Lời nói đầu 1
Phần i 3
Tổng quan về xí nghiệp dược phẩm twi 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp 3
2. Cơ cấu sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm TWI 4
2.1. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 4
2.2. Quy trình công nghệ, tính chất kỹ thuật của sản phẩm 5
2.3. Cơ cấu sản xuất, nhiệm vụ của từng bộ phận 7
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp Dược phẩm TWI 9
4. Công tác quản lí lao động và tiền lương 10
5. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp 12
6. Đặc điểm nguyên vật liệu 12
7. Các hình thức liên kết 14
8. Trách nhiệm của Xí nghiệp với Nhà nước 14
Phần II 15
Thực trạng công tác phân tích tài chính tại xí nghiệp dược phẩm TW I 15
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 15
1.1. Tình hình sản xuất của xí nghiệp. 15
1.2. Tình hình tiêu thụ của xí nghiệp. 16
1.3. Doanh thu bán hàng 17
1.4. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh 17
1.5. Lợi nhuận của Xí nghiệp 18
2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại XN Dược phẩm TWI 21
2.1. Quy trình phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TWI 21
2.2. Công tác chuẩn bị số liệu. 22
2.3. Phân công trách nhiệm phân cấp giữa các bộ phận trong công tác phân tích tài chính. 23
2.4. Nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TWI 23
2.4.1. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. 24
2.4.1.1. Phân tích kết cấu tài sản. 24
2.4.1.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn. 25
2.4.2. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. 27
2.4.3. Phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng của xí nghiệp 28
2.4.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ thanh toán 29
2.4.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 29
Bảng 19: Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 30
2.4.2.3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. 31
2.4.4. Dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch tài chính 33
2.5. Sử dụng kết quả phân tích tài chính vào quản trị kinh doanh của xí nghiệp. 34
3. Đánh giá chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TWI. 36
3.1. Kết quả đã đạt được. 36
3.1.1. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. 36
3.1.2. Phương pháp phân tích tài chính. 36
3.1.3. Nội dung phân tích. 36
3.1.4. Nhân sự phục vụ cho công tác phân tích tài chính. 37
3.2. Hạn chế. 37
3.3. Nguyên nhân 39
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan. 39
3.3.2. Nguyên nhân khách quan. 40
Phần III 42
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TWI 42
A.Định hướng phát triển của Xí nghiệp dược phẩm TƯ1 trong thời gian tới: 42
1. Định hướng phát triển ngành dược đến năm 2010. 42
2. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. 43
B. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TWI 45
1. Một số nguyên tắc cần quán triệt nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính. 45
2. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. 46
2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của xí nghiệp. 47
2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 49
2.3. Phân tích các tỷ lệ tài chính 51
2.3.1. Nhóm về khả năng thanh toán: 51
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 56
3.2.3.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. 59
2.3.4. Phân tích nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 62
2.4. Phân tích các luồng tiền. 64
2.5. Sử dụng phương pháp phân tích Dupont. 65
3. Các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TWI 73
3.1. Hoàn thiện công tác chuẩn bị cho hoạt động phân tích tài chính. 73
3.2 Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính. 74
3.3. Tổ chức tốt công tác kế toán. 75
3.4. ứng dụng kết quả phân tích tài chính trong việc đề ra các quyết định quản trị : 76
3.4.1 Lập kế hoạch tài chính: 78
3.4.2 Tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho: 84
3.4.2.1. Nghiên cứu thị trường 84
3.4.2.2. Đẩy mạnh bán sản phẩm 85
3.4.2.3.Nâng cao chất lượng sản phẩm 86
3.4.3. Quản lý tài chính ngắn hạn 87
3.4.3.1. Chính sách tín dụng hợp lý: 87
3.4.3.2. Quản lý dự trữ 91
3.4.4. Đa dạng hóa các nguồn tài trợ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 94
3.4.5. Quản lý và sử dụng TSCĐ, giảm khấu hao. 97
C. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp. 98
Kết luận 99
Danh mục tài liệu tham khảo 101
104 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TW1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp có khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Còn doanh nghiệp phi tài chính là doanh nghiệp lấy sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thông thường làm hoạt động kinh doanh chính. Đây là những doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Do vậy, mỗi lĩnh vực hoạt động đều có đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tài chính, cơ cấu tài chính, hiệu quả tài chính riêng. Vì thế, việc hoàn hiện phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp phi tài chính.
Thứ ba: Hoàn thiện nội dung và hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính tại xí nghiệp phải phù hợp với luật pháp và chính sách quản lý tài chính của Nhà nước Việt Nam đã ban hành đang có hiệu lực và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế và yêu cầu quản lý trong thời gian tới.
Mỗi nước đều có một chính sách quản lý và yêu cầu quản lý khác nhau tùy trong từng điều kiện. Do vậy, tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ chế độ, chính sách và quy định của Nhà nước Việt Nam ban hành, phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính điều đó đòi hỏi việc hoàn thành hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính phải phủ hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu quản lý trong giai đoạn tới.
Thứ tư: việc nâng cao chất lượng của công tác phân tích tài chính phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Phân tích tài chính là hoạt động có ý thức của con người do đó cần cân nhắc, tính toán so sánh giữa công sức và chi phí bỏ ra với kết quả mang lại. Tính hiệu quả trong phân tích kinh tế cần được đánh giá theo nguyên tắc tối thiểu tức là với mục tiêu đã được xác định, chi phí để thực hiện mục tiêu đó là thấp nhất.
2. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính.
Mục tiêu của phân tích tài chính là phản ánh tình hình tài chính của xí nghiệp, đó chính là cơ sở cho việc đề ra các quyết định và lập kế hoạch tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I với những nội dung như hiện nay thì chưa đạt được mục tiêu đó. Trong thời gian tới, xí nghiệp nên phân tích theo những nội dung sau:
- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Thông qua xem xét và đánh giá sự thay đổi của của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, từ đó cho ta biết trong một kì nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như nào ? Từ đó có các giải pháp khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, nhằm xác định xem các TSCĐ và TSLĐ được lấy từ đâu. Thông qua phân tích chỉ tiêu này, nhà quản trị sẽ đề ra các quyết định quản trị nên huy động từ nguồn nào để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân tích các tỷ lệ tài chính của xí nghiệp các nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời.Thông qua việc phân tích này, các đối tượng hữu quan sẽ biết đượoc chính xác triển vọng của doanh nghiệp .
- Phân tích luồng tiền nhằm xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu.
- Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình vận động của xí nghiệp, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của xí nghiệp.
Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của xí nghiệp, trước hết ta lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn.
- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.
Qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, ta có thể đánh giá khái quát như sau:
Trong năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 12.633.370,3 nđ so với năm 2000. Như vậy, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là có thể chấp nhận được. Trong tổng nguồn vốn được cung ứng chủ yếu là nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn và các khoản phải trả, phải nộp), chiếm tỷ trọng khá cao đến 80,29%. Bên cạnh đó, việc thu hồi được một lượng các khoản phải thu (8,43%) và tăng khấu hao tài sản cố định (7,61%) cũng góp phần gia tăng nguồn vốn.
Với tổng lượng vốn 12.693.370,3 (nđ), xí nghiệp đã sử dụng để tài trợ chủ yếu do hàng tồn kho (chiếm đến 60,55%). Như vậy, hàng tồn kho của xí nghiệp là rất cao, gây ứ đọng vốn. Trong thời gian tới, xí nghiệp cần phải giải phóng lượng tồn kho này, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp.
Trong năm 2001, xí nghiệp đã sử dụng đến 26,51% nguồn vốn khai thác được để trả bớt nợ dài hạn. Như vậy xí nghiệp đã dùng chính sách vay ngắn hạn để trả dài hạn. Tài sản cố định được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Đó là dấu hiệu rất tốt, song việc dùng khoản vay ngắn hạn để trang trải các khoản nợ dài hạn là không nên. Trong thời gian tới, để đầu tư thêm cho tài sản cố định, xí nghiệp nên đi vay dài hạn và giảm các khoản nợ ngắn hạn xuống, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn xuống.
Năm 2002, nguồn vốn và sử dụng vốn của xí nghiệp tăng 8.265.583,1 nđ. Như vậy, so với những dấu hiệu tích cực trong năm 2002là xí nghiệp đã có những biện pháp thích hợp để thu hồi được các khoản phải thu chiếm 9,93% tổng nguồn vốn cung ứng. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng đã tăng mạnh từ 28,81% lên 30,69%, tức là tăng 2.476.922,9 nđ, so với năm 2001. Nguồn này đã tài trợ cho việc mua sắm máy móc thiết bị, phần còn lại được tài trợ bởi nguồn khấu hao. Năm 2002, xí nghiệp đã có một số hình thức khuyến mại, do vậy tuy hàng tồn kho có tăng nhưng tốc độ vẫn chậm hơn so với năm trước. Giờ đây nguồn vốn cung ứng chỉ tài trợ cho nó 39,47% (năm 2001 là 60,55%). Một nét nổi bật nữa trong năm 2002 là xí nghiệp đã giảm được nguồn vay ngắn hạn trong nguồn vốn để trả nợ cho vay dài hạn và hàng tồn kho. Do đó chính sách tài trợ của xí nghiệp bớt rủi ro đi. Tuy nhiên, ta thấy rằng xí nghiệp vẫn chưa dùng vay dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Trong năm tới, xí nghiệp cần phải giảm bớt nguồn vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định đồng thời cần phải có một số biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho đi nữa.
Nhìn chung, tình hình tài chính của xí nghiệp là tạm chấp nhận được, xí nghiệp đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác là tương đối cao. Tuy nhiên, khoản vay dài hạn của xí nghiệp giảm mạnh từ năm 2001 là điều không tốt. Trong thời hạn tốt, xí nghiệp cần tiếp tục phát huy các biện pháp trong bán hàng để giảm các khoản phải thu xuống. Đồng thời, phải giải phóng được lượng hàng tồn kho xuống, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp.
Ngoài việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như trên, người ta còn tiến hành phân tích theo dòng tiền để xem xét những nguyên nhân làm tăng và giảm tiền. Trên cơ sở đó, xí nghiệp sẽ có biện pháp quản lý ngân quỹ tốt hơn.
Trong năm 2002, dòng tiền tăng 380.917,8 nđ là do các nguyên nhân sau đây:
- Các khoản làm tăng tiền.
+ Tăng nguồn vốn chủ sở hữu: 2.476.922,9 nđ
+ Tăng nợ ngắn hạn: 1.946.423,8 nđ
+ Tăng khấu hao: 3.021.660,0 nđ
+ Giảm các khoản phải thu: 820.576,4 nđ
Tổng: 8.265.583,1 nđ
- Các khoản làm giảm tiền:
+ Tăng đầu tư tài chính dài hạn: 376,4 nđ
+ Tăng hàng tồn kho: 3.262.141,2 nđ
+ Tăng TSLĐ khác: 1.202.201,3 nđ
+ Tăng nguyên giá TSCĐ: 3.205.279,4 nđ
+ Giảm nợ dài hạn: 214.667,2 nđ
Tổng 7.884.665,4 nđ
Vậy trong năm 2002, dòng tiền tăng:
= 8.265.583,1 - 7.884.665,4 = 380.917,7 nđ
Như vậy dòng tiền của xí nghiệp tăng chủ yếu là do tăng nguồn vốn chủ sở hữu (dấu hiệu đáng mừng) tăng khấu hao, và tăng nguồn vay ngắn hạn. Điều đáng chú ý là hàng tồn kho tăng mạnh, do vậy dòng tiền trong năm 2002 chỉ tăng có 380.917,8(nđ) giảm so với năm 2001 là: 348.552,9 (nđ).
2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện qua ba chỉ tiêu: vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động ròng với các số liệu được tính toán theo bảng phân tích dưới đây:
Qua bảng 23 ta thấy vốn lưu động thường xuyên cả ba năm của xí nghiệp đều dương. Tuy năm 2001 có giảm so với năm 2000 là 2.379.801,6 nđ. Nhưng năm 2002 lại có xu hướng tăng, tăng 2.074.036,4 (nđ) tức là tăng 51,2% so với năm 2001. Tuy nhiên, so với năm 2000 thì lại có khuynh hướng giảm, tức giảm 1,53%. Nguyên nhân chủ yếu là xí nghiệp đã giảm mạnh nguồn vay dài hạn bắt đầu từ năm 2001, dẫn đến vốn lưu động thường xuyên năm 2001, năm 2002 đều giảm so với năm 2000.
Tuy giảm song các chỉ số đều dương chứng tỏ TSCĐ của xí nghiệp được tài trợ khá vững chắc bởi nguồn vốn dài hạn. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm đa số. Như vậy, bên cạnh việc tài trợ vững chắc cho TSCĐ, phần dư thừa của nguồn vốn dài hạn còn được đầu tư vào TSLĐ. Mặt khác, tài sản lưu động đều lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của xí nghiệp là tương đối tốt. Qua bảng 23 ta thấy xí nghiệp đã dùng chính sách tài trợ vững chắc để đảm bảo cho tài sản cố định của xí nghiệp mình. Như vậy, mức độ an toàn tài chính là tương đối cao. Tuy vậy nợ dài hạn có khuynh hướng giảm mạnh, do đó lãi vay sẽ giảm nhưng do hoạt động kinh doanh tương đối tốt nên nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng. Tuy nhiên việc để dư thừa một lượng tiền mặt lớn như trên là không nên. Bởi giá cho việc găm giữ tiền sẽ là lãi suất trên thị trường. Hiện nay, nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị của xí nghiệp là tương đối cấp bách, do vậy xí nghiệp nên dùng khoản này cộng với việc gia tăng khoản vay dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị sẽ là hợp lý. Đó sẽ là tiền đề để số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng và chất lượng cao, kỳ vọng sẽ thu được khoản lợi lớn.
Nếu như phương án trên không chấp thuận, thì xí nghiệp có thể cho vay thông thường, hoặc đầu tư cổ phiếu để số tiền nhàn rỗi có thể gia tăng được giá trị.
Qua bảng 24, ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của cả 3 năm 2000, 2001, 2002 đều dương. Điều này có nghĩa là, các nguồn sử dụng ngắn hạn của xí nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà xí nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Tuy các khoản phải thu đã giảm song còn khá cao, xí nghiệp cần phải đề ra chính sách tín dụng hợp lý nhằm thu hồi khoản này càng nhanh càng tốt. Mặt khác, hàng tồn kho ngày càng tăng, tuy tốc độ tăng trong năm 2002 so với 2001 là 12,89%, giảm so với tốc độ tăng hàng tồn kho của năm 2001 với năm 2000 là 43,01% nhưng tỷ lệ này còn khá cao, gây ứ đọng vốn. Giải pháp trong trường hợp này là vận dụng linh hoạt chính sách bán hàng để bán lượng hàng tồn kho càng nhiều càng tốt.
Theo bảng 25 ta thấy vốn bằng tiền của xí nghiệp của cả ba năm đều dương do vốn lưu động thường xuyên lớn hơn, nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên chứng tỏ xí nghiệp vẫn thừa vốn khả năng, ngân quỹ dương. Ta thấy con số này tăng dần. Nếu như năm 2001 tăng 943.762,4 (nđ) tức là tăng 38,68%, thì năm 2002 chỉ tăng 5,04% so với năm 2001. Như vậy tốc độ tăng có vẻ chững lại. Những điều phân tích trên cho ta biết rằng xí nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của xí nghiệp là tương đối tốt. Tuy nhiên xí nghiệp cũng không nên để dư một lượng tiền ngân quỹ quá lớn, số tiền này có thể cho vay với lãi suất ít nhất là 12%/1năm cũng có thể thu được gần 400 triệu.
2.3. Phân tích các tỷ lệ tài chính
2.3.1. Nhóm về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện hành
Để phân tích khả năng thanh toán hiện hành, xí nghiệp đã xem xét khả năng dùng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, điều này về nguyên tắc là đúng nhưng để đánh giá chính xác hơn ta nên tính hệ số này mà không bao gồm số tiền không thu hồi được từ những năm trước trong tài sản tài sản lưu động.
Như vậy, sau khi tính toán lại, ta thấy hệ số thanh toán hiện hành cả ba năm đều giảm so với cách tính toán của xí nghiệp. Tuy nhiên, hệ số này vẫn lớn hơn 1, đó là ở mức an toàn.
Theo bảng 26, tốc độ tăng tài sản lưu động năm 2001 so với năm 2000 là 19,21% trong khi đó tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 29,84%, nên hệ số thanh toán của xí nghiệp có khuynh giảm chỉ còn 1,063. Đây là dấu hiệu không tốt, biểu hiện của khả năng trả nợ của xí nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng: Tài sản lưu động tăng chủ yếu là do tăng hàng tồn kho 7.686.452 nđ tức là tăng 42,79%. Đây là tín hiệu không tốt trong khâu bán hàng. Một nguyên nhân khác khiến tài sản lưu động tăng là do lượng tiền mặt ngân quỹ của xí nghiệp trong năm 2001 đã tăng 30,92% so với năm 2000. Việc giảm các khoản phải thu 1.070.072,4 nđ là nguyên nhân khiến cho lượng tài sản lưu động chỉ tăng có 19,21%. Đây là dấu hiệu cần phát huy trong thời gian tới. Còn nợ ngắn hạn tăng 29,84% chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 33,35% và người mua trả trước 63,95%.
Trong năm 2002, hệ số thanh toán hiện hành đã phục hồi trở lại đạt 1,106 tức là tăng 0,044 so với năm 2001. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lưu động là 8,29% lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động tăng chủ yếu là do tăng tài sản lưu động khác (19,53%); tiền tăng 12,33% chứng tỏ hoạt động ngân quỹ của xí nghiệp là tương đối tốt. Lượng hàng tồn kho tăng 3.262.140,2 nđ tức là tăng 12,72%. Tuy nhiên tốc độ tăng này lại có khuynh hướng giảm nhiều so với tốc độ tăng năm 2001 là 42,79%. Điều đó, chứng tỏ báo hiệu về tình hình tiêu thụ khả quan của xí nghiệp. Trong năm 2003, xí nghiệp cần giảm thiểu lượng hàng tồn kho đi nữa.
Nợ ngắn hạn năm 2002 tăng 4,39% chủ yếu là do tăng phải trả người bán (26,62%) và phải trả công nhân viên. Điều này thể hiện xí nghiệp đi chiếm dụng vốn của các xí nghiệp khác.
Nhìn chung, kể cả khi không tính các khoản khó thu hồi thì hệ số thanh toán hiện hành của xí nghiệp là khả quan. Xí nghiệp đang nằm trong trạng thái an toàn, bên cạnh việc đảm bảo cho việc trang trải nợ xí nghiệp còn đảm bảo được nguồn vốn lưu động cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó trong tương lai, nếu xí nghiệp nắm giữ một lượng tiền lớn sẽ không đem lại hiệu quả sinh lời tốt cho xí nghiệp, đòi hỏi xí nghiệp phải biết cách khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
Hệ số thanh toán hiện hành trong nhiều trường hợp không phản ánh chính xác khả năng thanh toán bởi nếu lượng tồn kho là những loại hàng hóa khó bán được thì xí nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Do vậy, ta cần quan tâm tới hệ số thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh
Việc tính hệ số này cũng không tính cả số tiền không thu hồi được. Nhìn chung hệ số này qua ba năm của xí nghiệp tương đối thấp lại có khuynh hướng giảm. Nếu như trong năm 2000, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chỉ bằng 0,632 đồng tài sản lưu động thì sang năm 2001 nó lại giảm 0,145 đồng tức là giảm 22,9%, sang năm 2002 lại giảm tiếp chỉ còn 0,482 đồng. Nguyên nhân là trong năm 2002, tuy tiền mặt tăng 380.917,7 nđ tức là tăng 12,33% nhưng nợ ngắn hạn huy động vẫn tăng cao, tăng 1.731.756,6 nđ do vậy hệ số này chỉ còn 0,482. Việc gia tăng các khoản khó đòi 149.737,4 nđ năm 2002 cũng là nguyên nhân làm cho hệ số này thấp. Tuy xí nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc giảm các khoản phải thu năm 2002 chỉ còn 12.695.902,9 nđ, tức là giảm 13,10% so với năm 2000, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của xí nghiệp đã giảm bớt sự phụ thuộc chủ yếu vào lượng các khoản phải thu, làm cho khả năng trả nợ của xí nghiệp có phần chủ động hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, các khoản phải thu này vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 18,88% (năm 2002) trong tài sản lưu động, do vậy xí nghiệp vẫn phụ thuộc vào khả năng thu hồi các khoản nợ từ khách hàng để trang trải cho nợ ngắn hạn.
Qua phân tích trên ta thấy, cả ba năm hệ số khả năng thanh toán nhanh của xí nghiệp là rất thấp, thấp hơn hẳn so với hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Điều này chứng tỏ, lượng hàng tồn kho của xí nghiệp là lớn, ảnh hưởng rất nhanh đến hệ số thanh toán nhanh. Việc hệ số này giảm chứng tỏ khả năng chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền để thanh toán các khoản nợ là không tốt. Mặt khác, nó cũng cho thấy khả năng huy động vốn của xí nghiệp trong tương lai sẽ gặp khó khăn hơn. Đây là vấn đề xí nghiệp cần phải khắc phục.
Về khả năng thanh toán tức thời.
Thực tế cho thấy nếu hệ số này biến động từ 0,5 đến 1 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan. Trong ba năm qua, hệ số này có khuynh hướng tăng. Năm 2001 tăng 0,34% so với năm 2000, trong khi đó mức tăng này là 8,13% trong năm 2002 đạt 0,075. Cả ba năm, hệ số này đều lớn hơn 0,5 như vậy tiền tại ngân quỹ thừa đủ sức để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nếu như năm 2000, 1 đồng nợ bảo đảm bằng 0,0685 đồng tiền mặt thì con số này đã tăng lên 0,069 năm 2001 và tăng 0,006 đồng năm 2002 đạt 0,075 đồng. Nhìn chung, mức dự trữ tiền mặt của xí nghiệp đều tăng qua các năm. Năm 2001 tăng 729.470 (nđ) so với năm 2001, tức là tăng 30,92%; sang năm 2002 đã tăng lên 3.469.623(nđ) tức là tăng 12,33% so với năm trước các hệ số này tăng là do tốc độ tăng của tiền mặt (30,92%) năm 2001 lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (29,84%) so với năm 2000. Ta biết rằng, tiền mặt là một loại tài sản linh động nhất, dễ dàng dùng nó để thỏa mãn mọi nhu cầu trong quá trình kinh doanh. Nhưng tiền mặt không hoặc hầu như không đem lại một khoản thu nhập nào nên hệ số trên của xí nghiệp là tương đối hợp lý. Xí nghiệp không nên tăng lượng dự trữ tiền mặt trong thời gian tới, nếu dư thừa nên dùng để đầu tư các hoạt động tài chính ngắn hạn để thu lợi. Trong thời gian tới, xí nghiệp cũng không nên giảm lượng tiền này xuống thấp quá miễn sao hệ số này trên 0,5 là tạm được. Bởi nếu quá thấp sẽ gây nên tình trạng căng thẳng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, mất đi tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô.
Nhìn chung tình hình khả năng thanh toán của xí nghiệp trong ba năm là tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, riêng hệ số thanh toán hiện hành còn thấp bởi lượng tồn kho không ngừng gia tăng, cộng với nó là sự gia tăng các khoản vay ngắn hạn. Trong thời gian tới, xí nghiệp nên có những kế hoạch phù hợp hơn để giải phóng lượng hàng tồn kho, giảm các khoản vay ngắn hạn bằng cách tăng vay nội bộ xí nghiệp hoặc huy động thêm một số nguồn vốn dài hạn bổ sung vào tài sản lưu động để cho tình hình thanh toán trở nên sáng sủa hơn nữa.
Ngoài nhóm hệ số trên, để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính, xí nghiệp cần phải đánh giá khả năng thanh toán thông qua việc xem xét các khoản phải thu và phải trả và phân tích chu kì kinh doanh , chu kì tiền mặt. Nếu hoạt động tài chính tốt sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xí nghiệp có nhiều mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, nhà cung cấp nên không thể tránh khỏi việc chiếm dụng vốn lẫn nhau dưới hình thức các khoản phải thu và các khoản phải trả. Vấn đề là quản lý chúng ra sao.
Qua bảng 27 cho thấy so với năm 2000, thì các khoản phải thu năm 2001 giảm 1.070.072,4 nđ tức là giảm 7,3%, sang năm 2002 lại tiếp tục giảm 820.576,4 nđ so với năm 2001 tức là giảm 6,1%. Điều đó chứng tỏ số tiền mà xí nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng đã giảm. Đây là nỗ lực rất lớn của xí nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu. Trong số giảm đó thì số tiền bị người mua chiếm dụng đã giảm 906.547,3 nđ của năm 2002 so với năm 2001, tức là giảm 7,5%. Còn các khoản phải thu khác đều giảm.
Số tiền đặt trước cho người bán lại tăng. Nếu như trong năm 2000, nó chỉ chiếm 8,6% các khoản phải thu thì nó đã tăng lên đến 9,8% trong năm 2001 đạt 1.329.015,9 nđ tức là tăng 73.460,1 nđ và sang năm 2002 lại tăng thêm 97.103,9 nđ so với năm 2001. Xí nghiệp cần thận trọng với khoản này. Bởi nguyên vật liệu chính của xí nghiệp nhập chính từ Châu Âu, do vậy việc ứng trước cần phải tìm hiểu kỹ đối tác tránh bị mất khoản này.
Một số điểm cần chú ý nữa trong các khoản phải thu xí nghiệp cần lưu ý đến số tiền không thu hồi được. Số tiền này chiếm 7,9% các khoản phải thu trong năm 2000 và lại có khuynh hướng tăng thêm trong năm 2002 đạt con số 1.297.213,6 (nđ), số tiền này được cấu thành từ hai khoản đó là khách hàng mua nhưng quịt nợ và phần còn lại là do số tiền xí nghiệp đạt từ trước để mua hàng nhưng về sau hàng không lấy được, khoản tiền đặt cọc cũng bị mất luôn.
Tuy nhiên, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của xí nghiệp ta cần tính thêm một số chỉ tiêu:
=
Năm 2000, tỷ lệ này là 38,33% sang năm 2001 là 30,11% và năm 2002 là 27,03%. Tỷ lệ này là rất thấp chứng tỏ xí nghiệp đi chiếm dụng vốn các doanh nghiệp khác. Năm 2002, xí nghiệp đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm các khoản phải thu nên tỷ lệ này chỉ còn là 27,03%.
Qua bảng 28 ta thấy trong năm 2001, số vòng luân chuyển các khoản phải thu là 4,42 và số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu là 82,52 (ngày) thì sang năm 2002, con số lần lượt là 4,33 và 84,33 (ngày). Nhìn chung để thu được một đồng nợ của khách hàng phải mất trên 2 tháng, như vậy xí nghiệp cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu trong năm 2001 chỉ là 4,42. Con số này là quá thấp. Trong thời gian tới, xí nghiệp cần phải nghiên cứu thêm trong chính sách bán hàng để sao cho việc thu hồi các khoản trên càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên việc xí nghiệp đi chiếm dụng vốn của các xí nghiệp khác lớn hơn nhiều so với các xí nghiệp khác chiếm dụng vốn của xí nghiệp, kết quả là tỷ lệ phải thu trên phải trả thấp.
Đối với các khoản phải trả, nợ phải trả năm 2001 đã tăng thêm so với năm 2000 một khoản tiền là 6.826.274,1 (nđ) tức là tăng 17,89%, sang năm 2002, tăng tiếp thêm 2.059.760,5 (nđ). Tuy nhiên ta thấy rằng hầu hết các khoản nợ ngắn hạn đều tăng, trong khi nợ dài hạn lãi giảm mạnh. Nếu như năm 2002, nợ dài hạn giảm 3.365.328,9(nđ) so với năm 2000 thì năm 2002 tiếp tục giảm thêm 214.667,2 (nđ) tức là giảm 39,56% so với năm 2001. Như vậy, xí nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn để trang trải cho tài sản cố định. Trong đó, việc đầu tư cho máy móc thiết bị bằng vốn ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trên 60%. Các khoản phải trả cho người bán có xu hướng tăng. Nếu năm 2001, tăng 400.092,7(nđ) so với năm 2000 thì năm 2002 số tiền này đã tăng thêm 652.886,6(đ) tức là tăng 25,62% so với năm 2001 về số tương đối. Chứng tỏ xí nghiệp đã tăng cường đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
Như vậy ta có thể thấy rằng trong ba nằm từ năm 2000 đến năm 2002, xí nghiệp đã không ngừng vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định - bộ phận có tính chu chuyển chậm, lâu thu hồi vốn nên gây khó khăn cho công tác thanh toán. Để đối phó với các khoản nợ trên, xí nghiệp nên xác định nguồn phải thu. Trong kinh doanh chiếm dụng vốn của nhau là chuyện thường tình. Xí nghiệp cần phải xác định thời hạn trả chậm trả của người mua, thương lượng thời hạn mua chịu với nhà cung cấp. Do vậy xác định chu kì kinh doanh và chu kì tiền mặt là cần thiết. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2002 ta có bảng 28
Chu kì kinh doanh
=
Chu kì dự trữ
+
Chu kì chờ thu tiền
= 81,13+39,84 = 120,97 (ngày)
Chu kì tiền mặt
=
Chu kì kinh doanh
-
Chu kì trả tiền
= 120,97-12 =108,97(ngày)
Như vậy bình quân trong năm 2002, cứ 12 ngày Xí nghiệp lại phải trả tiền cho các hoá đơn mua bán. Nên thời gian bình quân kể từ khi xí nghiệp phải chi tiền cho đến khi thu tiền bán hàng là 108,97(ngày).
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Ngoài các tỷ lệ vòng quay toàn bộ vốn, hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định xí nghiệp nên phân tích thêm các chỉ tiêu như hàng tồn kho, vòng quay tiền, vòng quay các khoản thu, kỳ thu tiền bình quân vì các chỉ tiêu này sẽ làm sáng tỏ hơn khả năng hoạt động của tài sản lưu động trong xí nghiệp.
* Vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán ra trong năm. Tốc độ lưu chuyển càng nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, xí nghiệp sẽ đầu tư vốn thấp hơn hoặc cùng số vốn thì doanh thu của xí nghiệp sẽ đạt mức cao hơn.
- Qua bảng 29 ta thấy tình hình tiêu thụ của xí nghiệp ngày càng giảm đi: năm 2000 là 5,72 (vòng) năm 2001 giảm hẳn còn 4,42 (vòng) và năm 2002 giảm tiếp còn 4,33 tức là giảm 2,15% so với năm 2001. Để biết số lần quay như vậy là thấp hay cao cần so sánh với vòng quay dự trữ trung bình của ngành hoặc của Tổng xí nghiệp. Tuy nhiên sự giảm sút vòng quay dự trữ trong các năm liên tiếp như trên là điều đáng lo ngại. Trong năm 2001, lượng tồn kho của xí nghiệp tăng mạnh nhất, nhất là lượng thành phẩm tồn kho tăng quá nhiều, tăng 56,9% so với năm 2000 và năm 2002 cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2001, chỉ tăng 34,88% như vậy xí nghiệp đã cố gắng giảm lượng hàng tồn kho trong năm 2002, nhưng lượng này còn khá cao. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của xí nghiệp trong năm 2001 và năm 2002 còn kém hiệu quả, sự bất cập trong quản lý dự trữ và có nhiều sản phẩm chất lượng chưa đạt yêu cầu dẫn đến lượng tồn kho nhiều. Một trong những khó khăn l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0140.doc