Biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH

THỦ LĨNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI .7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7

1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới .7

1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam .12

1.2. Những vấn đề lý luận về tính thủ lĩnh của trẻ mẫu giáo .13

1.2.1. Khái niệm về tính thủ lĩnh .13

1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo. .14

1.2.3. Tính thủ lĩnh của trẻ MG .18

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính thủ lĩnh của trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi .22

1.2.5. Nội dung giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi trong

chương trình giáo dục mầm non .27

1.2.6. Tiêu chí và thang đánh giá tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi. 28

1.2.7. Các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi. 31

Tiểu kết chương 1. 33

Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO

DỤC TÍNH THỦ LĨNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6TUỔI . 35

2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu thực trạng. 35

2.1.1. Mục đích nghiên cứu .35

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu.352.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tính thủ lĩnh và các biện pháp

giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi .37

2.2.1. Thực trạng mức độ tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi thông

qua sự đánh giá của GVMN . 37

2.2.2. Biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi thông qua sự

đánh giá của GV .40

2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho

trẻ MG 5-6 tuổi. .42

2.2.4. Một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng biện pháp giáo

dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi .43

2.2.5. Thực trạng tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi thông qua sự

đánh giá của phụ huynh .48

Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM MỘT SỐ

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH THỦ LĨNH CHO TRẺ

MẪU GIÁO 5-6 TUỔI .52

3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi .52

3.1.1. Giao nhiệm vụ cho trẻ .52

3.1.2. Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề .53

3.1.3. Tổ chức hoạt động theo nhóm .55

3.1.4. Làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ . 59

3.1.5. Phối hợp với phụ huynh để rèn luyện tính thủ lĩnh cho trẻ .63

3.2. Thực nghiệm một số biện pháp GD tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi. .65

3.2.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm .

pdf132 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động trao đổi cùng bạn và cô tuy nhiên không nhiều lắm. Đa số trẻ hay nhút nhát, tự ti, phải nhờ sự động viên, khuyến khích của cô trẻ mới dám mạnh dạn phát biểu ý kiến. Ở biểu hiện này, chúng tôi có cái nhìn tương đối giống với đánh giá của GV. Kế đến là biểu hiện “sáng tạo, thể hiện ý tưởng mới độc đáo” với ĐTB là 2.3 ứng với thang điểm mức TB. Có đến 40% GV chọn mức TB, 50% GV chọn mức thấp và 10% GV chọn mức rất thấp. Điều này chứng tỏ sự sáng tạo của trẻ còn thấp và cần được củng cố hơn nữa. Tương tự, biểu hiện “luôn biết dẫn dắt và lãnh đạo các bạn khác” với ĐTB 2.15 ứng với thang điểm thấp. Dựa vào kết quả này cũng có thể khẳng 41 định rằng nếu GV không có những hỗ trợ kịp thời đối với trẻ thì biểu hiện này của trẻ sẽ dần mờ nhạt và mất đi. Cuối cùng là biểu hiện “có khả năng tự giải quyết một số vấn đề phát sinh” có ĐTB = 1.68, ứng với thang điểm chuẩn mức thấp. Biểu hiện này có đến 50% GV đánh giá mức rất thấp, 32.5% GV đánh giá mức thấp và 17.5% GV đánh giá mức TB. Kết quả này cho thấy khi có xung đột xảy ra việc tự giải quyết xung đột không phải là điều dễ dàng đối với trẻ. Cụ thể, trẻ thường hay mách cô khi có xung đột xảy ra. Chính vì lẽ đó mà biểu hiện này cần được quan tâm, cải thiện để tính thủ lĩnh của trẻ được phát huy và có hiệu quả hơn. Nhìn chung, các biểu hiện về tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi có bộc lộ, nổi bật là biểu hiện “thực hiện việc được giao đến cùng với sự cố gắng cao”, “tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến”, “sáng tạo, thể hiện ý tưởng mới độc đáo”. Tuy nhiên, các biểu hiện này cần được nâng cao hơn nữa nhằm phát triển tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi Có thể mô tả số liệu trên thông qua biểu đồ 2.2: 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến Sáng tạo, thể hiện ý tưởng mới độc đáo Luôn biết dẫn dắt và lãnh đạo người khác Có trách nhiệm với công việc, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao Có khả năng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong sinh hoạt hàng ngày Biểu đồ 2.2: Biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi 42 2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi. Bảng 2.4: Các biện pháp GV sử dụng để GD tính thủ lĩnh cho trẻ STT Các biện pháp Tỉ lệ Thứ hạng 1 Giao nhiệm vụ cho trẻ 97.5 2 2 Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề 85 4 3 Làm giàu vốn sống vốn kinh nghiệm cho trẻ 90 3 4 Phối hợp với PH để GD tính thủ lĩnh cho trẻ 82.5 5 5 Rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm 100 1 6 Áp đặt trẻ trong các hoạt động 10 7 7 Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau 35 6 Dựa trên số liệu bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp chúng tôi gợi ý có tỉ lệ GVMN lựa chọn rất cao. Biện pháp được nhiều sự lựa chọn nhất là: Rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm (100%). Rõ ràng, tính thủ lĩnh của trẻ thể hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày và được thể hiện rõ nhất khi làm việc nhóm. Kế đến là các biện pháp: Giao nhiệm vụ cho trẻ (97.5%); Làm giàu vốn sống vốn kinh nghiệm cho trẻ (90%); Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề (85%); Phối hợp với PH để giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ (82.5%) được GVMN sử dụng thường xuyên hơn cả. Theo đánh giá của GV thì đây là những biện pháp quen thuộc, phù hợp, thuận tiện và có hiệu quả. Trong khi đó biện pháp “khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau” chỉ có 35% GV chọn lựa. Còn lại, biện pháp “áp đặt trẻ trong các hoạt động” chỉ có 10% GV lựa chọn. Trao đổi với một số GV, họ cho rằng trong một số trường hợp, chẳng hạn là những trẻ ương bướng đôi khi cũng cần áp đạt trẻ để trẻ biết cách hoạt động, biết cách chơi hòa thuận cùng nhau. Tuy nhiên có rất 43 nhiều GV không lựa chọn biện pháp này vì họ cho rằng biện pháp này thể hiện sự áp đặt, chỉ xuất phát từ nhu cầu của người lớn mà không xuất phát từ trẻ, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và không khoa học. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng đã cho đề tài có cái nhìn đầy đủ, cân nhắc hơn khi xây dựng những biện pháp nhằm GD tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi sao cho thiết thực, hợp lý, dễ áp dụng mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Có thể mô tả số liệu trên thông qua biểu đồ 2.4 như sau: 0 20 40 60 80 100 120 Giao nhiệm vụ cho trẻ Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề Làm giàu vốn sống vốn kinh nghiệm cho trẻ Phối hợp với PH để GD TTL cho trẻ Rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm Áp đặt trẻ trong các hoạt động Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau Biểu đồ 2.3: Các biện pháp GD tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi 2.2.4. Một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi a. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi 44 Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ Các yếu tố ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Rất cao Cao TB Thấp Rất thấp Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cha mẹ 5 82.5 12.5 0 0 Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cô giáo 70 27.5 2.5 0 0 Số lượng trẻ trong lớp 2.5 77.5 20 0 0 Sinh lý của trẻ (Thể lực, sức khỏe) 0 75 25 0 0 Môi trường nơi trẻ sống và tiếp xúc 10 67.5 22.5 9 0 Vốn sống, kinh nghiệm của trẻ 55 42.5 2.5 0 0 Giới tính của trẻ 8 40 40 0 0 Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, với yếu tố “Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cô giáo” thì mức độ ảnh hưởng rất cao chiếm 70%; mức độ cao chiếm 27.5% và mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 2.5%. Điều này cho thấy GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính thủ lĩnh của trẻ. Nếu GV biết quan tâm, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, luôn động viên, khuyến khích trẻ trong quá trình hoạt động thì tính thủ lĩnh của trẻ sẽ được hình thành và phát triển tốt. Trong khi đó “Quan điểm, thái độ chăm sóc và giáo dục trẻ của cha mẹ” ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi với mức độ cao là 82.5% , trung bình là 12.5% và rất cao là 5%. Điều này cho thấy sự chăm sóc và giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành tính thủ lĩnh của trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế ở trường MN, có một số phụ huynh chỉ chú ý đến việc học chữ, đếm số mà không mấy quan tâm đến kĩ năng xã hội của trẻ, đặc biệt là khả năng dẫn dắt và lãnh đạo người khác cũng như tính tự lập, sự tự tin trong hoạt động tập thể, trong các ngày hội 45 ngày lễ. Đôi khi cha mẹ còn nuông chiều con thái quá mà không để trẻ tự giải quyết vấn đề, luôn có suy nghĩ con họ còn nhỏ chưa thể làm được một số việc nên đã tạo cho trẻ thói quen ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác và luôn thiếu tự tin, chủ động trong việc giải quyết tình huống xảy ra. Điều này đã có những ảnh hưởng không tốt đến tính thủ lĩnh của trẻ. Tiếp đến là yếu tố “vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ” với mức độ cao chiếm tỉ lệ 55%. Trao đổi với một số GVMN, họ cho rằng vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ rất quan trọng trong việc hình thành tính thủ lĩnh. Khi trẻ có nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm hơn những đứa trẻ khác, trẻ tự tin thể hiện sự hiểu biết của mình trong khi chơi, trong khi hoạt động, trẻ thường chủ động đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến và có khả năng thuyết phục được bạn đồng ý theo ý tưởng của mình hơn là những đứa trẻ không có nhiều vốn sống. Trong khi đó với yếu tố “Môi trường nơi trẻ sống và tiếp xúc” có 67.5% GV lựa chọn ở mức độ cao, 22.5% GV lựa chọn ở mức độ TB và 10% GV chọn lựa ở mức độ rất cao. Với yếu tố “số lượng trẻ trong lớp”và “sinh lí của trẻ” tỉ lệ GV lựa chọn ở mức độ cao cũng gần tương đương nhau. Có 77.5% GV lựa chọn mức độ cao với yếu tố “số lượng trẻ trong lớp” và 75% GV lựa chọn mức độ cao cho yếu tố “sinh lí của trẻ”. Họ cho rằng số lượng trẻ trong lớp nếu quá đông sẽ làm ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ vì trẻ có tính adua, bắt chước. Nếu tính thủ lĩnh của trẻ là tích cực thì sẽ giúp cho những đứa trẻ khác học theo và làm đúng. Tuy nhiên, nếu trẻ có tính thủ lĩnh tiêu cực, hay ăn hiếp, bắt nạt bạn thì những đứa trẻ khác cũng hùa theo mà không thể phân biệt được hành động đó đúng hay sai. Số lượng trẻ trong lớp quá đông sẽ rất khó để GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn từng trẻ. Điều này cho thấy, các GVMN cần được sự giúp đỡ, tạo điều kiện hơn nữa trong việc giảm áp lực giảng dạy để có thời gian quan sát, tổ chức, lên kế hoạch nhằm GD tính thủ lĩnh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Yếu tố “giới tính của trẻ” mức độ lựa chọn của GV là trung bình và cao 46 chiếm tỉ lệ tương đương nhau là 40%. Chỉ có 8% GV lựa chọn ở mức rất cao. Một số GV cho rằng với giới tính “nam”, khả năng chỉ huy, lãnh đạo của trẻ sẽ được các bạn nghe theo hơn là nữ, bởi nữ thường dịu dàng, nhút nhát, e dè. Tuy nhiên có một số GV cho rằng, giới tính chỉ là thứ yếu trong việc dẫn dắt, chỉ huy người khác, quan trọng là người thủ lĩnh đó phải giỏi, tự tin, có nhiều sáng kiến. b. Những khó khăn của GV trong việc tổ chức giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi Bảng 2.6. Những khó khăn khi GV tổ chức GD tính thủ lĩnh cho trẻ Nội dung Tỉ lệ(%) Chương trình giảng dạy nặng nề 45 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế 35 Trẻ chưa được khuyến khích thể hiện bản thân mình 35 Số trẻ trong lớp quá đông 45 Trẻ còn ít vốn sống 47.5 Trẻ có thói quen dựa dẫm 25 Sau khi tổng hợp thông tin, có thể phân tích kết quả như sau: Có đến 47.5% GVMN cho rằng trẻ còn ít vốn sống là khó khăn mà họ đang gặp phải. Điều này cũng dễ hiểu bởi huyện Vĩnh Cửu là một trong những huyên nghèo của tỉnh Đồng Nai. Các trường phân bổ rải rác ở các xã nghèo, chỉ có trường MN Phong Lan thuộc khu vực thị trấn, 3 trường còn lại nằm ở 3 xã nghèo, dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn vì thế vốn sống của trẻ còn nghèo nàn. Kế đến là hai khó khăn với tỉ lệ như nhau là: Chương trình giảng dạy nặng nề và số trẻ trong lớp quá đông chiếm tỉ lệ 45%. Đối với chương trình giảng dạy, khi tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy chương trình hiện nay ở bậc học mầm non đã giảm tải nhiều, nếu GV cảm thấy áp lực là do GV chưa có sự linh hoạt trong 47 việc sắp xếp thời gian chăm sóc giáo dục trẻ cũng như lên kế hoạch hoạt động cho trẻ chưa khoa học. Còn với số lượng trẻ trong lớp đông là vấn đề chung của hầu hết các trường MN hiện nay của huyện Vĩnh Cửu khi mà ở mỗi xã chỉ có một trường MN. Qua đó, ngành MN của huyện cần lắm những chính sách đầu tư thích đáng về việc xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất từ các Ban, ngành. Với khó khăn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế và trẻ chưa được khuyến khích thể hiện bản thân mình cùng chiếm tỉ lệ là 35%. Qua đây cho thấy GVMN đã rất chú ý đến việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ bằng việc luôn tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề, luôn quan tâm, kịp thời động viên, khuyến khích trẻ thể hiện mình trong các hoạt động, tuy nhiên vì việc GD tính thủ lĩnh đang là vấn đề mới mà chương trình GDMN chưa thể hiện chi tiết việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ cũng như chưa có chuyên đề nào bồi dưỡng cho GVMN, qua các buổi khảo sát, GVMN cũng mong muốn được nhà trường hỗ trợ hơn nữa về trang thiết bị, dụng cụ học tập, đồ dùng đồ chơi cho lớp. Nội dung trẻ có thói quen dựa dẫm chiếm tỉ lệ 25% là tỉ lệ thấp nhất trong bảng khảo sát. Tuy nhiên tỉ lệ này cũng nói lên thói quen cưng chiều trẻ của một số phụ huynh có đời sống khá giả. Họ thường làm hết việc cho con và không để trẻ tự lập trong một số hoạt động đơn giản hàng ngày. Chẳng hạn: xách cặp cho con, để dép con lên kệ khi đến lớp, cầm hộp sữa giúp con khi con uống,Điều này đã khiến cho GV gặp không ít khó khăn trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ cũng như giúp trẻ thể hiện tính thủ lĩnh. Ngoài những khó khăn đã được liệt kê, trong mục “ý kiến khác”, GVMN cũng đã nêu thêm một số khó khăn. Đa số GV đưa ra các khó khăn là “phụ huynh chưa kết hợp với GV trong việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ”, “cha mẹ chưa quan tâm đến trẻ”. Đây cũng là vấn đề mà yêu cầu mỗi GV phải làm công tác tuyên truyền, khéo léo trao đổi với phụ huynh mỗi ngày để phụ huynh hiểu sự cần thiết của tính thủ lĩnh trong đời sống sinh hoạt của trẻ cũng 48 như khả năng lãnh đạo của trẻ trong tương lai. 2.2.5. Thực trạng tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi thông qua sự đánh giá của phụ huynh Việc giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ không chỉ là vai trò của GVMN mà cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình. Tuy nhiên trong thực tế có một số phụ huynh vẫn chỉ chú ý quá mức việc dạy trẻ học chữ, đếm số cũng như làm thay trẻ những việc cá nhân như: mặc quần áo, đút cơm mà không chú ý dạy trẻ những kĩ năng xã hội và kĩ năng chăm sóc bản thân, hậu quả tất yếu là tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm, ỷ lại, thiếu kĩ năng sống, thiếu sự chủ động và khả năng giải quyết vấn đề. Với câu hỏi số 1: “Anh/chị hiểu thế nào về tính thủ lĩnh?”, đa số phụ huynh cho rằng thủ lĩnh “là khả năng dẫn dắt, lãnh đạo người khác”, “là người luôn đề xướng trong các hoạt động”, “là người có sức ảnh hưởng đến người khác”. Câu hỏi số 2: “Theo anh/chị, biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi là?”, lựa chọn cao nhất của phụ huynh là “trẻ luôn tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến” với tỉ lệ 87.5%, biểu hiện “trẻ luôn biết dẫn dắt và giúp đỡ người khác” và “sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn” phụ huynh lựa chọn với tỉ lệ tương đương nhau là 68.75%, biểu hiện “chủ động và độc lập trong một số hoạt động” được phụ huynh lựa chọn với tỉ lệ 62.5%. Trong khi đó biểu hiện “có khả năng tự giải quyết một số vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày” được phụ huynh lựa chọn với tỉ lệ 43.75%. Trao đổi với một số phụ huynh, họ cho rằng trẻ chưa tự giải quyết những vấn đề mâu thuẩn xảy ra giữa trẻ và bạn mà thường hay nhờ sự giúpđỡ của ba mẹ và người lớn. Nhìn vào bảng 2.7 tổng hợp những ý kiến của phụ huynh về biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ 5-6 tuổi ta thấy kết quả như sau: 49 Bảng 2.7. Ý kiến của phụ huynh về biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ 5-6 tuổi Các biểu hiện Tần số Tỉ lệ (%) Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến 70 87.5 Sáng tạo, thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động 40 50 Luôn biết dẫn dắt và giúp đỡ người khác 55 68.75 Có khả năng giao tiếp rõ ràng, biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện 27 33.75 Có trách nhiệm với công việc, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao 38 47.5 Chủ động và độc lập trong một số hoạt động 50 62.5 Có khả năng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong sinh hoạt hàng ngày 35 43.75 Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn 55 68.75 Qua kết quả khảo sát cha mẹ trẻ về mức độ cần thiết của việc GD tính thủ lĩnh, có 45% phụ huynh chọn mức độ cần thiết, 30% phụ huynh chọn rất cần thiết và 25% phụ huynh chọn không cần thiết. Trao đổi với một số phụ huynh, họ cho rằng trẻ còn quá nhỏ để giáo dục tính thủ lĩnh và cũng tùy thuộc vào bản năng của từng đứa trẻ cho nên không cần thiết phải giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ ở độ tuổi này. Câu 3: Theo anh/chị, việc giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi là? Theo biểu đồ 2.4, có 30% phụ huynh lựa chọn rất cần thiết, 45% phụ huynh lựa chọn cần thiết và 25% phụ huynh cho rằng không cần thiết phải giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ. Phỏng vấn thêm một số phụ huynh, có ý kiến cho rằng tính thủ lĩnh của trẻ sẽ tự hình thành trong quá trình học tập và trải nghiệm. Thế nhưng có rất nhiều phụ huynh lại phản bác ý kiến trên, họ cho rằng nếu trẻ không được người lớn quan tâm, giáo dục và rèn luyện tính thủ 50 lĩnh thì trẻ sẽ không có được khả năng lãnh đạo, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự lập trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác 25% 45% 30% Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Biểu đồ 2.4. Ý kiến của phụ huynh về sự cần thiết của việc GD tính thủ lĩnh cho trẻ Thống kê ở câu hỏi số 4, trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, anh/chị có tạo điều kiện cho trẻ thể hiện tính thủ lĩnh không? có 21.25% là thường xuyên, 46.25% là thỉnh thoảng và 32.5% là không bao giờ. Lựa chọn này cũng khá tương đương với với lựa chọn của câu hỏi số 3 vì có đến 25% phụ huynh cho rằng không cần thiết để GD tính thủ lĩnh trong độ tuổi này. Với tỉ lệ như trên cho thấy phụ huynh chưa thật sự hiểu rõ tính thủ lĩnh có ý nghĩa cần thiết như thế nào đối với trẻ. Câu 5: Anh/chị thường sử dụng những biện pháp nào để giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ? Bảng 2.8. Lựa chọn của phụ huynh về các biện pháp GD tính thủ lĩnh Các biện pháp Số phiếu Tỉ lệ (%) Giao nhiệm vụ cho trẻ 67 83.75 Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề 55 68.75 Rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm 42 52.5 Làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ 47 58.75 Tạo cơ hội cho trẻ thuyết trình 25 31.25 Áp đặt trẻ trong các hoạt động 0 0 51 Theo số liệu tổng hợp ở bảng 2.8, biện pháp “giao nhiệm vụ cho trẻ” được lựa chọn nhiều nhất, 67 số phiếu với tỉ lệ 83.75%. Tiếp đến là biện pháp “tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề” với tỉ lệ 68.75%, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ 58.75% và rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm với tỉ lệ là 52.5%. Trong khi đó áp đặt trẻ trong các hoạt động không có phụ huynh nào chọn lựa. Và có 15 ý kiến khác với đa số ý kiến phụ huynh cho rằng cần dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ để hiểu được trẻ, nắm bắt được suy nghĩ của trẻ. Tiểu kết chương 2 Qua kết quả nghiên cứu thực trạng tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi chúng tôi đã xác định được mức độ biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ thông qua các hoạt động trong ngày, hiểu biết của Phụ huynh, GV về vấn đề tính thủ lĩnh và giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ cũng như những khó khăn và thuận lợi của GV trong quá trình GD tính thủ lĩnh. Bên cạnh đó chúng tôi nhận ra rằng: Về trẻ: mức độ biểu hiện tính thủ lĩnh của trẻ thông qua tất cả các hoạt động chưa cao, chưa có nhiều sáng tạo trong các hoạt động, khả năng dẫn dắt người khác chỉ là tự phát mà không bền vững. Về giáo viên: mặc dù có nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tính thủ lĩnh, nhận thức được những biểu hiện của tính thủ lĩnh nhưng không nắm được đầy đủ các biện pháp chung nhằm giáo dục tính thủ lĩnh trong mọi hoạt động. Chưa lập kế hoạch giáo dục tính thủ lĩnh vào kế hoạch chăm sóc giáo dục theo ngày, theo tuần, theo tháng. Nghiên cứu thực trạng cũng cho chúng tôi thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thủ lĩnh của trẻ MG 5-6 tuổi như: vai trò GV và cha mẹ trẻ, môi trường vật chất, yếu tố sinh lý Thực trạng trên chính là căn cứ thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ MG 5-6 tuổi tại trường MN Phú Lý. 52 Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH THỦ LĨNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Từ cơ sở lý luận về tính thủ lĩnh, những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục và thực trạng giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ 5 tuổi tại trường MN Phú Lý hiện nay, chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ 5 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày. 3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính thủ lĩnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 3.1.1. Giao nhiệm vụ cho trẻ [7]  Ý nghĩa của biện pháp: Giao nhiệm vụ giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của bản thân đối với người thân và bạn bè. Giao nhiệm vụ cũng là một cách giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và được đối xử như một người lớn thực thụ. Từ đó, trẻ cảm thấy tự tin, hứng thú và quyết tâm thể hiện nhiệm vụ cho tới cùng để được người lớn khen và tin tưởng. Trong quá trình nhận nhiệm vụ trẻ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, cố gắng đến cùng không bỏ dỡ và muốn khẳng định mình. Hình 3.1 Hình 3.2  Nội dung và cách thực hiện: 53 Khi giao nhiệm vụ cho trẻ, giáo viên cần khéo léo lựa chọn những công việc vừa sức, phù hợp với trẻ. Cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, được tin tưởng và không áp đặt trẻ. GV phải bao quát trẻ tốt để giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Cần thông qua kế hoạch, bàn bạc, thảo luận trước với trẻ để trẻ biết nên làm việc gì trước, việc gì sau, sắp xếp công việc cho hợp lí, để khi bắt tay vào công việc trẻ thực hành dễ dàng và khoa học. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ không nên quá xem trọng kết quả mà chỉ nên chú ý tới quá trình trẻ làm như thế nào. Chẳng hạn ở lớp, giáo viên yêu cầu trẻ hoàn thành nhiệm vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, như: ăn trong bao lâu, chơi trong bao lâu, sắp xếp đồ chơi trong bao lâuĐồng thời cũng nên giao yêu cầu cho từng tổ hoàn thành công việc nào đó. Ví dụ: Tổ Ong Vàng trải nệm, tổ Kiến Nâu lau bàn, tổ Nhím xinh chồng ghếVà khi đó, trong tổ sẽ xuất hiện thủ lĩnh phân công nhiệm vụ cho từng bạn, đề xướng kế hoạch và thảo luận nhóm để đưa ra kết luận cho nhóm. Ngoài ra, GV cần khơi gợi ở trẻ lòng khao khát, mong muốn được làm việc cùng nhau, cùng đàm phán, thỏa hiệp, giúp đỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với nhau để cùng thực hiện công việc chung. Các tình huống được nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ kích thích và phát triển ở trẻ tính tích cực hợp tác với bạn. 3.1.2. Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề [7].  Ý nghĩa của biện pháp: Việc tạo ra các tình huống có vấn đề sẽ kích thích tư duy sáng tạo của trẻ, sẽ giúp trẻ mở rộng được các mối quan hệ, giúp trẻ duy trì hứng thú và lòng kiên trì, khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhẹn. Vì thế giáo viên là người nên tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm với những tình huống có vấn đề để trẻ luôn chủ động tích cực. Và trong quá trình trẻ giải quyết tình huống, vốn kinh nghiệm còn nghèo nàn, hạn hẹp, nên cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. 54  Nội dung và cách thực hiện GV quan sát trẻ chơi ở các góc chơi, sau đó cô có thể nhập vai và chơi cùng trẻ. Tùy vào từng góc chơi cô bắt đầu gợi ý bằng cách đưa ra các tình hống cụ thể để trẻ suy nghĩ và giải quyết. Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng, cô muốn trẻ đưa ra ý tưởng xây cầu vượt dành cho người đi bộ để qua bệnh viện an toàn mà không phải qua đường. Cô có thể đóng vai người bệnh muốn đi qua đường nhưng không dám vì xe cộ nhiều quá. Với tình huống mới nảy sinh, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết là bàn bạc, thảo luận để đưa ra quyết định xây cầu vượt. Ngoài ra, GV còn tạo ra các tình huống có vấn đề trong giờ hoạt động có chủ đích như: Khi giở nắp ly nước chứa nước nóng, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao khi đậy nắp ly thủy tinh có nước nóng, nước lại đọng lên nắp ly? Cho trẻ thảo luận và đưa ra câu trả lời bằng cách cho trẻ làm thí nghiệm sự bốc hơi của nước. Đặt ra cho trẻ những tình huống như: Chúng ta đang bị đắm tàu trên 1 hòn đảo và chúng ta phải tìm cách sống sót cho đến khi có người đến giúp đỡ. Phải tìm ra cách nào để có thực phẩm để ăn, bảo vệ mình trước con vật hung dữ và cách sống với người dân bản xứ. Cho trẻ 10 phút để mỗi cá nhân quyết định làm thế nào nếu trẻ là một thuyền trưởng và tàu bị đắm. Sau đó mỗi trẻ sẽ chia sẻ ý tưởng đó cho bạn bè và tìm ra ý tưởng nào khả thi nhất để bắt đầu chuyến phiêu lưu thú vị [21]. Hay trong trò chơi gia đình, một bạn nhỏ bị phỏng nước sôi nhưng không tìm được xe để đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thì phải làm thế nào? Với tình huống mới nảy sinh, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng gọi điện thoại kêu xe cấp cứu đến. GV không nên đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm cách giải quyết theo khả năng và kinh nghiệm của trẻ. Việc đưa ra 55 các tình huống để tạo cơ hội cho trẻ giải quyết phải tự nhiên, khéo léo, phù hợp với vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của trẻ. GV cần kịp thời động viên, khích lệ những trẻ có biểu hiện hợp tác khi tham gia giải quyết tình huống có vấn đề dưới nhiều hình thức như nêu gương để các trẻ khác học tập và noi theo. Hình 3.4 Hình 3.5 3.1.3. Tổ chức hoạt động theo nhóm  Ý nghĩa của biện pháp: Hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức tổ chức áp dụng phương pháp dạy học tích cực (active learning). Tổ chức hoạt động theo nhóm ở trường mầm non được hiểu là tạo cơ hội cho nhóm trẻ (từ hai trẻ trở lên) cùng thực hiện hoạt động chung để hoàn thành một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Khi hoạt động theo nhóm, trẻ có quyền tự do quyết định, bàn bạc, thảo luận và giải quyết các tình huống theo cách riêng của mình. Hơn nữa, khi hoạt động theo nhóm, trẻ có cơ hội được trình bày, được đề xướng ý tưởng của mình và lôi cuốn người khác tham gia theo ý tưởng của trẻ. Đó là cơ hội để tính thủ lĩnh của trẻ được phát huy. Đặc biệt, khi hoạt động theo nhóm, những đứa trẻ nhút nhát sẽ dần dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn vì không có sự can thiệp của GV, trẻ tự do phát biểu ý kiến và chia sẻ ý tưởng của mình trong các hoạt động. Như vậy, hoạt động theo nhóm sẽ giúp trẻ chủ động, tự lực, tự tin, biết cách làm việc với người khác, biết lắng nghe, chia sẻ và thỏa thuận để 56 hoàn thành nhiệm vụ chung.  Nội dung và cách thực hiện: Tùy theo từng hoạt động mà hình th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_23_2508224299_6773_1872755.pdf
Tài liệu liên quan