Khác biệt đầu tiên là thông luật (tiền lệ pháp) được phát triển từ các bản án, quyết định của tòa án bắt đầu trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, Dân luật phát triển từ bộ luật của pháp luật La Mã.
Nét đặc trưng rõ ràng nhất giữa Dân luật và thông luật là hệ thống Dân luật được pháp điển hóa, trái lại tiền lệ pháp không được tạo ra bởi cách ban hành pháp luật mà dựa trên đường lối xét xử các án lệ. Hệ thống Thông luật và Dân luật là sản phẩm của hai quá trình tiếp cận pháp luật khác nhau một cách cơ bản.
Ở Dân luật, các nguyên tắc và quy định có chứa trong điều lệ và đạo luật, được áp dụng bởi tòa án. Vì thế, các đạo luật và điều lệ được lưu hành rộng rãi, trong khi án lệ tạo thành chỉ là nguồn pháp luật thứ yếu. Mặt khác, trong hệ thống Thông luật, pháp luật được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án. Sự khác biệt này là kết quả của vai trò khác nhau của người lập pháp trong hệ thống Dân luật và hệ thống Thông luật. Hệ thống Dân luật dựa vào học thuyết phân chia quyền lực, nhờ đó vai trò của người lập pháp là thiết lập nên pháp luật, trong khi các tòa án sẽ áp dụng chúng.
50 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo vệ nhà đầu tư và điều hành công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trúc. Chúng ta thấy rằng, đối với nhiều quyền chủ nợ, các nguồn luật có ý nghĩ quan trọng. Hơn nữa, việc xếp hạng các nguồn theo mức độ bảo vệ nhà đầu tư chủ nợ thì tương tự như với những gì nó dành cho các cổ đông.
Các quốc gia thông luật cung cấp cho các chủ nợ sự bảo vệ tốt hơn chống lại các nhà quản lý. Chúng thường ngăn cản các nhà quản lý đơn phương tìm kiếm sự bảo vệ tòa án chống lại các chủ nợ nhất (72%, gắn chặt với Scandinavia); chúng có tỷ lệ thấp nhất (11%) cho phép sự ngăn chận tự động lên tài sản; với một ngoại lệ, chúng bảo đảm là các chủ nợ có bảo đảm được thanh toán trước hết ( như họ dân luật Đức và Scandinavia); và chúng bỏ xa tỷ lệ thấp nhất (22% =100%-78%) của duy trì các quản lý tại nhiệm trong tiến trình tái cấu trúc. Mỹ thực sự là một trong số các quốc gia thông luật chống chủ nợ nhất: nó cho phép không cản trở các đơn xin tái cấu trúc, cho phép ngăn chặn tự động trên tài sản, và cho phép các nhà quản lý tiếp tục đương nhiệm trong tái cấu trúc.
Các kết quả quyền các chủ nợ còn giống với quyền cổ đông là các quốc gia dân luật Pháp đưa đến cho các chủ nợ sự bảo vệ yếu nhất. Rất ít trong số họ (42% - vẫn còn hơn các quốc gia dân luật Đức) thiết lập sự hạn chế các nhà quản lý tìm kiếm sự bảo vệ tòa án chống lại các chủ nợ, nhiều (75%, gắn chặt với Scandinavia) cho phép ngăn chặn tự động lên tài sản, tương đối ít (65%) đảm bảo rằng các chủ nợ có bảo đảm được thanh toán đầu tiên, và đa số (74% =100%-26%), mặc dù không nhiều như Scandinavia cho phép các nhà quản lý tiếp tục đương nhiệm trong tiến trình tái cấu trúc.
Theo một số biện pháp, các quốc gia trong họ dân luật Đức ủng hộ mạnh mẽ chủ nợ. Ví vụ, tương đối ít (33% =100-67) các quốc gia cho phép ngăn chặn tự động và các chủ nợ có bảo đảm trong tất cả các quốc gia được thanh toán đầu tiên. Mặt khác, tương đối các quốc gia này ngăn cản các nhà quản lý đơn phương nhận được các bảo vệ chống lại các chủ nợ, và hầu hết (67%=100-33 ) cho phép các quản lý tại nhiệm trong tái cấu trúc. Một quan điểm của bằng chứng này là các quốc gia dân luật Đức rất đáp ứng cho các chủ nợ có đảm bảo bằng cách không cho phép ngăn chặn tự động và bằng cách cho phép họ lấy lại các tài sản thế chấp.
Như một hệ quả của việc thanh lý dễ dàng, các quốc gia này ít phụ thuộc hơn vào tái cấu trúc của các công ty mất khả năng thanh toán, và do đó nhân nhượng cho các công ty như vậy bằng cách để các nhà quản lý tại nhiệm có lẽ không là vấn đề. Scandinavia, như trước đây, có một số luật ủng hộ quản lý và một số ủng hộ chủ nợ. Các sự khác biệt chính, như với các cổ đông, là giữa các quốc gia thông luật và dân luật Pháp.
Mức độ thực thi luật
Bảng trên cho thấy là chất lượng thực thi luật khác nhau giữa các họ luật. Tuy nhiên, bức tranh khác nhau cho các quy định pháp luật.
Trong thực thi pháp luật, các quốc gia Scandinavia rõ ràng là đứng đầu, với các quốc gia dân luật Đức xếp tiếp theo. Các họ luật này có các điểm cao nhất về hiệu quả của hệ thống tư pháp, quy tắc luật, tham nhũng, nguy cơ bị tước quyền sở hữu và nguy cơ bị bác bỏ hợp đồng của chính phủ. Trên tất cả các đo lường quy tắc luật, các quốc gia thông luật xếp sau người dẫn đầu, nhưng phía trước các quốc gia dân luật Pháp. Ý nghĩa thống kê của các kết quả này thay đổi qua các biến. Các quốc gia dân luật Pháp xếp sau cùng về chất lượng thực thi luật cũng giống như khi ta xét chúng về chất lượng của luật bảo vệ nhà đầu tư.
Với chất lượng của kế toán, các kết quả hơi khác, Scandinavia vẫn đứng đầu, mặc dầu các quốc gia thông luật xếp thứ hai, (có ý nghĩa thống kê) trước các quốc gia dân luật Đức. Như tất cả các đo lường khác, họ Pháp có chất lượng kế toán thấp nhất. Do đó, mặc dầu với các biến thực thi này, các quốc gia thông luật và dân luật Đức xích lại gần nhau hơn so với khi xem xét chúng với các biến quyền pháp lý, các quốc gia dân luật Pháp vẫn duy trì vị trí cuối cùng.
Các kết quả này không hỗ trợ cho kết luận rằng chất lượng của thực thi luật đền bù cho chất lượng luật. Một nhà đầu tư ở các quốc gia dân luật Pháp được bảo vệ kém trong cả luật và hệ thống thực thi luật. Ngược lại đúng cho các nhà đầu tư ở một quốc gia thông luật, tính trung bình.
Tóm lại, sau tất cả các phân tích các chỉ số quyền của cổ đông, chủ nợ và cả khả năng thực thi luật giữa các quốc gia có luật xuất phát từ các truyền thống luật khác nhau, chúng ta có thể thấy rằng: Đầu tiên, các luật khác nhau rõ rệt trên khắp thế giới, mặc dù ở nhiều nơi chúng có khuynh hướng trao cho các nhà đầu tư một bộ các quyền tương đối hạn chế. Đặc biệt, các quốc gia có các quy định pháp lý xuất phát từ truyền thống thông luật có khuynh hướng bảo vệ nhà đầu tư tối hơn đáng kể so với các quốc gia mà các luật của họ xuất phát từ truyền thống dân luật, và đặc biệt là truyền thống dân luật Pháp. Truyền thống dân luật Đức và các quốc gia Scandinavian có lập trường đứng giữa đối với bảo vệ nhà đầu tư.
Không có bằng chứng rõ ràng là các quốc gia khác nhau ủng hộ cho các loại nhà đầu tư khác nhau; bằng chứng, đúng hơn là các điểm trọng tâm, là một lập trường tương đối mạnh hơn ủng hộ cho tất cả các nhà đầu tư ở các quốc gia thông luật. Bằng chứng này xác nhận giả thuyết cơ bản của chúng tôi là một cổ đông, hay một chủ nợ, trong các quyền hạn pháp lý khác nhau trao cho nhà đầu tư bộ các quyền rất khác nhau. Các quyền này được xác định bởi các luật; chúng không phải là vốn có trong chính các chứng khoán.
Thứ hai, thực thi luật khác nhau nhiều trên thế giới. Các quốc gia dân luật Đức và Scandinavian có chất lượng thực thi luật tốt nhất, mặc dù điều này ở một mức độ nào đó phản ánh (mạng lại) các mức thu nhập trung bình cao hơn của họ. Thưc thi luật cũng mạnh hơn trong các quốc gia thông luật, trong khi nó là yếu nhất ở các quốc gia dân luật Pháp. Các sự xếp hạng này cũng bao hàm một đầu vào quan trọng trong thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư : các chuẩn mực kế toán.
Một lý lẽ khác trong bài Laporta (1998) ủng hộ cho quan điểm 2
Chúng ta phải chú ý là pháp luật và việc thực thi nó khác nhau giữa các quốc gia và các họ luật chỉ là khởi đầu của câu chuyện. Câu hỏi tiếp theo là làm thế nào các quốc gia có pháp luật hay sự thực thi luật yếu đối phó với vấn đề này? Các công ty của họ không nhận được chút nào tài trợ, hay các quốc gia này có những cái khác, các cơ chế thay thế của điều hành công ty? Trong thực tế các cơ chế này có thể được đưa vào luật, hay chúng có thể nằm ngoài vòng pháp luật. Ngoài việc thiết lập các sự khác nhau đáng kể trong bảo vệ nhà đầu tư giữa các hệ thống pháp luật, bài này bắt đầu kiểm tra một số sự thích nghi có thể của việc thiếu bảo vệ nhà đầu tư.
Một khả năng thích ứng tiềm năng đối với các luật yếu hơn là tính thực thi luật mạnh của nó, nhưng như chúng ta đã chỉ ra ở trên, điều này có vẻ không phải là một trường hợp thực nghiệm.
Một sự thích nghi – pháp lý- có thể khác, mà các nhà học giả pháp lý đôi khi gọi là các quy tắc “ đường sáng”, là các tiểu chuẩn bắt buộc về mặt pháp lý được đưa ra về sự duy trì và phân bổ vốn cho các nhà đầu tư, điều mà giới hạn các cơ hội cho sự tước đoạt của các nhà quản lý. Thật vậy, chúng tôi thấy rằng các quốc gia dân luật Pháp có thể có các quy tắc đường sáng như vậy, cụ thể là các cổ tức bắt buộc và duy trỳ dự trữ vốn pháp định, hơn các nước còn lại.
Có lẽ sự thích nghi thú vị nhất với sự thiếu các bảo vệ pháp lý là chúng tôi kiểm tra mức độ tập trung quyền sở hữu. Một số sự tập trung quyền sở hữu các cổ phần của một công ty điển hình có khả năng cung cấp cho các nhà quản lý một động cơ để làm việc, và các nhà đầu tư lớn với một động cơ để giám sát các nhà quản lý (Jensen và Meckling 1976, Shleifer và Vishny 1986). Tuy nhiên, một vài sự phân tán quyền sở hữu giữa các nhà đầu tư nhỏ cũng mong muốn để phân tán rủi ro. Theo lập luận của Shleifer và Vishny (1996), sự tập trung quyền sở hữu thật ra có thể trở nên quá mức khi các nhà đầu tư nhỏ không có đủ các quyền pháp lý để bảo vệ phần lời trên khoản đầu tư của họ, và do đó họ tránh nắm giữ các cổ phần. Khi luật pháp bảo vệ các nhà đầu tư, họ có thể vẫn còn hy vọng nhỏ để nhận lại một cái gì đó từ tiền của họ. Khi luật pháp không bảo vệ họ, các nhà đầu tư phải lớn và đủ mạnh để có thể đương đầu với ban quản lý và “moi” các khoản thanh toán từ họ.
Laporta đã kiểm tra sự tập trung quyền sở hữu trong các công ty giao dịch công khai lớn nhất của các quốc gia trong mẫu của chúng tôi, và nhận tìm thấy một sự tương quan nghịch biến mạnh giữa sự tập trung quyền sở hữu- được tính bằng cổ phần (tiền đóng góp) kết hợp của 3 cổ đông lớn nhất - và chất lượng của bảo vệ pháp lý cho các nhà đầu tư trong một quốc gia. Sự thay thế cho sự bảo vệ yếu nhà đầu tư ở các quốc gia dân luật Pháp tập trung cực kỳ vào quyền sở hữu, và bởi hậu quả sự thiếu các thị trường cổ phần đại chúng đáng kể. Dữ liệu về tập trung quyền sở hữu do đó xác nhận ý tưởng là các hệ thống pháp luật quan trọng cho điều hành công ty, và rằng các công ty phải thích nghi với các hạn chế của các hệ thống pháp luật mà họ đang hoạt động. (Chúng ta sẽ phân tích hơn về việc các quy định pháp lý khác nhau ảnh hưởng đến mẫu hình sở hữu công ty như thế nào trong phần IV Hệ quả từ sự khác nhau trong mức độ bảo vệ nhà đầu tư).
Tuy nhiên, các phát hiện này để lại cho chúng tôi một câu đố. Họ luật được lan truyền rộng rãi nhất, có nguồn gốc từ dân luật Pháp, có vẻ có các đặc tính ít hiệu quả nhất từ góc độ điều hành công ty. Trong khi hệ thống này thường không được áp dụng một cách tự nguyện, nó được chọn bởi ít nhất bởi các chính quyền, và đã tồn tại trong nhiều thập kỷ khắp thế giới. Làm cách nào nó lại quá phổ biến khi mà như các kết quả của chúng tôi cho thấy, nó quá tệ? Một câu trả lời có thể là, khi các quốc gia áp dụng một hệ thống luật, các nhà lãnh đạo của họ tập trung hơn vào tinh thần cách mạng của mình và dựa trên các quyền cơ bản hơn là các quyền của nhà đầu tư này.
Nguyên nhân dẫn đến luật khác nhau giữa các quốc gia
Như đã phân tích ở trên, các quốc gia mà có luật pháp xuất phát từ các họ luật khác nhau có mức độ bảo vệ nhà đầu tư khác nhau. Ở đây chúng ta có 2 nguồn luật chính là thông luật và hệ thống dân luật. Các quốc gia thông luật dường như là có mức độ nhà đầu tư lớn hơn sao với các quốc gia dân luật. Nguyên nhân của những khác biệt này có thể là do những nguồn luật có liên quan chặt chẽ với chính nội dung của nó, và chúng ra đời trước khi thị trường tài chính phát triển và về cơ bản không chắc là những luật này được viết có phải chỉ để đáp ứng trước áp lực thị trường hay không. Đúng hơn là chúng ra đời nhằm tạo nền cho những nguyên tắc pháp lý sau này, và đến lượt của mình, những nguyên tắc này sẽ tác động đến thị trường tài chính. Nhưng những họ luật này có gì đặc biệt? Và tại sao thông luật lại tỏ ra hữu hiệu hơn so với hệ thống dân luậttrong việc bảo vệ nhà đầu tư ? Những câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Chúng tôi sẽ vén bức màng bí mật này lên theo hai cách tiếp cận khác nhau sau đây.
Tư pháp
So sánh Thông luật (Tiền lệ pháp) và hệ thống dân luật
Khác biệt đầu tiên là thông luật (tiền lệ pháp) được phát triển từ các bản án, quyết định của tòa án bắt đầu trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, Dân luật phát triển từ bộ luật của pháp luật La Mã.
Nét đặc trưng rõ ràng nhất giữa Dân luật và thông luật là hệ thống Dân luật được pháp điển hóa, trái lại tiền lệ pháp không được tạo ra bởi cách ban hành pháp luật mà dựa trên đường lối xét xử các án lệ. Hệ thống Thông luật và Dân luật là sản phẩm của hai quá trình tiếp cận pháp luật khác nhau một cách cơ bản.
Ở Dân luật, các nguyên tắc và quy định có chứa trong điều lệ và đạo luật, được áp dụng bởi tòa án. Vì thế, các đạo luật và điều lệ được lưu hành rộng rãi, trong khi án lệ tạo thành chỉ là nguồn pháp luật thứ yếu. Mặt khác, trong hệ thống Thông luật, pháp luật được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án. Sự khác biệt này là kết quả của vai trò khác nhau của người lập pháp trong hệ thống Dân luật và hệ thống Thông luật. Hệ thống Dân luật dựa vào học thuyết phân chia quyền lực, nhờ đó vai trò của người lập pháp là thiết lập nên pháp luật, trong khi các tòa án sẽ áp dụng chúng.
Một trong những sự khác biệt nữa giữa hệ thống Thông luật và Dân luật đó là sự ràng buộc có hiệu lực của các tiền lệ. Trong hệ thống Thông luật, tòa án được giao nhiệm vụ chính là làm luật, trong khi các tòa án trong hệ thống Dân luật có nhiệm vụ chính là quyết định các vụ việc bằng cách áp dụng và giải thích các quy tắc tiêu chuẩn pháp luật. Trong hệ thống tiền lệ pháp, các tòa án không chỉ quyết định các vấn đề tranh cãi giữa các bên liên quan, mà còn đưa ra hướng dẫn làm sao để giải quyết các vụ án tương tự trong tương lai. Việc giải thích pháp luật này của tòa án trong vụ việc cụ thể có sự ràng buộc tới các tòa án khác thấp hơn.
Do đó, dưới hệ thống thông luật, phán quyết của tòa án tạo ra nền tảng cho việc giải thích pháp luật. Trong một vụ việc, khi các bên không đồng tình với nhau, thì tòa án tiền lệ pháp sẽ xem lại các quyết định tiền lệ của các tòa án trước. Nếu có vụ việc tranh cãi tương tự như thế mà được giải quyết trong quá khứ, thì tòa án bị ràng buộc là phải tuân theo phán quyết trong vụ việc trước. Còn nếu vụ việc hiện hành có những đặc trưng cơ bản khác với các vụ việc trước, thì tòa án sẽ quyết định như là một vụ việc đầu tiên. Sau đó, quyết định mới này trở thành tiền lệ, và lại ràng buộc các tòa án trong tương lai phải tuân theo tiền lệ.
Mặt khác, trái ngược với tiền lệ pháp, đường lối xét xử dựa trên án lệ trong hệ thống dân luật không có hiệu lực ràng buộc. Nghĩa vụ tuân theo tiền lệ pháp không được áp dụng vào các tòa án Dân luật, nên phán quyết của tòa án thì không ràng buộc các tòa án thấp hơn trong các vụ việc xảy ra sau, và đó cũng không có gì là lạ đối với các tòa án khi có những quyết định trái ngược nhau trong các vụ việc tương tự. Trong Dân luật, tòa án có nhiệm vụ giải thích pháp luật có trong bộ luật, mà không bị ràng buộc bởi việc giải thích cùng một đạo luật của tòa án cao hơn; điều này có nghĩa là dưới hệ thống Dân luật, thẩm phán là người giải thích pháp luật chứ không phải là người sáng tạo pháp luật.
Tính ưu viêt của thông luật nằm trong vai trò đặc biệt của các thẩm phán. Quan điểm “kinh tế học và luật” xem điều lệ công ty như là một hợp đồng không đầy đủ do đó các hợp đồng này sẽ có những lỗ hổng cần phần được sữa chữa. Các nhà lí luận về “kinh tế học và luật” đã tranh cãi trong nhiều năm về các nguyên tắc và cách thức mà các thẩm phán có thể sử dụng để lấp “các lỗ hổng” này. Nhưng họ nhất trí rằng tồn tại một số cách thức mà các thẩm phán có thể sử dụng và lấp các lỗ hỗng đó. Trái lại, thẩm phán trong hệ thống dân luật không có quyền hạn tương tự hay họ không hiểu thông suốt vai trò tư pháp. Hệ thống dân luật nghi ngờ các hoạt đông tư pháp và xem nó như là sự soán ngôi vai trò của cơ quan tư pháp. Thẩm phán trong hệ thống dân luật bị giới hạn trong các qui định chật hẹp của các bộ luật. Vì vậy ít nhất về mặt pháp lí, thông luật khuyến khích lấp các lỗ hồng trong khi hệ thống dân luật có khuynh hướng ngăn cấm nó.hệ thống dân luật
Thẩm phán trong hệ thống dân luật giống như một công chức mà công việc chủ yếu là giải thích và áp dụng các văn bản của các đạo luật, họ không có được sự tự do và sự tự quyết như thẩm phán trong thông luật những người phải tìm kiếm hàng tá các tiền lệ pháp lí để tìm ra cái thích hợp nhất trong từng trường hợp. Chính việc áp dụng các tiền lệ khiến cho các thẩm phán ở thông luật có quyền quyết định lớn hơn so với các nhà làm luật.
Mặt khác, thông luật còn chấp nhận ủy thác trách nhiệm cho phép và hướng dẫn thẩm phán lấp các lỗ hổng trong các hợp đồng có sai sót. Hệ thống dân luật thì không có điều khoản này, gần đây có một số nước áp dụng ủy thác trách nhiệm nhưng chỉ cho các cổ đông thiểu số tuy nhiên nó mang tính khá là trừu tượng và thiếu cơ chế thực hiện. Tóm lại thông luật có xu hướng khuyến khích các lỗ hổng còn hệ thống dân luật có xu hướng không khuyến khích nó.
Hệ thống dân luật can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế mức độ tăng dần từ luật các nước xã hội chủ nghĩa- các nước theo hệ thống dân luật - các nước theo thông luật.
Luật các nước XHCN là một bản tuyên ngôn của chính quyền về ý định xây dựng các thể chế để duy trì sức mạnh của nó mà không quan tâm nhiều đến bảo vệ kinh tế và quyền tự do của nhân dân. Mục đích của nó duy trì quyền lưc của Đảng Cộng Sản chứ không bảo vệ quyền sở hữu và quyền tự do.
Hệ thống dân luật được tạo ra bởi cớ quan lập pháp, tập trung vào việc tìm ra những biện pháp để giải quyết tranh chấp (nhưng mà thường theo quan điểm của chính quyền) hơn là theo đuổi các cách đẻ bảo vệ nhà đầu tư chống lại chính quyền. Hệ thống dân luật được xây dựng như là một các thức để gia tăng quyền lực của chính quyền mặc dù với mức độ thấp hơn các nước XHCN.
Thông luật được xây dựng bởi quốc hội và tầng lớp quí tộc điều này khiến nhà vua bất lợi, khi đó nó sẽ giới hạn quyền lực tối cao của nhà vua nhiều hơn. Kết quả là Thẩm phán ở các nước thông luật sẽ ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu của các cá nhân và đặc biệt là quyền sở hữu tài sản của họ. Điêu này cũng giới hạn quyền lực của chính quyền và bảo vệ các cá nhân chống lại chính quyền.
Tiếp cận khía cạnh tư pháp giải thích cho sự khác nhau
Coffee (2000) và Johnson cùng cộng sự (2000b) đã làm rõ hướng tiếp cận bằng tư pháp giải thích tại sao thông luật lại bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn luật dân sự. Những nguyên tắc pháp lý trong hệ thống thông luật thường do tòa án quy định căn cứ trên những tiền lệ và trên tinh thần nguyên tắc chung ví dụ ủy thác nhiệm vụ hay sự công bằng. Tòa án được mong đợi sẽ thiết lập luật cho những tình huống mới bằng cách áp đặt những nguyên tắc chung khi những hướng dẫn chi tiết không được diễn giải hoặc không bị cấm cho những trường hợp này. Trở lại với sự chiếm đoạt nhà đầu tư, hay còn gọi là sự vụ lợi, tòa án áp dụng những gì mà Coffee gọi là “đánh mùi thử nghiệm” và cố gắng phát hiện ra liệu những người nội bộ có tiến hành những việc không có tiền lệ không công bằng với nhà đầu tư bên ngoài hay không. Do e ngại việc mở rộng những tiền lệ trong luật đối với những vi phạm trong trách nhiệm ủy thác mà những qui định làm hạn chế sự chiếm đoạt từ những người nội bộ xuất hiện trong thông luật tại nhiều nước. Ngược lại, những qui định trong hệ thống dân luậtđược thiết lập bởi cơ quan hành pháp, và tòa án không có bổn phận giải quyết xa hơn một tình huống nào đó, không có trách nhiệm áp dụng “đánh mùi thử nghiệm” hoặc chính kiến công bằng. Hậu quả là người nội bộ trong công ty có thể dễ dàng tìm ra cách chiếm đoạt nhà đầu tư bên ngoài mà không bị cấm và không phải sợ những qui định của pháp luật. Hơn nữa, hệ thống dân luật không cho phép tòa án can thiệp vào các hợp đồng có dấu hiệu vụ lợi nếu những hợp đồng này có mục đích kinh doanh hợp pháp. Sự không rõ ràng của những nguyên tắc trách nhiệm ủy thác trong thông luật bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn so với những qui định rõ ràng trong hệ thống dân luật do những qui định trong hệ thống dân luật dễ bị lách bởi thủ đoạn của những người nội bộ có đầu óc sáng tạo.
Quan điểm tư pháp về sự khác nhau này khá thú vị, có thể chính xác nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Nó cần những giả định xa hơn rằng tòa án có khuynh hướng bảo vệ nhà đầu tư hơn những người nội bộ. Nói chung, ta có thể dể dàng hình dung tòa án sẽ sử dụng quyền tự quyết qui định trong thông luật để thu hẹp cách hiểu về trách nhiệm ủy thác, chế tài sự chiếm đoạt hơn là ngăn cấm nó. Hoặc họ có thể phục vụ cho mục đích chính trị, đặc biệt khi nhà đầu tư bên ngoài gây cản trở mục tiêu chính phủ. Để giải thích sự bảo vệ nhà đầu tư, nếu chỉ tập trung vào quyền tư pháp không thôi là chưa đủ, phân tích quan điểm này theo lịch sử và chính trị là điều cần thiết. Từ hướng đi này, sự khác biệt về lịch sử và chính trị giữa các nước tạo ra luật từ đó hình thành nên khung pháp luật cho riêng mình. Và cũng không dễ khi nhận định rằng luật không bao giờ thay đổi (trong mục 5, chúng tôi đặc biệt phân tích sửa đổi luật pháp) mà đơn thuần chỉ cho thấy lịch sử có những ảnh hưởng nhất định.
Lịch sử
La Porta cùng cộng sự (1999a) cho rằng lịch sử có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên luật là do chính quyền có liên hệ chặt chẽ đến việc thiết lập luật kinh doanh tại những quốc gia sử dụng hệ thống dân luật hơn những nước sử dụng thông luật. Một yếu tố khác được Finer (1997) và những nhà sử học đưa ra từ quan điểm này là: họ chỉ ra sự khác biệt trong quyền lực tương đối của nhà vua với các chủ sở hữu giữa các nước châu Âu. Từ thế kỉ 17, ngôi vua nước Anh đã mất đi một phần quyền kiểm soát vào tay tòa án, điều này là do sự chi phối của nghị viện và những chủ sở hữu đang nắm quyền nghị viện. Và kết quả là thông luật được mở rộng chỉ để bảo vệ tài sản tư nhân chống lại nhà vua. Qua thời gian tòa án mở rộng sự bảo vệ này bao gồm cả những nhà đầu tư. Ngược lại, tại Pháp và Đức, quyền hành của nghị viện là khá yếu. Những qui tắc nghề nghiệp kinh doanh được sử dụng từ thế kỉ 19 do hai nhà sáng lập đại tài: Napoleon và Bismarck, từ đây giúp kiểm soát hoạt động kinh tế tốt hơn. Theo thời gian, nhiều nước vẫn còn duy trì kiểm soát chính trị lên các công ty và giảm bớt nhượng bộ trước giới tài chính Theo Cameron (1961), Pháp có thị trường chứng khoán thực sự từ thế kỉ 19. Dù có được lợi ích từ sự nhượng bộ, đầu tư, quyền sở hữu, trợ cấp, sự bảo vệ của chính phủ hay có sự đảm bảo công khai cho nhà đầu tư nhưng gần như tất cả các công ty đều niêm yết trên đó.
. Điều này có lẽ quan trọng một khi chính quyền các nước sử dụng thông luật, họ không nhượng bộ quyền của mình cho tòa án đối với các quyết định tài chính, vì vậy vẫn duy trì những qui định pháp luật đối với luật thương mại. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, vì quyền hạn tư pháp và quyền tự quyết là cần thiết nên sự đánh giá tính công bằng của những giao dịch mang tính vụ lợi có thể quyết định đến việc hạn chế sự chiếm đoạt.
Những nghiên cứu gần đây ủng hộ quan điểm cho rằng dân luật có sự kết hợp với khả năng can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế của chính phủ và nó bảo vệ tài sản cá nhân yếu hơn so với thông luật. La Porta cùng cộng sự (1999a) đã kiểm tra những nhân tố tác động đến khả năng của chính phủ tại nhiều quốc gia. Để đo lường chủ nghĩa can thiệp của chính phủ, họ xem xét các biến đại diện cho số lượng và chất lượng những quy định, mức độ tham nhũng quan liêu và những trì trệ do tệ quan liêu. Với vai trò là một nguyên tắc chung, họ nhận thấy các quốc gia sử dụng hệ thống dân luậtđặc biệt là Pháp có tính can thiệp mạnh hơn so với các nước sử dụng thông luật. Khả năng bảo vệ quyền nhà đầu tư bên ngoài trong hệ thống dân luật thấp có thể cho thấy đây là tình trạng chung. Bằng chứng này ủng hộ sự khác nhau giữa các họ luật căn sứ trên lịch sử chính trị Berglof & von Thadden (1999) và Rajan & Zingales (1999) cho rằng những yếu tố chính trị ảnh hưởng đến điều hành công ty thông qua các phương tiện truyền thông thay vì thông qua luật. Điều này có thể đúng nhưng luật vẫn duy trì một phương tiện truyền thông cốt yếu mà thông qua đó chính trị có thể tác động đến điều hành công ty.
.
Bảng 1: Các biến
Bảng này miêu tả các biến được thu thập từ 49 quốc gia trong bài nghiên cứu của chúng tôi. Cột đầu tiên cho chúng ta biết tên của các biến. Cột thứ hai miêu tả các biên và phân hạng các giá trị có thể. Cột thứ 3 cung cấp các nguồn mà các biến được thu thập.
Các biến
Miêu tả
Các nguồn
Nguồn
Nhận biết nguồn của Luật Công ty hay Luật Thương mại của mỗi quốc gia. Bằng 1 nếu nguồn từ Thông luật Anh; Bằng 2 nếu Nguồn là luật TM Pháp; bằng 3 nếu nguồn là luật TM Đức.
Sách giáo khoa các luật TM của Thế giới
One-share-one-vote
Bằng 1 nếu Luật TM hay Luật DN của quốc gia này yêu cầu là các CPT sẽ có một phiếu biểu quyết cho mỗi cổ phần, và ngược lại thì =0. Tương tự, biến này = 1 khi Luật cấm sự tồn tại của CPT ưu đãi biểu quyết hay CPT không có quyền biểu quyết và không cho phép các công ty thiết lập một số lượng lớn số phiếu cho mỗi cổ đông bấp chấp số CP mà họ nắm giữ, ngược lại =0.
Luật Công ty và Luật TM
Đại diện bằng thư
Bằng 1 nếu Luật DN hay Luật TM cho phép các cổ đông gửi thư đại diện cho phiếu biểu quyết của họ, ngược lại bằng 0.
Luật Công ty và Luật TM
Cổ phần bị khóa trước đại hội
Bằng 1 nếu Luật DN hay Luật TM cho pháp các công ty yêu cầu các cổ đông ký gửi CP của họ trước Đại hội cổ đông do đó ngăn chặn họ không bán các CP này trong một vài ngày, ngược lại bằng 0.
Luật Công ty và Luật TM
Biểu quyết tích lũy
Bằng 1 nếu Luật DN hay Luật TM cho phép các cổ đông tính gộp tất cả số phiếu của họ cho một ứng cử viên ứng cử cho cuộc bầu cử vào ban giám đốc, ngược lại =0.
Luật Công ty và Luật TM
Cơ chế thiểu số bị áp bức
Bằng 1 nếu Luật DN và Luật TM thừa nhận cac cổ đông thiểu số: cả nhờ tư pháp không thừa nhận các quyết định của quản lý hay quyền rời khỏi công ty bằng cách yêu cầu khoogn ty mua lại các CP của họ khi họ phản đối một các sự thay dổi cơ bản nào đó, như sáp nhập, chuyển nhượng tài sản và các thay đổi trong các điều khoản của công ty. Ngược lại biến nhận gt 0.
Luật Công ty và Luật TM
Phần trăm VCP để triệu tập một Cuộc họp cổ đông b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo vệ nhà đầu tư và điều hành công ty.docx