MỞ ĐẦU. 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÔNG TIN
DỰ BÁO THỜI TIẾT TRÊN TRUYỀN HÌNH . 17
1.1. Một số khái niệm cơ bản: . 17
1.1.1. Các khái niệm cơ bản: . 17
1.1.2. Dự báo có các đặc điểm sau:. 18
1.2. Vai trò của các bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình:. 18
1.2.1. Tính cấp bách của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. 19
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã trở thành vấn đề truyền thông lớn
và nhạy cảm. 20
1.3. Vị trí, đặc điểm của bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình: . 22
1.3.1. Vị trí của bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình. 22
1.3.2. Đặc điểm của bản tin dự báo thời tiết:. 23
1.4. Những tiêu chí của bản tin dự báo thời tiết:. 27
1.4.1. Về nội dung thông tin:. 27
1.4.2. Về hình thức thể hiện: . 27
1.4.3 Những yếu tố khác: . 28
1.5. Tiểu kết chương 1. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT TRONG
CHưƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN KÊNH VTV1 VÀ KÊNH VTC14 . 31
2.1. Thực trạng các bản tin dự báo thời tiết trong chương trình thời sự trên sóng
VTV1 và Kênh VTC 14. 31
2.1.1. Các bản tin dự báo thời tiết trên Kênh VTV1:. 31
38 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí học - Bản tin dự báo thời tiết trong chương trình thời sự truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n văn – Đại học quốc gia Hà Nội; Khoa Báo chí Chuyên ngành: Báo chí học;
Mã số: 60. 32. 01 bảo vệ năm 2011 với đề tài “Bản tin dự báo thời tiết” trên sóng
truyền hình các đài địa phƣơng Trung bộ (Khảo sát 3 đài PTTH Quảng Trị, Bình
Định và Bình Thuận trong 6 tháng cuối năm 2010).
Mục đích nghiên cứu luận văn của tác giả nhằm phác thảo thực trạng về công
tác dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của các Đài địa phƣơng khu vực Trung
Bộ thông qua 3 đài: Quảng Trị, Bình Định, và Bình Thuận thể hiện qua các bản tin
dự báo hằng ngày cũng nhƣ những bản tin dự báo thiên tai mang tính cấp bách.
Trong khuôn khổ của đề tài tác giả cũng mong muốn nhận xét và đánh giá về ƣu
điểm và hạn chế của các bản tin dự báo thời tiết với ngôn ngữ đặc thù trên các Đài
truyền hình mà mình khảo sát, từ đó đƣa ra các ứng xử văn hóa tốt nhất với thời
tiết cũng nhƣ phòng chống thiên tai tại khu vực các tỉnh Trung Bộ.
Luận văn tác giả Phạm Thị Tuyết Mây – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
13
– Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa khí tƣợng và Khí hậu học; Mã số 60 44 8, về đề
tài “Đánh giá kết quả dự báo nhiệt độ và lƣợng mƣa của một số mô hình dự báo
thời tiết cho khu vực Việt Nam”. Trong luận văn của mình tác giả đƣa ra bài toán
đánh giá mức độ chính xác của mô hình hoặc mức độ sai khác giữa các sản phẩm
dự báo của mô hình với những kết quả quan trắc thực tế nhằm chỉ ra những ƣu
điểm, nhƣợc điểm của mô hình, giúp cho các chuyên gia nghiên cứu tìm kiếm các
giải pháp cải tiến, phát triển, nâng cao chất lƣợng dự báo của mô hình. Hơn nữa,
kết quả đánh giá dự báo có thể đƣa ra những thông tin giúp các nhà quản lý quyết
định có nên đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị để phát triển mô hình hay không.
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tập trung vào việc đánh giá chất lƣợng dự
báo 24h của nhiệt độ, lƣợng mƣa của hai mô hình dự báo thời tiết số đƣợc sử dụng
phổ biến hiện nayở Việt Nam là mô hình HRM và mô hình MM5.
Cuốn sách về "100 câu hỏi - đáp về các hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn" do
Trung tâm khí tƣợng Thủy Văn quốc gia thực hiện để thực hiện nhiệm vụ "tuyên
truyền phổ biến kiến thức về khí tƣợng thủy văn" do Bộ Tài nguyên và môi trƣờng
giao năm 2008.
Cuốn "Truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân" do nhiều tác giả biên
soạn - Nhà xuất bản nông nghiệp. Là cuốn sách nêu lên những kinh nghiệm, kiến
thức quý báu cho một lĩnh vực truyền thông mới. "Truyền thông nông nghiệp,
nông thôn đã mở ra đƣợc cách cửa để toàn xã hội tìm hiểu vai trò của nông nghiệp
và thực trạng cuộc sống nông thôn, là nhịp cầu mang hình ảnh nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam đến với bạn bè các nƣớc và quốc tế". Cuốn sách đã đề cập đến
nhiều khía cạnh của quá trình hoạt động truyền thông "Tam Nông".
Bên cạnh đó, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo khoa học về công tác dự báo
thời tiết trong và ngoài nƣớc cũng đƣợc đƣa ra để bàn thảo, mổ xẻ những vấn đề
14
liên quan đến công tác dự báo thời tiết hiện nay. Đánh giá các tác động của biến
đổi khí hậu và sức khỏe con ngƣời vào ngày 23/11/2015, tại Trƣờng Đại học Y tế
công cộng (ĐHYTCC) đã diễn ra Hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe”. Đây là
hội thảo quốc tế đƣợc tổ chức dƣới sự phối hợp giữa Trƣờng ĐHYTCC, Trƣờng
Đại học Y Hà Nội, Trƣờng Đại học Umea (Thụy Điển) và Trƣờng Đại học Gadjah
Mada (Indonesia) với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu từ các nƣớc trong
khu vực về mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó, "Hội thảo quốc tế lần thứ hai về Các hiện tƣợng thời tiết cực
đoan trên nền khí hậu đang biến đổi ở các lục địa tiếp giáp biển" do Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên phối hợp với Đại học Kyoto, Nhật Bản đồng tổ chức diễn
ra từ ngày 23/8/2016 – 26/8/2016.
Tóm lại, trong và ngoài nƣớc đã có một số công trình, sách, báo, hội nghị,
diễn đàn nghiên cứu về truyền thông về bản tin dự báo thời tiết, song chƣa có đề
tài nào đƣa ra đƣợc bức tranh tổng quan về truyền thông liên quan đến vấn đề dự
báo thời tiết trên truyền hình. Vì vậy, đề tài luận văn này, sẽ góp phần giải quyết
điều đó và đƣa ra những khuyến nghị và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng
của các bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình, mà cụ thể là trên Kênh VTV1 và
Kênh VTC14.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, luận văn hƣớng đến các mục tiêu sau:
- Chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của bản tin dự báo thời tiết trên Kênh VTV1
và VTC14
15
- Đánh giá chất lƣợng của các bản tin dự báo thời tiết hiện nay trên Kênh
VTV1 và VTC 14
- Đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các
chƣơng trình Dự báo thời tiết.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu, đánh giá tƣơng đối toàn diện về ƣu điểm và hạn chế của các
bản tin dự báo thời tiết với ngôn ngữ đặc thù trên kênh VTV 1 - Đài truyền hình
Việt Nam và Kênh VTC14.
- Khảo sát đánh giá thực trạng thông tin dự báo thời tiết trên Kênh VTV1 và
VTC14, chỉ rõ ƣu điểm , nhƣợc điểm và nguyên nhân.
- Xây dựng các giải pháp truyền thông để có thể nâng cao chất lƣợng của bản
tin theo hƣớng gần gũi, sát thực và dễ hiểu hơn đối với ngƣời dân.
Đây là cơ sở thông tin quan trọng để ngƣời dân thay đổi hành vi và nhận thức
tốt hơn về những thay đổi của thời tiết cũng nhƣ tự phòng chống thiên tai thông
qua các bản tin dự báo thời tiết.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các bản tin dự báo thời tiết trên Kênh VTV1 -
Đài Truyền hình Việt Nam và Kênh VTC14. Đối tƣợng tác động là công chúng
xem truyền hình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khảo sát của luận văn là một số bản tin dự báo thời tiết trên Kênh
VTV1 trong thời gian 6 tháng từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Đây là
thời điểm có hiện hiện tƣợng thời tiết xảy ra, nắng nóng, mƣa bão bắt đầu xuất
hiện nhiều và đến cuối năm thì xuất hiện rét đậm, rét hại ở miền Bắc, khô hạn ở
miền Trung và Nam Bộ.
16
Do đó, ngoài bản tin thời tiết hàng ngày, trong giai đoạn 6 tháng khảo sát, tác
giả sẽ có góc nhìn tƣơng đối toàn diện để phân tích kĩ lƣỡng về các bản tin dự báo
thời tiết, và các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng khác xảy ra trong thời gian ngắn
nhƣng có sức tàn phá lớn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp luận:
Luận văn tiếp cận từ lý thuyết về lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm, đƣờng lối lañh đaọ của Đảng , Nhà nƣớc về thông tin dự
báo thời tiết để xây dựng các luận cứ lý thuyết. Bằng phƣơng pháp quan sát thực
tiễn chúng tôi tìm các luận cứ thực tiễn để chứng minh, luận giải và qua đó đề xuất
giải pháp đổi mới “Bản tin dự báo thời tiết trong các chƣơng trình thời sự truyền
hình”.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn nhƣ: thống kê, phân tích tài liệu sẵn có, tổng hợp. Cụ thể:
- Luận văn sử dụng thao tác phân tích tác phẩm báo chí, nghĩa là phân tích
các bản tin dự báo thời tiết trong ngôn ngữ truyền hình để đánh giá chính xác
thực trạng, cách chuyển tải thông tin của các đài truyền hình, từ đó đánh giá
hiệu quả thực tế của các bản tin dự báo thời tiết đối với công chúng nghe nhìn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trò của truyền thông trong việc
dự báo thời tiết và ứng phó với thiên tai mà cụ thể là của loại hình báo hình ở một
số đài quốc gia và khu vực. Về thực tiễn, luận văn mong muốn đúc kết từ thực tế
khảo sát để có thể đƣa ra mô hình dự báo thời tiết tốt nhất có thể, mục đích cuối
cùng vẫn là hƣớng tới phục vụ nhu cầu đƣợc dự báo thời tiết chính xác của khán
17
giả, đây cũng là tiền đề để cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở các tỉnh còn nghèo,
thông qua việc giảm đi những rủi ro do thời tiết gây ra.
- Kết quả luận văn sẽ đóng góp thêm một nội dung nghiên cứu mới trong lĩnh
vực thực hiện các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn
kết cấu làm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thông tin dự báo thời tiết
trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng các bản tin dự báo thời tiết trong các chƣơng trình
thời sự trên Kênh VTV1 và Kênh VTC14
Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lƣợng bản tin dự báo thời
tiết trên kênh VTV1 và Kênh VTC14
18
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÔNG TIN
DỰ BÁO THỜI TIẾT TRÊN TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Các khái niệm cơ bản:
+ Dự báo:
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong
tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi tiến
hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại
để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai nhờ vào một số
mô hình toán học (Định lƣợng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ
quan hoặc trực giác về tƣơng lai (Định tính) và để dự báo định tính đƣợc chính xác
hơn, ngƣời ta cố loại trừ những tính chủ quan của ngƣời dự báo.
+ Thời tiết:
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định đƣợc xác định
bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, nắng, mƣa, sƣơng
mù,
Thời tiết thƣờng dễ thay đổi trong một thời gian ngắn, có thể là một buổi, một
ngày hoặc vài ngày.
+ Khí hậu:
Khí hậu là thuật ngữ mô tả các trạng thái thời tiết đã từng xảy ra tại một nơi
nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khác với thời tiết, khí hậu có tính ổn
định tƣơng đối.
+ Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian
dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con ngƣời.
19
+ Khí nhà kính:
Bầu khí quyển của Trái đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính,
vì cách mà chúng làm ấm Trái đất tƣơng tƣ nhƣ các ngƣời ta giữ nhiệt cho các ngôi
nhà làm bằng kính để trồng cây.
Khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc (H2O); cacbon đioxit (CO2); metan
(CH4); các khó CFC; các khí đi nitơ oxit (N2O); khí ozon trong tầng đối lƣu (O3);
những khí này giống nhƣ một chiếc khăn có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái
Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi
nảy nở. Nếu không có những khí này, nhiệt từ Mặt trời sẽ không đƣợc giữ lại và bề
mặt Trái đất sẽ trở nên lạnh lẽo.
1.1.2. Dự báo có các đặc điểm sau:
- Không có cách nào để xác định tƣơng lai là gì một cách chắc chắn (tính
không chính xác của dự báo). Dù phƣơng pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn
tại yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra.
- Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách
chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tƣơng tƣơng lai. Hay nói cách khác,
không phải cái gì cũng có thể dự báo đƣợc nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề
cần dự báo.
- Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong
việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hƣởng
đến tƣơng lai, vì thế cũng sẽ ảnh hƣởng đến độ chính xác của dự báo.
1.2. Vai trò của các bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình:
Khí hậu Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ
cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hƣởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều
mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hƣởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí
20
hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và
từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nƣớc khác cùng vĩ độ ở
Châu Á.
Việt Nam có thể đƣợc chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo
Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông),
chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông
Nam, có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hƣởng
của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai
mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mƣa).
1.2.1. Tính cấp bách của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Việc biến đổi khí hậu trong thời gian qua cũng đã gây cho nhiều địa phƣơng
trên cả nƣớc những thiệt hại nặng nề và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là những
vùng có địa lý và khí hậu phức tạp (đồi núi, ven biển...). Việc phòng chống, đối
phó với biến đổi khí hậu là điều hết sức cần thiết.
Trung bình mỗi năm Việt Nam có 392 ngƣời chết và thiệt hại hơn 1% GDP do
các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.
Với địa hình đa dạng, đƣờng bờ biển dài và các đồng bằng sông rộng lớn, hoạt
động nông nghiệp Việt Nam là những lĩnh vực đang phải chịu ảnh hƣởng lớn từ
những thay đổi của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên nhƣ bão, lụt, hạn hán.
Vì vậy, có 2 vấn đề đặt ra:
- Thứ nhất là làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực đời
sống
- Thứ hai là thích ứng với khí hậu.
Những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam thực tế đang diễn ra nhanh
hơn nhiều so với dự báo và diễn biến khó lƣờng. Mƣa, tố, lốc, hạn hán, xâm nhập
mặn diễn ra thƣờng xuyên và ngày càng khốc liệt hơn trên khắp các vùng, miền đất
21
nƣớc ta, gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời
sống của nhân dân.
Chính vì vậy, việc dự báo thời tiết là dự báo quan trọng bởi vì nó cung cấp
thông tin nhằm bảo vệ cuộc sống con ngƣời cũng nhƣ tài sản và các hoạt động
ngoài trời, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và khai thác thủy, hải sản và làm
muối...
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã trở thành vấn đề truyền thông lớn và
nhạy cảm
Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng cao và biến đổi khí hậu đến nay không còn
là vấn đề riêng của một nƣớc nào mà đó là vấn đề chung, là trách nhiệm của toàn
cầu. Các quốc gia trên thế giới đang rất nỗ lực xây dựng và thực hiện các hành
động chiến lƣợc nhằm thích ứng với sự nóng lên toàn cầu, ngăn ngừa và hạn chế
tác động của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu nhƣ nƣớc biển
dâng.
Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh
hƣởng hiện nay và hiểm họa trong tƣơng lai đối với xã hội loài ngƣời. Các hiện
tƣợng khí hậu dị thƣờng và thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều vùng trên thế giới.
Báo cáo “Ảnh hƣởng của mực nƣớc biển dâng cao đối với các nƣớc đang phát
triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cho
biết: Mực nƣớc biển chỉ cần dâng thêm 1m thì sẽ gây hiểm họa lớn đối với các
nƣớc có vùng dân cƣ và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp ở
ven biển. Theo Báo cáo Tình trạng môi trƣờng biển của Chƣơng trình hành động
toàn cầu thuộc UNEP (2006), thì hiện nay, gần 40% dân số thế giới sống tại các
vùng ven biển hẹp (chỉ chiếm 6,7% diện tích bề mặt Trái Đất) và phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mật độ dân số tại khu vực bờ biển có thể tăng từ 77
ngƣời/km2 năm 1990, lên tới 115 ngƣời/km2 năm 2025.
22
Từ năm 1994 đến 2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu, Việt
Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 ngƣời chết và thiệt
hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.
Trong vấn đề về thích ứng với sự biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt
Nam Mới đây, tại Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI của Đảng cũng đã chỉ ra và
hƣớng đến những giả pháp cụ thể:
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP chỉ đạo các bộ, ngành liên
quan xây dựng Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn
cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho chƣơng trình này. Chƣơng trình
đã xây dựng chính sách của quốc gia trong giảm nhẹ và thích ứng, lồng ghép vào
các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở từng ngành từng địa phƣơng và các cam
kết quốc tế.
Đúc rút kinh nghiệm của các nƣớc và căn cứ vào thực tiễn, Việt Nam đã xây
dựng và triển khai tích cực năm nhóm giải pháp chủ yếu:
- Một là, nhóm giải pháp về chiến lƣợc, chính sách gồm: xây dựng, bổ sung,
sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức quản lý, tổ chức thực
hiện Công ƣớc về Biến đổi khí hậu, Nghị định thƣ Ky-o-to và Cơ chế Phát triển
sạch (CDM). Biến đổi khí hậu đƣợc coi là vấn đề vừa có tính trƣớc mắt, vừa có
tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và
toàn cầu.
- Hai là, nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm đạt đƣợc các kết
luận khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lƣợc và chính
sách cho sự phát triển bền vững.
- Ba là, nhóm giải pháp về tài chính nhằm tạo quỹ phục vụ cho các biện pháp
làm sạch môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Có cơ chế để tăng nguồn lực
tài chính trong nƣớc và mở rộng khả năng tiếp cận những nguồn tài chính khác, hỗ
trợ cho việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Chƣơng trình Tín
23
dụng Xanh do các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam cung cấp, Quỹ Bảo vệ Môi
trƣờng Việt Nam, Quỹ Tín dụng Xanh do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ, Quỹ
DANIDA của Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trƣờng toàn cầu
Ngân hàng Thế giới.
- Bốn là, nhóm giải pháp nâng cao năng lực thông tin và truyền thông. Đây
đƣợc coi là giải pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi
khí hậu ở Việt Nam để có cách thích ứng. Cần đẩy mạnh truyền thông để ngƣời
dân nhận thức đƣợc biến đổi khí hậu là vấn đề hiện hữu, là mối đe dọa trực tiếp
đến sức khỏe và cuộc sống của con ngƣời.
- Năm là, nhóm giải pháp tăng cƣờng hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi
khí hậu. Tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực biến
đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch để đạt đƣợc các thỏa thuận hợp tác. Tiếp tục
đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực trong thời kỳ hậu Ky-
o-to, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn
đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
1.3. Vị trí, đặc điểm của bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình:
1.3.1. Vị trí của bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình
Có thể nhận định, bản tin dự báo thời tiết đã trở thành thƣơng hiệu của nhiều
Kênh truyền hình trong đó rõ rét hơn cả là Kênh VTC14, chƣơng trình quen thuộc
không thể thiếu của khán giả VTV1.
Không chỉ riêng kênh VTV1 và VTC14 mà nhiều kênh truyền hình từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng đều dành những khung "giờ vàng" sau chƣơng trình thời sự,
hoặc những khung giờ có lƣợng khán giả xem đông đảo để phát sóng bản tin Dự
báo thời tiết.
24
Các bản tin dự báo thời tiết đa số đều không đƣợc Pr, quảng bá, hoặc giới
thiệu để tăng lƣợng rating của khán giả xem truyền hình, song luôn dành đƣợc sự
quan tâm đặc biệt của ngƣời xem.
Các Kênh Truyền hình lớn xem bản tin Dự báo thời tiết là một phần không
thể thiếu trong khung chương trình hằng ngày, và luôn dành một số khung giờ
cố định để phát sóng các bản tin dự báo thời tiết.
Sự quan tâm và đầu tư cho bản tin dự báo thời tiết về cả nội dung và hình
thức ngày càng được chú trọng, cụ thể là những bản tin thời tiết mới được ra
đời, format chương trình có sự thay đổi, sự đầu tư về khoa học kĩ thuật cũng
được quan tâm nhiều hơn để cho ra đời những bản tin dự báo thời tiết sống
động, hấp dẫn và chân thực hơn.
1.3.2. Đặc điểm của bản tin dự báo thời tiết:
Mỗi tác phẩm truyền hình đều có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào nội
dung và cách thức mà nó thể hiện. Nếu chỉ xét trên phƣơng diện quá trình làm ra
một tác phẩm, để sáng tạo một tác phẩm truyền hình nói chung và dự báo thời tiết
nói riêng đòi hỏi rất công phu, đó là một đứa con tinh thần của cả một tập thể, đội
ngũ cố vấn nội dung, biên tập viên, ngƣời dẫn chƣơng trình, và những ngƣời làm
kỹ thuật tiền kì và hậu kì, sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của từng thành
viên trong cả một e-kip thực hiện bản tin.
Bản tin dự báo thời tiết mang những đặc điểm chung của thể loại báo chí
truyền hình:
- Tính thời sự:
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhƣng thông qua truyền hình với
tƣ cách là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các thông tin dự báo
thời tiết có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phƣơng
tiện khác.
25
Thông tin dự báo thời tiết luôn mới, không có sự lặp đi lặp lại
- Ngôn ngữ đặc trƣng của bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình là hình
ảnh và âm thanh:
Trƣớc hết nói đến truyền hình ngƣời ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật
truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với ngƣời xem, thị giác, thính giác
của con ngƣời đƣợc tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh
sống động trên màn hình. Đây đƣợc coi là thế mạnh lớn nhất của truyền
hình. Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nếu so
sánh với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng hợp
tất cả các loại hình truyền thông có trong báo, phát thanh, phim ảnh và thể hiện
sự vƣợt trội hơn hẳn của nú.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của sách,báo và các loại tạp
chí trong việc nâng cao dân trí, tuy nhiên do dung lƣợng tri thức lớn, số trang in
lớn nên đọc sách, báo phải có thời gian, sách cũng kén chọn công chúng.
Ngƣời đọc sách, báo không những phải biết chữ mà còn phải có trình độ văn
hoá ở mức nhất định, các ký hiệu thông tin của báo đơn điệu, chỉ có chữ viết và
hình ảnh tĩnh,nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn ngữ không cao và kỹ thuật
trình bày, in ấn không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn, tính cập nhật thông tin và
tri thức trong sách, báo không cao,nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và tốc
độ phát triển nhanh của khoa học - công nghệ.
Trong truyền hình thì hình ảnh chủ yếu và đặc trƣng là hình ảnh động về hiện
thực trực tiếp. Ngoài ra truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh nhƣ ảnh tƣ
liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in. Bằng kĩ thuật dựng hình ngƣời ta có thể dựng
các hình ảnh động ở một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó để biến thành một
hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể.
Âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của truyền thông tin tức
truyền hình.Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con ngƣời, âm nhạc,
26
tiếng động và các âm thanh của hiện trƣờng ghi hình nhƣ gió, mƣa, sấm, tiếng kêu
của muông thú, tiếng hút của chim, tiếng xe chạy, tiếng vụ nổ của bom đạn, tiếng
ồn ào của đám đụng Trong các chƣơng trình dàn dựng hậu kỳ, ngƣời ta có thể
tạo ra các âm thanh, tiếng động nhân đạo để mang lại hậu quả thể hiện cao hơn.
Trên thực tế, không phải lúc nào những tiếng động thực tế phù hợp với yêu cầu thể
hiện trong các chƣơng trình truyền hình.
Sự kết hợp hài hũa giữa hình ảnh và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng
truyền tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu nhƣ bất kì sự kiện, hiện
tƣợng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chƣơng
trình truyền hình. Đặc điểm này tạo cho truyền hình một khả năng đặc biệt trong đa
dạng húa chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Truyền hình vừa là nhà
hát, lại vừa là sân chơi, là công cụ giao lƣu, là phƣơng tiện giải quyết nhiều dịch vụ
xã hội hiện đại.
Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con ngƣời bằng
cả thính giác và thị giác – hai giác quan quan trọng nhất
Phát huy thế mạnh hình ảnh và âm thanh của thể loại báo hình, bản tin dự báo
thời tiết trở nên sinh động, hấp dẫn ngƣời xem bằng hình ảnh chân thực, sống
động, gần gũi, đáp ứng nhu cầu thƣởng thức thông tin đa dạng, nhiều chiều của khá
giả.
- Tính phổ cập và quảng bá:
Do những ƣu thế về hình ảnh và âm thanh, các bản tin dự báo thời tiết trên
truyền hình có khả năng thu hút hàng tỷ ngƣời xem cùng một lúc, cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, phục vụ đƣợc nhiều đối tƣợng ngƣời xem ở vùng
sâu vùng xa. Tính quảng bá của bản tin dự báo thời tiết còn thể hiện ở chỗ một sự
kiện thời tiết cực đoan đang xảy ra ở bất kỳ đâu đƣợc đƣa lên vệ tinh sẽ truyền đi
khắp thế giới, đƣợc hàng tỷ ngƣời biết đến.
- Tính chân thực, khách quan (Khả năng thuyết phục công chúng):
27
Nhà báo Hữu Thọ, nguyên trƣởng ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng,
nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân nhận định: Khách quan, chân thật của thông
tin bao giờ cũng là vấn đề hết sức cơ bản.
Về lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan,
chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đƣa tin
sai, dù sau đó đính chính cũng sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả. Một
nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn gây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004639_1464_2006160.pdf