Bạn nên làm gì? Ngày xem xét và quyết định mức tăng lương không nên
là thời điểm để đàm phán một mức cao hơn do nhà quản lý đã phê chuẩn
sự gia tăng này và hạch toán nó vào sổ sách tài chính. Cơ hội do vậy sẽ
khó khăn hơn rất nhiều. Chiến dịch của bạn nên bắt đầu từ một tháng
trước đó. Hơn nữa, bạn phải thể hiện bản thân thật tuyệt vời trong
khoảng một năm trước khi tăng lương. Đừng ngại nói với sếp rằng: Tôi
đã làm việc đó đấy.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí mật và nghệ thuật đàm phán lương bổng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí mật và nghệ thuật đàm phán lương bổng!
Các nhà tuyển dụng dường như luôn chiếm ưu thế trong các cuộc đàm
phán về lương thưởng. Họ hiểu rằng bạn cần công việc hơn là họ cần
bạn.
Đàm phán lương bổng là một vấn đề tế nhị. Nếu bạn quen với việc ngã
giá khi mua sắm thì đây là điểm khởi đầu thuận lợi của bạn. Tuy nhiên,
khi đàm phán về lương thì không dễ dàng như khi đi mua sắm, bạn nên
tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng mọi mặt vấn đề trước khí “đối đầu” với
các nhà tuyển dụng.
Dưới đây là 5 bí mật và nghệ thuật bạn cần nắm vững để giành được
mức lương tốt nhất cho mình khi đàm phán với nhà tuyển dụng.
Bí mật 1: Khoản lương của bạn không nhất thiết phản ánh năng lực và
kinh nghiệm làm việc
Những nhà quản lý công ty sẽ trả lương theo đúng nhu cầu của thị
trường để có được ứng viên thích hợp nhất. Vì vậy, trong một thị trường
lao động cạnh tranh như hiện nay, mức lương khởi điểm của những nhân
viên mới vào làm việc có thể gần bằng hay thậm chí bằng mức lương
của bạn, mặc dù bạn hơn họ về trình độ học vấn và thâm niên công tác.
Một vài công ty đã tiên phong thực hiện những nghiên cứu về tính hợp
lý của lương thưởng trên một nền tảng cơ bản nào đó và khắc phục vấn
đề. Nếu họ phát hiện ra rằng khoảng cách giữa khoản lương của bạn và
những nhân viên mới tuyển không đủ lớn, họ có thể tăng lương cho bạn
một khoản lớn hơn nhiều so với mức tăng cố định theo quy định. Tuy
nhiên, nhiều công ty không chủ động với công việc này và họ sẽ không
làm gì trừ khi bạn trực tiếp phản ánh.
Bạn nên làm gì? Luôn nắm bắt và theo kịp mức lương của những người
có cùng kinh nghiệm và trình độ học vấn như bạn. Trong trường hợp bạn
nhận thấy có một khoảng cách, hãy nói với sếp của bạn: tôi thấy có điều
bất hợp lý trong chế độ lương thưởng của công ty chúng ta, nếu không
có sự thay đổi, e rằng tôi phải tìm việc ở chỗ khác.
Bí mật 2: Mức tăng thực tế có thể cao hơn so với mức tăng đưa ra
Khi phải quyết định mức tăng lương do công trạng hay thâm niên công
tác, sếp của bạn luôn hết sức thận trọng về việc sẽ tăng bao nhiêu để tỷ
lệ tăng trung bình không vượt quá một mức định nào đó. Ví dụ, mức
định sẵn là 3,5%, sếp có thể thưởng cho nhân viên xuất sắc nhất với mức
tăng 5% còn những nhân viên dưới mức trung bình chỉ là 2%.
Trên thực tế quỹ tiền dành cho việc tăng lương có thể lớn hơn con số mà
sếp của bạn quyết định. Nguyên nhân là do nhiều công ty thông minh
luôn để sẵn một quỹ dự phòng để sử dụng khi cần giữ chân những nhân
viên xuất sắc mà họ có nguy cơ bị mất.
Do vậy, đừng bao giờ nhận lời đề nghị đầu tiên. Hầu hết các công ty đều
có những mức lương khác nhau và đôi khi có vài mức lương cá biệt họ
có thể trả. Một hành động nhỏ nhưng ít người chú ý là tạo cho sếp cơ hội
để có thể trả lương cao hơn cho bạn. Điều đó chứng tỏ bạn là người cao
tay. Nếu sếp rất muốn có bạn, thì đây là cơ hội để bạn có thể yêu cầu
mức lương cao nhất có thể.
Hãy khẳng định bạn có đủ năng lực làm việc đáp ứng với nhu cầu của
công ty, và bạn đề nghị mức tăng 8% khi công ty đưa ra mức thông
thường là 4,5%. Các nhà quản lý thông minh sẽ sự tự hỏi bản thân: Liệu
mình có sẵn sàng mất nhân viên này chỉ vì 500 USD/tháng. Trên thực tế
nếu họ cần bạn, thì khoản tiền tăng đó rất nhỏ bé so với những chi phí họ
phải bỏ ra để tìm người thay thế bạn.
Bạn nên làm gì? Ngày xem xét và quyết định mức tăng lương không nên
là thời điểm để đàm phán một mức cao hơn do nhà quản lý đã phê chuẩn
sự gia tăng này và hạch toán nó vào sổ sách tài chính. Cơ hội do vậy sẽ
khó khăn hơn rất nhiều. Chiến dịch của bạn nên bắt đầu từ một tháng
trước đó. Hơn nữa, bạn phải thể hiện bản thân thật tuyệt vời trong
khoảng một năm trước khi tăng lương. Đừng ngại nói với sếp rằng: Tôi
đã làm việc đó đấy.
Tuy nhiên, hãy biết dừng lại đúng lúc, vì nếu bạn vẫn tiếp tục đề nghị thì
sếp có thể dừng cuộc nói chuyện và đưa ra đề nghị sau cùng đại khái
như: “Chúng tôi chỉ chấp nhận trả lương ở mức X và không thể cao hơn”
- mức X này có thể thấp hơn mức bạn đã thỏa thuận được lúc trước. Tệ
hơn nữa bạn có thể tạo nên một ấn tượng xấu với sếp. Cho nên hãy thận
trọng và khéo léo trong vấn đề tế nhị này.
Bí mật 3: Khi sếp nói với bạn rằng công ty không thể trả lương nhiều
hơn cho bạn vào lúc này, tài chính có thể không phải là vấn đề
Nếu bạn đề nghị tăng lương và sếp của bạn nói rằng tài chính công ty
hiện rất eo hẹp - hãy hỏi ông ta rằng công ty sẽ mất gì nếu bạn được tăng
lương theo mức yêu cầu.
Nếu bạn không nhận được câu trả lời rõ ràng hay những lời động viên
khích lệ, điều đó có nghĩa: sếp nghĩ rằng bạn xứng đáng với khoản
lương đó ở vị trí công việc hiện tại; sếp không có quyền ra quyết định;
bạn đang được trả mức lương cao nhất trong khung trả lương đối với vị
trí công việc của bạn.
Bạn nên làm gì? Bạn nên quan tâm tới việc liệu bạn có còn muốn làm
việc tại vị trí công việc hiện tại ở công ty nữa hay không. Nếu câu trả lời
là có thì bạn cần có cái nhìn xa hơn về vấn đề lương bổng. Hãy sẵn sàng
cho những nhân nhượng có thể chấp nhận được.
Khi công ty không đồng ý với mức lương bạn đề nghị, hãy để ý đến
những quyền lợi khác từ công ty mà bạn thấy chưa hài lòng. Ví dụ, nếu
bạn phải đi làm xa, hãy đề nghị công ty hỗ trợ tiền đi lại, biết đâu bạn có
thể được phép đi làm muộn hay được nhận một khoản trợ cấp nào đó.
Cuối cùng hãy hỏi xem mức lương của bạn có được đánh giá lại trong
sáu tháng sắp tới hay không và đề nghị sếp ký một thỏa thuận tăng lương
nếu bạn hoàn thành xuất sắc công việc và công ty đạt được một mức
tăng trưởng doanh thu nhất định nào đó.
Bí mật 4: Các sếp sẽ trả lương cao hơn nếu họ thích bạn
Sẽ có một vài nhân viên được “sếp” yêu quý hơn những người khác, và
đôi khi là hơn rất nhiều. Điều đó không có nghĩa bạn cần nịnh và chiều
lòng sếp hết mực, mà phải là những người giúp đỡ “sếp” hiệu quả trong
công việc cũng như tạo điều kiện để họ trở thành những nhà quản lý tốt.
Bí mật 5: Bạn không thể đàm phán khoản lương khi hết hợp đồng
Trừ khi bạn có một bản hợp đồng quy định rõ, còn bằng không các công
ty đã cho bạn nghỉ việc sẽ có quyền không trả cho bạn khoản lương
thưởng khi hết hợp đồng. Mặc dù vậy, thông thường họ vẫn trả cho bạn
một vài thứ gì đó. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có thỏa đáng đối với những
đóng góp tiếp theo của bạn (tất nhiên, trong trường hợp công ty còn cần
đến bạn ở một vấn đề nào đó).
Nếu bạn không cho rằng chưa đủ, bạn có thể thảo luận để đạt được nhiều
hơn, nếu bạn có một vài lợi thế nhất định. Yếu tố then chốt nằm ở chỗ
“Giá trị đặc quyền”. Ví dụ, bạn có phải là người duy nhất trong công ty
nắm được các chi tiết quan trọng của dự án hiện tại hoặc là người biết rõ
làm thế nào để vận hành các chức năng quan trọng nhất hay không? Nói
cách khác, liệu họ vẫn còn cần điều gì đó ở bạn?
Bạn nên làm gì? Khi đưa ra những yêu cầu, bạn nên nhớ rằng mình đang
đàm phán với các “cá nhân sếp” chứ không phải với “công ty”. Và
những cá nhân đó, nếu đàm phán với bạn không thành công, luôn có
nhiều thứ để mất, bao gồm các khoản tiền thưởng hay thậm chí là công
việc của họ. Cách thức tốt nhất để đưa ra yêu cầu: một cách tôn trọng và
bằng văn bản, bạn hãy gửi yêu cầu của mình tới một ai đó nắm quyền
quyết định. Bạn có thể bắt đầu với sếp của bạn, hay sếp của sếp, hoặc
gửi các bức thư trực tiếp tới hội đồng quản trị nếu họ là người quyết
định.
Sau cùng, trong nghệ thuật đàm phán lương thưởng, bạn nên hiểu rằng
không phải lúc nào cũng yêu cầu một mức lương cao chót vót là đúng,
mà thay vào đó là một mức lương bạn cảm thấy hài lòng. Hãy bắt đầu
với việc làm một phép tính về mức lương bình quân mà một nhân viên ở
vị trí như của bạn sẽ nhận được và đặt ra mức lương lý tưởng cho vị trí
ấy cũng như những quyền lợi bạn mong muốn sẽ có được. Nếu bạn chú
trọng vào mục đích mình đã đề ra thay vì chiến thắng trong cuộc đàm
phán lương thưởng, thì bạn sẽ dễ dàng biết được khi nào mình nên chấp
nhận với thỏa thuận đã đạt được.
Và quan trọng nhất, sau khi kết thúc cuộc đàm phán, hãy nhớ là mọi
quyết định, thoả thuận nên được ghi lại rõ ràng trên giấy tờ trước khi bạn
chấp nhận công việc hay những yêu cầu mới mà sếp đưa ra.
mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bi_mat_va_nghe_thuat_dam_phan_luong_bong_7926.pdf