Biện pháp tiết kiệm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Các biện pháp quảng cáo, khuyếch trương bán hàng và các dịch vụ sau bán là các hoạt động nhằm làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận. Cơ chế thị trường càng phát triển thì các biện pháp nhằm khuếch trương thanh thế của mình càng có vai trò quan trọng. Hiện nay công việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng của công ty chỉ dừng lại ở trên các tạp chí chuyên ngành dệt may, tham gia các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, tài trợ cho các chương trình thể thao trong ngành, quảng cáo sản phẩm và giới thiệu hình ảnh trên trang Web. Vì thế công ty có thể tiến hành một số giải pháp sau :

- Công ty cần tích cực duy trì và đầu tư mạnh hơn nữa vào quảng cáo các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh bằng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua đường bưu điện mang thông tin tới tận tay khách hàng.

- Công ty nên duy trì việc tham gia hội chợ triển lãm vì đây là cơ hội giúp công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp tiết kiệm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ sản xuất. Sản phẩm của xí nghiệp là chăn chiên được sản xuát từ phế liệu là bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định. Sau khi sơ tán lên Hà Nội xí nghiệp đã phải mua phế liệu của các nhà máy khác tại đây như Dệt 8/3, Dệt Kim Đông Xuân... để tiếp tục sản xuất. Nhưng do công nghệ thủ công và máy móc thiết bị lạc hậu, nguyên liệu để sản xuất thì tạp nham, nhiều nguồn lại cung cấp không đều đặn nên sản phẩm đạt chất lượng thấp và giá thành cao. Chính vì vậy, trong suốt thời gian đầu mới thành lập xí nghiệp bị thua lỗ liên miên và Nhà nước phải bù lỗ. Năm 1970 xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông do Trung Quốc giúp xây dựng để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp. Năm 1973 xí nghiệp đã trả lại dây chuyền dệt chăn cho Nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song với đây chuyền sản xuất vải mành, từ đó sản xuất kinh doanh dần đi vào thế ổn định. Đến tháng 10/1973 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội với các nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, sợi xe - là nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cụ thể : vải mành dùng để sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ôtô, vải bạt dùng để làm giầy, băng tải sợi xe dùng làm chỉ may công nghiệp. Từ năm 1974 đến năm 1986 trong cơ chế bao cấp, sản xuất theo định mức kế hoạch của Nhà nước, công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và có xu thế năm sau cao hơn năm trước. Năm 1986 Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý vĩ mô của Nhà nước tiến lên chủ nghĩa Xã hội. Năm 1987 quyết định 217/HĐBT ra đời nhằm xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, cởi trói cho các xí nghiệp đi vào cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhưng mãi đế tận năm 1989 quyết định này mới thực sự đi vào các doanh nghiệp. Từ năm 1989 chuyển sang cơ chế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường công ty mất độc quyền nên buộc phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong và ngoài nước. Chính cơ chế thị trường đã buộc công ty phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Sự thay đổi cơ bản của cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ về nhiều mặt như tự chọn người cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, mở rộng phát triển thị trường theo hướng cạnh tranh, phát triển và bảo toàn vốn Nhà nước giao. Để thuận tiện cho việc giao dịch nước ngoài trong nền kinh tế mở cửa của nước ta và mở rộng chức năng kinh doanh của tổ chức ngành kinh tế kỹ thuật, ngày 22/3/1993 Bộ Công nghiệp quyết định đổi liên hiệp xí nghiệp dệt thành Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Nhằm thực hiện quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, ngày 23/8/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex). Trong tổng công ty bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng công ty và được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập số 100151 từ ngày 23/8/1994. Qua 38 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý. Công ty đã từng bước đi lên, đã tự đứng vững trên chính đôi chân của mình từ khi chuyển sang sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường không cần sự hỗ trợ của Nhà nước như trong cơ chế quản lý bao cấp. Với đội ngũ cán bộ công nhân đầy đủ phẩm chất chính trị chuyên môn và lòng hăng say, công ty đang có sự vươn lên khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, sản phẩm của công ty đã được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng các huy chương vàng, bạc tại các hội chợ triển lãm công nghiệp như : Vải mành cotton được cấp giấy phép chứng nhận chất lượng số 1 trên toàn quốc. Vải bạt 3x3 ; 3x4 được tặng huy chương vàng trong hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Việt Nam . Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua có xu hướng đi lên. Công ty đã duy trì tốc độ phát triển tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Qua nhiều năm vật lộn với khó khăn của nền kinh tế thị trường đến nay công ty đã lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ sản xuất và quản lý. Là một doanh nghiệp thuộc loại vừa nhưng công ty là doanh nghiệp duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại vải vừa và nặng dùng trong công nghiệp. Vì vậy mà bước đầu công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc thiết lập các quy trình công nghệ, chỉ tiêu và định mức sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của mình mà còn phù hợp với yêu cầu quy định của cấp trên cũng như yêu cầu của khách hàng. Khi mới thành lập doanh nghiệp ít có sự học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác vì không có sản phẩm tương tự trên thị trường. Trong điều kiện như vậy, công ty vừa sản xuất, vừa tổ chức sắp xếp lao động cho hợp lý, vừa hoàn thiện từng bước quy trình công nghệ, kỹ thuật để không ngừng đưa năng suất lao động tăng lên. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp, các loại vải dân dụng sợi, quần áo, sản phẩm may mặc kinh doanh các loại vật tư, nguyên liệu phụ, thiết bị dệt may. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm : vải không dệt, hàng may thêu, vải mành, vải bạt các loại, sợi xe các loại. Mỗi loại sản phẩm của công ty được phân cho từng xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất. Công ty có 4 xí nghiệp như sau: 2.1 Xí nghiệp May: Xí nghiệp May có nhiệm vụ may gia công các sản phẩm may mặc như áo jacket, quần áo bảo hộ lao động, quân trang... cho các tổ chức cá nhân nước ngoài như thị trường EU, Mỹ. Nguyên liệu chính chủ yếu do nước ngoài cung cấp. Quy trình sản xuất ở xí nghiệp may là quy trình sản xuất kiểu liên tục, chu kỳ và xen kẽ liên tiếp. Xí nghiệp được tổ chức thành hai phân xưởng : Phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trong các phân xưởng lại tổ chức thành các tổ: Tổ 1, tổ 2... mỗi tổ có một tổ chịu trách nhiệm quản lý giám sát các tổ viên trong quá trình làm việc. Việc chia nhỏ ra quản lý đã đem lại hiệu quả thiết thực thể hiện trên chất lượng mỗi sản phẩm. Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp may Nhóm là Tổ thêu Nhóm KCS Đóng gói Nhập kho Nguyên liệu Tổ cắt Tổ may 2.2 Xí nghiệp sản xuất vải không dệt Xí nghiệp vải không dệt có nhiệm vụ sản xuất các loại vải dùng cho ngành công nghiệp giao thông vận tải, trải đường, lót đường, giữ độ lún, dùng cho các công trình thuỷ lợi để chắn sóng. Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp vải không dệt. Máy xếp lớp Máy xuyên kim 1 Máykéo giãn Máy cuộn cắt đóng gói TP, BTP Máy xuyên kim 2 Máy cuộn cắt đóng gói TP Nhập kho Máy xé trộn lại Xơ PP, PE Máy xé mịn Máy xé trộn sẻ bộ Máy trải tạo màng xơ Máy cáu nhiệt định hình 2.3 Xí nghiệp vải mành Xí nghiệp vải mành có nhiệm vụ sản xuất các loại vải sợi như : Vải bạt để cung cấp cho các công ty giầy vải, mành để cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất bia (làm lưới lọc bia). Sản xuất sợi xe để cung cấp cho các xí nghiệp chỉ khâu dân dụng. Sản xuất vải mành PA nhúng keo (vải mành nilon) cung cấp cho các công ty sản xuất lốp ôtô xe máy, xe đạp... Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp mành Máy dệt Sợi đơn Sợi dọc Máy xe lần 1 Sợi ngang Sợi đơn Nhập kho Máy đậu Máy suốt Máy xe lần 2 Nhúng keo Mành nilon Kiểm vải 2.4 Xí nghiệp vải bạt Xí nghiệp vải bạt có nhiệm vụ sản xuất các loại giày vải xuất khẩu, ống dẫn nước, băng tải loại nhỏ, găng tay bảo hộ lao động, vải lọc bia, vải may quần áo bảo hộ lao động... khách hàng chủ yếu là các công ty giầy Thăng Long, giầy Thượng Đình, giầy Hiệp Hưng, giầy Cần Thơ ... và các cơ sở sản xuất bia. Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp vải bạt Sợi đơn Máy đậu Máy ống Sợi ngang Máy dệt Sợi đơn Máy đậu Máy xe Máy suốt Máy lờ Máy dồn Máy go Sợi dọc Nhúng keo Mành nilon Kiểm vải Nhập kho Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính kế toán của công ty 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội là một đơn vị trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhưng công ty được phép hạch toán độc lập, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu " Tham mưu trực tuyến chức năng". Các phòng ban tham mưu cho giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc có các quyết định có lợi cho công ty. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm : Ban giám đốc gồm có : + Giám đốc công ty : Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp quản lý phòng tài chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp. + Phó giám đốc công ty : Là người giúp giám đốc quản lý các mặt hoạt động được phân công và được uỷ quyền ra quyết định. Có 2 phó giám đốc : Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật và đầu tư, xí nghiệp dệt mành, xí nghiệp vải không dệt. Phó giám đốc phụ trách điều động sản xuất, phụ trách các mặt công tác của xí nghiệp may, phòng dịch vụ đời sống, phòng bảo vệ quân sự. Các phòng chức năng bao gồm : + Phòng tài chính kế toán : Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, thực hiện mọi công tác báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành; Kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty; Hướng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty; Tham mưu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. + Phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu : Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư; tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng; thực hiện kiểm tra, kiểm soát xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả cao nhất. + Phòng tổ chức hành chính : Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên; Xây dựng quỹ tiền lương định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định của Nhà nước; Thực hiện nghiệp vụ văn thư ; Thư ký giám đốc. + Phòng kỹ thuật và đầu tư : Xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty, tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học công nghệ mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Công ty, xây dựng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, sát hạch để xác định trình độ tay nghề cho công nhân, quản lý hồ sơ kỹ thuật của Công ty. + Phòng dịch vụ đời sống : Tổ chức bữa ăn ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. + Phòng bảo vệ quân sự : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về an toàn tài sản của Công ty, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ tiêu cực. Hàng năm tham gia công tác huấn luyện dự bị quân sự. Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Xí nghiệp vải mành Xí nghiệp vải không dệt Xí nghiệp vải bạt Phòng bảo vệ quân sự Phòng dịch vụ đời sống Xí nghiệp may thêu Phòng kỹ thuật đầu tư Phòng sản xuất kinh doanh XNK Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổng hợp Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội 3.2 Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của công ty Phòng Tài chính - Kế toán gồm có 7 người: Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán, 1 phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và các nhân viên kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là : Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán tài chính, thực hiện mọi công tác báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành. Kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Hướng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty. Tham mưu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu. Tham gia kiểm kê, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của kế toán, căn cứ vào yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ hạch toán, bộ máy kế toán được tổ chức như sau : + Kế toán trưởng : là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và Giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành. + Phó phòng kế toán (Kiêm kế toán tổng hợp) : Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ do các kế toán phần hành chuyển lên để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, sau đó lập bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính.Và báo cáo với kế toán trưởng về việc thanh quyết toán của công ty. + Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi, sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay và mở sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định cho từng đơn vị của công ty. + Kế toán tiền lương và tiêu thụ thành phẩm : Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp do các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên gửi lên làm căn cứ để lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho từng xí nghiệp, lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Ngoài ra theo dõi nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và công nợ với khách hàng. Mở sổ theo dõi nhập xuất, tồn hàng hoá thành phẩm. Theo dõi sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng (theo dõi khoản nộp ngân sách với Nhà nước, các khoản giảm trừ, chiết khấu), đến cuối quý lập báo cáo kết quả kinh doanh. + Kế toán nguyên vật liệu : Hằng ngày căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho về nguyên vật liệu, dụng cụ để ghi vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời ghi các hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán. + Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan để tổng hợp vào sổ chi tiết sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm, từng mặt hàng, từng mã hàng cụ thể. + Thủ quỹ : Là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt của công ty. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư Kế toán tiền lương & tiêu thụ thành phẩm Thủ quỹ Kế toán tập hợp chi phí & tính giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tài chính tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty qua 2 năm gần đây Phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích nhận thức đánh giá khái quát tình hình huy động các nguồn vốn và việc phân phối, sử dụng các nguồn vốn kinh doanh qua đó thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp căn cứ vào các số liệu tổng hợp về tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng như các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác... 4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cơ chế thị trường mới đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ phát huy được hết các tiềm năng, thế mạnh của mình, song nó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp đi vào thế cạnh tranh khốc liệt. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đi đến bờ vực phá sản song cũng có doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh vận động theo cơ chế mới. Để đạt được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kinh nghiệm, biết vận dụng kịp thời mới đảm bảo kinh doanh có lãi thu được lợi nhuận tối đa đó là mục tiêu doanh nghiệp đang phấn đấu. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2003-2004 Đơn vị tính: 1.000 đồng Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm2004 So sánh Số tiền Số tiền Chênh lệch % Tổng doanh thu 112.587.432 127.267.166 14.679.734 13,04 Tổng chi phí 112.135.834 126.721.415 14.585.581 13,01 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 112.112.639 124.371.284 12.258.645 10,93 Giá vốn hàng bán 97.781.745 111.135.899 13.354.154 13,66 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.330.894 13.235.385 -1.095.509 -7,64 Doanh thu hoạt động tài chính 238.652 442.601 203.949 85,46 Chi phí tài chính 6.494.309 5.368.476 -1.125.833 -17,34 Chi phí bán hàng 3.643.468 3.361.589 -281.879 -7,74 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.104.341 4.508.464 404.124 9,85 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 327.428 439.456 112.028 34,21 Thu nhập khác 236.141 2.453.281 2.217.140 938,91 Chi phí khác 111.971 2.346.986 2.235.015 199,61 Lợi nhuận khác 124.169 86.295 -37.875 -3,05 Tổng lợi nhuận trước thuế 451.598 525.751 74.153 16,42 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 144.511 147.210 2.699 1,87 Tổng lợi nhuận sau thuế 307.086 378.541 71.454 23,27 Nộp ngân sách Nhà nước 7.895.140 10.930.267 3.035.127 38,44 Tổng số lao động (người) 812 727 -85 -10,47 Thu nhập bình quân 1 / tháng 787 856 69 8,77 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Với mục tiêu hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch mà Tổng công ty giao góp phần thực hiện tốt chiến lược tăng tốc của toàn ngành dệt may cũng như công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trong năm 2004 toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, hăng hái thi đua và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Qua số liệu ở bảng 1 ta có nhận xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau: * Tổng doanh thu của công ty năm 2003 đạt được là 112.587.432 nghìn đồng, năm 2004 đạt được là 127.267.166 nghìn đồng tăng 14.679.734 nghìn đồng so với năm 2003 hay 13,04%. Đi sâu vào phân tích ta thấy : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2004 tăng lên hơn 12.258.645 nghìn đồng so với năm 2003 (hay 10,93%). Doanh thu hoạt động tài chính năm 2004 cao hơn 203.949 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng với 85,46%. Thu nhập khác năm 2004 tăng lên rất cao, cao gấp 938,91% so với năm 2003. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. * Tổng chi phí thực hiện năm 2004 tăng 14.585.581 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng với tốc độ tăng là 13,01%. Chi phí kinh doanh của công ty tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bởi trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô thì việc tăng chi phí là lẽ tất yếu. Tuy nhiên, nguyên nhân việc chi phí của công ty tăng lên vào năm 2004 là do công ty bị hoả hoạn tại kho chứa hàng. Nhưng nếu xét chi phí sản xuất kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu ta thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Điều này có thể đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt. Sự tăng lên của tổng chi phí kinh doanh như trên là hoàn toàn hợp lý vì mặc dù tổng chi phí tăng lên song tốc độ tăng lại nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhưng để biết được chi phí đó tăng lên là do đâu thì ta phải đi sâu vào phân tích. Cụ thể : Giá vốn hàng bán năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 13.354.154 nghìn đồng tương ứng với 13,66%. Sự tăng lên của giá vốn hàng bán trong công ty là do hiện nay giá của các loại nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất các loại vải trong công ty là rất đắt. Mà phần lớn, các loại nguyên vật liệu này chưa sản xuất được tại Việt Nam mà vẫn phải nhập khẩu từ phía nước ngoài. Bên cạnh đó do áp dụng luật thuế mới về thuế GTGT tháng 12/2003 nên làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2004 tăng lên cao hơn năm 2003. Chi phí tài chính năm 2004 lại giảm đi được một khoản là 1.125.833 nghìn đồng hay 17,34 %. Chi phí bán hàng năm 2003 đạt 3.643.468 nghìn đồng, còn năm 2004 là 4.508.465 nghìn đồng. Như vậy chi phí bán hàng năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là 281.879 nghìn đồng tương đương 7,74 %. Ta thấy cả chi phí tài chính lẫn chi phí bán hàng của công ty cùng giảm. Điều đó cũng có nghĩa công ty đã kiểm soát và quản lý tốt 2 loại chi phí này. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên hơn so với năm 2003 là : 4.104.341 - 4.508.465 = 404.124 (nghìn đồng) * Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 tăng 23,27% tương ứng 71.454 nghìn đồng so với năm 2003 nên thu nhập người lao động tăng thên 69 nghìn đồng và tỷ lệ tăng tương ứng là 8,77% so với năm 2003. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy công ty đã để ý đến đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty nên mức sống của công nhân đã được đảm bảo. * Song song với việc đảm bảo mức sống cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp thì công ty cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Năm 2004 đã nộp cho ngân sách Nhà nước là 10.930.267 nghìn đồng tăng 3.035.127 nghìn đồng (hay38,44%) so với năm 2003. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là có hiệu quả, nhưng do bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan tác động vào nên kết quả đạt được còn chưa cao. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của toàn công ty. Để đạt được kết quả này là do công ty đã tăng cường công tác quản lý sử dụng tốt các nguồng lực cạnh tranh, từ đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, 4.2 Khái quát về cơ cấu vốn và tài sản của công ty Đánh giá chung tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai. Thông qua đó phát hiện mặt tích cực, hoặc tiêu cực của hoạt động tài chính, nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt đó và từ đó có các biện pháp cần thiết, kịp thời để cải tiến hoạt động tài chính, tạo tiền đề tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 2 năm 2003-2004 Đơn vị tính:1.000 đồng Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền % TT Tổng tài sản 150.502.764 100 155.644.867 100 5.142.102 5,42 0 TSCĐ và đầu tư dài hạn 96.907.759 64,39 90.302.498 58,02 -6.605.216 -6,82 -6,37 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 53.595.005 35,61 65.342.369 41,98 11.747.364 21,92 6,37 Tổng nguồn vốn 150.502.764 100 155.644.866 100 5.142.102 5,42 0 Nguồn vốn chủ sở hữu 16.473.134 10,95 13.878.073 8,92 -2.595.061 -15,75 -2,03 Nợ phải trả 134.029.630 89,05 141.766.794 91,08 7.737.164 5,77 2,03 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Nhìn chung ở doanh nghiệp sản xuất thì vốn thuộc tài sản cố định và đầu tư dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn thuộc tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là vốn thuộc nhà cửa, máy móc thiết bị và trang bị nội thất. Do vậy, qua số liệu ở bảng 2 ta thấy ở công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội việc phân bổ cơ cấu tài sản đã được quan tâm tới. Tuy nhiên việc sử dụng tài sản trong năm 2004 chưa thực sự tốt lắm, vì thế vẫn làm cho cơ cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm đi 6,37%, còn cơ cấu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại tăng lên 6,37%. Đi sâu vào phân tích ta thấy: Tổng tài sản năm 2004 là 155.644.867 nghìn đồng tăng 3,42% so với năm 2003. Trong đó TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2004 giảm 6,82%, còn TSLĐ và đầu tư ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0309.doc
Tài liệu liên quan