Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại khách sạn Holidays - Hà Nội

Trang thiết bị và công cụ sản xuất kinh doanh rất đa dạng và phức tạp, nó có mặt hầu hết trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất và phục vụ của toàn đơn vị. Về mặt số lượng giá trị và thời gian sử dụng các lọai công cụ lao động này, có loại thuộc về tài sản cố định, có loại thuộc về vật rẻ tiền mau hang. Để đảm bảo cho doanh nghiệp không ngừng phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ ngày càng cao thì doanh nghiệp vẫn coi trọng công tác tổ chức cung cấp trang thiết bị kỹ thuật và dụng cụ chuyên dùng. Nhu cầu về chủng loại trang thiết bị kỹ thuật, dụng cụ chuyên dùng được tính toán và lập kế hoạch trên cơ sở chương trình sản xuất kinh doanh, kế hoạch sửa chữa trang thiết bị định kỳ và phương hướng sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiến bộ trong thời gian tới đồng thời việc lập kế hoạch trang thiết bị cho thời gian tới phải trên cơ sở đánh giá lại toàn bộ các trang thiết bị dụng cụ hiện có về số lượng, chất lượng và thời gian sử dụng trang thiết bị, đánh giá này phải do hội đồng của doanh nghiệp tiến hành. Trên cơ sở đánh giá đó cần phải xác định rõ loại nào cần phải thay thế hoàn toàn, loại nào cần mang đi tu sửa, cuối cùng cần xác định nhu cầu cung cấp các loại trang thiết bị, dụng cụ cần thiết.

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại khách sạn Holidays - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ tiêu này đánh giá đơn vị có quản lý tốt chi phí hay không qua việc so sánh tỷ suất chi phí giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch và chỉ tiêu biểu hiện dưới dạng số tương đối. DF’= F’1- F’0 DF’: Mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí năm nay so với năm trước hoặc giữa kỳ thực hiện so với kế hoạch. F’1 : Tỷ suất chi phí năm nay hoặc giữa kỳ thực hiện. F’0 : Tỷ suất chi phí năm trước hoặc kỳ kế hoạch. - Mức độ tiết kiệm (hoặc vượt chi) chi phí của doanh nghiệp: chỉ tiêu này bổ sung cho chỉ tiêu mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí trong cách biểu hiện từ số tương đối thành số tuyệt đối. Cách xác định: + F = fDF’*D1f 100 + F: Số tiền chi phí tăng(giảm) của doanh nghiệp trong kỳ. D1: Doanh thu đạt được năm nay hoặc kỳ thực hiện. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh trong khách sạn. - Sự ảnh hưởng của doanh thu và cấu thành doanh thu: Trong chi phí khách sạn du lịch có hai loại chi phí là chi phí bất biến và chi phí khả biến. Loại chi phí khả biến sẽ thay đổi khi mức kinh doanh thay đổi, số tiền tuyệt đối của loại chi phí này tăng lên theo sự tăng lên của doanh thu, song có thể tốc độ chậm hơn vì doanh thu tăng thì sẽ tạo điều kiện tổ chức kinh doanh hợp lý hơn, năng suất lao động có điều kiện tăng nhanh hơn. Mặt khác những chi phí bất biến thường ít tăng hoặc không tăng lên khi doanh thu của doanh nghiệp tăng. Như vậy, khi doanh thu tăng lên thì số tiền tuyệt đối của chi phí có thể tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm dẫn đến tỷ suất chi phí sẽ được hạ thấp. Do đó, để phấn đấu hạ thấp chi phí trong kinh doanh khách sạn cần phải hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản xuất và doanh thu. Đối với cấu thành doanh thu, do tính chất kinh doanh của mỗi nghiệp vụ là khác nhau, do vậy mà cấu thành doanh thu thay đổi sẽ làm cho tỷ suất chi phí của doanh nghiệp thay đổi. - Nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thì sẽ tiết kiệm được lao động sống hay tiết kiệm được chi phí tiền lương. Đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên chi phí tiền lương sẽ phải có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, như vậy mới hợp lý và tiết kiệm được chi phí. - ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư xây dựng khách sạn, các cơ sở kinh doanh, mua sắm phương tiện, trang thiết bị máy móc… trong một giai đoạn nhất định sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư hợp lý có vai trò nâng cao chất lượng phục vụ và sẽ thu hút được nhanh chóng khách hàng, phát huy được tác dụng của việc đầu tư. - ảnh hưởng của trình độ tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp, nhân tố này có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, doanh nghiệp sẽ phát triển được sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí hay nói cách khác doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vật tư tiền vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Ngoài các nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp, nhưng mang tính chất khách quan như: Sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh khách sạn- du lịch, lưu lượng khách tham quan Việt Nam, nhu cầu du lịch của nhân dân, giá cước phí, giá cả nguyên liệu hàng hoá… Một số biện pháp chung nhằm tiết kiệm chi phí trong kinh doanh khách sạn. Qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, ta có thể vạch ra một số biện pháp chung nhằm tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp khách sạn- du lịch: Các kế hoạch chi phí phải được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hợp lý. Tuỳ theo theo từng loại chi phí mà xác định các định mức theo số tiền hoặc tỷ lệ chi phí, theo định mức cho từng loại chi phí mà lập ra kế hoạch chi phí cho cả một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh nghiệp cũng phải xác định các định mức chi tiêu cho từng bộ phận, nghiệp vụ kinh doanh và thường xuyên giám đốc, kiểm tra việc chấp hành các định mức đó. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch chi phí, các doanh nghiệp khách sạn- du lịch cần lập các dự toán chi phí hàng tháng, dự toán này được lập từ các nghiệp vụ, bộ phận kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Do vậy, doanh nghiệp có khả năng nắm được tình hình chi tiêu một cách sát xao và cụ thể hơn so với kế hoạch quý hoặc năm, có thể khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm chi phí một cách tích cực và liên tục. Tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, trước hết doanh nghiệp cần phải mở rộng được quy mô kinh doanh, đồng thời dựa vào các định mức và dự toán chi phí được xây dựng để thực hiện tiết kiệm chi phí. Việc mở rông quy mô kinh doanh phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, luôn luôn đưa ra những giải pháp nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Việc thực hiện tiết kiệm phải được thực hiện ở mọi khâu, bộ phận kinh doanh trên tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh( lao động, vật tư và tiền vốn). Chương II: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng chi phí tại khách sạn Holidays- Hà Nội. 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Holidays- Hà Nội. 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của khách sạn. Khách sạn có tiền thân là nhà hàng ăn uống Quốc Tử Giám. Sau này do nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch vào Việt Nam, năm 1996 thì nhà hàng đã đầu tư và nâng cấp thành khách sạn Quốc Tử Giám Hà Nội với số lượng là 20 phòng. Sau một thời gian hoạt động không mấy hiệu quả đến năm 1998, do muốn mở rộng quy mô khách sạn, khách sạn Quốc Tử Giám đã sát nhập với công ty Du Lịch và Thương Mại Tổng Hợp Thăng Long nâng cấp toàng bộ khách sạn. Sau hai năm nâng cấp, đến ngày 5/12/2000 công ty Du Lịch và Thương Mại Tổng Hợp Thăng Long cùng khách sạn Quốc Tử Giám- Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành gắn biển công trình chào mừng Khách sạn mới. Khách sạn mới chính thức khai trương với tên giao dịch là Khách sạn Holidays- Hà Nội. Khách sạn toạ lạc trên khuôn viên gần 800 m2 với vốn đầu tư trên 11 tỉ đồng gồm 2 toà nhà 4 tầng và 6 tầng với 58 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà hàng Âu, á, bar, khu Sauna- massage, khu văn phòng làm việc… Bên cạnh đó, khách sạn có một vị trí tương đối thuận lợi, chỉ cần vài bước chân khách du lich đã có thể đến được ga xe lửa Hà Nội, đến các cơ quan quan trọng của chính phủ như: Văn phòng chính phủ, Bộ ngoại giao, Bộ kế hoạch và đầu tư… và đến khu di tích lịch sử văn hoá hàng đầu của Thủ đô: Văn miếu Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của Việt Nam từ thế kỉ XI. Hơn nữa chỉ cần qua vài con phố ngắn đã có thể tới được Viện Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, Bảo tàng quân đội, Quảng trường Ba Đình lịch sử với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của khách sạn Holidays- Hà Nội. Ban giám đốc Nhà hàng Lưu trú Dịch vụ bổ sung Kế toán Hành chính Phục vụ Bar Phục vụ bếp Phục vụ phòng Lễ tân Kỹ thuật bảo dưỡng Bảo vệ Lao động tiền lương Phục vụ bàn Marketing Đây là mô hình tổ chức của khách sạn theo phương pháp trực tuyến. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm nhân lực đòi hỏi mỗi trưởng bộ phận phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự điều hành năng động khoa học. Mỗi nhân viên phải làm việc với công suất cao có chất lượng, tạo được hiệu quả trong công việc các nhân viên trong tổ trực tiếp chịu sự quản lý, giám sát của tổ trưởng. Các nhân viên này thường xuyên được tổ trưởng bộ phận giúp đỡ, chỉ bảo trong công việc. Mỗi nhân viên cũng có cơ hội để tự khẳng định mình trong công việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lập. Ban giám đốc trực tiếp giám sát, quản lý và tham gia vào việc điều hành của khách sạn, luôn gần gũi động viên nhân viên tạo cho họ cảm giác gần gũi, thoải mái trong công việc, luôn có cảm giác được quan tâm chăm sóc. Chính điều này đã khuyến khích họ làm việc hết mình, nâng cao ý thức tự giác trong công việc. Đây chính là yếu tố góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy chất lượng công việc đươc đảm bảo. Trong khách sạn Giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp quản lý các bộ phận. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự tồn tại và phát triển của khách sạn. Giám đốc khách sạn phối hợp cùng Phó giám đốc và bộ phận marketing để đưa ra những kế hoạch thu hút nhiều nguồn khách từ những công ty lữ hành trong và ngoài nước, tăng cường mở rộng những mối quan hệ với các công ty, các hãng lữ hành lớn thông qua việc tiếp thị chào hàng tận nơi và những ưu đãi riêng đối với các công ty này. Giám là người tổng hợp các ý kiến của nhân viên trong khách sạn để từ đó đưa ra phương pháp giải quyết. 2.1.3 Môi trường kinh doanh của khách sạn: Giống như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ trên thị trường, khách sạn Holidays- Hà Nội không thể tách khỏi môi trường kinh doanh với sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Ngành du lịch được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, Nhà nước đã có chính sách mở cửa, khuyến khích khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài; ban hành pháp lệnh du lịch, thành lập ban chỉ đạo quốc gia về du lịch và các chương trình hành động quốc gia về du lịch nhằm xúc tiến quảng bá du lịch, tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia các hội chợ du lịch, đồng thời ngành du lịch đã phối hợp với ngành hàng không tăng tần suất các chuyến bay quốc tế, mở thêm và phục hồi một số đường bay tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam. Vì vậy đã tạo ra những thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của toàn ngành khách sạn nói chung và của khách sạn Holidays- Hà Nội nói riêng. Cũng như các khách sạn khác nằm trên địa bàn Hà Nội, khách sạn Holidays- Hà Nội được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi: Hà Nội là trung tâm văn hoá- chính trị, khoa học công nghệ; là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hơn nữa Hà Nội là trung tâm du lịch lớn với bề dày lịch sử gần 1000 năm, tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá phát triển đã tạo thuận lợi cho khách du lịch đến thăm quan, nghỉ ngơi và tìm kiếm thị trường làm ăn. Tuy nhiên hiện nay số khách sạn trong cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng là quá nhiều. Xây dựng ồ ạt không có qui hoạch quản lý cụ thể nhất là các khách sạn mini. Điều này làm cho cung vượt quá cầu, cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế nhiều khách sạn đã phải hạ giá buồng nhằm thu hút khách, bù lỗ cho những khoản chi phí cố định, dẫn đến chất lượng phục vụ giảm, một số dịch vụ bị cắt, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành khách sạn, hiệu quả kinh doanh thấp. Khách sạn Holidays- Hà Nội nằm trên phố Quốc Tử Giám- một con phố ở trung tâm của Thành phố Hà Nội. Rất gần với các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh của Hà Nội và các cơ quan quan trọng của chính phủ. Do đó, khách sạn có thể nắm bắt kịp thời, cập nhật những thông tin về tình hình thị truờng khách du lịch, những biến đổi chính trị, văn hoá, xã hội của thủ đô và cả nước cũng như các cuộc Hội nghị hội thảo, liên hoan, hội chợ… Khách sạn Holidays- Hà Nội gồm hai toà nhà 4 tầng và 6 tầng được xây dựng trên diện tích gần 800m2, với 58 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các buồng đều được trang bị rất lịch sự và đồng bộ. Ngoài ra khách sạn còn có nhà hàng phục vụ khách 24/24h, chuyên phục vụ các món ăn, tổ chức tiêc cho hội nghị, hội thảo. Khách sạn cồn có phòng cho thuê dùng làm phòng họp hội thảo. Đặc biệt, đầu năm 2001 khách sạn đã nâng cấp khu vực bếp và xây mới khu Sauna- massage dẫn đầu toàn thành phố về tính hiện đại và lịch sự. Khách sạn có đội ngũ lao động rất trẻ, hầu hết đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Nhân viên trước khi được nhận vào làm việc phải qua khâu tuyển chọn, kiểm tra về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp… Công việc tuyển chọn này do Ban giám đốc thực hiện. Mặc dù khách sạn đã quan tâm đến tới vấn đề đào tạo nhân viên nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tổ chức cho CBCNV đi thăm quan các khách sạn lớn hơn và một khoá đào tạo tiếng Trung và nghiệp vụ. Do đó về nghiệp vụ của nhân viên ít được nâng cao và trình độ tiếng Trung cũng chỉ dừng lại ở trình độ A ở đa số nhân viên nên đã hạn chế đi nhiều khả năng giao tiếp với khách. Trên thực tế, khách sạn đã làm tốt các khâu cơ bản như giữ gìn an ninh trật tự, an toàn về tính mạng cho khách, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội… Ngoài ra, khách sạn có mối quan hệ tốt với các bạn hàng, công ty du lịch, hãng lữ hành là nơi cung cấp nguồn khách chủ yếu và tương đối ổn định cho khách sạn. 2.1.4 Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn năm 2001- 2002 Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm (từ năm 2000) khách sạn Holidays- Hà Nội đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Đứng trước những khó khăn chung của ngành khách sạn, khách quốc tế đến Việt Nam tăng chậm, số lượng khách sạn ngày càng tăng, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong ngành. Song khách sạn Holidays- Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu khả quan. Lượng khách vào khách sạn và doanh thu đều tăng hàng năm. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn dựa trên cơ sở đánh giá hoạt động của khách sạn qua các năm. Số lượng khách đến khách sạn trong các năm 2001-2002 thể hiện qua biểu sau: Biểu 1: Cơ cấu khách của khách sạn Holidays- Hà Nội (đơn vị: lượt) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Chênh lệch % 1.Khách quốc tế 2.Khách nội địa 20.887 2.105 28.657 4.229 7.770 2.124 37,2 101 Tổng lượt khách 22.992 32.886 9.894 43,03 Nhìn vào số liệu trên bảng có thể thấy số lượng khách đến khách sạn năm 2001 là 22.992 lượt thì sang năm 2002 đã là 32.886 lượt tăng 9.894 lượt tương ứng 43,03%. Nguồn khách đến khách sạn chủ yếu là khách quốc tế, năm 2001 số lượt khách quốc tế đến khách sạn là 20.887 lượt, năm 2002 là 28.657 lượt tăng 37,2% tương ứng 7.770 lượt. Bên cạnh đó, khách nội địa đến với khách sạn năm 2001 là 2.105 lượt, sang năm 2002 là 4.229 lượt, tăng 101%. Khách sạn cần có những chiến lược nhằm quảng bá hình ảnh của khách sạn nhằm thu hút khách đến với khách sạn nhiều hơn nữa và đặc biệt là khách nội địa. Vì trong tình hình khách quốc tế đến Việt Nam tăng chậm như hiện nay thì việc khai thác nguồn khách ở thị trường nội địa là một chiến lược cần phát triển. Song song với tốc độ tăng nhanh của số lượt khách đến với khách sạn thì kết quả kinh doanh của khách sạn cũng có những dấu hiệu rất khả quan và được thể hiện thông qua biểu sau: Biểu 2: Kết quả kinh doanh của khách sạn Holidays- Hà Nội. Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 So sánh Chênh lệch % 1.Tổng doanh thu Nghìn đồng 4.440.821 5.864.010 1.423.189 32,05 Doanh thu lưu trú Nđ 1.840.409 2.686.419 846.009 46 Tỉ trọng % 41,44 45,81 4,37 Doanh thu ăn uống Nđ 2.405.997 2.657.099 251.102 10,44 Tỉ trọng % 54,2 45,3 -8,9 Doanh thu dịch vụ khác Nđ 194.416 520.492 326.077 167,72 Tỉ trọng % 4,36 8,89 4,52 2.Tổng chi phí Nđ 1.542.600 1.916.931 374.331 24,3 3.Tỷ suất phí % 34,74 32,69 -2,05 4.Thuế GTGT Nđ 444.082,14 586.401,03 142.318,8 32,05 5.Lợi nhuận trước thuế Nđ 2.454.139,3 3.360.678,7 906.539,4 37 6.Tỷ suất lợi nhuận % 55,3 57,3 2 7.Nộp ngân sách Nđ 450.946,00 409.976,89 -40.969,1 -9,1 8.Lương bình quân Nđ/ng 630,200 789,400 159,200 Qua bảng phân tích trên cho thấy doanh thu năm 2002 tăng đáng kể so với năm 2001: 32,05% tương ứng với số tiền là 1.423.189 nghìn đồng. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ các bộ phận đều tăng. Doanh thu từ bộ phận lưu trú tăng 46% tương ứng 846.010 nghìn đồng. Lợi nhuận từ bộ phận ăn uống cũng tăng 10,44% tương ứng 251.102 nghìn đồng. Lợi nhuận từ các dich vụ bổ sung cũng tăng đang kể 167,72% tương ứng 326.077 nghìn đồng. Từ sự tăng trưởng về doanh thu của khách sạn qua 3 năm có thể thấy tiềm năng và hiệu quả của những dịch vụ này là rất lớn, do vậy khách sạn cần phát huy hơn nữa để nâng cao lợi nhuận cho khách sạn. Tổng chi phí năm 2002 so với năm 2001 tăng 374.331 nghìn đồng tương ứng tăng 24,3%. Tốc độ tăng của tổng chi phí chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu làm cho tỷ suất phí giảm 2,05%. 2.2 Tình hình quản lý và sử dụng chi phí tại khách sạn. 2.2.1 Tình hình thực hiện chi phí. Chi phí trong kinh doanh khách sạn là toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá và tổ cức tiêu dùng các sản phẩm ăn uống dịch vụ, cho quá trình tổ chức kinh doanh buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ (trừ trị giá nguyên vật liệu). Những chi phí này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có những chi phí trực tiếp bằng tiền như tiền lương, tiền điện, nước… và cả những chi phí hiện vật nhưng được qui tính ra tiền như: Khấu hao tài sản cố định, công cụ lao động nhỏ… Tình hình thực tế về quản lý và sử dụng chi phí của khách sạn còn khá phức tạp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí cần thiết phải có sự đánh giá, phân tích chi phí một cách cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Kí hiệu: D : doanh thu chung. F : tổng chi phí. F’ : tỷ suất chi phí. DF’ : mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí. k : mức độ tiết kiệm hoặc bội chi về chi phí. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí của đơn vị năm 2002 so với năm 2001 tăng 24,37% về số tiền tăng là 374.330.600 đồng. So sánh với tốc độ tăng của doanh thu là 32,05% thì tốc độ tăng của chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu do đó làm tỷ suất chi phí giảm 2,05% vì vậy đơn vị đã tiết kiệm được một khoản chi là 120.039.928 đồng. Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 462.092.198 đồng lên tới 702.317.822 đồng với số tiền chênh lệch tăng là 240.225.624 đồng về số tương đối tăng 51,99%. Chi phí của nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí chung của khách sạn và mục đích của việc tăng chi phí là nhằm đẩy manh doanh thu nhưng so sánh với tốc độ tăng doanh thu của cùng nghiệp vụ thì tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn làm cho tỷ suất chi phí tăng lên 1,04% do đó đơn vị đã vượt chi một khoản tiền là 27.808.431 đồng. Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống năm 2002 hết 812.971.734 đồng so với năm 2001 giảm 111.212.663 đồng về số tương đối giảm 12,03%. ở nghiệp vụ này tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí giảm 7,82% và khách sạn đã tiết kiệm được 207.665.285 đồng. Chi phí của kinh doanh các dịch vụ khác năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 156.323.405 đồng lên đến 401.641.044 đồng với số tiền tăng là 245.317.639 đồng nhưng lại có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cùng nghiệp vụ do đó tỷ suất chi phí đã giảm 3,24% làm cho đơn vị tiết kiệm được một khoản tiền là 16.870.501 đồng. Tóm lại, qua biểu phân tích trên ta thấy đơn vị đã lãng phí trong việc sử dụng chi phí nhất là trong nghiệp vụ kinh doanh lưu trú. Còn lại hai nghiệp vụ kinh doanh ăn uống và kinh doanh các dịch vụ khác có tỷ suất chi phí giảm do đó đã tiết kiệm được một số tiền rất lớn, do tỷ suất chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong đơn vị nên đã tiết kiệm được số tiền nhiều nhất bù đắp những lãng phí do các nghiệp vụ khác gây ra. Nguyên nhân làm tăng tỷ suất chi phí ở nghiệp vụ lưu trú chủ yếu là do khách sạn chưa sử dụng hết công suất của các phòng phục vụ cho lưu trú, nhiều phòng còn để trống thường xuyên do không có khách. Đồng thời các phòng ăn cũng chưa được sử dụng triệt để, hết công suất, một phần do vị trí của nhà ăn trong khách sạn không được tiện lợi làm hạn chế số khách đến tiêu thụ sản phẩm trong khách sạn. Như vậy, khách sạn cần xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng trên đồng thời cần trú trọng nâng cao trình độ quản lý và sử dụng chi phí để khách sạn kinh doanh có hiệu quả hơn. 2.2.2 Một số nhận xét và đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí tại khách sạn. Công tác kế hoạch hoá chi phí. Sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo đơn vị đã tổ chức một kế hoạch mới cùng với lập kế hoạch về tổng doanh thu, thuế doanh thu, lợi nhuận… đơn vị cũng lập ra một kế hoạch về chi phí, về tổng chi phí là một bộ khoản chi phí chủ yếu. Để xây dựng một kế hoạch về chi phí đơn vị phải căn cứ vào: Kế hoạch tài chính trong năm do cấp trên giao. Căn cứ vào các chế độ chỉ tiêu của nhà nước và cấp trên. Căn cứ vào kế hoach thực hiện của năm trước. Căn cứ vào xu hướng tình hình trong năm tới. Kế hoạch xây dựng nhằm thực hiện cho một năm. Việc xây dựng kế hoạch chi phí của khách sạn nói chung là cơ sở khoa học, tuy nhiên giữa kế hoạch và thực hiện có một khoảng cách đó là do sự biến động của thị trường, sự phát sinh một số khoản phí… Do đó khi xây dựng kế hoạch ngoài căn cứ trên đơn vị còn phải căn cứ trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu trước tới khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu dùng của khách hàng, đồng thời phải lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch hoá chi phí b. Vấn đề hạch toán chi phí. Việc hạch toán chi phí hoặc thực hiện thông qua việc theo dõi nói chung và theo dõi trực tiếp tài sản cố định. Việc theo dõi chi phí được thông qua các chứng từ ban đầu, nhật ký chứng từ đến tới lập báo cáo tổng hợp về chi phí hàng tháng, quí và cả năm. từ đó là cơ sở để lập bảng tổng kết tài sản đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khi chi phí phát sinh được tập hợp phản ánh trên các chứng từ (hoá đơn, phiếu xuất, phiếu nhập…) ngay tại nơi mà chi phí phát sinh, các chứng từ sẽ được chuyển về phòng kế toán và được phân theo từng khoản riêng. Có thể nói việc tổ chức thực hiện hạch toán chi phí của doanh nghiệp là tương đối tốt. Trên góc độ toàn doanh nghiệp nói chung hạch toán chi phí một cách đầy đủ nhưng bên cạnh đó đơn vị còn hạch toán vào chi phí những khoản phí bất hợp lý như: tiêu cực phí, hao hụt ngoài định mức do đó làm cho tổng chi phí của đơn vị tăng lên. c. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí. Tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2002 tăng lên 32.05% so với năm 2001 tương ứng với số tiền là 1.423.188.921 đồng nhưng trong đó nghiệp vụ kinh doanh lưu trú của khách sạn là không tốt đây là một trong hai nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của khách sạn, yếu tố quan trọng ở đây là: - Trình độ chuyên môn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra, chưa chủ động trong công việc được giao, thường làm việc theo mệnh lệnh. Văn minh phục vụ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Khách sạn chưa chú trọng đến công tác quảng cáo, chưa thấy được tầm quan trọng của nó do vậy cần bổ sung thêm hình thức quảng cáo như: quảng cáo qua báo chí trong và ngoài nước, quảng cáo trên vô tuyến… - Giá cả cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi phí do đó khi xem xét và đánh giá phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố này. Trước tình hình về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như vậy, để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nhằm không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, triệt để tiết kiệm vốn và chi phí nhưng vẫn đảm bảo văn minh phục vụ người tiêu dùng, tăng năng xuất lao động, đẩy mạnh bán ra, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn hơn nữa. Chương III: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại khách sạn Holidays- Hà Nội. 3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh của khách sạn trong những năm tới. 3.1.1 Phương hướng kinh doanh khách sạn của Việt Nam. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh. Từ năm 1991 đến năm 2000, khách du lịch quốc tế tăng 7,1 lần, từ 300 nghìn lượt lên 2,14 triệu lượt; khách du lịch nội địa tăng 7,5 lần, từ 1,5 triệu lượt lên 11,3 triệu lượt. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng với tốc độ đáng kể, đạt mức trung bình mỗi năm trên 25%/năm, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt 17.400 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cũng phát triển nhanh. Năm 1991 cả nước mới có trên 11,4 nghìn phòng khách sạn thì đến năm 2000 đã có 66 nghìn phòng. Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Một số khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, sân golf đã được đưa vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và cảng biển, phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành tăng cả số lượng và chất lượng, hiện có khoảng 6.000 xe, tàu, thuyền các loại, góp phần nâng cao năng lực vận chuyển khách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36833.doc
Tài liệu liên quan