LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM 4
I-/ BẢN CHẤT CỦA TÁI BẢO HIỂM. 4
1Khái niệm chung về Tái Bảo Hiểm. 4
2. Bản chất của Tái Bảo Hiểm. 4
II-/ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TBH. 4
1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm. 4
2. Sự phát triển của TBH sau chiến tranh thế giới lần thứ II 5
III-/ CHỨC NĂNG CỦA TÁI BH. 6
IV-/ CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TBH CHỦ YẾU. 7
2. Các phương pháp tái bảo hiểm 10
PHẦN 2: BẢO HIỂM KỸ THUẬT VỚI HOẠT ĐỘNG 17
TÁI BẢO HIỂM 17
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM KỸ THUẬT. 17
II. CÁC LOẠI HÌNH ĐƠN BẢO HIỂM KỸ THUẬT. 18
1.Đơn BH không tái tục. 18
2. Đơn BH có thể tái tục 20
IV-/TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT. 22
1. Sự cần thiết phải Tái Bảo Hiểm Kỹ thuật. 22
2. Nội dung của Tái Bảo Hiểm Kỹ thuật. 22
PHẦN III 25
THỰC TRẠNG TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VINARE 25
I-/ MỘT VÀI NÉT VỀ VINARE 25
1-/ Giới thiệu chung về VINARE. 25
II-/ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM. 25
1-/ Trước năm 1994. 25
2-/ Sau năm 1994. 25
III-/ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT. 25
1-/ Nhận tái bảo hiểm. 25
2-/ Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 25
3-/ Công ty giám định bồi thường. 25
4-/ Nhượng tái bảo hiểm. 25
5-/ Kết quả nghiệp vụ. 25
IV-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT CỦA VINARE. 25
1-/ Tăng tỷ lệ hoa hồng. 25
2-/ Chú trọng chính sách giữ khách hàng. 25
3-/ Mở rộng phạm vi nhận tái ra ngoài nước. 25
4-/ Xây dựng hệ thống môi giới riêng. 25
5-/ Triển khai phương pháp tái bảo hiểm mới. 25
6-/ Tiếp tục hoàn thiện hoạt động nhượng tái. 25
7-/ Nâng cấp hệ thống thông tin. 25
8-/ Nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ. 25
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm kỹ thuật với hoạt động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đơn gốc đã được tái tục.
Bảng phân chia mức giữ lại:
Hợp đồng TBH kỹ thuật thường có một bảng phân chia MGL. Mục đích chính của nó là nhằm tạo ra một sự cân bằng trực quan trong phần trách nhiệm giữ lại của công ty BH và giới hạn năng lực nhận BH của hợp đồng tái BH cho những rủi ro lớn có khả năng tổn thất cao. Nó cũng quy định rằng trách nhiệm đối với bên thứ ba (khi được đi kèm theo và là một phần của các đơn CAR,EAR và BPVE) được giữ lại hay tái đi cùng một tỷ lệ (%) với phần thiệt hại vật chất của đơn đó.
Việc sử dụng bảng phân chia mức giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng đồng thời nó còn quan trọng đối với công ty nhượng và Công ty nhận tái BH trong việc cùng thảo luận với nhau về chức năng và ứng dụng của bảng. Việc áp dụng sai có thể dẫn đến phí TBH thấp và làm cho năng lực nhận BH của HĐ mất hiệu lực. Hai VD sau đây minh họa cho việc sử dụng bảng phân chia MGL:
Với mục đích minh hoạ của các VD, giả sử rằng hợp đồng TBH mức dôi có hiệu lực với các mức trách nhiệm như sau sau:
Mức giữ lại tối đa: 100.000 cho rủi ro tốt nhất.
Mức dôi thứ nhất: 10 lớp ( tương đương 1.000.000)
a. BH đổ vỡ máy; VD về nhượng HĐ TBH:
Rủi ro: Nhà máy bia ____________________________________________
Tổng số tiền BH: 5.000.000 bao gồm 25 máy kèm theo các thiết bị phụ trợ như ống dẫn, bảng treo dụng cụ...
Giá trị cao nhất của một máy: 1.000.000
Tỷ lệ phí BH: 5% * 5.000.000 = 25.000_________________________________
Giả sử rằng nhà máy bia được phân loại là rủi ro mà công ty nhượng có thể giữ lại đến mức tối đa.
Một phương pháp TBH có thể sử dụng là nhượng tái BH từng máy theo số tiền BH của chúng. Do có nhiều hạng mục có số tiền BH ít hơn hoặc bằng mức giữ lại, HĐ TBH chỉ có thể sử dụng cho những máy có số tiền BH lớn hơn 100.000. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc của hợp đồng tỷ lệ.
Một phương pháp khác có thể tính toán thẳng trách nhiệm chuyển nhượng trên tổng số tiền BH. Phương pháp này có thể đưa ra những kết quả như sau:
Số tiền BH
Phí
%
Mức giữ lại
100.000
500
2
Mức dôi 1(10 lớp)
1.000.000
5.000
20
TBH tạm thời
3.900.000
19.500
78
Tổng
5.000.000
25.000
100
Phương pháp này dẫn đến việc số phí giữ lại cho công ty gốc là quá ít, và phải sử dụng đến một đơn TBH tạm thời là điều thực sự không cần thiết.
Phương pháp tốt nhất là khởi đầu tính toán với máy có số tiền BH lớn nhất (trong VD này là 1.000.000 và áp dụng % tính được cho tổng số tiền BH:
Mức giữ lại : 100.000 = 10% * 1.000.000_______________
Mức dôi thứ nhất (tối đa 10 lớp): 900.000 = 90% * 1.000.000_______________
Giữ lại/ tái đi:
Số tiền BH
Phí
%
Giữ lại 10% của 5.000.000
500.000
2.500
10
Mức dôi thứ nhất 90% của 5.000.000
4.500.000
22.500
90
Tổng
5.000.000
25.000
100
Trong trường hợp có khiếu nại, sự phân bổ trách nhiệm sẽ áp dụng chính xác cùng một tỷ lệ: tức là 10% cho người nhượng tái và 90% cho người nhận tái HĐ mức dôi thứ nhất.
Khi so sánh những phương pháp TBH đã được miêu tả trên đây, một điều nhận thấy rằng phương pháp cuối cùng đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quan trọng: năng lực nhận BH được sử dụng một cách triệt để, phí BH đã được phân bố hợp lý và không có sự lựa chọn vì tất cả các máy đã được tái đi theo cùng một tỷ lệ. Thêm vào đó, trong VD này không cần đến phương pháp TBH tạm thời và hiển nhiên là tiết kiệm được chi phí hành chính.
Tất nhiên, vấn đề có thể đặt ra là số tiền giữ lại và năng lực nhận BH của HĐ đều bị vượt quá. Tuy nhiên trong HĐ TBH đổ vỡ máy móc, việc tính toán tổng số tiền BH là không thực tế. Việc tính số tiền nhượng tái BH thường được tuân theo giá trị cao nhất của một máy bởi vì những thiết bị được BH theo đơn MB thường hiếm khi bị tổn thất toàn bộ. Hầu hết các khiếu nại đều chỉ là bộ phận và ảnh hưởng tới một máy. Vì vậy, mặc dù giới hạn đã định có thể bị vượt quá nhưng cũng không đe doạ quá nhiều rủi ro cho MGL hay HĐ.
Phương pháp nhượng trên đây chỉ được áp dụng cho BH đổ vỡ máy. Nó không thể sử dụng cho các loại hình BH kỹ thuật khác. Ví dụ việc nhượng các đơn CAR,EAR phải dựa trên tổng số tiền BH của phần thiệt hại vật chất cộng với toàn bộ các điều khoản SĐBS đều có kèm theo số tiền BH. Lý do là những rủi ro này có thể tổn thất toàn bộ, khác với những rủi ro trong đơn MB.
b. TBH mọi rủi ro cho chủ thầu, HĐ TBH , ví dụ về nhượng TBH__________
Rủi ro : Làm đường_________________________________________________
Số tiền BH: _ phần xây dựng: (tổng giá trị HĐ ước tính): 2.900.000
_ chi phí dọn dẹp hiện trường:(giới hạn bồi thường): 50.000
_ BH thiết bị, máy móc của chủ thầu: 50.000
Tổng STBH: 3.000.000
Giới hạn trách nhiệm đối với người thứ ba: 200.000
Tỷ lệ phí: 6% * 3.000.000 = 18.000____
Chúng ta giả sử rằng bảng phân bổ mức giữ lại cho phép khả năng nhận tái BH cho loại rủi ro này là 75%. Vì vậy, số tiền giữ lại sẽ là 75.000(75% * 100.000)
Số tiền BH
TN với người thứ 3
Phí
%
Phần giữ lại
75.000
5.000
450
2,5
Mức dôi 1(10 lớp)
750.000
50.000
4.500
25
TBH tạm thời
2.175.000
145.000
13.000
72,5
Tổng
3.000.000
200.000
18.000
100
Phần III
Thực trạng tái bảo hiểm kỹ thuật ở VINARE
I-/ Một vài nét về VINARE
1-/ Giới thiệu chung về VINARE.
a, Sự ra đời của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có được những bước tiến đáng kể. Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và tương đối ổn định (từ năm 1988 đến năm 1998, tốc độ tăng GDP hàng năm là 7%). Theo đà phát triển của cả nền kinh tế, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang dần khởi sắc. Ngày 18/12/1993 Nghị định 100CP của Chính phủ ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, kết thúc gần 30 năm độc quyền của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Dựa vào Nghị định này hàng loạt công bảo hiểm mới ra đời như Bảo Long, Bảo Minh, PJICO, PVIC đã đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng của thị trường.
Do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các công ty bảo hiểm Việt Nam nói riêng, tất yếu phát sinh nhu cầu về tái bảo hiểm và để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi phải có 1 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Ngày 27/9/1994, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra quy định số 920/CP/TCCB về việc thành lập công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE). Theo đó VINARE là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập được Nhà nước cấp vốn điều lệ, tự chủ về tài chính và hoạt động kinh doanh, được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của Nhà nước, có con dấu riêng và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính với Ngân Sách Nhà nước theo luật hiện hành. Ngày 1/11/1995 công ty đã chính thức đi vào hoạt động với số vốn pháp định là 40 tỷ đồng. Sau 5 năm đầu hoạt động, có thể nói sự ra đời của VINARE là một quyết định đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh và sự có mặt của VINARE thực sự dã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam như ngày nay. Trong 5 năm qua, VINARE đã hoà cùng sự sôi động của thị trường bảo hiểm trong nước nhằm đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam dần phát triển, từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới.
b, Những nét chính về công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.
VINARE là doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm theo luật pháp của Nhà nước và theo các quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động của công ty do Bộ Tài chính ban hành. Do vị trí của mình là một công ty tái bảo hiểm duy nhất đang hoạt động trên thị trường Việt Nam nên VINARE có các đặc điểm sau:
* Chức năng:
- Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Thực hiện nhượng tái bảo hiểm phần vượt quá khả năng tài chính của mình trên nguyên tắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong nước tới mức tối đa trước khi phải tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế.
- Giúp đỡ và tư vấn về việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Tổ chức tiếp nhận và cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm Thế giới (quy tắc, hợp đồng, điều khoản, hoa hồng bảo hiểm, tái bảo hiểm...) cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Nghiên cứu và tiến hành các biện pháp tăng cường khả năng tài chính của công ty để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo quy định hiện hành.
- Thông tin tuyên truyền, mở rộng và phát triển kinh doanh tái bảo hiểm.
- Tăng cường các cơ hội tuyển dụng và đào tạo về tái bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm và khách hàng Nhà nước.
* Nhiệm vụ cơ bản:
- Kinh doanh tái bảo hiểm nhằm điều tiết hoạt động kinh doanh của thị trường, ngoài phần giữ lại dịch vụ trong nước, giảm phí ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
- Hỗ trợ giúp đỡ thị trường trong nước phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
* Quyền hạn của công ty:
- Quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm với các khách hàng trong và ngoài nước.
- Nhận làm đại lý, môi giới về hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm cho các tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
- Được phép vay vốn bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hàng và huy động vốn của các tổ chức kinh tế khác theo quy định của Nhà nước khi cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Được phép đầu tư vốn theo quy định của Nhà nước.
- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm, tiến hành giám định và đánh giá về giá trị bảo hiểm, tổn thất về tài sản được bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thu xếp tái bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan Toà án kinh tế.
2-/ Kết quả hoạt động của VINARE trong 5 năm.
Trong 5 năm đầu đi vào hoạt động, với số vốn được Nhà nước cấp ban đầu là 40 tỷ VNĐ, công ty đã thu được những kết quả khả quan thể hiện ở bảng sau:
Bảng kết quả kinh doanh
Đơn vị: tỷ VNĐ.
Năm
DThu phí
Lãi đầu tư
Tổng doanh thu
Nộp ngân sách
Tổng chi
Lợi nhuận trước thuế
1995
83,100
4,451
26,720
4,972
1996
173,777
7,611
48,999
40,992
8,006
1997
204,447
6,477
65,978
6,752
56,779
9,199
1998
239,885
6,796
67,836
7,967
56,770
11,066
1999
240,133
6,650
68,308
5,864
56,603
11,705
Như vậy, nhìn vào bảng trên có thể thấy doanh thu phí tái bảo hiểm của VINARE đang ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh, trung bình mỗi năm tăng 36,25%. Thêm vào đó là kết quả thu được từ hoạt động đầu tư khá ổn định đã giúp cho doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Đồng thời thu nhập cao đã giúp công ty thực hiện nghĩa vụ của mình với ngân sách Nhà nước bằng số nộp ngân sách đều, ổn định và được lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá cao. Sau 5 năm hoạt động, số nộp ngân sách của VINARE đã lên tới hơn 30 tỷ VNĐ. Và chỉ tiêu phương án rõ nhất kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là số lợi nhuận trước thuế của công ty tăng trung bình hàng năm khoảng 25,5%. Để tìm hiểu rõ hơn hiệu quả kinh doanh của công ty, cần xem xét đến từng khâu nghiệp vụ.
* Nhận tái bảo hiểm.
Trong tái bảo hiểm, việc nhận tái bảo hiểm là khâu đặc biệt quan trọng. Nhận thức được điều này, VINARE đã luôn cố gắng thực hiện tốt khâu này. Hiện nay việc nhận tái bảo hiểm ở VINARE được thực hiện theo 3 cách
_ Nhận tái bảo hiểm bắt buộc.
Theo quy định của Bộ Tài chính, công ty được nhận 20% tái bảo hiểm bắt buộc đối với những nghiệp vụ có tái bảo hiểm. Tuy nhiên quy định này chỉ được áp dụng trên cơ sở từng đơn bảo hiểm. Đối với các dịch vụ tạm thời, một số dịch vụ do sức ép của các công ty bảo hiểm phụ thuộc (captive), do cạnh tranh quốc tế và trong nước nên tỷ lệ tái bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm thấp hơn theo quy định.
Theo các số liệu có thể thấy rằng tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc qua VINARE thực sự chưa nhiều và có ảnh hưởng đến việc điều tiết lại dịch vụ cho thị trường trong nước, ảnh hưởng tới việc tổng hợp, thống kê, đánh giá tình hình phát triển chung của cả thị trường. So với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển quy định tái bảo hiểm bắt buộc của ta hiện nay còn rất hạn chế. Ví dụ ở Trung Quốc tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc là 20% trên cơ sở tất cả các loại hình dịch vụ (kể cả bảo hiểm nhân thọ); ở Phillippin, là 10% khác với các nhiệm vụ có tái bảo hiểm. ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí tái bảo hiểm trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ chiếm 6,8%...
- Nhận tái bảo hiểm tự nguyện. Đơn vị: NghìnUSD
Năm
Phí nhận tái bảo hiểm
Tốc độ tăng trưởng
Bắt buộc
Tự nguyện
Tổng số
1995
2.484,5
5.044,3
7.528,8
1996
7.559,4
8.189,5
15.748,9
209,18%
1997
9.269,6
9.314,3
18.583,8
117,92%
1998
10.939,2
9.427,1
20.366,3
114,71%
1999
9.001,6
8.292,3
17.293,9
Tổng
39.254,3
27.033,7
66288
Như vậy, trong tổng số phí nhận tái bảo hiểm của công ty trong 5 năm qua thì phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện chiếm gần 50% đạt hơn 27.033 nghìn USD. Chứng minh rằng trong thời gian qua các hợp đồng nhận tái bảo hiểm tự nguyện của công ty đều có điều kiện, điều khoản tốt, bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng và người bảo hiểm, nhiều hợp đồng có tỷ lệ phí tốt đã giảm hàng tỷ đồng cho khách hàng bảo hiểm, góp phần giảm bớt ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, đảm bảo an toàn về tài chính, thu hồi bồi thường nhanh đảm bảo ổn định kinh doanh cho cả hai bên.
- Nhận tái bảo hiểm từ thị trường ngoài nước:
Việc kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế do vốn hoạt động thấp, uy tín chưa nhiều. Vì vậy VINARE coi việc kinh doanh nhận tái bảo hiểm từ thị trường ngoài nước cũng là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của công ty. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ năm 1996, công ty đã nhận dịch vụ từ các nước trên thế giới, đặc biệt từ thị trường Châu á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. Do vốn hoạt động còn hạn chế, thị trường bảo hiểm quốc tế cạnh tranh nên kết quả nhận tái bảo hiểm từ thị trường quốc tế còn hết sức khiêm tốn, phí nhận chỉ đạt 500000 USD đến 700000 USD/năm. Nhưng nhờ công tác nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, công ty đã có điều kiện trao đổi dịch vụ, kỹ thuật, đào tạo và nâng dần uy tín công ty đối với thị trường quốc tế.
* Nhượng tái bảo hiểm.
Với số vốn ít ỏi của mình, trong những năm đầu hoạt động gần như VINARE phải nhượng tái phần lớn đơn tái bảo hiểm đã nhận được nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình, và đây cũng là công cụ để VINARE thực hiện nhiệm vụ điều tiết thị trường. Nếu làm tốt công tác này, không những đảm bảo ổn định kinh doanh cho mình, VINARE còn góp phần đảm bảo an toàn cho khách hàng mua bảo hiểm. Vì vậy công ty luôn chú ý tìm những nhà tái bảo hiểm uy tín để nhượng đi phần trách nhiệm đã nhận. (Trong năm đầu tiên hoạt động, vì trên thị trường Việt Nam chỉ có 2 công ty bảo hiểm hoạt động là Bảo Việt, Bảo Minh nên phần lớn VINARE chuyển tái cho Munich Re. (Đây là công ty luôn được xếp vào danh sách 10 tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, vì vậy độ tin cậy gần như tuyệt đối). Đồng thời công ty luôn đề cao mối quan hệ tốt với các tập đoàn Tái Bảo Hiểm lớn trên thế giới nhằm tạo ra mạng lưới các bạn hàng đáng tin cậy.Vì vậy VINARE đã tạo được lòng tin cho các công ty bảo hiểm gốc và với đội ngũ chuyên môn có trình độ cao, hoạt động nhượng tái bảo hiểm luôn được VINARE tiến hành rất hiệu quả theo đúng nguyên tắc quốc tế khiến cho uy tín của công ty luôn được các đối tác đánh giá cao. Và chính cơ cấu này đã giúp Nhà nước giảm lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài một cách đáng kể.
Bảng số liệu dưới đây cho thấy tốc độ tăng của lượng phí tái bảo hiểm ra nước ngoài hàng năm thấp hơn tốc độ tăng của lượng phí VINARE nhận được.
Bảng Phí Tái bảo hiểm ra nước ngoài của VINARE.
Đơn vị:USD
Năm
Tổng phí BH
Tốc độ tăng(%)
Phí TBH ra nước ngoài
Tốc độ tăng(%)
Tỷ lệ(%)
1994
741
314
42,37
1995
1026
138,4
381
121,3
37,13
1996
1288
125,5
472
123,3
36,62
1997
1352
14,9
465
98,5
34,39
1998
1721
127,3
563
121,1
32,71
1999
1727
558
32,31
3-/ Vị trí của nghiệp vụ kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Do đặc điểm của bảo hiểm kỹ thuật đã đề cập ở trên, VINARE luôn chú trọng đến việc triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm của mình. Cụ thể, ngay từ khi thành lập, trong cơ cấu của công ty, các nghiệp vụ liên quan nhiều đến kỹ thuật đã được tổ chức thành một phòng ban riêng biệt là phòng kỹ thuật và dầu khí, không như các công ty khác, thông thường nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật được ghép cùng với nghiệp vụ tài sản nói chung.
Qua thời gian 5 năm hoạt động, với tư cách là 1 trong năm nghiệp vụ chính của VINARE, tái bảo hiểm kỹ thuật đã đóng góp một phần to lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của VINARE thể hiện qua các kết quả cụ thể về tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận đem lại được trình bày ở bảng sau:
Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh nghiệp vụ kỹ thuật theo năm nghiệp vụ
Đơn vị tính: USD
Năm
Phí giữ lại
Chênh lệch hoa hồng
Bồi thường thực trả
Kết quả
Số đã bồi thường
Còn giải quyết
1995
262,460.00
- 22,024.62
12,441.19
69,900.000
1996
298,569.38
- 2,948.07
- 117,398.56
- 16,915.75
1997
420,296.17
40,899.12
- 91,484.17
- 495,886.37
1998
551,796.37
- 120,557.48
- 59,849.54
- 15,957.94
1999
827,738.61
- 186,648.65
- 7,478.67
- 150,755.00
2360,860.53
(291,279.70)
(80,801.41)
(609,015.06)
1,379,764.36
Như vậy, sơ bộ có thể kết luận rằng sau 5 năm hoạt động, nghiệp vụ đã đem lại gần 1,4 triệu USD lợi nhuận cho VINARE và chiếm tỷ trọng theo các năm trong tổng doanh thu của VINARE như sau:
Năm
Nghiệp vụ
1995
1996
1997
1998
1999
Kỹ thuật
10,37%
9,98%
13,61%
11,75%
10,59%
Hàng Không
30,95%
28,20%
29,07%
24,02%
34,57%
Cháy
24,34%
21,67%
25,99%
28,98%
21,62%
Dầu khí
6,55%
11,93%
8,10%
8,24%
6,15%
Hàng hoá
15,24%
14,26%
10,42%
10,32%
10,44%
Thân tàu và P & I
12,55%
13,96%
12,81%
16,70%
16,63%
(Nguồn: Annual Report 95- 99)
II-/ Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam.
Năm 1994 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị trường bảo hiểm Việt Nam sau khi Nghị định 100/CP được ban hành kéo theo sự xuất hiện của nhiều công ty bảo hiểm gốc và 1 công ty tái bảo hiểm. Vì vậy, để xem xét một cách toàn diện về nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật cần dựa vào mốc lịch sử này.
1-/ Trước năm 1994.
Ngày 15/1/1965, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định thành lập công ty bảo hiểm Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, suốt trong 10 năm từ 1965 đến 1975, chiến tranh ngày càng ác liệt trên phạm vi toàn miền Bắc nên hoạt động của công ty chỉ dừng ở mức độ 1 quỹ dự trữ nhỏ, các nghiệp vụ còn rất hạn chế. Ngược lại với xu thế đó, thị trường bảo hiểm miền Nam Việt Nam với hơn 50 công ty bảo hiểm mà hầu hết thuộc SH tư nhân lại rất sôi động.
Sau ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, chế độ XHCN được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Theo quy định của Chính phủ, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BV) là tổ chức bảo hiểm duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong điều kiện đó với đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của nền kinh tế thị trường nên ngành bảo hiểm Việt Nam thực sự không có nhiều thành tựu hoặc bước tiến đáng kể.
Năm 1986, Đảng và Nhà nước đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đến năm 1989, nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường đã thực sự xuất hiện, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng nhanh, hàng loạt các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện bằng lượng vốn này và tất yếu phải có các loại hình bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn về vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như góp phần tạo ra một môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi ở Việt Nam. Bảo hiểm kỹ thuật là một loại hình bảo hiểm đáp ứng được những nhu cầu trên. Đơn bảo hiểm kỹ thuật được cấp lần đầu tiên ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) co trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung của Bảo Việt. Đây là công trình liên doanh giữa tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và hãng Telstra - úc vào năm 1988. Kể từ đó đến nay bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam đã không ngừng phát triển với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau, đóng góp không nhỏ vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước ổn định kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.
Trong những năm đầu bảo hiểm kỹ thuật đã có tốc độ phát triển rất cao. Từ tổng số khoảng 131.000 USD phí thu được năm 1988 thì năm 1993 tổng số phí thu được khoảng 2.429.000 USD đạt tốc độ phát triển trung bình hàng năm 78,5%. Cụ thể tốc độ tăng hàng năm được thể hiện ở bảng sau:
Năm
Phí Bảo hiểm
Tỷ lệ tăng (%)
1988
131.000
1989
186.000
42
1990
253.100
36
1991
430.400
70
1992
1.483.000
244
1993
2.429.000
64
1994
2.790.000
15
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nghiệp vụ này luôn được đánh giá cao trong việc góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh của Bảo Việt.
2-/ Sau năm 1994.
Bước vào năm 1995, thị trường BH Việt Nam đã xuất hiện nhiều thành viên mới, trong đó có Công ty Tái Bảo Hiểm quốc gia Việt Nam khiến cho thị trường càng trở nên sôi động hơn. Đặc biệt cùng với tốc độ tăng nhanh và mạnh của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì ngành BH Việt Nam cũng có những bước tiến hết sức khả quan.Trong số những nghiệp vụ BH được coi là phát tiển nhanh nhất phải kể đến BH Kỹ thuật. Như trên phần trước đã đề cập, tổng số phí thu được của nghiệp vụ trong năm đầu tiên triển khai là 131.000 USD thì đến năm 1998 con số này là 11.927.000 USD _ tăng hơn 90 lần. Và tốc độ tăng trưởng hàng năm của nghiệp vụ được đưa ra trong bảng sau:
Bảng tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ BHKT
Đơn vị tính: USD
Năm
Phí
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng
Tổng phí (1)
5.478.117,07
8.401.829,98
11.753.577,19
11.181.823,27
3.572.217,36
40.387.564,87
Tổng bồi thường đã trả (2)
700.547,23
854.168,62
400.405,20
261.823,83
36.949,34
2.253.849,22
Tổn thất chưa giải quyết (3)
80.000,00
411.780,72
4.262.783,25
444.461,81
1.394.466,39
6.593.492,17
Tổng tổn thất p. sinh (4=2+3)
780.547,23
1.266.949,44
4.663.188,45
706.285,64
1.431.415,73
8.847.341,39
Tỷ lệ tổn thất (5=4/1)
14,25%
15,08%
39,67%
6,32%
40,07%
21,91%
Cũng trong bảng trên có thể thấy nghiệp vụ BHKT có tỷ lệ tổn thất tương đối thấp, đây chính là lý do khiến nhgiệp vụ này luôn góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của các Công ty BH.
Tuy nhiên ưu điểm này hiện nay đang là một vấn đề bức xúc trên thị trường. Đó là việc cung đang lớn hơn cầu BH dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Hậu quả tất yếu xảy ra là các nhà BH sẽ tiến hành giảm phí tối đa và mở rộng điều khoản vượt quá giới hạn bình thường. Thêm vào đó thị trường BHKT ở Việt Nam còn khan hiếm các chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật nên đã không đánh giá được đầy đủ và chính xác các rủi ro dẫn đến việc đưa ra mức phí và điều khoản không tương xứng.
Đó là khâu khai thác, còn tình hình thực hiện công tác bồi thường lại đưcj các công ty tiến hành khá tốt.
Như vậy có thể thấy nghiệp vụ BHKT đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc CNH_HĐH đát nước, và với tình hình kinh tế xã hội hiện nay, BHKT được đánh giá là nghiệp vụ có nhiều tiềm năng phát triển.
III-/ Tình hình triển khai nghiệp vụ kỹ thuật.
1-/ Nhận tái bảo hiểm.
Quá trình tái bảo hiểm cho một hợp đồng bao gồm các khâu: nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Tham gia đề phòng hạn chế tổn thất và bồi thường tổn thất. Vì vậy để đánh giá một cách toàn diện về nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở VINARE cần tiến hành phân tích từng khâu nhỏ của nghiệp vụ.
Nhận tái bảo hiểm là khâu đầu tiên của nghiệp vụ có vai trò chi phối quyết định trực tiếp đến các khâu tiếp theo của nghiệp vụ và do đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiệp vụ.
Nhận tái bảo hiểm còn có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo quy luật số đông - quy luật quyết định sự thành bại của nghiệp vụ.
Như vậy nhận tái bảo hiểm giống như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
VINARE được phép nhận tái bảo hiểm bắt buộc từ các công ty bảo hiểm gốc trong nước. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong việc triển khai các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật.
Tuy nhiên là một pháp nhân kinh doanh hạch toán độc lập nên VINARE xác định mục tiêu khi triển khai các nghiệp vụ nói chung, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật nói riêng là phải thu hút tối đa tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.
Trước tiên cần xem xét quy trình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật của VINARE. Do sự khác nhau về bản chất và thủ tục của hình thức tái bảo hiểm tạm thời và cố định nên quy trình nghiệp vụ tái bảo hiểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0053.doc