Phần mở đầu 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 3
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 3
1. Sự cần thiết khách quan phải Bảo hiểm xe cơ giới 3
2. Tác dụng của Bảo hiểm xe cơ giới 11
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 12
1. Bảo hiểm vật chất thân xe 12
2. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe 22
3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối hàng hoá trên xe 22
4. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba 23
5. Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe 29
III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM . 30
1. Đối với loại hình Bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện 30
2. Đối vơi loại hình Bảo hiểm bắt buộc 32
PHẦN II: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 33
I. KHÁI NIỆM TRỤC LỢI BẢO HIỂM 33
II. NGUYÊN NHÂN CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM 33
1. Nguyên nhân khách quan 33
2. Nguyên nhân chủ quan 34
III. CÁC HÌNH THỨC TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 36
1. Hợp lý hoá ngày và hiệu lực của Bảo hiểm 36
2. Thay đổi tình tiết vụ tai nạn 37
3. Tạo hiện trường giả 37
4. Khai tăng số tiền tổn thất 38
5. Đòi bồi thường nhiều lần 38
6. Cố ý gây tai nạn 38
IV. HẬU QUẢ CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM 39
1. Hậu quả đối với bản thân doanh nghiệp 39
2. Hậu quả đối vơi khách hàng 39
3. Đối vơi nhà nước và xã hội 39
PHẦN III: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 41
1. Vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam 41
2. Một số đề xuất nhằm giải quyết hiện tượng trục lợi trong Bảo hiểm
xe cơ giới hiện nay 43
KẾT LUẬN 45
MỤC LỤC
48 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm xe cơ giới và vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ vào những nhân tố sau:
- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí Bảo hiểm được tính riêng cho từng loại xe. Thông thường các công ty Bảo hiểm đưa ra những biểu xác định phí phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng, thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này được dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỉ lệ gia tốc, mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ mooc, xe chở hàng nặng….Do có mức độ rủi ro cao nên phí Bảo hiểm thường được cộng thêm một tỉ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
+ Phí Bảo hiểm được tính theo công thức:
P = f + d
Trong đó: P: là phí thu mỗi đầu xe
d: là phần phụ phí.
f: là phí thuần( phí bồi thường).
Theo công thức trên thì phí Bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tình hình bồi thường của những năm trước đó. Phí bồi thường được xác định như sau dựa trên số liệu thống kê.
S Si x Ti
f =
S Ci
Trong đó:
- Si: là số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i của xe tham gia Bảo hiểm.
- Ti: là thiệt hại bình quân một vụ tai nạn của xe tham gia Bảo hiểm trong năm thứ i.
- Ci: số đầu xe lưu hành tham gia Bảo hiểm hoạt động trong năm thứ i.
Phần phụ phí bao gồm các chi phí như chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí quản lý.
- Nơi cất giữ xe và phạm vi xe lưu hành. Trong thực tế không phải công ty Bảo hiểm nào cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên một số công ty vẫn quan tâm rất chặt chẽ, khu vực để xe càng an toàn thì phí thấp hơn.
- Mục đích sử dụng xe : Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí Bảo hiểm. Nó giúp công ty Bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra.
- Độ tuổi và kinh nghiệm của người sử dụng xe: thông thường những lái xe từ 50 –55 tuổi thường ít gặp rủi ro hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên với những người trên 65 tuổi công ty Bảo hiểm có thể không nhận Bảo hiểm trừ khi có giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp. Ngoài ra để nêu cao tinh thần trách nhiệm, tránh hiện tượng trục lợi Bảo hiểm thì các công ty Bảo hiểm vẫn
thường quy định một mức miễn thường. Tổn thất xảy ra dưới mức này thì các chủ xe phải tự chịu trách nhiệm.
- Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe, và cạnh tranh với các công ty Bảo hiểm khác thì các công ty Bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung cho khách hàng có số lượng xe lớn tham gia bảo hiểm.
Biểu phí đặc biệt : đối với những khách hàng lớn có số lượng xe tham gia Bảo hiểm lớn lên đến hàng nghìn có thể được áp dụng biểu phí đặc biệt. Phí Bảo hiểm này được tính trên cơ sở số liệu thống kê tổn thất của chính khách hàng đó nếu xác suất rủi ro tính riêng cho khách hàng đó mà nhỏ hơn phí tiêu chuẩn thì sẽ được áp dụng biểu phí đặc biệt. Ngược lại nếu xác suất rủi ro lớn hơn hoặc bằng thì sẽ áp dụng biểu phí tiêu chuẩn.
Hoàn trả lại phí Bảo hiểm : trong Bảo hiểm vật chất xe cơ giới nếu chủ xe đã mua Bảo hiểm và đóng phí Bảo hiểm cho cả năm nhưng sau đó lại ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thì Bảo hiểm sẽ hoàn trả lại phần phí Bảo hiểm cho khoảng thời gian đó theo một tỷ lệ nhất định ở Việt nam thường áp dụng hoàn trả là 80%.
Đối với những xe hoạt động theo mùa vụ, thì chủ xe phải đóng phí trong những ngày hoạt động đó. Phí Bảo hiểm được xác định:
Mức phí cả năm x Số tháng xe hoạt động trong năm
Phí đóng =
12
Các đơn Bảo hiểm ngắn hạn không áp dụng hình thức giảm phí d
d. Giám định và bồi thường tổn thất.
Giám định và bồi thường là công việc cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm. Làm tốt công tác này sẽ làm giảm được những chi phí trong quá trình kinh doanh Bảo hiểm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong quá trình cạnh tranh gay gắt.
Giám định:
- Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, công ty Bảo hiểm yêu cầu chủ xe hoặc lái xe ngay sau khi xảy ra tai nạn hoặc biết về xe bị tai nạn xảy ra gây thiệt hại vật chất thân xe chủ xe lái xe phải tìm mọi cách để thực hiện ngay các biện pháp cứu chữa, hạn chế tổn thất xảy ra thêm mặt khác nhanh chóng báo cho công ty Bảo hiểm biết cũng như cơ quan giám định tổn thất được chỉ định trước trong hợp đồng để giám định. Các chủ xe không được tự ý di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty Bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với Bảo hiểm vật chất xe cơ giới người giám định được chỉ định trước trong hợp đồng Bảo hiểm có thể là giám định viên độc lập nhưng cũng có thể là chính công ty Bảo hiểm.
- Việc giám định tổn thất thường được quy định thành một quy trình bao gồm nhiều bước mà giám định viên phải làm theo.Trong quá trình giám định phải làm rõ các vấn đề sau:
Nguyên nhân gây ra tai nạn có thuộc phạm vi Bảo hiểm không.
Mức độ thiệt hại vật chất liên quan đến số tiền Bảo hiểm.
Lỗi cũng như mức độ thiệt hại của người thứ ba.
Xác định mức khấu hao cho phù hợp, nếu xe tham gia Bảo hiểm từ đầu tháng mà khi bị tai nạn từ ngày 15 trở về trước thì không tính khấu hao tháng đó, còn nếu xe bị tai nạn sau ngày 15 thì tháng đó được tính khấu hao.
Mọi tổn thất được khách hàng thông báo đều phải được giám định một cách nhanh chóng để các tang vật và nhân chứng không bị phân tán. Trong trường hợp giám định không thực hiện được do hiện trường bị xáo trộn, hoá đơn chứng từ bị tiêu huỷ thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức năng, dựa vào khai báo của người được Bảo hiểm, bằng chứng, ảnh chụp, hiện vật thu được và kết quả điều tra của giám định viên.
- Nếu tai nạn xảy ra có liên quan đến người thứ ba thì giám định viên phải hướng dẫn bên thứ ba tiến hành các thủ tục và cùng đứng ra giám định để giải quyết trách nhiệm của các bên. Sau khi giám định có đủ mặt các bên liên quan cần thiết phải tiến hành lập biên bản giám định, căn cứ vào biên bản giám định nhà Bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết bồi thường cho chủ xe.
Thủ tục khiếu lại bồi thường tổn thất.
Khi có tổn thất xảy ra muốn được công ty Bảo hiểm bồi thường thì các chủ xe phải gửi hồ sơ khiếu lại cho công ty Bảo hiểm thông thường bao gồm các loại giấy tờ sau.
Đơn Bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm .
Tờ khai tai nạn của chủ xe, lái xe (nếu có).
Hồ sơ giải quyết tai nạn của cơ quan pháp luật có thẩm quyền .
Chuyển quyền đòi bên thứ ba theo nguyên tắc thế quyền cho công ty Bảo hiểm thông qua giấy uỷ quyền .
Có biên bản giám định tổn thất .
Các chứng từ hoá đơn có liên quan đến việc sửa chữa hoặc mua mới nhằm khôi phục lại vật chất thân xe.
Giải quyết bồi thường tổn thất.
Việc giải quyết bồi thường được tuân theo các nguyên tắc sau:
Trường hợp chủ xe tham gia STBH > GTBH thì:
+ Nếu cố ý thì số tiền bồi thường (STBT ) = 0.
+ Nếu không cố ý thì STBT = Giá trị thiệt hại thực tế nhưng không được vượt quá GTBH.
Nếu mua theo giá trị thay thế mới thì:
+ Khi tổn thất toàn bộ sảy ra thì STBT=STBH.
+ Khi tổn thất bộ phận sảy ra thì STBT = Giá trị thiệt hại thực tế nhưng không được vượt quá GTBH.
- Trường hợp xe tham gia Bảo hiểm STBH bằng với hoặc nhỏ hơn GTBH thì:
Giá trị thiệt hại thực tế x STBH
STBT =
GTBH
- Trường hợp tổn thất bộ phận:
Khi tổn thất bộ phận xảy ra, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường theo một trong hai nguyên tắc trên. Tuy nhiên các công ty Bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng một tỷ lệ giá trị tổng thành xe.
+ Nếu xe bị tai nạn, một bộ phận nào đó bị hư hỏng phải thay thế mới thì STBT của nhà Bảo hiểm cũng chỉ bằng giá trị của bộ phận đó trước khi xảy ra tai nạn.
+ Nếu chủ xe tham gia Bảo hiểm với STBH > GTBH khi tổn thất bộ phận xảy ra, mức bồi thường tối đa của Bảo hiểm cũng chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong tổng giá trị của chiếc xe khi tham gia Bảo hiểm trong nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới, chủ xe có thể tham gia nhiều đơn Bảo hiểm, nhưng số tiền bồi thường tối đa cũng chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế của chiếc xe. Vì Bảo hiểm xe cơ giới là Bảo hiểm tài sản nên không có bảo hiểm trùng.
+ Khi tham gia Bảo hiểm chủ xe cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Trong nghiệp vụ Bảo hiểm này các công ty Bảo hiểm thường quy định chỉ tính khấu hao trong những trường hợp tổn thất trong những trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ một tổng thành nào đó còn từng động cơ riêng không tính khấu hao.
Khi xe bị tai nạn chủ xe hoặc lái xe không được tháo rời các bộ phận của chiếc xe và chỉ được di chuyển xe đến nơi sửa chữa gần nhất, chi phí di chuyển nhà Bảo hiểm gánh chịu.
Trong nghiệp vụ Bảo hiểm này các công ty Bảo hiểm thường áp dụng chế độ miễn thường không khấu trừ nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ xe, để giảm chi phí quản lý, chi phí Bảo hiểm và như vậy mới phù hợp với thực tế.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam các công ty Bảo hiểm thường tiến hành bồi thường nhân đạo trong nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới, vì nó có nhiều tác dụng như khuyến khích thêm được nhiều người tham gia Bảo hiểm tự nguyện, ổn định được tình hình tài chính cũng như tình hình chính trị xã hội nơi xảy ra tai nạn khi chủ xe chưa có đủ điều kiện giải quyết với người bị nạn, mặt khác bồi thường nhân đạo sẽ nâng cao được uy tín cho công ty Bảo hiểm người tham gia Bảo hiểm sẽ tin tưởng vào các công ty Bảo hiểm, nhờ đó các công ty có cơ hội nâng cao doanh thu của mình.
Chú ý : Nếu chủ xe tham gia Bảo hiểm dưới giá trị dưới dạng Bảo hiểm cho một số tổng thành xe thì số tiền bồi thường luôn đúng bằng với Giá trị thiệt hại thực tế của tổng thành đó và không được vượt qua giá trị của tổng thành được tính so với tổng giá trị xe.
- Trường hợp tổn thất toàn bộ :
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể xửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành An toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.
+ Việc tính STBT được tuân theo nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai tuỳ thuộc chủ xe mua Bảo hiểm trên giá trị hay dưới giá trị.
+ STBT còn được tính trên cơ sở Giá trị thực tế của xe ngay trước thời điểm xảy ra tai nạn tức là phải tính khấu hao cho đén trước thời điểm xảy ra tai nạn.
Nếu xe bị mất cắp chủ xe phải kịp thời thông báo cho nhà Bảo hiểm biết để tổ chức tìm kiếm, sau một thời gian nhất định không tìm thấy nhà Bảo hiểm tiến hành bồi thường như sau:
+ Bồi thường đúng bằng số tiền ghi trong đơn Bảo hiểm trừ đi khấu hao phân bổ cho nó nếu có.
+ Bồi thường đúng bằng giá trị của chiếc xe khi tham gia Bảo hiểm trừ đi khấu hao nếu có.
Nếu sau một thời gian sau khi đã được bồi thường lại tìm thấy xe, chủ xe muốn chuộc lại phải có sự thoả thuận của các bên.
2. Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe.
a. Đối tượng Bảo hiểm.
Là tính mạng sức khoẻ của lái xe, phụ xe, người áp tải, người lái và người ngồi sau xe máy và người ngồi trên xe không phải kinh doanh chở khách.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
Thiệt hại về thân thể của lái xe, phụ lái xe và người ngồi trên xe.
c. Số tiền Bảo hiểm.
Đây là nghiệp vụ Bảo hiểm con người nên các công ty Bảo hiểm sử dụng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường. Và các công ty thường đưa ra các mức giới hạn cho từng loại xe, để người tham gia có thể lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
d. Phí Bảo hiểm.
Công thức tính phí:
P = S x R x N
Trong đó: P là phí bảo hiểm
S : là số tiền bảo hiểm
R: là tỷ lệ phí bảo hiểm
N: là số chỗ ngồi
Ngoài ra các chủ xe có thể tham gia các loại hình Bảo hiểm với thời hạn ngắn hơn và phí rút lại.
3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá trở trên xe
a. Đối tượng Bảo hiểm
Loại hình này chỉ áp dụng cho những xe có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá. Do đó đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường của chủ xe cơ giới cho chủ hàng khi xe đang lưu hành gây tai nạn làm thiệt hại hàng hoá chở trên xe của chủ hàng.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
+ Rủi ro được Bảo hiểm:
Là số tiền chủ xe phải trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng khi có tai nạn xảy ra làm thiệt hại về hàng hoá vận chuyển trên xe theo hợp đồng vận chuyển.
+ Rủi ro loại trừ:
Trong một số trường hợp sau nếu tai nạn xảy ra công ty Bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường:
Xe chở hàng trái phép.
Lái xe, chủ xe vô trách nhiệm với hàng hoá.
Xe không phù hợp để chở hàng.
Mất cắp, trộm cướp.
Vi phạm quy định luật pháp và bị cơ quan chức năng thu giữ hàng.
c. Số tiền Bảo hiểm.
STBH = Mức trách nhiệm x số tấn trọng tải đăng ký Bảo hiểm
d. Phí Bảo hiểm.
Phí bảo hiểm trong nghiệp vụ này được xác định theo công thức sau:
P = R x M x G
Trong đó; P là phí Bảo hiểm.
R là tỷ lệ phí Bảo hiểm(%).
G là số tấn trọng tải đăng ký Bảo hiểm.
M là số tiền Bảo hiểm .
4. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba.
TNDS chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện: Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba; Có lỗi hành vi trái pháp luật của người được Bảo hiểm do cố ý hoặc không cố ý ; Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế của bên thứ ba và hành vi trái pháp luật.
a. Đối tượng bảo hiểm.
Trách nhiệm dân sự dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có đối tượng Bảo hiểm là phần trách nhiệm pháp lý phải bồi thường TNDS do xe của chủ xe trong quá trình lưu hành gây ra thiệt hại cho người thứ ba trách nhiệm ở đây bao gồm:
+ Trách nhiệm trước sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ như xe chạy nhanh với tốc độ cao hoặc các trục trặc kỹ thuật gây ra tai nạn cho người khác
+Trách nhiệm đối với việc phải điều khiển xe An toàn của lái xe, chủ xe nhưng không được vượt quá tốc độ cho phép.
Người thứ ba: Là người bị thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe do tai nạn gây ra hoặc là người có tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra: tư trang hành lý, hoa màu…
Tuy nhiên những trường hợp sau không được coi là người thứ ba:
- Hành khách : họ là người thứ ba nhưng đã được Bảo hiểm trong đơn Bảo hiểm hành khách nên không được coi là người thứ ba.
- Lái xe, phụ xe vì họ thuộc đơn Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động.
- Chủ của hàng hoá nhận vận chuyển chuyên trở trên xe.
- Thân nhân của chủ xe, lái xe.
Vậy đối tượng của nghiệp vụ này là trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường của chủ xe khi xe đang lưu hành gây tai nạn cho người thứ ba. Đối tượng tham gia là các chủ xe.
Vì vậy đối tượng của Bảo hiểm TNDS là không xác định trước mà chỉ khi xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối vơi người thứ ba thì đối tượng mới được xác định cụ thể. Nghiệp vụ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba luôn tiến hành dưới hình thức bắt buộc, cơ sở hình thành TNDS bắt buộc thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Xe phải có lỗi, chủ xe hoặc lái xe phải có hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai: Bên thứ ba phải có thiệt hại thực tế về tài sản tính mạng và sức khỏe.
Thứ ba: Phải có mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên có một số trường hợp nguyên nhân chỉ có quan hệ gián tiếp với kết quả nhưng Bảo hiểm vẫn chấp nhận bồi thường, điều đó cũng có nghĩa là có hình thành TNDS, cũng có thể nói đó là các công ty Bảo hiểm bồi thường nhân đạo cho người tham gia.
Thứ tư: Sở dĩ các nước đều quy định bắt buộc là vì ba lý do sau:
Nghiệp vụ này có quan hệ trực tiếp với một số bộ luật của quốc gia, mà luật pháp thì bắt buộc mọi công dân phải thực hiện.
Thực hiện bắt buộc nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân.
Góp phần cùng với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại đầu xe cơ giới.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
Nhà Bảo hiểm nhận Bảo hiểm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được, gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Như vậy những rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà Bảo hiểm bao gồm:
Tai nạn gây thiệt hại tính mạng tình trạng sức khoẻ của người thứ ba.
Tai nạn gây thiệt hại về tài sản, tư trang hành lý của người thứ ba.
Tai nạn gây thiệt hại về sản xuất kinh doanh và làm giảm thu nhập của người thứ ba.
Tai nạn gây thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia cứu chữa.
Ngoài ra Bảo hiểm còn chịu trách nhiệm đối với những chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, các chi phí thực hiện biện pháp đề phòng của doanh nghiệp Bảo hiểm kể cả biện pháp không mang laị hiệu quả. Bao gồm cả thiệt hại về tài sản và con người và những chi phí ra toà nếu có.
ăRủi ro bị loại trừ.
Khi tai nạn xảy ra thuộc một trong các rủi ro sau không được nhà Bảo hiểm bồi thường:
Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại
Xe không đủ điều kiện kỷ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ
+Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như:
- Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường
- Lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không hợp lệ
- Xe chở chất cháy nổ trái phép, lái xe bị ảnh hưởng bởi chất kích thích
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao đua xe trái phép
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có một đèn
+ Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại
+ Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong vụ tai nạn
+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia,
Trừ khi có những thoả thuận khác mà các bên đưa ra, còn nếu như đã quy định trong hợp đồng thì nhà Bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm với những rủi ro trên, để tránh hiện tượng gian lận trong Bảo hiểm, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ xe.
c. Phí Bảo hiểm.
Phí bảo hiểm, trong nghiệp vụ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba được tính theo đầu phương tiện. Mặt khác các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây tai nạn khác nhau. Do đó phí Bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện hoặc nhóm phương tiện.
Công thức tính phí: P = f + d
ồSi x Ti
f =
ồCi (i=1-n)
Trong đó: - P là tổng phí phải nộp.
- f là phí thuần
- d là phần phụ phí(quy định bằng một tỷ lệ % nhất định so với P).
- Si là số vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh trách nhiệm dân sự.
- Ti là STBT bình quân một vụ tai nạn trong năm i.
- Ci là số xe tham gia Bảo hiểm TNDS năm thứ i.
- n là số thứ tự các năm lấy số liệu tính toán.
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm) thời gian tham gia Bảo hiểm dược tính tròn tháng và phí Bảo hiểm được xác định như sau:
P (năm) x Số tháng xe hoạt động
P (ngắn hạn) =
12 (tháng)
Trong trường hợp chủ xe đã nộp phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó xe ngừng hoạt động với một thời gian nhất định, công ty Bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn lại phí trong thời gian đó, nhưng chủ xe phải thông báo cho nhà Bảo hiểm biết.
[Phí cả năm x Số tháng xe không hoạt động]
Phí hoàn lại =
12
Nộp phí Bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số lượng phương tiện người Bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm giá theo tỷ số lượng phương tiện tham gia Bảo hiểm.
d. Giám định và bồi thường
Giám định.
Khi xe bị tai nạn chủ xe phải kịp thời báo cho công ty Bảo hiểm biết để tiến hành giám định xác định thiệt hại và lỗi của các bên.
Để được bồi thường chủ xe phải nộp hồ sơ khiếu nại bồi thường bao gồm:
- Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Tờ khai tai nạn của chủ xe.
- Quyết định của toà án( nếu có).
- Chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba (bao gồm thiệt hại về tài sản, và thiệt hại về người).
Bồi thường.
Mức bồi thường của Bảo hiểm đối với TNDS phát sinh nhìn chung phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên thứ ba, mức độ lỗi của chủ, lái xe và giới hạn trách nhiệm của công ty Bảo hiểm .
+ Thiệt hại thực tế của bên thứ ba:
- Đối với thiệt hại là tài sản: thì giá trị thiệt hại là giá trị của tài sản tại thời điểm hoà giải hay xét sử đối với tài sản là tài sản cố định thì phải tính khấu hao cho thời gian sử dụng
- Đối với thiệt hại là con người: Nếu thiệt hại về sức khoẻ thì khó có thể xác định bằng tiền nên thường được dựa trên cơ sở căn cứ sau:
Chi phí cấp cứu điều trị, phục hồi sức khoẻ dưới dạng viện phí.
Phần thu nhập bị mất trong những ngày nằm điều trị tại bệnh viện
Chi phí cho người thân chăm sóc nếu cần thiết
Chi phí bù đắp những thiệt hại về tinh thần.
Chi phí cấp cứu trước khi chết.
Chi phí mai táng và bù đắp cho thân nhân của người bị nạn
Đối với thiệt hại về kinh doanh: thì được xác định dựa tên sổ sách kế toán hoặc thu nhập trung bình chung trên thị trường của loại ngành nghề kinh doanh đó.
+ Xác định TNDS phát sinh.
TNDS phát sinh = Thiệt hại thực tế của bên thứ ba x Mức độ lỗi
+ Xác định STBT của Bảo hiểm TNDS.
STBT = Mức TNDS phát sinh nhưng không được vượt quá STBH.
Như vậy mức độ thiệt hại thực tế của bên thứ ba đôi khi rất lớn và khó ai có thể lường trước được, cho nên hầu hết các công ty Bảo hiểm trên thế giới đều khống chế mức trách nhiệm.
Việt nam quy định như sau:
Mức bắt buộc: 30 triệu đồng cho một vụ tai nạn( về tài sản và kinh doanh).
Về con người 12 triệu đồng một vụ.
Mức tự nguyện: 80 triệu cho một vụ tai nạn( về tài sản).
15 triệu cho một vụ tai nạn ( về con người).
Trong luật pháp của Việt nam cũng quy định khi xảy ra tai nạn phát sinh TNSD nhà Bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho chủ xe, sau đó chủ xe bồi thường cho người thứ ba. Nhưng có thể trong một số trường hợp công ty Bảo hiểm vẫn có thể bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba, nếu chủ xe vì một lý do nào đó không thể thực hiện được trách nhiệm của mình, điều này sẽ tạo thêm uy tín cho công ty Bảo hiểm, làm giảm mức độ mâu thuẫn của chủ xe với gia đình bị hại, ngoài ra còn tạo được niềm tin cho khách hàng và thu hút được nhiều người tham gia Bảo hiểm hơn.
Về nguyên tắc công ty Bảo hiểm bồi thường cho bên tham gia Bảo hiểm
TNDS của chủ xe đối với bên thứ ba, sau đó đòi lại phần không thuộc trách nhiệm của chủ xe.
5. Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe.
a. Đối tượng Bảo hiểm .
Là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của tất cả hành khách đi trên xe. Những người này không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính. Người được Bảo hiểm còn bao gồm cả những hành khách đặc biệt không phải mua vé như: Trẻ em đi theo người lớn…
Tuy nhiên tài sản hành lý, hàng hoá của hành khách mang theo, các lái phụ xe và những người đang làm việc trên các xe cơ giới không thuộc đối tượng Bảo hiểm. Nghiệp vụ này được triển khai dưới hình thức bắt buộc vì vậy phí Bảo hiểm được tính vào giá cước vận chuyển và mặc nhiên mỗi tấm vé là một giấy chứng nhận Bảo hiểm.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
+ Rủi ro được Bảo hiểm:
Là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của hành khách, gây thiệt hại đến tính mạng tình trạng sức khoẻ của người được Bảo hiểm và các chi phí cần thiết như: Chi phí cấp cứu, chăm sóc nạn nhân.
+ Rủi ro bị loại trừ:
Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm pháp luật ( nhảy khỏi xe khi xe chưa dừng hẳn, bám xe, ngồi không đúng chỗ quy định, hành hung, ăn cắp v.v...).
Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khoẻ của hành khách gây ra (ngộ độc thức ăn, trúng gió, ốm đau v.v...).
c. Số tiền Bảo hiểm .
Số tiền Bảo hiểm trong nghiệp vụ này được ấn định chung đối với mỗi loại phương tiện, thường các công ty bảo hiểm quy định 12.000.000 đồng cho một hành khách, vì nghiệp vụ này được triển khai dưới hình thức bắt buộc nên người tham gia không có quyền lựa chọn số tiền Bảo hiểm.
d. Phí Bảo hiểm.
Vì thực hiện bắt buộc nên phí Bảo hiểm được tính vào giá vé.
Cơ quan làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách, bán vé cũng là người thu phí Bảo hiểm.
Có hai phương pháp tính phí:
+ Phí Bảo hiểm tính theo: km/ hành khách
+ Phí Bảo hiểm tính theo giá vé.
e. Bồi thường.
Nếu tai nạn chết người: STBT = STBH
Nếu bị tai nạn thương tật: STBT = Tỷ lệ thương tật x STBH
Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ tạm thời, STBT tính theo chi phí thực tế phát sinh.
f. Thời hạn hiệu lực của Bảo hiểm .
Là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình, tức là bắt đầu từ lúc hành khách lên xe và kết thúc khi hành khách rời xe một cách an toàn tại bến cuối cùng ghi trên vé. Thời gian tạm ngừng hợp lý ( lấy nhiên liệu, ăn uống ...) vẫn tính vào thời hạn Bảo hiểm.
III. Thực trạng của việc tham gia Bảo hiểm xe cơ giới hiện nay ở việt nam.
Đối với loại hình Bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện.
Bao gổm : + Bảo hiểm vật chất thân xe.
+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe.
+ Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe.
Đây là những loại hình Bảo hiểm tự nguyện nhưng những nghiệp vụ Bảo hiểm này vẫn ngày một phát triển đặc biệt là Bảo hiểm vật chắt thân xe. Các nghiệp vụ Bảo hiểm này đã ngày một phát triển và được các chủ phương tiện xe cơ giới biết đến như một tấm bùa hộ thân giúp họ ổn định về tư tưởng, tinh thần. Chủ phương tiện xe cơ giới đã có ý thức hơn trong việc tham gia Bảo hiểm vật chất xe cơ giới vì họ không muốn công việc kinh doanh cũng như nhu cầu đi lại bị gián đoạn, thu nhập bị thâm hụt hơn nữa là họ rất muốn ổn định cả về tính mạng và tài sản của mình. Tính đến năm 2003 thì số lượng xe cơ giới đã tăng lên 12054000 xe trong đó có 675000 xe ô tô, 11379000 xe mô tô các loại và con số này tính đến tháng 6 năm 2004 đã không n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0113.doc