MỞ ĐẦU . 2
2. Một số công cụ dùng phân tích kinh tế tài nguyên nước . . 10
TÀI LIỆU THAMKHẢO . 15
16 trang |
Chia sẻ: giobien | Lượt xem: 4030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ - Sử dụng hợp lý tài nguyên nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP HCM
KHOA: CÔNG NGHỆ HOÁ VÀ THỰC PHẨM
NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO :
BẢO VỆ, SỬ DỤNG HỢP LÍ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
Nhóm 02: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Mai Bích Hiền
Tôn Thất Hưng
Nguyễn Thị Kim Khanh
Nguyễn Quang Luỹ
TP HCM, 15 / 11 / 2008
Nhóm 02 Trang 1
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................2
2. Một số công cụ dùng phân tích kinh tế tài nguyên nước .....................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................15
MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại
trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước
cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài
nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và gia tăng dân số một cách mạnh
mẽ, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái cạn kiệt. Sự suy thoái tài nguyên
nước cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến cho nguồn nước sạch đang ngày một giảm sút
rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nước là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương
nếu khai thác sử dụng không hợp lý. Do đó vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên nước
là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó nước còn là một là một tài nguyên có giá trị kinh
tế nên trong sử dụng phải coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước.
Nhóm 02 Trang 2
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
BẢO VỆ, SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I. Tổng quan về tài nguyên nước:
Nước trên hành tinh phát sinh từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên thạch
đưa lại và từ lớp trên của khí quyển Trái Đất. Khối lượng nước chủ yếu trên Trái Đất (nước
mặn, nước ngọt, hơi nước) đều bắt nguồn từ lòng đất (lớp vỏ giữa) trong quá trình phân hóa
các lớp đá ở nhiệt độ cao. Nước hình thành trong quá trình này và khi thoát dần ra lớp vỏ
ngoài thì biến thành chất khí, bốc hơi, cuối cùng ngưng tụ trở lại thành nước. Các khối nước
ban đầu khi thoát ra và ngưng tụ lại đã tràn ngập những miền trũng, tạo nên các đại dương
mênh mông và sông hồ nguyên thủy. Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do
phủ lên Trái Đất là 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng ở lớp vỏ giữa (chừng 200 tỉ km3) thì nó
chỉ chiếm không quá 1%.
Nước ngọt có thể sử dụng được chiếm không đầy 1% toàn bộ khối lượng của thủy
quyển. Nhưng nhờ quá trình khổng lồ là sự tuần hoàn nước mà trữ lượng nước ngọt được
phục hồi liên tục. Sự trao đổi nước ngọt trong sông hồ diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều so với
nước mặn và nước băng hà.
Nhóm 02 Trang 3
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
- Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong
thủy quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển. 97%
lượng nước của Trái Đất là nước mặn, 3% là nước ngọt, trong đó có khoảng hơn 3/4 lượng
nước con người không thể sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở
dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trong lục địa.Chỉ có khoảng 0,5% nước ngọt hiện
diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Lượng nước trong khí quyển
chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước
trên Trái Đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng thường có nguồn gốc ban đầu là nước
mưa với tổng khối lượng mưa trên toàn bộ diện tích Trái Đất là 105.000km3/năm. Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000km3, trong đó 8% cho các hoạt động
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp.
- Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có
lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000m3/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình
của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650km3/năm, tạo ra
dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324km3/năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội
địa hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận nguồn nước ngoại lai từ Trung Quốc, Lào và
Campuchia là 132,8 tỷ m3/năm. So với nhiều nước, Việt Nam có nguồn nước khá dồi dào.
Lượng nước bình quân đầu người đạt tới 17.000m3/năm. Hệ số bảo đảm nước là 68, lớn gấp 3
lần hệ số bảo đảm nước trung bình trên thế giới. Do nền kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu
dùng nước hiện nay chưa cao, khai thác chủ yếu nước các dòng sông chính để phục vụ cho
nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
II. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước:
1. Tình hình khai thác tài nguyên nước:
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 86 thành phố và
thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn quốc). Hiện có
trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó
92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày và 148
nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ ngày. Một số
địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất như Hà Nội,
Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bình Định, Sóc Trăng, Phú Yên, Bạch Liêu...;
các tỉnh thành Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, KonTum,
Gia Lai... khai thác 100% từ nguồn nước mặt; nhiều địa phương sử dụng cả 2 nguồn nước
mặt và nước dưới đất. Tổng công suất hiện có của các nhà máy cấp nước đảm bảo cho mỗi
Nhóm 02 Trang 4
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
người dân đô thị khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng hệ thống cấp
nước tại nhiều khu đô thị lạc hậu, thiếu đồng bộ nên hệ thống cấp nước khu đô thị chưa phát
huy hết công suất, tỉ lệ thất thoát nước sạch khá cao (có nơi tỉ lệ thất thoát tới 40%). Chính vì
vậy trên thực tế nhiều đô thị cung cấp nước chỉ đạt khoảng 40-50 lít/người/ngày.
Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 36,7 triệu người dân được cấp nước
sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Có 7.257 công trình cấp nước tập trung cấp nước
sinh hoạt cho 6,13 triệu người và trên 2,6 triệu công trình cấp nước nhỏ lẻ khác. Tỉ lệ dân số
nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm 66,7%; đồng bằng sông
Hồng 65,1%; đồng bằng sông Cửu Long 62,1%.
Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành dùng nước nhiều nhất, chiếm 75-80% tổng lượng
nước sử dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt. Lượng
nước dùng cho sinh hoạt tuy có nhu cầu về tổng lượng ít nhưng chất lượng cao. Ngoài những
ngành trên, còn có một số ngành sử dụng không tiêu hao hay tiêu hao không đáng kể như
thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông thuỷ. Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta
vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ m3, công nghiệp dùng
17 tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ
m3. Tỷ trọng của các ngành cũng có những thay đổi đáng kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng
134 tỷ m3, công ngiệp 40 tỷ m3.
Đối với nước dưới đất, hình thức sử dụng phổ biến hiện nay là cấp nước sinh hoạt và
tưới tiêu. Khoảng 40% lượng nước cấp cho thành phố, thị xã ở nước ta là nước dưới đất.
Theo thống kê đến năm 2005 cho thấy, nhiều tỉnh thành trong cả nước đang khai thác nước
dưới đất với lưu lượng khá lớn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ như: Hà Nội: 750.000 m3/ngày, Thành phố Hồ Chí Minh: 1.600.000 m3/ngày, Tây
Nguyên: 500.000 m3/ngày. Các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ như Kiên Giang, Trà Vinh,
Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch, ao hồ không đủ phục vụ cho nhu
cầu của đời sống và sản xuất vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn
nước dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đang
sử dụng nước ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 41.512 giếng khoan; Thành
phố Cà Mau hơn 90% người dân trong xã đã khoan và sử dụng nước ngầm. Việc khai thác
nước ngầm qúa mức đã làm tầng nước ngầm tụt giảm từ 12m đến 15m ở khu vực này; “giúp”
cho tỉnh Trà Vinh gần hơn với mặt nước biển khoảng 2-2,5m.
Ngoài ra, hiện nay khoảng 70- 80% nguồn nước sinh hoạt cấp cho nông thôn là từ
nước dưới đất bằng các loại công trình giếng đào, giếng khoan và mạch lộ. Tổng lượng nước
dưới đất cung cấp cho nông thôn ước tính khoảng 540 triệu m3/ năm. Khả năng khai thác
Nhóm 02 Trang 5
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
nước dưới đất để phục vụ cho tưới là khá lớn, chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá
trị kinh tế như: cà phê ở Tây Nguyên, vải ở Bắc Giang... theo thống kê sơ bộ, lượng nước
dưới đất sử dụng cho tưới khoảng 425 triệu m3/năm. Việc sử dụng nước ngầm để tưới mang
lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do việc khai thác ồ ạt vào mùa khô ở một số nơi đã vượt quá
khả năng cung cấp của tầng chứa nước dẫn đến làm giảm mực nước ngầm.
2. Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước:
Sự gia tăng dân số:
Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ
đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Sự gia tăng dân số sẽ kéo
theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất.
Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói
riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người
như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi
vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị
cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm
trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Kết cấu hạ tầng khai thác, sử dụng nước xuống cấp và tình trạng sử dụng nước
lãng phí, thiếu hiệu quả:
Kết cấu hạ tầng đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng cùng với những yếu kém trong
quản lý dẫn đến tình trạng khai thác, sử dụng nước không hiệu quả, lãng phí. Ở nhiều hệ
thống cấp nước đô thị, lượng nước thất thoát lên đến 40-50%, khả năng cấp nước theo thiết
kế của các hệ thống thuỷ lợi đang suy giảm. Nhiều công trình trên sông (hồ chứa và đập tràn),
do khi thiết kế hệ thống không chú ý đầy đủ đến nhu cầu bảo đảm dòng chảy cho hạ lưu đã
Nhóm 02 Trang 6
Mực nước ngầm hạ thấp nhanh, có nguy cơ cạn kiệt
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
dẫn đến tình trạng suy thoái dòng chảy nghiêm trọng ở hạ lưu sông, tăng xâm nhập mặn và
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân sống ở vùng hạ lưu sông.
Sự phát triển kinh tế:
Ở nước ta, tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng lớn bởi quá trình phát
triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa như hiện nay làm phát sinh những mâu thuẫn trong quá trình khai thác, sử
dụng tài nguyên nước. Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến
quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất
mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung
về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia
tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.
Bên cạnh đó, do khai thác quá mức các tài nguyên liên quan như đất và rừng phục vụ
cho sản xuất công nghiệp đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến tài nguyên nước, thay đổi
chế độ dòng chảy tự nhiên vốn có, tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy cạn, tăng mức độ xói
mòn lưu vực, gây bồi lắng,v.v… Thêm vào đó là sự khai thác, sử dụng thiếu ý thức và thiếu
sự kiểm soát tài nguyên nước mặt và nước dưới đất đã làm cạn kiệt, khan hiếm nguồn nước.
Sự thiếu hiểu biết và thiếu những biện pháp phòng chống ô nhiễm cần thiết cũng làm cho tài
nguyên nước suy thoái thêm về chất. Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất
khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất.
Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các
hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.
Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gây ra những ô nhiễm đáng kể. Việc chăn nuôi gia
súc, gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong
việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho
Nhóm 02 Trang 7
Hố xả nước thải để tự thấm Xả nước thải chưa xử lí
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước
ngầm. Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm
bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không
hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
Tác động của biến đổi khí hậu:
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên
nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng
thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của
lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch
bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng
4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xảy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và
do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven
biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1m, diện tích ngập lụt là
40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe
doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn
thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy,
nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình
trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn
nước sử dụng trong 20 năm tới.
III. Phân tích tài nguyên nước dưới góc độ kinh tế:
1. Giá trị kinh tế của tài nguyên nước:
Tài ở Việt Nam đều có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội: cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; tưới cho các vùng đất
canh tác nông nghiệp; phát triển thủy điện; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; giao thông vận
tải thủy; du lịch sinh thái; chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước. Ngoài ra, các dòng
sông còn đảm nhận vai trò tiêu thoát nước cho các khu đô thị, khu công nghiệp; là nguồn
cung cấp cát xây dựng; giữ vai trò đặc biệt quan trọng về mặt môi trường và sinh thái.
Do đặc điểm là một nước nông nghiệp, nguồn nước ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho
nông nghiệp. Theo tính toán, năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3, chiếm 89,9% tổng lượng nước
tiêu thụ toàn quốc, năm 1990 đã sử dụng 46,9 tỷ m3, chiếm 90% và năm 2000 sử dụng
khoảng trên 60 tỷ m3. Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ
Nhóm 02 Trang 8
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
thống thủy lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất
đai và công sức nhân dân đóng góp). Các hệ thống thủy lợi năm 2000 đã đảm bảo tưới cho 3
triệu héc-ta đất canh tác, tiêu thoát nước cho 1,4 triệu héc-ta đất tự nhiên ở các tỉnh Bắc bộ,
ngăn mặn 70 vạn héc-ta, cải tạo 1,6 triệu héc-ta đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu héc-ta, trong đó có 2,86 triệu
héc-ta lúa Đông - Xuân, 2,19 triệu héc-ta lúa Hè - Thu và 1,64 triệu héc-ta lúa mùa. Ngoài ra,
các công trình thủy lợi còn tưới trên 1 triệu héc-ta màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Nguồn thủy điện với tổng công suất lắp máy chiếm 75% tổng công suất ngành điện
toàn quốc, đang và sẽ là nguồn năng lượng chủ chốt của quốc gia. Ngoài ra, các ngành công
nghiệp, nhiệt điện (sử dụng nước để giải nhiệt), vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản đều cần đến
nước. Nước sạch cho sinh hoạt và xử lý nước thải là những điều kiện tối quan trọng để bảo vệ
sức khỏe cộng đồng. Kinh phí đầu tư cho ngành nước chiếm 25% tổng kinh phí đầu tư vào
các lĩnh vực công cộng của quốc gia. Điều đó cho thấy là chính sách về tài nguyên nước có
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền kinh tế vĩ mô.
Các khía cạnh kinh tế trong việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước ở các sông
lớn chủ yếu liên quan đến:
- Tiềm năng kinh tế của nguồn nước được khai thác, sử dụng cho dân sinh và các
ngành kinh tế;
- Các vấn đề về cơ chế đầu tư vào lĩnh vực khai thác và phát triển tài nguyên nước;
- Các vấn đề về cơ chế quản lý và các chính sách về giá và thuế đối với tài nguyên
nước;
- Hiệu quả kinh tế của việc khai thác và vận hành các công trình về nước;
- Chi phí sử dụng nước trong cơ cấu giá thành của một đơn vị sản phẩm;
- Các tổn thất về mặt kinh tế và xã hội do ô nhiễm, suy thoái tài nguyên nước và do lũ
lụt gây nên, v.v...
Ví dụ trường hợp cụ thể sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn ở Việt Nam và là sông nội địa lớn
nhất nước ta với tổng diện tích tự nhiên của lưu vực trên 42,6 km2 trải ra trên phần lớn diện
tích của 9 tỉnh miền Đông Nam bộ và một phần của Nam Đắc Lắc và Long An. Nguồn nước
ở lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực: Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ;
thủy điện - thủy lợi; nuôi trồng thủy sản; giao thông vận tải thủy. Tiềm năng kinh tế của
nguồn nước sông Đồng Nai có thể nói là rất lớn, đặc biệt đối với một số lĩnh vực, ngành nghề
kinh tế quan trọng như sau:
Nhóm 02 Trang 9
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
- Khai thác sử dụng nguồn nước trên các sông Đồng Nai, La Ngà và sông Bé để phát
điện cho 5 nhà máy thủy điện trên lưu vực (Đa Nhim, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Thác Mơ)
với tổng công suất lắp máy là 1.185 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm
khoảng 4.941 GWh (năm 2000). Dự kiến tiềm năng này còn sẽ được phát triển mạnh hơn
trong tương lai đến năm 2025 với tổng số 11 nhà máy thủy điện có tổng công suất lắp máy
2.287 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 8.972 GWh;
- Cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với 1.842.576 ha đất canh tác trên
toàn lưu vực, trong đó tưới trực tiếp cho 205.000 ha diện tích cây trồng với lượng nước tưới
hàng năm lên đến 2.878 triệu m3 (năm 2000). Dự báo đến năm 2025, diện tích cây trồng được
tưới bằng nguồn nước sông Đồng Nai lên đến 324.000 ha với lượng nước tưới hàng năm lên
đến 4.823 triệu m3;
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ tại các khu đô thị, khu công
nghiệp tập trung trên lưu vực với lượng nước cấp ước tính khoảng 1.400.000 m3/ngày và cấp
nước cho sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 260.000 m3/ngày (năm 2000). Dự báo các
con số tương ứng đến năm 2025 là 4.390.000 m3/ngày và 654.000 m3/ngày;
- Khai thác mặt nước cho giao thông vận tải thủy, đặc biệt là trên tuyến luồng hàng
hải Sài Gòn - Vũng Tàu với tổng lượng hàng hóa khô thông qua cụm cảng Sài Gòn lên đến
21,5 triệu tấn/năm (năm 2000) và dự báo sẽ tăng lên 30,5 triệu tấn/năm đến năm 2010. Nếu
xét trên toàn vùng Đông Nam bộ, khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy dự báo sẽ đạt
mức 90 triệu tấn/năm vào năm 2010. Các con số này cho thấy rằng, nguồn nước ở vùng hạ
lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn có tiềm năng kinh tế rất lớn;
Tiềm năng kinh tế của nguồn nước LVSĐN còn được thể hiện qua việc khai thác sử
dụng mặt nước để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm
1997, tổng diện tích nuôi cá nước ngọt của 4 tỉnh vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai
(TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương) là 27.349 ha với sản lượng cá nước
ngọt nuôi đạt 12.997 tấn/năm; diện tích nuôi tôm là 2.828 ha với sản lượng tôm nuôi đạt
1.079 tấn/năm. Trong đó, nổi bật nhất là việc sử dụng mặt nước để nuôi cá bè (hiện nay ở hồ
Trị An có 867 bè, hồ Dầu Tiếng - 20 bè, hồ Thác Mơ - 50 bè, trên kênh Tây có 150 bè, khu
Bến Gỗ - Biên Hòa có 50 bè).
2. Một số công cụ dùng phân tích kinh tế tài nguyên nước
Phân tích kinh tế nhằm mục đích tránh được sự đầu tư không hiệu quả và lãng phí vào
các dự án được xây dựng. Nhiệm vụ của việc phân tích kinh tế tài nguyên nước là đánh giá
Nhóm 02 Trang 10
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
hiệu quả của việc sử dụng khai thác nguồn nước và hiệu quả của việc đầu tư phát triển nguồn
nước. Trên cơ sở đó có quyết sách hợp lí cho chiến lược phát triển nguồn nước.
Nội dung cơ bản của phân tích kinh tế trong tài nguyên nước bao gồm:
- Phân tích chính xác giá trị của nước đối với các ngành sử dụng tổng hợp nguồn nước
- Phân tích chi phí và lợi ích đối với quy hoạch phát triển nguồn nước
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư phát triển nguồn nước
- Hoạch toán kinh tế trong quá trình quản lí khai thác tổng hợp nguồn nước, trên cơ sở
định giá nước một cách hợp lí.
- Hoạch định các chính sách kinh tế trong quản lý nguồn nước
a) Phân tích tài chính và phân tích kinh tế:
Phân tích tài chính:
Phân tích tài chính đơn giản chỉ là sự phân tích lợi ích giữa người đầu tư và người sử
dụng trong mối quan hệ về mặt tài chính.
Ví dụ: Một công ty đầu tư xây dựng một nhà máy thuỷ điện. Nhà đầu tư cần phải
đánh giá được lợi ích mà họ nhận được khi đầu tư vào dự án. Lợi ích mang lại cho nhà đầu tư
là số tiền thu được từ bán điện trong thời gian khai thác công trình sau khi đã trừ đi các khoản
chi phí (xây dựng, quản lý, thuế nước, đền bù...). Nhà đầu tư cần làm rõ hai khía cạnh:
- Lợi ích mang lại cho công ty và khả năng thu hồi vốn khi đầu tư vào dự án này.
- Khả năng chi trả vốn vay nếu công ty phải vay vốn theo hạn định của ngân hàng.
Thông qua phân tích tài chính, nếu sự đầu tư mang lại lợi ích không lớn hoặc nhà đầu
tư không có khả năng chi trả vốn vay theo hạn định thì dự án có thể không được đầu tư xây
dựng.
Phân tích kinh tế:
Sự phân tích hiệu quả của dự án theo quan điểm kinh tế gọi là phân tích về mặt kinh
tế. Phân tích về mặt kinh tế sẽ xem xét một dự án quy hoạch ở một góc độ rộng lớn hơn.
Ví dụ: Một công ty đầu tư xây dựng một nhà máy thuỷ điện. Theo quan điểm kinh tế,
Nhà nước cần phải đánh giá được lợi ích mang lại cho nền kinh tế quốc dân khi đầu tư vào dự
án. Lợi ích mang lại không phải chỉ là tiền thu được từ bán điện mà còn bao gồm các lợi ích
kinh tế khác: tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, tạo công việc làm,... Như vậy,
lợi ích kinh tế mang lại được xem xét trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.
b) Phân tích chi phí và lợi ích:
Theo quan điểm kinh tế, bất cứ những gì làm giảm thu nhập quốc dân gọi là chi phí,
những gì làm tăng thu nhập nền kinh tế quốc dân gọi là lợi ích.
Nhóm 02 Trang 11
Kinh tế môi trường GVHD: ThS. Bùi Đức Kính
Ví dụ: Giả sử có dự án xây dựng một hồ chứa cấp nước tưới cho nông nghiệp
- Chi phí gồm: + Vốn đầu tư xây dựng
+ Chi phí vận hành, sữa chữa
+ Tiền giải phóng mặt bằng và đền bù
+ Các loại thuế
+ Thiệt hại kinh tế do mất mát khả năng sản xuất ở phần diện tích
dành cho làm công trình và phần diện tích dành cho giải phóng mặt bằng
- Lợi ích mang lại gồm:
+ Sản lượng lúa gạo tăng lên do công trình cấp nước tưới và làm tăng thu nhập quốc
dân.
+ Lợi ích từ khai thác lòng hồ cho nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
+ Làm tăng sản phẩm cho xã hội do sự thay đổi tập quán canh tác và thay đổi ngành
nghề sản xuất của khu vực di dân.
+ Lợi ích mang lại do giảm sức lao động cho người trồng lúa ở vùng được cấp nước.
+ Làm tăng sức sản xuất của các lĩnh vực có liên quan: sản xuất xi măng, sắt thép,
công nghiệp chế biến,...
+ Ngoài ra còn có những lợi ích khác như: cải thiện điều kiện môi trường, các lợi ích
xã hội khác mang lại.
IV. Bảo vệ tài nguyên nước:
Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này
đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội.
Tóm tắt các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và
môi trường nước ở nước ta.
Nhóm 02 Trang 12
Bảo vệ tài
nguyên nước
Sử dụng tiết
kiệm, đúng
mục đích
Không gây
thất thoát
nước
Không làm ô
nhiễm nguồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo vệ - sử dụng hợp lý tài nguyên nước.pdf