Biến động dân số của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009 - 2017

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.iv

DANH MỤC CÁC HÌNH .v

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ .5

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.5

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.6

6. Những đóng góp chính của luận văn.8

7. Cấu trúc của luận văn .9

NỘI DUNG.10

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN

SỐ.10

1.1 Cơ sở lí luận.10

1.1.1 Khái niệm dân số .10

1.1.2 Các học thuyết về dân số.10

1.1.3. Biến động dân số .15

1.2. Cơ sở thực tiễn.29

1.2.1. Biến động mức sinh của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017 .29

1.2.2. Biến động mức tử của Việt Nam.32

1.2.3. Biến động cơ học.33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .35

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ CỦA VÙNG ĐỒNG

BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2017.36

2.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng .36

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .36

2.1.2. Điều kiện tự nhiên .39

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến động dân số của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ rằng ở mỗi địa phương, các tỉnh thành trong cả nước đã làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và nhận thức của người dân đặc biệt là phụ nữ ngày một tăng lên. Việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho một đứa trẻ từ lúc lớn đến lúc trưởng thành đồi hỏi rất nhiều chi phí. Do vậy sinh ít sẽ giúp cho gia đình có thể quan tâm , chăm sóc con mình một cách tốt nhất. Nhận thức được điều đó mức sinh của nước ta giảm đi qua các năm. 1.2.2. Biến động mức tử của Việt Nam Bảng 1.8: Tỷ suất chết thô chia theo thành thị/nông thôn, thời kỳ 2005 - 2017 Đơn vị tính: Người chết/1000 dân Năm Toàn quốc Thành thị Nông thôn 2005 5,3 4,2 5,8 2006 5,3 4,8 5,5 2007 5,3 4,7 5,6 2008 5,3 4,8 5,5 2009 6,8 5,5 7,4 2010 6,8 5,5 7,3 2011 6,9 5,8 7,4 2012 7,0 5,9 7,5 2013 7,1 6,3 7,5 2014 6,9 6,0 7,2 2015 6,8 5,8 7,3 2016 6,8 6,2 7,2 2017 6,8 - - (Nguồn: kết quả điều tra dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016) Bảng 1.9 trình bày CDR của Việt Nam sau khi hiệu chỉnh từ năm 2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN đến năm 2017 chia theo thành thị và nông thôn. Số liệu bảng 1.9 cho biết CDR của cả nước năm 2016 là 6,8 người chết/1000 dân, trong đó của thành thị là 6,2 người chết/1000 dân, của nông thôn là 7,2 người chết/1000 dân. So với năm 2015, CDR của cả nước năm 2016 tăng nhẹ (6,83 so với 6,81 người chết/1000 dân) nhưng sự chênh lệch giữa tỷ suất này của thành thị và nông thôn tăng nhẹ. CDR của thành thị tăng 0,4 phần nghìn. Trong khi đó, CDR của nông thôn giảm. Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017 (đơn vị ‰) (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2009 - 2017) Do thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm từ 2009 - 2017 giảm 2,7‰. Tuy nhiên có sự biến động: Giai đoạn 2009 - 2013 giảm 0,9 ‰, giai đoạn 2013 - 2014 tăng 0,4‰ và từ giai đoạn 2014 - 2017 có xu hướng giảm, giảm 2,1‰. 1.2.3. Biến động cơ học Kết quả Điều tra BĐDS 2016 cho thấy số lượng người di cư 1 năm trước thời điểm điều tra ở tất cả các vùng đã giảm đáng kể. So với kết quả Điều tra BĐDS 2015, số lượng người di cư giữa các vùng giảm 53.404 người (năm 2015 số người di cư giữa các vùng là 341.425 người). Tỷ suất nhập cư giữa các vùng giảm nhiều nhất là vùng Đông Nam Bộ (giảm 2 điểm phần nghìn), thứ hai là 10.8 10.3 9.7 9.9 9.9 10.3 9.4 9.2 8.1 0 2 4 6 8 10 12 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 năm ‰ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (giảm 0,7 điểm phần nghìn). Tỷ suất xuất cư của 2 vùng giảm nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung (giảm 1,4 điểm phần nghìn) và Đồng bằng sông Cửu Long (giảm 0,8 điểm phần nghìn). Năm 2016 cả nước có 2 vùng có tỷ suất di cư thuần dương đó là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Do có sức hút lớn về việc làm nên Đông Nam Bộ cũng là vùng có số lượng người chuyển đến lớn nhất trong cả nước (gần 180 ngàn người). So với kết quả Điều tra BĐDS 2015, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu trong cả nước về số người chuyển đi (hơn 100 nghìn người), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đứng thứ hai với hơn 58 nghìn người, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng đứng thứ ba với gần 40 nghìn người. Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tỷ suất di cư đặc trưng theo tuổi và giới tính của Việt Nam, 1/4/2016 (Nguồn: Kết quả điều tra dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016) Tỷ suất di cư của những người trong nhóm tuổi 20-24 là cao nhất, tiếp đến là những người trong nhóm tuổi 15-19 và 25-29. Đối với nhóm tuổi 20-24, tỷ suất di cư ở cả nam giới và nữ giới đều đạt mức cao nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trên cơ sở lí luận ta biết được các khái niệm, thước đo, yếu tố ảnh hưởng và xu hướng biến động dân số trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay mức sinh trên thế giới có xu hướng giảm. Đối với các nước phát triển mức sinh thấp, đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển mức sinh khá cao và hiện nay do thực hiện tốt chính sách dân số, nhận thức của người dân được nâng cao mà mức sinh có xu hướng giảm. Mức chết hiện nay trên thế giới có xu hướng giảm. Tuy nhiên mức chết có sự khác nhau giữa các nhóm nước: đối với các nước có nền kinh tế phát triển mức chết thấp; đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển mức chết cao hơn và đang có xu hướng giảm do kinh tế ngày một phát triển vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày được quan tâm. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động dân số đó là di dân. Quá trình di dân chịu tác động bởi nhiều nhân tố nhưng nhìn chung quá trình chuyển cư gắn với những nguyên nhân kinh tế. Chuyển cư đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Tuy nhiên chuyển cư cũng gây ra những hậu quả nhất định. Ở Việt Nam tỉ lệ gia tăng tự nhiên, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm do thực hiện tốt chính sách dân số và nhận thức của người dân ngày được nâng cao. Mức chết có sự biến động và tăng nhẹ. Vấn đề dân số của Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đó là thực trạng “mất cân bằng giới tính khi sinh”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Chương 2 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2017 2.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2.1.1.1. Vị trí địa lí Vùng Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng biển phía Đông (Vịnh Bắc Bộ), đây là vùng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đồng bằng sông Hồng (phần đất liền) nằm trong hệ tọa độ địa lí từ 19º54’ đến 21º34’ vĩ độ Bắc và từ 105º18’ đến 106º48’ kinh Đông. Phía Bắc tiếp giáp với vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ giàu tiềm năng khoáng sản,thủy điện; cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt; thế mạnh nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, nhiều tiềm năng cũng như cơ hội phát triển kinh tế đối ngoại vào thị trường Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), Thượng Lào. Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp vùng Bắc Trung Bộ với các khu kinh tế biển và khu kinh tế cửa khẩu giàu tiềm năng; phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bờ biển khoảng 350km. [14], [21]. Vượt qua đèo Tam Điệp (Ninh Bình) bằng đường bộ, đường sắt, sự kết nối bằng đường hàng không và đường biển từ sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi (Hải Phòng), cảng Hải Phòng và cách không xa là cảng Cái Lân (Quảng Ninh), vùng Đồng bằng sông Hồng liên kết hữu cơ với Bắc Trung Bộ và các tỉnh Phía Nam, mở ra thế giới bên ngoài, nhất là nước bạn Lào. Vùng Biển thuộc Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông và Đông Nam được đánh giá là giàu tiềm năng, là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ Theo phân vùng của tổng cục thống kê và viện chiến lược Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành, tính cả tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Diện tích 2125,9 nghìn ha chiếm 6,1% diện tích cả nước năm 2007 (số liệu của tổng cục thống kê). Ranh giới lãnh thổ của vùng có nhiều thay đổi trong vài chục năm gần đây, lần gần đây nhất là sự sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Thủ đô Hà Nội năm 2008. Ngoài phần đất liền, Đồng bằng sông Hồng còn có vùng biển tiếp giáp thuộc vịnh Bắc Bộ và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng). Vùng (tính đến năm 2012) có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng), 8 thành phố trực thuộc tỉnh, 5 thị xã và 85 huyện. [21], [28]. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình Đồng bằng sông Hồng được hình thành trên một vùng biển sụt lún, trầm tích có nguồn gốc sông biển, nhưng chủ yếu là bởi quá trình bồi tụ của phù sa hệ thống sông Hồng. Nói là đồng bằng,nhưng thực ra vùng rìa đồng bằng sông Hồng còn có dải đất cao bán sơn địa, rải rác rìa đồng bằng còn có núi sót. Ven đồng bằng là núi Ba Vì, một phần dãy núi Tam Đảo, một phần núi đá vôi Hòa Bình - Thanh Hóa, ven biển Thủy Nguyên (Hải Phòng). Đồng Bằng sông Hồng thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đồng bằng có nhiều hồ, đầm vốn là những lòng sông cũ và những vùng đất trũng úng như ô trũng ở Bình Lục (Hà Nam), Gia Viễn (Ninh Bình). Dọc bờ biển có những cồn cát, tạo thành một dải đánh dấu đường bờ biển cũ, một thời kì sông lấn biển. Theo GS. Lê Bá Thảo, địa hình đồng bằng sông Hồng có thể chia thành các bộ phận chính sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN - Vùng đất cao đồng bằng, được coi là vùng tiếp nối của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các bậc thềm phù sa cổ. Phân bố ở phái Bắc và phía Tây Nam đồng bằng là dải đất cao, đồi thoải và thung lũng. - Vùng đồng bằng trung tâm được giới hạn từ phía Nam Sơn Tây cho đến cửa sông Luộc, là vùng đất ổn định nhất của châu thổ với độ cao từ 2 đến 12m so với mực nước biển. Trong lịch sử khai thác lãnh thổ, người dân đồng bằng đã tiến hành đắp đê ngăn lũ và ổn định sản xuất với nền nông nghiệp thâm canh. - Vùng hạ châu thổ: chạy dọc ven biển từ cửa sông Thái Bình tới Ninh Bình, ăn sâu vào đất liền ở một phần các tỉnh Nam Định, Hải Hương, Hưng Yên. Vùng này có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn. Ở đây cũng xuất hiện các kiểu địa hình cồn cát ven biển và bãi triều. Nhìn chung, địa hình của vùng Đồng bằng sông Hồng bằng phẳng, có mặt bằng rộng là điều kiện thuận lợi cho việc định cư và tổ chức sản xuất,nhất là việc canh tác lúa nước.Thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng đã bị biến đổi sâu sắc do hoạt động của con người, trong đó nguyên nhân trị thủy và làm thủy lợi, nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa. [6], [24] 2.1.2.2. Thổ nhưỡng Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng Đồng bằng sông Hồng khá đa dạng. Ở vùng trung tâm đồng bằng là các loại đất phù sa, bao gồm đất phù sa trung tính ít chua ở trong đê và đất phù sa ngoài đê. Ở các vùng trũng úng là đất phù sa bị glay hóa và bị biến đổi do trồng lúa nước. Tại vùng ven biển có gần 100.000 ha đất mặn, tập trung ở dải đất ven biển của Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; một phần đất bị nhiễm phèn thuộc cửa sông Thái Bình. Ở rìa đồng bằng phía Bắc và phía Tây là đất xám bạc màu trên thềm phù sa cổ, đất feralit trên các vùng đồi và núi sót, nhiều nơi bị đá ong hóa.[28],[14] Đồng bằng sông Hồng hiện có 1.249 nghìn ha đất đã được sử dụng, chiếm 83,5% diện tích đất tự nhiên của vùng và 4,7% diện tích đất đang sử dụng của cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN nước. Đất đai tốt, điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Khả năng mở rộng diện tích đất của đồng bằng vẫn còn tuy không nhiều. Quá trình mở rộng lãnh thổ gắn liền với quá trình quai đê lấn biển của cư dân Đồng bằng sông Hồng. [21], [24] 2.1.2.3 Khí hậu Khí hậu của vùng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh từ tháng X đến tháng IV năm sau. Nhiệt độ trung bình năm dao động 22- 24ºC, tổng nhiệt độ 8500-8600ºC/năm. Lượng mưa trung bình năm 1500- 1800mm, độ ẩm trung bình trên 82%. Với đặc điểm khí hậu của vùng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa nước. Vùng chịu tác động biến động thời tiết gắn liền với các đợt không khí lạnh tràn về và ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Về mùa hạ và mùa thu (tháng VII đến tháng X) thường có bão, trung bình cứ 10 năm thì có 15 cơn bão đổ bộ vào vùng Đồng bằng sông Hồng. Một trở ngại lớn về khí hậu là sự quá dư thừa nước vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô, do 85% tổng lượng mưa tập trung vào mùa hè. Do vậy, để ổn định sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu nước.[20], [24],[21] 2.1.2.4 Thủy văn Bản thân tên gọi của vùng gắn với dòng sông cùng tên là sông Hồng - cái nôi của nghề trồng lúa nước, đồng nghĩa với tên gọi của nền văn hóa, văn minh sông Hồng. Chế độ thủy văn của đồng bằng chịu sự chi phối của hai hệ thống sông: hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Mùa lũ của sông kéo dài từ tháng VI đến tháng X, tháng đỉnh lũ là tháng VIII. Trước đây, hệ thống đê điều còn yếu, do vậy thường xuyên xảy ra vỡ đê và lũ lụt. Việc ngăn sông xây dựng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và các hồ thủy lợi với mặt tích cực là điều tiết lưu lượng nước nhưng đã và sẽ gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến dòng chảy và mực nước ngầm của đồng bằng. Việc xâm nhập mặn ở vùng chưa sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN sắc như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vùng cửa sông Thái Bình có sự xâm nhập mặn khá sâu vào đồng bằng theo các cửa sông hình phễu (ranh giới mặn1% vào sâu tới 27km trên sông Kinh Thầy). [24] Nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm của đồng bằng là khá dồi dào. Tuy nhiên một số khu công nghiệp và đô thị ven sông chất lượng nguồn nước đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Bờ biển kéo dài từ Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Sơn (Ninh Bình), điều kiện hải văn thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên các bãi triều và trong vịnh Bắc Bộ. 2.1.2.5. Sinh vật Diện tích rừng của vùng Đồng bằng sông Hồng không lớn, khoảng trên 124.500 ha,trong đó có 56.100 ha rừng tự nhiên và 68.400 ha ừng trồng (năm 2010). Rừng tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học. Các Tỉnh có diện tích rừng tự nhiên đáng kể là Vĩnh Phúc, Ninh Bình và TP. Hà Nội. Hiện tại, vùng có 5 vườn quốc gia: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Xuân Thủy (Nam Định). Rừng gập mặn ven biển và vùng biển. Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn tăng lên nhờ triển khai chương trình trồng rừng ngập mặn, nhất là các tỉnh Thái Bình, Nam Định. 2.1.2.6 Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của vùng Đồng bằng sông Hồng không nhiều về chủng loại, trữ lượng ít (trừ than nâu). Bể than nâu dưới lòng đồng bằng ở độ sâu từ 300 đến 700m có trữ lượng ước tính trên 200 tỉ tấn, việc khai thác đòi hỏi vốn đầu tư và công nghệ hiện đại. Khí thiên nhiên đã được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải (Thái Bình). Đá vôi được khai thác phục vụ xây dựng công trình và sản xuất xi măng ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình. Sét làm gạch ngói và gốm sứ cũng phân bố rải rác ở các tỉnh.[15],[21] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 2.1.2.7 Tiềm năng du lịch tự nhiên Vùng có thế mạnh về tiềm năng du lịch tự nhiên: Các vườn quốc gia (Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy, Cát Bà) còn giữ gìn được hệ sinh thái rừng cận nhiệt và nhiệt đới có giá trị về mặt khoa học, nơi bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Các thắng cảnh, hang động tự nhiên như Hương Sơn và động Hương Tích, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An... các nguồn nước khoáng có ở Ba Vì (Hà Nội), Kênh Gà (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình). Một số hồ tự nhiên và nhân tạo là những cảnh quan thiên nhiên đẹp như Đại Lải, Đồng Mô,... Vùng Đồng bằng sông Hồng có một số bãi biển đẹp và sớm được khai thác như Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng) và một số bãi biển tiềm năng khác.[32] 2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số và mật độ dân số lớn nhất cả nước. Số dân 2012 là 19,06 triệu người (chiếm 21,5% dân số cả nước). Trong thời gian qua, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng giảm mạnh nhờ tích cực thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động của vùng giảm nhanh chóng (từ 30,2% năm 1999 xuống còn 22,5% năm 2009). Số người trong và trên độ tuổi lao động ngày càng tăng. Năm 2009, số người trong độ tuổi lao động là 65,3%, trên độ tuổi lao động là 12,2%. Nhìn chung, dân số của vùng đang bước vào thời kì già hóa, đặt ra vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của dân số già.[32],[21] Cho đến trước năm 2009, vùng Đồng bằng sông Hồng có xu hướng xuất cư giai đoạn 1999-2009, tỉ suất di cư thuần là -2,6% (tỉ suất nhập cư là 15,3 %; tỉ suất xuất cư là 17,9%), xuất cư tập trung ở các tỉnh thuộc tiểu vùng phía Nam Đồng bằng (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình). Từ năm 2009 đến nay, vùng lại là nơi nhập cư, chủ yếu nhập cư từ các vùng Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân cư đông đúc, đất trật người đông. Mật độ dân số trung bình của vùng là 1.275 người/km² (năm 2012), cao gấp 4,75 lần mức trung bình cả nước, gấp 3,0 lần vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 12,8 lần vùng Tây Nguyên. Trong số 8 tỉnh và thành phố của cả nước có mật độ dân số trên 1.000 người/ km² thì vùng đồng bằng sông Hồng đã có 7. Năm 2012, Thủ đô Hà Nội có mật độ cao nhất vùng (2.059 người/ km²), tiếp theo là Bắc Ninh (1.313 người/ km²), Hưng Yên (1.237 người/ km²). Các tỉnh có mật độ dân số dưới 1000 km² là Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam. Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.Tỉ trọng lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 68,2% năm 2000 xuống còn 46,1% năm 2010, tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,9% (năm 2000) lên 27,4% năm (2010), tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng tương ứng từ 14,9% lên 26,5%. 2.1.3.2. Kinh tế Vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đã phát huy được vai trò đầu tàu tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển, đóng góp cao vào nguồn thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về quy mô GDP,vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ). So với năm 2020,quy mô GDP năm 2010 đã tăng 6,2 lần.Năm 2010, vùng đóng góp 23,1% GDP của cả nước và đạt 514.432 tỉ đồng. GDP/người đạt 27,4 triệu đồng, đạt 120,2% so với mức trung bình cả nước.Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP vùng đạt 11,9% (giai đoạn này cả nước đạt 7,0%/năm), trong có công nghiệp xây dựng tăng 14,8%, dịch vụ 12,1%, nông - lâm - ngư - nghiệp tăng 3,5%.[14], [21], [28]. Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua. GDP khu vực nông - lâm và ngư nghiệp giảm từ 23,4% năm 2000 xuống còn 12,6% năm2010. Khu vực kinh tế phi nông nghiệp tăng từ 76,6% năm 2000 lên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 87,4% năm 2010, trong đó tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ khá cân bằng (43,8% và 43,6% năm 2010). Tuy nhiên quy mô GDP có sự chênh lệch đáng kể giữa khu vực phía Bắc (các tỉnh,thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) và phía Nam của đồng bằng (các tỉnh Hà Nam,Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình).[32] Ngành công nghiệp của vùng được cho là hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển khá nhanh trong thời kì đổi mới. Sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện giao thông, các loại sản phẩm tiêu dùng như vải, quần áo, thuốc ... Vùng có một số sản phẩm công nghiệp vượt trội như lắp ráp oto, xe máy; động cơ điện, máy công cụ, pin tiêu chuẩn...Công nghiệp của vùng có bước phát triển mạnh và thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng từ 57.683,4 tỉ đồng (năm 2000) lên 629.631,7 tỉ đồng (năm 2012). Giá trị sản lượng công nghiệp của vùng đứng thứ 2 sau Đông Nam Bộ Ngành dịch vụ của vùng giữ vai trò quan trọng chiếm 43,6% trong cơ cấu GDP (năm 2010) với tốc độ tăng khá cao, khoảng 10%/năm. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là thương mại, giao thông vận tải, du lịch... Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư - nghiệp vùng là một trong hai vựa lúa lớn của Việt Nam. Do vậy vùng đóng một vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực cho cả nước và phục vụ xuất khẩu. Cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng có sự chuyển dịch tích cực 2.2. Biến động dân số tự nhiên và biến động dân số cơ học của vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009-2017 2.2.1. Biến động dân số tự nhiên 2.2.1.1 Biến động về quy mô dân số Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có quy mô dân số lớn và có sự gia tăng trong những năm gần đây, từ 2009 - 2017 quy mô dân số của vùng tăng liên tục qua các năm, tăng 1717,1 nghìn người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 2.1. Biến dộng quy mô dân số phân theo địa phương của Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009 - 2017 Đơn vị: nghìn người 2009 2010 2014 2015 2016 2017 Đồng bằng sông Hồng 19625,0 19851,9 20705,2 20912,2 211118,5 21342,1 Hà Nội 6472,2 6633,6 7095,9 7202,9 7310,7 7420,1 Vĩnh Phúc 1003,0 1007,6 1041,9 1054,5 1066,0 1079,5 Bắc Ninh 1026,7 1044,2 1131,2 1154,7 1178,6 1215,2 Quảng Ninh 1146,6 1157,2 1199,4 1211,3 1227,0 1243,6 Hải Dương 1706,8 1716,4 1763,2 1774,5 1785,8 1797,3 Hải Phòng 1841,7 1857,8 1946,0 1963,3 1980,8 1997,7 Hưng Yên 1131,2 1132,3 1158,1 1164,1 1170,3 1176,3 Thái Bình 1784,0 1784,7 1788,7 1789,2 1789,9 1791,5 Hà Nam 786,4 786,3 799,4 802,7 803,7 805,7 Nam Định 1826,3 1830,0 1845,6 1850,6 1852,6 1853,3 Ninh Bình 900,1 901,7 935,8 944,4 953,1 961,9 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009-2017) Quy mô dân số giữa các tỉnh thành trong vùng cũng có sự khác nhau. Năm 2017 Hà Nội có quy mô dân số lớn nhất 7420,1 nghìn người, dân số tăng nhanh qua các năm, tiếp đến là Hải phòng 1997,7 nghìn người. So với các tỉnh, thành khác thì Hà Nam và Ninh Bình là hai tỉnh có quy mô dân số nhỏ. Nếu lấy dân số năm 2009 là 100% thì năm 2017 dân số của các tỉnh/thành của vùng Đồng bằng sông Hồng tăng so với nawm2009 là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 2.2. Biến động dân số năm 2017 so với năm 2009 của vùng Đồng bằng sông Hồng 2009 (%) 2017 (%) Đồng bằng sông Hồng 100 108,7 Hà Nội 100 114,6 Vĩnh Phúc 100 107,6 Bắc Ninh 100 118,4 Quảng Ninh 100 108,5 Hải Dương 100 105,3 Hải Phòng 100 108,5 Hưng Yên 100 104 Thái Bình 100 100,4 Hà Nam 100 102,5 Nam Định 100 101,5 Ninh Bình 100 106,8 (Nguồn tác giả tự xử lí theo niên giám thống kê) Qua bảng số liệu trên cho thấy dân số của toàn vùng có xu hướng tăng từ 2009-2017. Tốc độ tăng dân số trung bình của toàn vùng năm 2017 : 108,7% tăng 8,7 % so với năm 2009. Những tỉnh/thành có tốc độ tăng dân số nhanh nhất từ năm 2009-2017: Bắc Ninh tăng 18,4%, tiếp đến là Hà Nội tăng 14,6%. Cũng trong giai đoạn này những tỉnh có tốc độ tăng dân số chậm nhất: Thái Bình tăng 0,4%, Nam Định tăng 1,5%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Hình 2.2. Biến động dân số và phân bố dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2009 và năm 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Nhìn vào bản đồ trên ta thấy vùng Đồng bằng là vùng có mật độ dân số cao trung bình trên 1000 người/km² năm 2017. Tuy nhiên dân cư phân bố không đều giữa các tỉnh, thành. Năm 2017 Hà Nội có mật độ dân số cao nhất 2209 người/km², tiếp đến là Bắc Ninh 1477 người/km² và Hải Phòng 1279 người/km². Quảng Ninh là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất, đây là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng và hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tỉnh giàu tiềm năng khoáng sản, khoáng sản quan trọng nhất phải kể đến là than đá là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam. Vùng biển rộng và giàu tiềm năng có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển. Phía Đông Bắc của Tỉnh giáp với Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế. Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhưng mật độ dân số của tỉnh vẫn còn thấp do vậy mà chưa khai thác được hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.. Vùng cần phải đưa ra các giải pháp phân bố dân cư hợp lí để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng. 2.2.1.2. Biến động mức sinh a. Tỉ suất sinh thô Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, những khu vực có tỉ lệ sinh dưới 20‰ được coi là thấp, từ 20-30‰ là trung bình, trên 30‰ là cao. Bảng 2.3. Tỉ suất sinh thô phân theo địa phương của Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009 - 2017 Đơn vị tính: ‰ 2009 2010 2014 2015 2016 2017 Đồng bằng sông Hồng 17,7 16,7 18,1 16,2 16,1 14,7 Hà Nội 19,2 18,8 18,9 16,3 16,6 15,1 Vĩnh Phúc 19,0 18,8 20,3 17,7 19,2 17,5 Bắc Ninh 19,7 18,1 22,3 22,1 20,9 20,4 Quảng Ninh 18,3 15,9 18,8 15,4 14,4 15,5 Hải Dương 16,2 15,2 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_dong_dan_so_cua_vung_dong_bang_song_hong_giai_doan_2009.pdf
Tài liệu liên quan