Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giầy Ngọc Hà

MỤC LỤC

Lời nói đầu . 1

Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng

hoá . 4

I. Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu. . 4

1.1. Khái niệm về gia công xuất khẩu. . 4

1.2. Các hình thức gia công. . 4

1.3. Ý nghĩa, vai trò, tác dụng của gia công xuất khẩu. . 5

II. Đặc điểm hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Việt Nam. . 7

2.1. Quy trình hoạt động gia công giầy xuất khẩu. . 7

2.2. Đặc điểm thị trường gia công giầy sản xuất. . 11

Phần thứ hai: Tình hình ho ạt động gia công giầy xuất khẩu ở Công ty giầy

Ngọc Hà . 15

I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty giầy Ngọc Hà. 15

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Giầy Ngọc Hà. . 15

1.2. Chức năng nhiệm vụ Công ty giầy Ngọc Hà. . 18

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty giầy Ngọc hà. . 19

II. Tình hình hoạt động gia công giầy xuất khẩu. . 23

1. Nghiên cứu thị trường và ký các hợp đồng gia công giầy xuất khẩu.. 23

3. Quy mô và tốc độ phát triển hàng gia công xuất khẩu. . 27

4. Cơ cấu hàng gia công xuất khẩu. . 30

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động gia công giầy xuất khẩu. 31

3.1. Những kết quả đạt được. . 31

3.2. Tồn tại và nguyên nhân. . 38

Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất gia công giầy

xuất khẩu của Công ty giầy Ngọc Hà . 40

I. Phương hướng của Công ty. . 40

1. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động gia công giầy xuất

khẩu trong những năm tới. . 40

2. Phương hướng của Công ty. . 43

II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công giầy xuất khẩu ở

Công ty giầy Ngọc Hà. . 44

1. Về nhân tố con người. 44

2. Nâng cao năng lực trình độ sản xuất. . 46

III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gia công giầy xuất khẩu. . 53

1. Biện pháp tiết kiệm vật tư gia công. . 53

2. Tổ chức lại bộ máy quản lý. . 55

3. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước. . . 55

Kết luận . . 57

Tài liệu tham khảo . 5

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giầy Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường, phân tích nhu cầu loại sản phẩm trên thị trường mà Công ty có thể sản xuất được, Công ty cử người đi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp nước ngoài, nhận gia công theo những mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ. 2. Công tác tổ chức quản lý thực hiện hợp đồng gia công sau khi hợp đồng được ký kết, Công ty tiến hành lập kế hoạch tổ chức sản xuất, giao hàng cho bên đặt gia công và thanh lý hợp đồng. Quá trình tổ chức sản xuất hàng gia công được tiến hành tương tự như mọi doanh nghiệp sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên có một số đặc thù riêng. Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 25 - Việc chuẩn bị lại sản xuất gia công không đòi hỏi doanh nghiệp phải lo giải quyết thị trường nguyên vật liệu vì trong các hợp đồng gia công bên đặt gia công chịu trách nhiệm cung cấp theo tiến độ ghi trong đơn hàng. - Trong nhiều trường hợp việc huấn luyện lao động do bên đặt gia công đảm nhiệm. - Nội dung tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp làm gia công chủ yếu là khâu quản lý, điều hành sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Trong trường hợp gia công quốc tế một trách nhiệm rất quan trọng của doanh nghiệp làm gia công xuất khẩu là theo dõi tiến độ và làm thủ tục nhận nguyên phụ liệu do bên đặt gia công nước ngoài chuyển sang có giầy báo nhận hàng. Bộ hồ sơ nhận nguyên phụ liệu bao gồm: + Hợp đồng gia công đã đăng ký với bộ thương mại + Giấy phép nhập khẩu nguyên phụ liệu của bộ thương mại + Vận đơn và giấy báo nhận hàng của hàng vận tải. + Tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng gia công của hải quan + Hoá đơn thương mại, bản kê chi tiết, xuất sứ của nguyên vật liệu, giấy phép kinh doanh – gia công quốc tế của Công ty. Một hoạt động quan trọng của gia công xuất khẩu là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm tại ngay nơi sản xuất của Công ty. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành ở từng công đoạn và khi sản phẩm hoàn thành và chuẩn bị nhập kho. Không ít cơ sở làm gia công bị bên đặt gia công trả lại sản phẩm vì chất lượng kiểm tra của doanh nghiệp thấp không đáp ứng yêu cầu chất lượng đã được ghi trong hợp đồng. Vì vậy doanh nghiệp phải chú ý đến việc tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm và trình độ đội ngũ nhân viên đảm nhận công việc này. Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 26 * Sau khi bên đặt gia công kiểm tra và xác nhận về số lượng và chất lượng hàng. Công ty sẽ tiến hành thủ tục giao hàng theo những điều kiện ghi trong hợp đồng. Bộ hồ sơ để làm thủ tục bao gồm: + Hợp đồng gia công đã đăng ký với bộ thương mại +Tờ khai hải quan và hồ sơ theo dõi hàng gia công + Bản khai chi tiết đóng gói hàng gia công + Giấy phép kinh doanh gia công xuất khẩu của Công ty + Giấy chứng nhận xuất sứ (C/O) + Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (nếu có yêu cầu) Khi bộ hồ sơ được Hải quan chấp nhận và cho phép làm thủ tục xuất khẩu, thì đăng ký với Hải quan về thời gian và địa điểm kiểm hoá. Đồng thời Công ty phải giao dịch với hãng vận tải để điền vỏ containor đến địa điểm đã đăng ký với Hải quan. Khi hàng gia công đã được giao cho hãng vận tải thì việc suất hàng coi như đã hoàn thành. Công ty phải giao bộ chứng từ cho bên đặt gia công theo như quy định. * Đối với hợp đồng gia công xuất khẩu, hai bên phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Đối chiếu phần nguyên vật liệu và sản phẩm hai bên đã giao nhận, các khoản thanh toán, đều bù nguyên vật liệu thiếu hụt, nguyên vật liệu do bên nhận gia công làm sai hỏng, mất mát vượt định mức quy định. Đối với hãng gia công còn phải làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với Hải quan. Hồ sơ thanh khoản gồm có: + Sổ theo dõi hàng gia công, sổ này phải được mở (sau khi ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu) với Hải quan để theo dõi việc nhập khẩu Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 27 nguyên vật liệu do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp không phải nộp thuế nhập khẩu cho số nguyên vật liệu này trong thời hạn gia công. + Giấy phép nhập khẩu nguyên vật liệu, tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu. Đây là bằng chứng cho việc thanh toán số lượng nguyên vật liệu còn thừa so với số lượng sản phẩm phải trả cho bên nước ngoài theo hợp đồng thoả thuận đã ký trước đó. + Giấy phép xuất khẩu sản phẩm, tờ khai xuất khẩu sản phẩm + Bản quyết toán nguyên vật liệu * Sau khi thanh toán hợp đồng mà nguyên vật liệu còn thừa thì sẽ tiến hành giải quyết theo một trong những hình thức sau: + Thoả thuận với khách hàng chuyển sang hợp đồng sau. + Xuất trả cho khách hàng + Hiến cho các tổ chức từ thiện + Nộp thuế nhập khẩu để sử dụng trong nước số nguyên vật liệu dư thừa đó. + Nó số nguyên vật liệu thừa nằm trong số sản phẩm sai hỏng thì phải lập hội đồng xử lý của Hải quan đối với hợp đồng của gia công và bên nhận gia công thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quyết định đó. 3. Quy mô và tốc độ phát triển hàng gia công xuất khẩu. Đến nay Công ty đã đi vào hoạt động được 11 năm chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như cặp, túi, vali, mũ giầy,... trong đó mặt hàng truyền thống của Công ty là giầy vải. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là muốn nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển thì phải phát huy nội lực của mình đó là đầy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu thì mới tạo được chỗ đứng vững chắc và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong tình hình nền kinh tế thế giới có nhiều biến động sâu sắc. Là một doanh nghiệp Nhà nước ý thức được Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 28 quyền lợi và trách nhiệm của mình Công ty cần cải tạo ra hướng đi phù hợp để có thể tồn tại và phát triển hàng gia công giầy trên trường quốc tế, đặc biệt là thị trường trọng điểm là Tây Âu và các nước xã hội chủ nghĩa. Công ty đã tiến hành và thăm dò tìm kiếm khách hàng nước ngoài đang thuê gia công ở các Xí nghiệp phía nam chưa đưa hàng làm gia công ở phía Bắc. Cho đến nay Công ty đã có nhiều hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Ngoài hàng gia công giầy, Công ty còn tìm kiếm thêm khách hàng HANA – Hàn Quốc làm gia công mũ và hãng JRONGHD – Hàn Quốc gia công hàng vali, túi cặp... cụ thể: Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 29 Biểu 1: Quy mô tốc độ xuất khẩu Đơn vị: Trđ Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu giầy Tỷ trọng 1998 5.596,26 3.358,81 60% 1999 4.791,349 2.452,549 51,18% 2000 4.234,648 3.064,093 72,35% 2001 4.494,312 3.537,990 78,72% Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Công ty giầy Ngọc Hà Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng giầy qua một số năm hoạt động gia công hầu như tăng dần từ năm 1998 đến năm 2001. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giầy năm 1999 có hạn chế với con số 2452549USD. Do Công ty gặp phải một số khó khăn về sự biến động của thị trường chưa tìm lại được hoặc tìm được thị trường và một số vấn đề khác về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về vốn, chủ trương của Công ty. Tuy nhiên so với một số năm trở về trước thì con số này vẫn đảm bảo tốc độ phát triển bình thường như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu giầy là 1.525,55 USD. Năm 1996: 2.21000, năm 1997 là 3093,05 kể từ năm 1998 trở đi kim ngạch xuất khẩu giầy bắt đầu tăng mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm. Do chủ trương chính sách của Công ty cắt giảm hoặc mất thị trường một số loại sản phẩm khác đặc biệt là mặt hàng túi, cặp, chú trọng vào sản phẩm truyền thống của Công ty là giầy. Ta có thể thấy điều đó qua kim ngạch xuất khẩu giầy từ năm 1998 đến nay chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1998 trở lại đây Công ty luôn là một trong những đơn vị đạt được giá trị kim ngạch cao về làm hàng gia công ở những thị trường không cần hạn ngạch như Đài Loan, Nhật, Úc...trên cơ sở cải tiến trang thiết bị Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 30 Công ty đã nâng cao và chú ý đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân. Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giá gia công cũng được tăng lên từ 0,5 USD/ đôi năm 1995 lên 0,6 USD/ đôi cho đến nay. 4. Cơ cấu hàng gia công xuất khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty, tỷ trọng hàng gia công giầy xuất khẩu, chiếm vị trí cao, nó đang là một hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Biểu 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Đơn vị: Trđ. Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Trị giá XK Tỷ trọng Trị giá XK Tỷ trọng Trị giá XK Tỷ trọng Trị giá XK Tỷ trọng Giầy 3.358,81 60% 2.452,549 51,18% 3.064,093 72,35% 3537,990 78,72% Cặp túi 1.665,71 30% 598,182 12,5% 1.123,861 26,54% Mũ 571,84 10% 1.740,617 36,32% 46,743 1,1% 956,322 21,28%  kim ngạch xk 5.596,26 100% 4.791,349 100% 4234,698 100% 4494,312 100% Nguồn: Báo cáo XNK Công ty giầy Ngọc Hà Qua số liệu trên ta thấy mặc dù tốc độ phát triển không đều năm cao năm thấp và đặc biệt là tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm nhưng giầy vẫn là mặt hàng chủ lực của Công ty luôn chiếm tỷ trong lớn và ngày càng cao tăng dần qua các năm so với các mặt hàng khác. Chứng tỏ hoạt động gia công giầy xuất khẩu là rất hiệu quả. Công ty đang chuyển dần cơ cấu sản phẩm của mình về với sản phẩm chính là giầy, dép, cụ thể 60% năm 1998 so với cặp túi và mũ là 30% và 10%. 51,18% năm 1999 so với cặp túi và mũ là 12,5% và 36,32%. 72,35% năm 2000 so với cặp túi và mũ là 26,54% và 1,1%. Mặt hàng mũ có xu hướng giảm dần. Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 31 78,72% năm 2001 so với mũ là 21,28%. Tỷ trọng hàng giầy chiếm tỷ trọng cao nhất so với tất cả các năm. Đặc biệt là mặt hàng túi cặp bị cắt hẳn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Mặc dù trong các năm mặt hàng cặp túi là một mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối  30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mặt hàng thế mạnh của Công ty mang lại nhiều lợi nhuận trong nhiều năm qua. Nhưng mặt hàng giầy vẫn là thế mạnh chủ lực mà Công ty đang cố gắng phát huy khai thác tối đa để mang lại lợi nhuận chính cho Công ty. Mặt khác Công ty cần phải duy trì và mở rộng hơn nữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu như hiện nay cơ cấu mặt hàng của Công ty còn nghèo nàn mà nhu cầu của thị trường là rất lớn cần khai thác triệt để tiềm lực của Công ty. Nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao như xa lông, đệm... thì trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty chưa có. Tuy nhiên phải là thế mạnh nhưng Công ty cũng còn phải triển khai sản xuất cao hơn nữa năng lực sản xuất của Công ty và nâng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Tiến đến mở rộng quy mô sản xuất, ngoài nghĩa vụ và quyền lợi của Công ty cùng với Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. III. KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG GIẦY XUẤT KHẨU. 3.1. Những kết quả đạt được. Trước tiên là Công ty đã đảm bảo được công ăn việc làm cho 800 người lao động, đảm bảo đời sống cho họ, góp phần làm ổn định trật tự, an ninh xã hội và tăng thu nhập cho đất nước. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Công ty giầy Ngọc Hà đã có những cố gắng rấ lớn để trụ vững ổn định và tạo hướng đi Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 32 lâu lên nhằm hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty tích cực khai thác thị trường, chủ động đi tìm nguồn hàng, tìm khách hàng ngoài nwocs, trong nước, chấp nhận khoản chi phí hợp lý trả công cho người môi giới để có hợp đồng, tranh thủ sự giúp đỡ của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, sở công nghiệp Hà Nội, sở thương mại Hà Nội, để nhận hạn ngạch trả nợ theo nghị định thư, tích cực tìm đầu mối nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Mặc dù để giữ uy tín, Công ty còn tích cực xem xét các khiếu nại của nước ngoài về hàng xuất khẩu để hạn chế tiền bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như phẩm chất hàng hoá, số lượng đóng gói, thời hạn giao hàng... Để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngành hàng, Công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất từ Trung Quốc, Hồng Kông, Ý, Nhật, Nam Triều Tiên như: chỉ thêu, vải cotton da, giả da, và đồng thời nhập khẩu các mặt hàng dân dụng mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước nói chung của Công ty nói riêng. Qua hoạt động nhập khẩu này, thu nhập của Công ty ngày càng tăng do đó thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được tăng lên. Khi thị trường chính của Công ty bị thu hẹp, Công ty đã phát huy được tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng động, sáng tạo mở rộng được các mối quan hệ của mình với khách hàng ở các nước Tư bản phương Tây và một số trong vùng, sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng thị trường chấp nhận. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt hoạt động này trong tương lai. Tuy nhiên Công ty vẫn luôn duy trì và củng cố các mối quan hệ sẵn có với những nước là khách hàng truyền thống của Công ty với những thị trường trước kia. (Liên Xô, Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 33 Đông Âu) là nơi mà Công ty đã từng ký được những hợp đồng có giá trị cao, nhằm chờ cơ hội quay lại chi phíếm lĩnh thị trường này một lần nữa. Ngoài việc nhận gia công xuất khẩu, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trực tiếp cho khách hàng nước ngoài, tạo thêm được việc làm, cải thiện đời sống cho công nhân viên trong Công ty, bên cạnh tranh mua hàng xuất khẩu, hoạt động này đã làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Đối với ngành hàng Công ty đã lựa chọn một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường cũng như khu vực thị trường. Sản phẩm được đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc mở rộng thị trường sang khu vực thị trường các nước U đã làm tăng số lượng xuất khẩu các mặt hàng như: Giầy dép, túi, cặp mũ lưỡi trai. Những mặt hàng này trước đây khu vực thị trường truyền thống thì chỉ suất được với giá trị kim ngạch nhỏ may mặc như: áo Jacket, dép đi trong nhà, khăn và găng tay... khách hàng đến với Công ty ngày càng đông (kể cả khách hàng trong nước lần khách hàng nước ngoài). Đặc biệt là những khách hàng Tây Âu. Chứng tỏ uy tín của Công ty ngày càng được củng cố. Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Trong những năm qua, Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Từ việc đơn thuần chỉ may mũ giầy gia công cho Liên Xô cũ, tới nay Công ty đã có một dây chuyền sản xuất giầy hoàn chỉnh. Để tháy rõ hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta xem xét bảng sau: Biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: Tr.đ Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Doanh thu 51.506,5 46.372,654 55.264,504 65323,967 2. Nộp ngân sách 521 476 587 695 Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 34 3. Giá trị SXCN 59.101,8 60.161,01 67.054,364 74.716,357 4. Kim ngạch XK 5.596,27 4187,024 5352,098 6.494,312 5. Kim ngạch NK 2.599,65 267,645 2216,75 2.029,987 6. Lợi tức 2.739 2.143 2758 2.986 7. Thu nhập BQ đầu người 7,488 0,227 6,876 7,909 Nguồn: Báo cáo ừ hoạt động tài chính của Công ty qua các năm Mặc dù kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn eo hẹp về vốn, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối chiến lược đúng đắn. Kết quả cho thấy doanh thu hầu như tăng qua các năm. Để đạt được con số lợi nhuận là 2.986 triệu đồng năm 2001 là cả một quá trình phấn đấu vượt khó khăn của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên. Trong những năm trở lại đây ngành giầy Việt Nam có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ có điều đó là vì ngành giầy Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của mình kết hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước đã tìm ra được cho mình hướng phát triển đúng đắn. Bên cạnh đó diễn biến thị trường thế giới đang có lợi thế cho Việt Nam. Một số quốc gia đã mất đi lợi thế về xuất khẩu giầy như Hàn Quốc, Đài Loan...nắm bắt được cơ hội đó Công ty giầy Ngọc Hà mạnh dạn đầu tư, tìm hiểu nghiên cứu thị trường quốc tế. Kế quả là giá trị sản xuất công nghiệp tăng đáng kể. Năm 1999 tăng 102% so với năm 1998. Năm 2000 tăng 111% so với năm 1999. Năm 2001 tăng: 111% so với năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm, kim ngạch nhập khẩu giảm. Chiến lược của Công ty phần đầu tăng kim ngạch xuất khẩu chọn thị trường quốc tế làm mục tiêu. Đây chính là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp cũng như Công ty Giầy Ngọc Hà để củng cố và phát triển Công ty. Việc hướng hoạt động Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 35 kinh doanh giầy vào xuất khẩu giúp cho Công ty khai thác được các lợi thế về lao động rẻ của Việt Nam, nguồn nguyên liệu tự nhiên khá dồi dào, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Thị trường của Công ty biến động mạnh mẽ trong những năm qua. Đôi lúc tưởng chứng như Công ty không thể tìm thấy được thị trường cho mình. Thị trường Đông Âu hoàn toàn sụp đổ, vào những năm đầu của thập kỷ 90 lúc đó Công ty gặp muôn vàn khó khăn và quyết định chuyển hướng sang thị trường RU, nơi mà Công ty đang có lợi thế so với các Công ty của các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đang mất dần đi lợi thế trong cạnh tranh. Trong những năm đầu tìm hướng đi Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, khai thác tất cả các thị trường có thể. Từ khu vực Tây Âu sang tận Châu Mỹ, khu vực thị trường rộng tạo cơ hội cho Công ty có khả năng tìm kiếm thời cơ kinh doanh tránh được sự rủi ro về biến động thị trường. Biểu 4: Thị trường xuất khẩu giầy Đơn vị: Đôi TT 1998 1999 2000 2001 Hà Lan 29.880 264.129 577.633 604.694 Pháp 352.388 105.268 12.700 1000 Đức 41.702 70.974 97.618 94.855 Hylạp 15.840 4.956 6300 Niuzilan 21.000 10.980 804 2.661 Bỉ 36.690 32.202 4729 6.616 Italia 22.800 52.123 1980 Anh 12.872 69.616 216.999 Nauy 5.314 9.650 Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 36 TâyBanNha 6.984 Thuỵ điển 3.368 1.809 44.022 Nga 10.592 Phần Lan 900 1.188 2.030 Tổng 535.426 478.884 846.321 1.186.424 Nguồn: Báo cáo XNK Công ty giầy Ngọc Hà Nhìn chung tình hình xuất khẩu giầy vào thị trường Châu Âu tương đối ổn định và hầu hết đã trở thành những thị trường truyền thống kể từ sau khi khối Đông Âu bị xụp đổ. Nổi bật nhất trong số các thị trường này là thị trường Hà Lan, với tốc độ phát triển rất nhanh, mặc dù Hà Lan là thị trường khó tính về chủng loại, mẫu mã, kiểu cách. Từ 29880 đ năm 1998 phát triển lên tới 604.694 đôi/ năm. Đây là con số lớn nhấ trong tất cả các thị trường kể từ khi Công ty mới đầu đi vào hoạt động. Công ty cần quan tâm và có những mục tiêu lớn đối với thị trường này. Đây là thị trường lớn hữa hẹn trong tương lai sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những thị trường có những biểu hiện thất thường như: Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan. Đặc biệt là thị trường Pháp 352.388 đôi/năm giảm xuống còn 1000đ/ năm 2001. Đây là thị trường lớn đang có biểu hiện mất dần. Ngoài ra có một số thị trường gần như mất hẳn như Nga, Nauy, Ý. Thị trường Anh và thị trường Đức tuy tốc độ phát triển chậm nhưng có một sự hứa hẹn trong tương lai về một thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển: thị trường Anh 128/2 đôi năm 1998 phát triển lên 216.999 đôi/năm 2001. Ngoài ra Công ty cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tìm kiếm thị trường mới ngoài thị trường Châu Âu hiện nay giầy của Công ty đã phát triển sang thị trường một số nước Châu Á và một số nước Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 37 thị trường Châu Âu khác như: Nhật (đây là nước cũng có hoạt động sản xuất gia công mạnh trong những năm trở về trước, và có rất nhiều thành công trong hoạt động sản xuất gia công), Mehicô (thị trường Nam Mỹ), Austria, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông cũng là quốc gia có truyền thống về phát triển mạnh hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Ngoài việc chú trọng tìm kiếm thị trường công cần phải duy trì và phát triển những thị trường mới thành những thị trường truyền thống. Để đảm bảo thị trường ổn định và bất biến động. + Đời sống cán bộ công nhân viên: Cùng với sự phát triển của Công ty thì đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. Mức lương bình quân mỗi cán bộ công nhân viên không ngừng được tăng lên: Năm 1998 là 624.030 đồng / tháng Năm 1999 là 676.400 Năm 2000 là 766.400 Năm 2001 là 800.960 Tức là mức lương trung bình của mỗi người mỗi năm đều tăng lên. Đồng thời Công ty cũng đã xây dựng nhiều mức lương với các hình thức thưởng khác nhau như: Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng ngày công lao động, thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất. Nhằm khuyến khích công nhân yên tâm chăm lo sản xuất để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó các điều kiện sinh hoạt phục vụ cho sản xuất cũng được cung cấp đầy đủ hơn. Điều kiện vệ sinh nơi làm việc cũng được chú ý quan tâm tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt hơn, hăng sau hơn. Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 38 3.2. Tồn tại và nguyên nhân. - Trước hết còn yếu tố hiệu quả kinh tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự yếu kém này nhưng nhìn chung ngành da giầy nói chung và Công ty nói riêng từ suất phát điểm rất thấp đang ở giai đoạn phải trả “học phí cao” mà đã phải trả nợ đầu tư cả gốc lẫn lãi trong thời hạn quá ngắn khi sản phẩm chưa đạt được tối ưu về chất lượng lẫn số lượng. - Đang bị lệ thuộc quá nhiều (gần 80%) vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, hoá chất, phụ tùng máy móc từ nước ngoài và nhất là từ chính các đối tác đặt hàng hoặc mua sản phẩm của ta. Yếu kém này đang làm hạn chế rất nhiều về hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. - Tình trạng quá yếu kém về tài lực, vốn lưu động cho sản xuất thiếu. Phương thức này đang tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài vào khai thác thị trường lao động rẻ và bị ràng buộc về thị trường vào đối tác đặt gia công. - Ngoài yếu kém về vốn do ngành mới phát triển nên chưa có đủ uy tín trên thị trường nước ngoài, phương pháp và nghệ thuật tiếp thị còn non kém do đó đang phải thông qua nhiều tầng nấc trung gian mới đưa được đến tận nơi tiêu thụ ở nước ngoài. - Về trình độ quản lý kỹ thuật công nghệ, thiết kế và triển khai mẫu mốt, quản lý và vận hành sản xuất. - Kinh doanh của cán bộ còn chưa thông thạo so với chuyên gia đối tác nước ngoài, đa số cán bộ chưa thể tự mình chủ động độc lập điều hành sản xuất và kỹ thuật một cách có khoa học đồng bộ đúng tiến độ, và có chất lượng. Bởi họ còn non kém cả về kinh nghiệm lẫn trình độ quản lý trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại ngữ. - Tuy là một ngành nghề có lợi thế sử dụng nguồn lao động dồi dào, có trình độ học vấn, giá rẻ của nước nhà, song yếu tố đào tạo chuyên môn Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 39 kỹ thuật còn kém nên chưa khai thác tốt được tiềm năng này do chưa có trường lớp đào tạo có đủ các điều kiện cần thiết. Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà 40 PHẦN THỨ BA: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT GIA CÔNG GIẦY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ I. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY. 1. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động gia công giầy xuất khẩu trong những năm tới. 1.1. Thuận lợi: Sắp tới nhiều nước đang phát triển sẽ trở thành những nước phát triển mức sống nhu cầu sinh hoạt của họ gia tăng, do đó mức thu nhập của người lao động cũng đòi hỏi phải tăng lên. Họ sẽ mất đi những lợi thế về nguồn lực lao động nội địa và các lợi thế khác do phải đưa nền kinh tế hướng vào công nghệ hiện đại. Các nước này cũng sẽ bị hạn chế về hạn ngạch gia công xuất khẩu và ưu đãi thuế quan của phía các nước phát triển. Trong khi đó Việt Nam đang là nước có cơ hội giành được nhiều ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu vào liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật, Canađa... Mặt khác nước ta là thành viên chính thức của hiệp hội ASEAN và tham gia vào WTO do vậy nước ta sẽ có cơ hội tăng cường quan hệ ngoại giao buôn bán với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Thực hiện chính sách kinh tế mở cùng với hoạt động, ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và những thành quả đạt được tạo vị thế mới thuận lợi cho sự phát triển nội tại của Việt Nam và sự hoà nhập vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đặc biệt là 3 sự kiện lớn trong năm 1995 là: Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, tiến hành ký kết hiệp định khung kinh tế giữa Việt Nam và l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBiện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giầy Ngọc Hà.pdf
Tài liệu liên quan