Bí mật kinh doanh và nhượng quyền thương mại theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện sau:

a. Việc mua bán bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thưong mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

b. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí mật kinh doanh và nhượng quyền thương mại theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh là những thông tin kinh doanh bí mật bất kỳ mà tạo cho một DN những lợi thế trong cạnh tranh. Bí mật trong kinh doanh có thể là các số liệu, dữ liệu, các chương trình , kế hoạch của công ty về sản xuất sản phẩm, về thị trường mục tiêu … các bí quyết kinh doanh, công thức sản phẩm, và quy trình công nghệ, thiết kế … chúng có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Theo điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, những thông tin được coi là bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện: Không là hiểu biết thông thường; Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được VD: Một DNVVN phát triển một quy trình sản xuất sản phẩm, cho phép sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn. Quy trình này tạo cho DN một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ của mình. Do vậy, DN này đã đánh giá bí quyết kỹ thuật của mình như một bí mật kinh doanh và không muốn để đối thủ cạnh tranh biết được nó. Phải đảm bảo rằng chỉ một số lượng hạn chế người biết về bí mật này, và những người được biết này phải nhận thức rằng đó là bí mật. Khi giao dịch với các bên thứ ba hoặc chuyển giao quyền sử dụng bí quyết kỹ thuật của mình, DN phải yêu cầu các bên ký các hợp đồng bảo mật để đảm bảo rằng tất cả các bên biết thông tin đó là bí mật. Trong trường hợp này, việc chiếm đoạt thông tin bởi một đối thủ cạnh tranh hoặc của bên thứ ba bất kỳ đều bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh của DN. Lợi và bất lợi của bí mật kinh doanh: Bí mật cạnh tranh có lợi: Giúp doanh nghiệp xác định vị trí sản xuất từng thời kỳ. Định đoạt tương lai cho sản phẩm cân đối các nguồn lực, vốn, thời gian lao động hợp lý. Giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bất lợi: Những bất lợi về bí mật kinh doanh (theo điều 125-khoản 3 luật sở hữu trí tuệ 2005): Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm: người sử dụng bí mật kinh doanh không biết do người khác thu được bất hợp pháp.bộc lộ dữ liệu nhằm bảo vệ công chúng, không nhằm mục đích thương mại.bộc lộ sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp. Một khi bí mật đã bị tiết lộ thì dẫn đến sự không còn nắm thế chủ động trên thương trường do thông tin đã đến với đối thủ cạnh tranh và các đối thủ này ngay lập tức có những chương trình hành động để đối phó. Người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới và đây thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuật nên không thể bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế (bí mật thương mại). Những hành vi nào được coi là vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: (điều 127 luật SHTT) Thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh Thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh khi bí mật kinh doanh đang được trình theo thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hoặc chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan có thẩm quyền. Bộc lộ hoặc sử dụng bí mật kinh doanh khi đã biết bí mật đó thu được một cách bất hợp pháp. Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm. Bí mật kinh doanh có thể bị đánh cấp do: Ngày nay chúng ta chúng ta thường sử dụng các nhà thầu, công nhân thời vụ, ngoài luồn rất khó quản lí. Nhân viên không trung thành, thường thay đổi nghề nghiệp, công ty. Người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới và đây thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Các đối tượng ăn cắp, tội phạm chuyên nghiệp. Bị mất các thiết bị lưu trữ: USB, cd, đĩa mềm,… Nhân viên tiết lộ qua điện thoại, chat,… Bị hacker xâm nhập vào mạng internet Mất laptop Gián điệp kinh tế Làm gì để bảo vệ bí mật kinh doanh: Nhận dạng bí mật thương mại: Cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại(đã có bao nhiêu người biết thông tin đó? Đã tiến hành bảo mật thông tin đó chưa? Giá trị của thông tin đó với công ty? Giá trị đối với đối thủ cạnh tranh? Đã đầu tư bao nhiêu tiền bạc và công sức vào thông tin đó? Độ khó để người khác có thông tin đó?) Xây dựng chính sách bảo hộ: Chính sách bằng văn bản: Minh bạch, rõ ràng, cam kết bảo hộ như thế nào? Giáo dục nhân viên: Tránh các trường hợp bị lộ do sơ xuất, chỉ dẫn sớm về các thông tin bảo hộ, có chính sách đối với các hoạt động sáng chế, giới hạn tiếp cân dữ liệu. thường xuyên giáo dục và nhắc nhở nhân viên, giám sát sự tuân thủ và truy cứu trách nhiệm. Hạn chế tiếp cận: chỉ có những người cần phải biết mới được biết.giới hạn sự truy cập vào hệ thống máy tính. Đánh dấu những tài liệu mật để nhân viên biết. Chính sách cách li: có khóa riêng biệt, ủy quyền cho người đáng tin cậy, kiểm soát truy cập, lập danh sách người được tiếp cận, giám sát cơ sở lưu giữ, xé nhỏ thông tin, giám sát, kiểm tra, tường lửa, chống virut, kiểm tra email, giám sát người truy cập internet. Hạn chế sự tiếp cận của công chúng: đi cùng với khách, kiểm soát việc ra vào của khách, xử lí rác, Đối tác: chia sẽ để khai thác, cần lập hợp đồng bảo mật với đối tác như: nhân viên cố vấn, thiết kế wedsite, nhà thầu phụ, công ty, doanh nghiệp liên doanh Luôn phát triển và duy trì bí mật thương mại Đáp ứng 3 tiêu chẩn để được bảo vệ bí mật pháp lí Phần II: Nhượng quyền thương mại I/ Định nghĩa: (Điều 284 Luật thương mại) Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện sau: Việc mua bán bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thưong mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. II/ Sản phẩm nhượng quyền: @ Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền: Điều 7 Nghị định 53/2006 NĐ-CP ngày 31/03/2006: Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại 1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. 2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh. @ Sự phát triển của hệ thống nhượng quyền trên thế giới và Việt Nam: Hình thành từ thế kỷ thứ 19, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Hàng năm hệ thống này tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, đạt doanh số trên 1000 tỷ USD và phát triển không ngừng trên thế giới. Theo báo cáo của Lãnh sự quán Hoa kỳ năm 2004, tại Mỹ có trên 90% doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này tồn tại sau 10 năm trong khi đó có trên 82% doanh nghiệp kinh doanh độc lập bị đóng cửa cũng trong thời gian như vậy. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. => Rõ ràng, hình thức này đã phát huy nhiều tính ưu việt so với các hình thức kinh doanh khác. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ 20 và mang tính tự phát rất cao. Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh doanh này bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng quyền. Cũng như các nước khác, hình thức này cũng đã phát huy tính hiệu quả của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam có trên 70 hệ thống kinh doanh nhượng quyền và ngày càng phát triển. @ Ưu nhược điểm của hình thức nhuợng quyền: BÊN NHƯỢNG QUYỀN BÊN NHẬN QUYỀN ƯU ĐIỂM Tiết kiệm chi phí đầu tư, phát triển, mở rộng thị trường. Tăng khả năng khai thác thị trường. Chia sẽ rủi ro trong kinh doanh. Tổ chức gọn nhẹ nguồn nhân lực. Được kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng của bên nhượng quyền. Có được những khách hàng truyền thống của hệ thống. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đào tạo, tư vấn mọi lúc, chuyển giao kinh nhiệm quản lý điều hành. Tiếp cận bí quyết công nghệ. Bên nhượng quyền giúp thiết kế cơ sở sản xuất_kinh doanh. NHƯỢC ĐIỂM Khó khăn trong việc quản lý. Nguy cơ đánh mất uy tín, thương hiệu. Nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh. Những vụ kiện trong hợp đồng thương mại. Chịu các ràng buộc của hợp đồng nhượng quyền. Phụ thuộc vào hệ thống nhượng quyền thương mại. Thiếu tính sáng tạo Ảnh hưởng của uy tín chung. III/ Điều khoản lưu ý trong hợp đồng nhượng quyền: - Sự hướng dẫn, hỗ trợ phát triển từ phía bên nhượng quyền: cung cấp tài liệu hướng dẫn, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật thường xuyên để hệ thống nhượng quyền hoạt động đúng. - Thời gian hiệu lực của hợp đồng (Theo điều 13 Nghị định 35/2006 NĐ-CP ngày 31/03/2006) do các bên thỏa thuận. - Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ va phương thức thanh toán - Thương hiệu, bí mật kinh doanh, cách thức sử dụng: người nhận quyền không được phép “ăn cắp”, biên soạn sai hay tháo rời bất cứ chi tiết nào đại diện cho những bí mật thương mại được cấp bằng; nghiêm cấm bên nhận quyền chuyển giao, công bố bất kỳ thông tin, tài liệu, hay bài viết nào có liên quan đến hệ thống nhượng quyền khi chưa có sự kiểm duyệt của bên nhượng quyền. - Bất cứ chi tiết nào đại diện cho bí mật thương mại của người nhượng quyền đều được cấp giấy phép cho người nhận quyền hay khi được bán đi. - Quyền lợi và các khoản phí khác mà bên nhận quyền phải trả - Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ: trường hợp bên nhận quyền muốn cắt hợp đồng thì phải trao trả ngay mọi thông tin tài liệu về bí mật thương mại của bên nhượng quyền, và tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến những bí mật thương mại của bên nhượng quyền, buộc bên nhượng quyền phải thừa nhận rằng họ không còn quan tâm gì đến những bí mật thương mại của bên nhượng quyền. - Phương thức vận hành: các doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn bắt buộc về giá cả, chất lượng hàng hoá dịch vụ được cung cấp, quy cách phục vụ và thậm chí cả về quy mô kinh doanh do bên nhượng quyền đặt ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhượng quyền vẫn có thể cho phép có những thay đổi, cải tiến nhất định trong phong cách phục vụ, thậm chí là tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ … - Chuyển giao quyền thương mại: điều 15 của Nghị định 35/2006 NĐ-CP ngày 31/03/2006 IV/ Cty cổ phần đồ chơi trẻ em Thái Xuyên 1/ Giới thiệu cty: cty cổ phần đồ chơi trẻ em Thái Xuyên (Trụ sở chính: Số 40, Hàn Hải Nguyên P.8 Q11 TP – HCM) cty đã có 15 cửa hàng nhượng quyền ở TP.HCM và ĐBSCL, 11 cửa hàng nhượng quyền ở khu vực miền bắc, 5 cửa hảng nhượng quyền ở Châu Âu. Mục tiêu hướng đến của cty chúng tôi trong năm 2010 là mở rộng thị trường trong nước, đạt con số 50 cửa hàng nhượng quyền từ Bắc tới Nam. 2/ Điều kiện của bên nhận nhượng quyền - Theo luật: điều 5,6 NĐ35/2006/NĐ_CP ngày 31/03/2006 - Quy định riêng của cty: + Tin tưởng tuyệt đối mô hình kinh doanh của cty, giữ uy tín chung cho toàn bộ hệ thống nhượng quyền của cty chúng tôi. + Có nguồn tài chính, thanh toán phí nhượng quyền đúng quy định. + Phí trang trí, địa điểm, lương nhân viên, quảng cáo bên nhận nhượng quyền tự chi. + Đảm bảo tuyệt đối bí mật của cty nếu vi phạm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm + Chỉ được trưng bày và bán duy nhất sản phẩm của công ty chúng tôi, trong quá trình kinh doanh không được chuyển giao quyền thương mại cho người khác nếu chưa có sự đồng ý của cty, không được tự ý sửa đổi cách bố trí, màu sắc, sản phẩm… 4/ Lợi ích khi được nhượng quyền Tiếp cận bí quyết kinh doanh và cấp giấy phép những chi tiết về bí mật kinh doanh. Được sử dụng thương hiệu, tên, nhãn hiệu, logo của công ty, được phân phối hàng hóa cho đối tác. Trung tâm tư vấn cho đối tác, hỗ trợ kỹ thuật, giúp nắm rõ về sản phẩm, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ nhân viên, hướng dẫn cách tiếp thị bán hàng. Công ty cũng không ngần ngại hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho các đối tác khi mua thương hiệu này như đầu tư an toàn, có khách ngay, được sự giúp đỡ của Công ty (từ trước, trong và sau ngày khai trương), dễ vay tiền ngân hàng… Thiết kế cách bố trí, trưng bày hàng hóa, thiết kế, trang trí cửa hàng theo đúng mô hình của cty qui định. Có lượng khách hàng trung thành từ cty 5/ Phí nhượng quyền và phương thức thanh toán Mức giá nhượng quyền mỗi năm cho một cửa hàng trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 25.000 USD. Doanh thu 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Đầu kỳ thanh toán 50% phí NQ, 3 tháng sau thanh toán 50% còn lại, cuối kỳ khi tính tổng doanh thu bên nhận quyền phải chi cho bên nhượng quyền 3% trên tổng doanh thu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBí mật kinh doanh và nhượng quyền thương mại theo Luật sở hữu trí tuệ việt nam.doc