MỞ ĐẦU.6
Chương 1: CHÂN DUNG CON NGưỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN – NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN .13
1.1. Một số khái niệm. 13
1.1.1. Báo in.13
1.1.2. Chân dung con người.15
1.1.3. Người tốt, việc tốt.16
1.2. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền về người tốt, việc tốt. 19
1.3. Một số tiêu chí của người tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay . 23
1.3.1. Tiêu chí người tốt, việc tốt .23
1.3.2. Tiêu chí người tốt, việc tốt trên báo chí .
Tiểu kết chương 1.
Chương 2: CHÂN DUNG CON NGưỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO TUỔI TRẺ,
LAO ĐỘNG, ĐẠI ĐOÀN KẾT.
2.1. Giới thiệu về các tờ báo lựa chọn khảo sát
2.1.1. Báo Tuổi trẻ.
2.1.2. Báo Lao động .
2.1.3. Báo Đại đoàn kết .
2.2. Thực trạng các tác phẩm về chân dung con người trên báo in.
2.2.1. Số lượng và tần suất .
2.2.2. Nội dung .
2.2.3. Hình thức .
2.3. Đánh giá thực trạng tuyên truyền về chân dung con người trên báo in
2.3.1. ưu điểm .
2.3.2. Hạn chế.
34 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí học - Chân dung con người Việt Nam trên báo in hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung thông tin của các tác
14
phẩm báo in xuất hiện đồng thời trƣớc mắt ngƣời đọc hầu nhƣ ngay trên cùng một trang
báo. Sự đồng hiện của báo in đƣợc thể hiện bằng những thông tin cùng xuất hiện đồng
thời trên trang báo in thông qua việc trình bày tổ chức trang báo, bao gồm các phần: tên
chuyên mục, tiêu đề, tít, sapô hoặc những dòng chữ gây chú ý, tít phụ cùng sự hỗ trợ của
hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ Công chúng đọc một bài báo in có thể do tít và sapô
hấp dẫn hay cũng có thể do tranh ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý cho họ. Cũng chính vì
vậy mà có thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên cùng một trang báo in là một
trong những lợi thế nhất định của báo in. Công chúng có thể cùng lúc lƣớt mắt trên toàn
bộ bài báo và sau đó có thể tìm những thông tin thú vị hoặc cần thiết cho mình. Cũng
chính sự đồng hiện các yếu tố thể hiện của một bài báo trên một trang báo cũng làm ảnh
hƣởng lớn đến công tác biên tập nội dung tít, sapô và phần chính văn của một bài báo in.
Do phƣơng thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm ƣu việt sau:
Thứ nhất, ngƣời đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in.
Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến việc chủ
động về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ báo in cụ thể. Buổi sáng ngƣời
ta có thể mua một tờ báo in của một cơ quan báo chí nào đó, đọc lƣớt qua các tin tức,
bình luận quan trọng rồi chiều tối về nhà mới đọc tiếp những bài báo dài và đáng quan
tâm nhƣ phóng sự, phản ánh, các loại ký Khi đọc các tờ báo in, ngƣời ta hoàn toàn có
thể đọc lƣớt nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức
tạp mà đọc lần đầu chƣa rõ. Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội
dung sâu sắc, phức tạp. Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội dung thông tin với những
mối quan hệ đan chéo, những biểu hiện trên nhiều bình diện, nhiều tầng lớp khác nhau.
Những thông tin có thể đƣợc tổ chức theo nhiều cách khác nhau mà ngƣời đọc vẫn có thể
hiểu, miễn là những thông tin, nội dung bài viết là bổ ích, đáp ứng đƣợc nhu cầu của
ngƣời đọc.
Thứ hai, vì sự tiếp nhận thông tin báo in của công chúng là quá trình chủ động, đòi
hỏi ngƣời đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não. Vì
thế làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin, giúp ngƣời đọc có thể nhận thức sâu sắc những
mối quan hệ bên trong phức tạp. Nội dung thông tin đề cập các vấn đề, sự kiện trong cả
một chu kỳ xuất bản. Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự diễn ra trong chu kỳ sau đó
chỉ có thể đƣợc đề cập trong sản phẩm đƣợc xuất bản vào thời điểm định kỳ sau. Vì thế
trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thông tin, hay nói cách khác,
độ nhanh, tính thời sự của báo in bị hạn chế hơn so với các loại hình phát thanh và truyền
hình và đặc biệt là báo mạng điện tử.
Hơn nữa nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ xác định cao. Dù
thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác nhƣng đảm bảo sự chính xác về
15
thông tin vì đã đƣợc kiểm định. Báo in có thể làm tài liệu, minh chứng cho các công trình
nghiên cứu khoa học.
1.1.2. Chân dung con người
Chân dung là thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật nhƣ hội họa,
điêu khắc, nhiếp ảnh, văn học... Và từ lâu khái niệm chân dung cũng đƣợc sử dụng phổ
biến trong lĩnh vực báo chí.
Theo Từ điển Tiếng Việt,“chân dung” đƣợc định nghĩa là “tác phẩm hội họa, điêu
khắc, nhiếp ảnh thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng một ngƣời nào đó” [34,
tr.193]. Theo định nghĩa này, chân dung con ngƣời đƣợc hiểu là diện mạo, thần sắc và hình
dáng của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua một bức tranh, ảnh hay một tác phẩm điêu
khắc có hình khối cụ thể. Ngƣời xem có thể nhìn thấy trực tiếp diện mạo, thần sắc, hình
dáng đó, dễ dàng hình dung ra con ngƣời có thật ngoài thực tế.
Trong lĩnh vực văn học, khái niệm chân dung cũng đƣợc sử dụng khi nói về một
thể loại văn học lấy con ngƣời làm đối tƣợng chủ yếu để phản ánh. Trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đƣa ra
khái niệm chân dung văn học nhƣ sau: Nhà văn phát huy sở trƣờng quan sát, lựa chọn chi
tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tƣ thế, hồi tƣởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của
một con ngƣời, thƣờng là nhà văn, nghệ sĩ, các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Hay nhƣ
nhà văn Tô Hoài định nghĩa: Chân dung văn học là việc dựng lại những bóng dáng thần
thái văn nhân, những câu nói cái cƣời, bƣớc đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy từng
biết.
Chân dung con ngƣời trong văn học, nghệ thuật khác với chân dung con ngƣời
trong lĩnh vực báo chí. Chân dung con ngƣời trong văn học, nghệ thuật có thể mang yếu
tố hƣ cấu, còn trong báo chí, chân dung đó phải là ngƣời thật, việc thật, đƣợc phản ánh
chân thực thông qua tác phẩm báo chí. Việc dùng báo chí để khắc họa chân dung con
ngƣời không giống nhƣ ngƣời họa sĩ vẽ chân dung, coi chân dung là mục đích cuối cùng.
Mà khái quát hơn, sâu sắc hơn là nhà báo làm toát lên chân dung một con ngƣời với cuộc
sống thực của họ, từ đó khái quát lên thành những vấn đề xã hội, những thông điệp xã hội
muốn gửi tới độc giả.
Bàn về khái niệm của thể loại ký chân dung - thể loại báo chí tiêu biểu khi phản
ánh chân dung con ngƣời, tác giả Đức Dũng quan niệm: Con ngƣời trong tác phẩm ký
chân dung phải có địa chỉ sát thực, tiêu biểu, đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyên truyền thời sự.
Con ngƣời phải đƣợc đặc tả ở diện mạo, dáng vẻ bề ngoài hoặc thông qua những hành
động, những việc làm tiêu biểu.
Trong cuốn Tác phẩm báo chí, khi nói về chân dung con ngƣời trong thể loại phóng
sự báo chí, các tác giả cho rằng: “Mỗi bức chân dung cụ thể có thể nói lên một mảng hiện
thực nào đó: hoặc minh chứng cho một truyền thống lịch sử, một phong tục tập quán, một
16
nếp nghĩ, nếp làm ăn của một địa phƣơng, một tộc ngƣời hoặc một khuynh hƣớng xã hội
nào đó. Chân dung con ngƣời có thể là tích cực hoặc tiêu cực, hạnh phúc hay bất hạnh,
đáng biểu dƣơng hay đáng phê phán” [10, tr. 181].
Trong khái niệm về thể loại ký chân dung, tác giả Dƣơng Xuân Sơn cho rằng: Ký
chân dung là một thể loại thuộc thể ký báo chí có đối tƣợng phản ánh là những con ngƣời
hay một tập thể ngƣời có thật, đƣợc coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp
ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con ngƣời hay tập thể ngƣời có hành động, việc
làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. [38, tr. 84].
Nhƣ vậy, có thể hiểu khái niệm chân dung con người trên báo chí là những con
ngƣời có thật đƣợc báo chí phản ánh thông qua tác phẩm báo chí. Qua đó, không chỉ diện
mạo, thần sắc, hình dáng của con ngƣời đƣợc thể hiện, mà cả tính cách, phẩm chất, lối
sống, năng lực, thể trạng, hoàn cảnh, địa vị xã hội và các mối quan hệ xã hội của con
ngƣời đó cũng đƣợc bộc lộ. Trên báo in, chân dung con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua
ngôn ngữ hình ảnh (ảnh báo chí) và ngôn ngữ chữ viết (bài báo).
Chân dung con ngƣời trên báo chí đƣợc phản ánh đa dạng, nhiều chiều, có những
chân dung tích cực, tiêu biểu và cũng có những chân dung đáng phê phán. Nhƣng về cơ
bản, chân dung con ngƣời đó phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu, đó là có tính chân thực, tiêu
biểu, điển hình và tính thời sự.
1.1.3. Người tốt, việc tốt
Đầu tháng 6/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên
huấn Trung ƣơng Đảng về việc làm và xuất bản loại sách Người tốt việc tốt. Ngƣời đã
nói: “Nhân dân ta rất anh hùng, ra ngõ gặp anh hùng Có thể nói trong mỗi nhà đều có
anh hùng, nhƣ thế ra ngõ mới gặp anh hùng chứ! Nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm của ông
cha ta, ta cũng thấy điều đó. Cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ
khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình Cho nên Bác nghĩ: cần có những phần
thƣởng để khuyến khích, động viên, cổ vũ mọi ngƣời hăng hái làm tròn nhiệm vụ. Từ
ngày hòa bình lập lại, Bác có yêu cầu báo của Đảng và của các đoàn thể mở ra mục
Người mới việc mới để làm việc đó đi đôi với phong trào thi đua ở các cấp, các ngành.
Bây giờ nên gọi là Người tốt việc tốt cho đúng hơn” [32, tr. 547-548]. Nhƣ vậy, khái
niệm NTVT trên báo chí lần đầu tiên đƣợc nhắc đến do Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nói
đến những ngƣời có đóng góp cho phong trào cách mạng của nhân dân ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: Bất cứ ai, hễ làm việc gì mà nổi lên tinh thần
chí công vô tƣ, mình vì mọi ngƣời, dù rất nhỏ, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, ở tầng lớp nào,
trong giới nào, ở lứa tuổi nào đều đƣợc coi là gƣơng NTVT. Đó có thể là “cháu gái tên
Xuân ở Quảng Bình đã chiến đấu dũng cảm, góp phần bắn rơi máy bay Mỹ”, là “các cháu
bé Việt Nam nhặt đƣợc của rơi đem trả”, là bộ đội “không những biết đánh giặc giỏi mà
còn biết đỡ đẻ cho dân”, là các cụ già Việt Nam “cùng con cháu đánh giặc giữ nƣớc,
17
xung phong chăm sóc sức khỏe thƣơng bệnh binh, đỡ đầu lớp mẫu giáo, trông nom vƣờn
trẻ, gƣơng mẫu trồng cây, trồng rừng. Có những cụ ông, cụ bà chuyên nhận nuôi những
con trâu ghẻ, trâu gầy của hợp tác xã thành những con trâu béo khỏe có thể kéo cày, kéo
gỗ đƣợc” Ngƣời tốt, việc tốt trong quan niệm của Bác còn là: “Hai cô con gái đi đƣờng
thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè đã rủ nhau đi lấy đất lấp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã. Một
ngƣời nông dân đi giữa trời mƣa thấy bao gạo của Nhà nƣớc không có gì che phủ, đã cởi
tấm nilông của mình ra đậy gạo cho Nhà nƣớc. Cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc để cùng
chia sẻ những khó khăn, cùng gánh vác công việc đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã
hội”
Có thể thấy, những NTVT theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những
con ngƣời rất bình dị, đời thƣờng, làm những việc nhỏ nhƣng có ích cho xã hội. Đó là
những ngƣời yêu nƣớc, có đạo đức trong sáng, có lòng dũng cảm, gan dạ, có tình đoàn
kết, sẻ chia, nhân hậu Đó là những nét đẹp truyền thống của con ngƣời Việt Nam, là
những nét vẽ tạo nên chân dung tiêu biểu của con ngƣời Việt Nam trong truyền thống văn
hóa của dân tộc.
Bƣớc sang thời kỳ đổi mới đất nƣớc, khái niệm NTVT đƣợc hiểu theo nghĩa rộng
hơn: bên cạnh những giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam, NTVT hiện nay cần
phải có tri thức, biết đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, chủ động năng động, sáng tạo trong tình hình mới, biết làm nên sự nghiệp từ
bàn tay trí óc của mình, giúp ích cho xã hội, cho đất nƣớc.
Nhà báo Nguyễn Uyển trong bài tham luận “Báo chí với việc nêu gương tốt việc
tốt” cho rằng: Từ lâu tổ hợp từ này đã đƣợc dùng để chỉ những điển hình về con ngƣời và
sự việc tiêu biểu xuất hiện trong nhân dân lao động và đƣơng nhiên những điển hình ấy
phải phù hợp với xu thế phát triển chung của lịch sử. Mới, tốt có nghĩa là tiên tiến và
thƣờng đƣợc biểu hiện ở một số điểm nhƣ sau: Ngƣời tiên tiến, việc tiên tiến, biện pháp
tiên tiến. Hai vế cụm từ “ngƣời tốt, việc tốt” có liên quan với nhau nhƣng không đồng
nhất với nhau. Nói ngƣời tốt (qua việc tốt), tức là phải xem xét dƣới nhiều khía cạnh.
Ngƣợc lại, khi nói việc tốt chỉ cần nêu sâu sự việc không cần biết lai lịch.
Ông Vũ Hồ, trong bài viết “Trao đổi kinh nghiệm viết gương tốt” thì cho rằng:
Ngƣời tốt đƣợc nêu phải là một tấm gƣơng có tác dụng tốt trong việc giáo dục đƣờng lối,
nhiệm vụ cách mạng của Đảng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng đạo đức mới,
con ngƣời mới, phục vụ tốt yêu cầu từng thời kỳ của công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo
18
tƣ tƣởng, có tác dụng góp phần vào sự chiến thắng của cái tiên tiến đối với cái lạc hậu,
cái tốt đối với cái xấu, chủ nghĩa tập thể với chủ nghĩa cá nhân. Họ là ngƣời có tƣ tƣởng
và hành động tiên tiến, có thành tích xuất sắc (trƣớc hết là các anh hùng, dũng sỹ quyết
thắng, chiến sỹ thi đua), đƣợc quần chúng - trƣớc hết là quần chúng ở chính nơi đó
công tác công nhận, xứng đáng đƣợc nêu gƣơng về nhiều mặt hoặc về một mặt nào đó.
Trong Lời tựa sách Tâm sáng, chí bền của Thông tấn xã Việt Nam, khái niệm
NTVT đƣợc nêu nhƣ sau: Nhân vật đƣợc coi là ngƣời tốt việc tốt phải là “Những cá nhân,
tập thể trung thành với sự nghiệp cách mạng, đi đầu trong đổi mới, dũng cảm, cần cù,
sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân, đơn vị, gƣơng mẫu trong đời sống
hàng ngày”. Có rất nhiều đề tài cho thể loại gƣơng NTVT nhƣ: Xây dựng nếp sống văn
minh; Gia đình văn hóa; Hộ gia đình làm kinh tế giỏi; gia đình hiếu học, tấm gƣơng sản
xuất giỏi; tấm gƣơng đi đầu trong phong trào thi đua Đó là những ngƣời có địa chỉ xác
thực, có những hành động và việc làm tiêu biểu, đủ sức thuyết phục.
Ở một phạm vi rộng hơn, NTVT chính là những tấm gƣơng điển hình tiên tiến,
những nhân tố mới trong đời sống xã hội hiện nay. Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa:
“Điển hình là có tính tiêu biểu nhất, bộc lộ rõ bản chất của một nhóm hiện tƣợng, đối
tƣợng”, “tiên tiến là ở vị trí hàng đầu, vƣợt hẳn trình độ phát triển chung, đạt thành tích
cao, có tác dụng đối với phong trào thi đua”. Nhƣ vậy, điển hình tiên tiến trên báo chí có
thể hiểu đƣợc là: Những tấm gƣơng cụ thể, sinh động (cá nhân hoặc tập thể) có tính chất
điển hình, tiêu biểu nhất trong sản xuất và đời sống, vƣợt hẳn trình độ phát triển chung,
đạt thành tích cao, có tác dụng cổ vũ tinh thần thi đua lao động sản xuất, tổ chức cuộc
sống của đông đảo nhân dân.
Về khái niệm điển hình tiên tiến và nhân tố mới, PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
trong cuốn Báo chí và dư luận xã hội cho rằng: “Cần phân biệt giữa điển hình tiên tiến và
nhân tố mới. Nếu điển hình tiên tiến đƣợc coi là mô hình hay cách thức tổ chức sản xuất,
tổ chức cuộc sống có hình hài khá toàn diện để mọi ngƣời, mọi nơi học tập và làm theo,
thì nhân tố mới, đúng nhƣ tên gọi của nó, chỉ là một nhân tố mới, một khía cạnh tích cực,
nổi trội, chứ chƣa phải là mô hình hoàn chỉnh của sự vật hay hiện tƣợng” [9, tr. 307].
Nhƣ vậy, có thể hiểu về khái niệm NTVT nhƣ sau: Người tốt, việc tốt là những
con người có phẩm chất, đạo đức tốt cùng những việc làm hay, cử chỉ đẹp có lợi ích cho
đất nước, xã hội, được coi là những tấm gương để tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả và
19
cần được nhân rộng ra. Đó là những con người mẫu mực, tiêu biểu cho con người của
một giai đoạn lịch sử nhất định.
1.2. Vâi trò củâ báo chí trong tuyên truyền về người tốt, việc tốt
Ngƣời tốt, việc tốt có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi nếu mỗi ngƣời,
mỗi ngày cố gắng làm những việc tốt thì cái tốt sẽ trở thành phổ biến, sẽ lấn át đƣợc cái
xấu, cái xấu sẽ bị đẩy lùi nhƣờng chỗ cho cái tốt nảy nở và phát triển, cả xã hội sẽ trở nên
tốt đẹp, văn minh. Muốn cho cái tốt ngày càng nảy nở, phát triển thì những gƣơng NTVT
phải đƣợc tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân để mọi ngƣời cùng học tập,
noi theo. Đây là vai trò và cũng là nhiệm vụ quan trọng của báo chí nói chung, báo in nói
riêng.
Báo chí là phƣơng tiện thông tin tác động đến đông đảo công chúng nhất, một
cách thƣờng xuyên liên tục nhất, trên phạm vi rộng lớn nhất. Do vậy, mọi hoạt động của
báo chí luôn gắn liền với vấn đề thu phục, tập hợp lực lƣợng và “tranh thủ bạn đồng minh
chính trị” theo cách nói của V.I.Lê-nin. Khi đề cập đến chức năng của báo chí, V.I.Lê-nin
đã khẳng định: “Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ chức tập
thể”, điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Với nội dung thông
tin có định hƣớng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình
thành dƣ luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực
theo những chiều hƣớng có chủ định. Với vai trò là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tƣ
tƣởng, báo chí xã hội chủ nghĩa có trách nhiệm xây dựng dƣ luận xã hội lành mạnh, động
viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Để thực hiện sứ mệnh của mình, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là khẳng định yếu tố
tích cực, phát hiện và phản ánh cái mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH, phê phán
những tàn dƣ của chế độ cũ, những quan niệm, lối sống lỗi thời trong nội bộ nhân dân,
phát huy trí tuệ tài năng và tiềm lực của đất nƣớc nhằm đặt ra và giải quyết những nhiệm
vụ chính trị to lớn. Việc thông tin một cách liên tục, phong phú, đa dạng, nhiều chiều về
những tấm gƣơng NTVT có tác dụng tác động đến nhận thức của công chúng xã hội bằng
thực tiễn cuộc sống, trên cơ sở đó góp phần định hƣớng dƣ luận xã hội, làm thay đổi nhận
thức, thái độ và hành vi của con ngƣời. Bằng những điển hình tiên tiến, những gƣơng
NTVT, báo chí không dừng lại ở tác dụng cổ động, tuyên truyền mà mở ra thực hiện
chức năng to lớn là góp phần tổ chức và chỉ đạo phong trào cách mạng của quần chúng,
tạo ra hiệu quả thiết thực.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nêu gƣơng NTVT, Ngƣời coi
đó là những tấm gƣơng có giá trị lớn trong việc cổ vũ các hoạt động cách mạng và phong
trào cách mạng. Ngƣời viết: “một tấm gƣơng sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn
20
văn tuyên truyền”, vì vậy những tấm gƣơng NTVT tiêu biểu cần phải đƣợc giới thiệu
rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ngƣời lƣu ý công tác tuyên truyền và
báo chí phải nêu gƣơng những cán bộ trong sạch, gƣơng mẫu, cần, kiệm, liêm, chính.
Ngƣời cho rằng, việc lấy gƣơng NTVT để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong
những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng cuộc
sống mới, con ngƣời mới. Ngƣời còn nói: “Những gƣơng ngƣời tốt, làm việc tốt muôn
hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con ngƣời. Lấy gƣơng tốt trong quần
chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau là một phƣơng pháp lấy quần
chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”.
Từ những năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị “Các báo chí phải khuyến
khích những ngƣời tốt việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu: lƣời biếng, tham
ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết”. Thực hiện lời dạy của Bác, nhiều tờ
báo đã sớm ra các mục: “Ngƣời mẫu mực, sự việc mẫu mực”, “Ngƣời kiểu mẫu, việc
kiểu mẫu”, “Gƣơng trong”, “Việc nhỏ nghĩa lớn” Biết bao tấm gƣơng giản dị, đời
thƣờng đã đƣợc phản ánh trên báo chí, kịp thời biểu dƣơng, khuyến khích và cổ vũ mọi
tầng lớp nhân dân. Tháng 8/1968, Bác chỉ thị đƣa ngƣời tốt việc tốt in thành sách để gửi
cho mọi ngƣời cùng học tập noi theo. Các nhà xuất bản ở phía Bắc đã liên tục cho ra đời
các tên sách: Ba sẵn sàng; Ba đảm đang; Hậu phƣơng thi đua với tiền phƣơng; Trung với
Đảng, hiếu với Dân; Dạy tốt, học tốt; Nghìn việc tốt Sách in khổ nhỏ, mỏng, phát hành
rộng rãi trong cả nƣớc. Gƣơng NTVT đƣợc tuyên truyền đến mọi vùng quê, thôn bản,
đƣợc đọc trên đài phát thanh của các địa phƣơng; đƣợc nghiên cứu, học tập trong nhân
dân, lôi cuốn hàng triệu ngƣời thi đua trở thành ngƣời tốt, làm những việc tốt hàng ngày.
Cũng từ đây, việc tuyên truyền NTVT đã nhanh chóng trở thành một trong những thể loại
quan trọng của báo chí Việt Nam.
Trong thời kỳ duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, báo chí đã từng cổ
vũ cho các điển hình nhƣ đƣa cơ giới hóa vào nông nghiệp (Duy Tiên, Hà Nam), “Quỳnh
Lƣu làm chủ lao động và đất đai” (tên bài báo điều tra của Hữu Thọ) tiêu biểu cho dồn
dân lên đồi, san bằng đồng ruộng tạo địa bàn cho cơ giới hóa; mô hình HTX thâm canh
tăng vụ, tăng năng suất lúa của HTX Bình Đà, rồi HTX Bình Minh; mô hình HTX Định
Công (Thanh Hóa) tiêu biểu cho phát triển nông nghiệp, tổ chức cuộc sống nông thôn;
Trong công nghiệp, thời kỳ những năm 70 - 80 của thế kỷ trƣớc cũng đã có nhiều điển
hình tiên tiến, nhƣ nhà máy chế tạo công cụ số 1, nhà máy chế tạo biến thế, Đó là
những điển hình trong sản xuất và đời sống đã có tác dụng cổ vũ tinh thần thi đua lao
động sản xuất, tổ chức cuộc sống của đông đảo nhân dân.
Bƣớc sang thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc, đƣờng lối, chính sách đúng đắn của
Đảng cùng với sự sáng tạo của đông đảo ngƣời lao động đã tạo nên nhiều tấm gƣơng đẹp
đẽ và sinh động trong cuộc sống, vì lợi ích của toàn xã hội và của mỗi ngƣời. Mỗi tấm
21
gƣơng sáng, mỗi điển hình sinh động lại trở thành những hạt nhân tích cực, là chất men
kích thích, lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ mọi ngƣời, từ đó dấy lên các phong trào thi
đua, khơi dậy trong mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội tính chủ động, sáng tạo trong xây
dựng đất nƣớc. Trong nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, việc nêu
gƣơng NTVT, tuyên truyền những nhân tố mới tích cực, những điển hình tiên tiến đƣợc
coi nhƣ nhiệm vụ quan trọng của công tác tƣ tƣởng, lý luận nói chung, báo chí nói riêng.
Trong Luật Báo chí (1989), “phát hiện, biểu dƣơng gƣơng tốt, nhân tố mới; đấu
tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã hội khác” đƣợc
quy định là một trong những nhiệm vụ cơ bản của báo chí nƣớc ta. Cho đến Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999) và Luật báo chí hiện hành (2016) vẫn quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí là: “Phát hiện, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, nhân
tố mới, điển hình tiên tiến”.
Tiếp thu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “lấy gƣơng ngƣời tốt việc tốt để
hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng”, trong
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2) (khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp
bách trong công tác xây dựng đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) về một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ta đều xác định rõ vai trò, nhiệm vụ
của các cơ quan thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng. Đó là “nêu gƣơng
ngƣời tốt việc tốt, giới thiệu kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến; lên án cái xấu, cái
ác, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; chống
những quan điểm sai trái, thù địch” và “Chú trọng làm tốt hơn việc nêu gƣơng những
ngƣời tốt việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh
với những biểu hiện sa sút về tƣ tƣởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm
những chuẩn mực đạo đức, lối sống...”.
Đại hội IX của Đảng yêu cầu “báo chí, xuất bản phát hiện những nhân tố mới, cái
hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, những điển hình tiên
tiến”. Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tƣ tƣởng,
lý luận trong tình hình mới khẳng định việc “coi trọng tuyên truyền gƣơng ngƣời tốt việc
tốt, nhân tố mới tích cực”. Tiếp đó, đến Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa X) về công tác tƣ
tƣởng, lý luận và báo chí trƣớc yêu cầu mới, việc tuyên truyền, cổ vũ, động viên các nhân
tố mới, điển hình tiên tiến, gƣơng NTVT trên mọi lĩnh vực tiếp tục đƣợc coi là nhiệm vụ
quan trọng của báo chí. Nghị quyết yêu cầu các cơ quan báo chí: “Coi trọng đúng mức
22
việc phát hiện, biểu dƣơng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp
phần ngăn chặn và từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ
nạn xã hội”.
Khi cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đƣợc
phát động (năm 2006), nhiệm vụ nêu gƣơng NTVT, điển hình tiên tiến càng đƣợc đề cao
hơn với các cơ quan báo chí. Hầu hết các tờ báo trong nƣớc đều mở các chuyên mục,
chuyên trang tuyên truyền về học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh,
nhiều gƣơng NTVT, điển hình tiên tiến đã đƣợc giới thiệu trên mặt báo. Điển hình là Báo
Nhân dân với chuyên muc̣ “Gƣơng sáng , viêc̣ hay Hà Nôị” , “Ngƣời tốt viêc̣ tốt”; Báo Lao
đôṇg với chuyên muc̣ “Bình di ̣ mà cao quý” ; Báo Quân đôị nhân dân với “Hoc̣ tâp̣ và làm
theo tấm gƣơng đaọ đƣ́c Hồ Chí Minh”; Hànộimới mở chuyên mục “Nét đẹp ngƣời Thủ
đô”; Báo Tin tức (Thông tấn xa ̃Viêṭ Nam) với chuyên muc̣ “Gƣơng sáng noi chung”. Đài
truyền hình Việt Nam dành nhiều thời lƣợng, xây dựng nhiều chuyên mục, nhiều chƣơng
trình chất lƣợng, chuyên sâu để thông tin, tuyên truyền về việc học tập và làm theo tấm
gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, chú trọng phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến,
tạo sức lan tỏa ra toàn xã hội. Đài Tiếng nói Viêṭ Nam dành thời lƣơṇg tuyên truyền về
gƣơng NTVT trong chuyên muc̣ “Nhƣ̃ng bông hoa đep̣” hê ̣VOV 2; “Ngƣời tốt viêc̣ tốt”,
“Cƣ̉a sổ nhân ái” hê ̣VOV5
Nhận thấy rõ vai trò của báo chí, trong Chỉ thị số 03 ngày 14/5/2011 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng
ta yêu cầu “các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên thƣờng xuyên tuyên
truyền về tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, về các điển hình tiên tiến, ngƣời tốt
việc tốt”. Mới đây, Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập
và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc “tuyên truyền về các điển
hình tiên tiến, gƣơng ngƣời tốt việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm
theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004638_7934_2006159.pdf