Biến đổi khí hậu - Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển bền vững

Như trên đã nói,

BVMT chính là để giúp

cho sự phát triển kinh tế

cũng như xã hội được

bền vững. KT-XH phát

triển giúp chúng ta có

đủ điều kiện để đảm bảo

an ninh quốc phòng, giữ

vững độc lập chủ quyền

của dân tộc. Điều đó lại

tạo điều kiện ổn định

chính trị xã hội để KTXH phát triển. BVMT là

việc làm không chỉ có ý

nghĩa hiện tại, mà quan

trọng hơn, cao cả hơn là

nó có ý nghĩa cho tương

lai. Nếu một sự phát

triển có mang lại những

lợi ích kinh tế trước mắt

mà khai thác cạn kiệt

tài nguyên thiên nhiên,

hủy hoại môi trường,

làm cho các thế hệ sau

không còn điều kiện để

phát triển mọi mặt (cả về

kinh tế, xã hội, thể chất,

trí tuệ con người.), thì

sự phát triển đó phỏng có

ích gì! Nếu hôm nay thế

hệ chúng ta không quan

tâm tới, không làm tốt

công tác BVMT, làm cho

môi trường bị hủy hoại

thì trong tương lai, con

cháu chúng ta chắc chắn

sẽ phải gánh chịu những

hậu quả tồi tệ.

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến đổi khí hậu - Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong. Thời gian để lắng sau khi đánh phèn hoặc dùng lá nhớt là khoảng 1 giờ trở lên tùy theo độ đục của nước và các vẩn vón lắng. Khử nước bằng hóa chất: Khử trùng bằng CloraminB được đóng gói dưới dạng viên hàm lượng 0,25g hoặc 1,g. Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên ClorminB hàm lượng 0,25 có thể khử trùng được 25 lít nước. Khử trùng bằng hóa chất bột như CloraminB, Clorua vôi thường để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập trung đông người. Hòa tan lượng hóa chất cần thiết vào một gáo nước rồi đổ nước vào bể, trộn đều. Múc nước lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 muỗng canh bột hóa chất trên vào giếng và khấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi. Nước sau khử trùng 30 phút thì được. XỬ LÝ NƯỚC DÙNG... (Tiếp theo trang 8) Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 11 Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường. Sự phân tích của tác giả theo 3 vấn đề tác động đến môi trường để chúng ta lựa chọn, xem xét cả trên bình diện quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau. BBT MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì: Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. 12 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường. Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết,... Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường. Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói cách khác: Môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH. Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống KT- XH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 13 thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: - Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải). Hiện nay việc có được mua bán hay không quyền phát thải khí thải giữa các nước đang là đề tài tranh luận chưa ngã ngũ trong các hội nghị thượng đỉnh về môi trường, các nước giàu vẫn chưa thực sự tự giác chia sẻ tài lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liên quan tới môi trường. - Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai,...) mà không có khả năng hoàn phục. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng 1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết các nước giàu phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói. Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và BVMT. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới 14 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT,... Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc. Như trên đã nói, BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để KT- XH phát triển. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người...), thì sự phát triển đó phỏng có ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. Tuy còn có nhiều khó khăn về kinh tế, song Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tích cực về công tác BVMT như: Xây dựng hệ thống pháp luật về BVMT ngày càng hoàn thiện; xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi trường; đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa về BVMT. Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất cập trong công tác BVMT mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn. Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 15 TÁC HẠI CỦA NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM HỒNG THƠM Nguyên nhân dẫn tới nguồn nước bị ô nhiễm Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu Nguồn nước ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, tác hại của nó tỉ lệ với người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ưng thư da. 16 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu chảy, ung thư ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hóa, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hóa cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thủy ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu. Bảo vệ nguồn nước Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Máy lọc nước là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, bạn có thể lọc nước phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 17 Xã Mường Kim (Than Uyên) có 1.993 hộ, với 10.493 khẩu, trong đó có trên 80% dân số làm nông nghiệp. Trước đây, do một số tập quán, thói quen lạc hậu, tình trạng môi trường ở xã bị ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh phát sinh. Nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về vệ sinh môi trường, thực hiện thói quen vệ sinh cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, UBND xã đã đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua đội ngũ cộng tác viên y tế tại cơ sở; tuyên truyền cổ động trực quan bằng băng zôn, khẩu hiệu; tuyên truyền lồng ghép trong các đợt sinh hoạt của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc... Nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác, đổ chất thải bừa bãi, sử dụng nguồn nước sạch, bảo đảm ATVSTP bằng cách sử dụng nguồn thực phẩm bảo đảm chất lượng, bảo vệ nguồn nước, thực hiện các thói quen hợp vệ sinh. Trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, đổ rác không đúng nơi quy định đều bị nhắc nhở kịp thời. Hằng năm, Ban chỉ đạo ATVSTP xã đều tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh ăn uống và giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã cam kết thực hiện tốt các quy định về ATVSTP. Ngoài ra, xã còn tập huấn công tác bảo vệ môi trường, đề xuất với CÔNG TÁC GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH Ở XÃ MƯỜNG KIM BẠCH MAI 18 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu Ngân hàng chính sách xã hội triển khai dự án cho hội viên Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB vay vốn xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch. Ban tuyên truyền vệ sinh môi trường xã phối hợp với trưởng các bản và các đoàn thể vận động nhân dân duy trì nề nếp vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ chức thu gom rác thải. Các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, xây dựng hầm biogas xử lý chất thải để vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng khí đốt phục vụ cho sinh hoạt. Đến nay toàn xã đã có 17 hộ xây dựng được hầm biogas. Trạm Y tế xã phối hợp với 3 trường học trên địa bàn tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, đặc biệt là việc đảm bảo nước sạch và các công trình vệ sinh trong trường học, để các em thực hành việc rửa tay với xà phòng ngay tại trường học. Do tích cực triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhận thức của nhân dân trong xã đã có chuyển biến tích cực và đã có những hành vi thân thiện với môi trường, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Đến nay, các tổ thu gom rác do Hội viên Hội Nông dân, Hội Phụ nữ làm nòng cốt được duy trì hoạt động thường xuyên có nề nếp, hiệu quả, góp phần giữ gìn môi trường xóm làng xung quanh sạch đẹp, đẩy lùi được nhiều dịch bệnh trên người và vật nuôi, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ năm 2008 đến nay, xã đã có nước máy sử dụng trong sinh hoạt. Trên địa bàn xã hiện có trên 90% hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, trên 30% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đường làng ngõ xóm trong xã xung quanh sạch đẹp. Định kỳ 1 tuần/ lần, nhân dân trong xã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh, phát quang bụi rậm bờ ao, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý rác thải và các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh nơi công cộng, xung quanh nhà, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Với những hoạt động thiết thực trong cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, sức khỏe cộng đồng, cải thiện môi trường sống và công tác phòng, chống dịch bệnh nên nhiều năm trở lại đây xã Mường Kim không xảy ra dịch bệnh./. Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 19 Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Cũng giống như không khí nước là một thành phần thiết yếu để duy trì cuộc sống. Con người, cây cối... đều cần nước để tồn tại. Nước là 1 hợp chất bao gồm hidro và oxi, nước tinh khiết không màu, không mùi, không vị, chúng tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng, khí. Vai trò của nước đối với đời sống con người. Trên trái đất, ¾ lãnh thổ là nước, nước trong các đại dương, ở biển, sông ngòi, ao hồ, nước ở trong lòng đất. Tuy nhiên nguồn nước sạch không phải dồi dào như chúng ta vẫn nghĩ. Trên thực tế có tới 97,2% nguồn nước trên trái đất là nước mặn, còn lại 2,15% là băng vĩnh cửu và chỉ có 0,65% là nguồn nước dành cho con người. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người, nó chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước. Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn như ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet. Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC PHƯƠNG THÚY 20 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu đường biển có ý nghĩa rất lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia. Đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Khi đời sống xã hội tăng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, sự tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, nguồn nước, con người, đời sống kinh tế xã hội thì nguồn nước này vốn đã khan hiếm nay lại ngày càng thiếu trầm trọng hơn, con người đang thực sự đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong tương lai không. Nguyên nhân dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và với sự gia tăng dân số, cùng với đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao, hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp đến đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý mà trực tiếp xả ra nguồn sông, hồ, kênh, mương, suối... Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, cần phải nhận thức rõ việc sử dụng nguồn nước phải đi đôi với bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. Các cơ quan chức năng cần có nhiều hoạt động tuyên truyền công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhà nước cần đưa ra những chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với các nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng các dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không đổ rác thải bừa bãi ra sông hồ, mỗi cá nhân nên tích cực vận động, tuyên truyền để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước sạch, nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch là quá trình lâu dài và nhiều khó khăn. Song, nếu có sự chung tay của cả cộng đồng thì chắc chắn môi trường của chúng ta sẽ được cải thiện. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất./. Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu 21 TIN HOẠT ĐỘNG Trong hai ngày từ 13-14/08/2015 tại Hội trường Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, trung tâm Con người và Thiên nhiên PanNaurre tổ chức lớp tập huấn “Chính sách phát triển và kế hoạch của địa phương, cùng với tích hợp khuôn khổ quốc gia về thích ứng Biến đổi khí hậu” Tham dự lớp tập huấn có ông Nguyễn Văn Sáu, phó giám đốc Sở TN&MT Lai Châu, lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng 35 học viên huyện Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu. Đây là hoạt động năm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường vai trò cho các tổ chức Phi chính phủ trong hoạt động truyền thông chính sách phát triển và kế hoạch của địa phương, cùng với tích hợp khuôn khổ quốc gia về thích ứng Biến đổi khí hậu” được tài trợ bởi CISU do ADDA phối hợp với PanNaurre. Dự án nhằm hỗ trợ các cộng đồng nhân dân ở địa bàn miền núi Tây Bắc cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, na ninh lương thực và giảm nghèo tại địa phương. Để nâng cao hiệu quả và tính thực tiễn của lớp tập huấn, ban tổ chức đã mời Chuyên gia Nguyễn Đức Anh và Lê Đức Chung cung cấp các khái niệm cơ bản nhất về quy trình xây dựng các chính sách công ở Việt Nam và giới thiệu tổng quan về một số chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Quốc Tế và Việt Nam và đánh giá chính sách về BĐKH thời gian qua. Trong thời gian 2 ngày của khóa tập huấn, học viên có cơ hội trải nghiệm tất cả các bước của quá trình chính sách. Để quá trình chính sách phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_doi_khi_hau_nhung_van_de_can_quan_tam_trong_phat_trien.pdf