóa theo hàng ngang:
Lưới thay đổi chiến lược đa dạng hóa hàng ngang
Sản phẩm
Thị trường
Ngành sản xuất
Trình độ sản xuất
Quy trình công nghệ
Mới
Hiện tại
Hiện tại hoặc mới
Hiện tại
Mới
Doanh số bán hàng gần đây của công ty lên chủ yếu do các sản phẩm mới mang lại. Một số công trình trong xây dựng thủy lợi chỉ có từ năm 2009. Mà để thực hiện các điều đó,các phương tiện máy móc, kỹ thuật mới là điều không thể thiếu.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TINH ANH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Môi trường là toàn bộ những yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường thường bao gồm môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát, môi trường chung), và môi trường vi mô ( môi trường cạnh tranh, riêng biệt của ngành xây dựng)
3.1.1 Môi trường vĩ mô
a) Các yếu tố pháp luật, chính trị, chính sách:
Việt Nam, một hình ảnh mà trước đây khi nhắc tới người ta nói về vùng đất với những hình ảnh đau thương, nghèo nàn, bị chiến tranh tàn phá. Sau 35 năm hòa bình được lập lại Việt Nam thực sự thay da đổi thịt. Đất nước ngày càng phát triển. Với một nền chính trị ổn định, hòa bình. Việt Nam được đánh giá là một trog nhũng nươc yên bình nhất trên thế giới. Việt Nam ngày càng có tiếng nói trong khu vực và thế giới. . Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiếp Quốc, đã nâng cao uy tín của mình trước toàn thế giới, tạo sự yên tâm lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư quốc tế.
Hiện nay, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo các nguồn tin mới cập nhật thì Chính Phủ vừa có những chính sách sau:
1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất.
4. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Xây dựng và củng cố hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong số các biện pháp được đưa ra, đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho đối tượng doanh nghiệp này.
(Nguồn:VnExpess)
Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê hoặc dành quỹ đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và vườn ươm doanh nghiệp.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Các yếu tố văn hóa xã hội: sự phát triển của đất nước ngày nay, không thể không có sự đóng góp của đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó nhu cầu kinh doanh, đi lại ngày càng yêu cầu cao hơn. Do vậy, các công trình phục vụ cho nhu cầu đó của