Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo

Gây ấn tượng mạnh là thái độ thực sự cầu thị lắng nghe của các

nhà lãnh đạo, các học giả lớn của nhà trường. Trong những cố

vấn có người là cựu học viên của trường, vài năm trước còn là

sinh viên cũng ngồi ở giảng đường đó nghe họ giảng bài

nhưng sự trọng thị thể hiện rất rõ trong những người vốn trước

trước đây là thày dạy (là những học giả danh tiếng trên thế giới)

với người học trò cũ của mình.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo Biết lắng nghe, tập hợp mọi ý kiến xây dựng dù "thuận tai" hay "nghịch tai", biết phân biệt đúng sai, lọc được cái "nhân hợp lý" trong mỗi cá nhân, mỗi ý kiến, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, và biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý. Từ chuyện trời Tây Tháng 10/2008, Trường Quản trị kinh doanh Harvard (HBS) họp Ban cố vấn, với sự tham gia của khoảng 50 nhà lãnh đạo xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính phủ, các nhà họat động xã hội ở khắp nơi trên thế giới: Bộ trưởng Bộ lao động Mỹ Elaine Chao, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, Chủ tịch tập đoàn Boston Consulting Group, Tổng giám đốc Đài truyền hình NHK Nhật bản Hatsuhisa Takashima… Từ vị trí của người hằng ngày đứng lớp giảng dạy, lúc này, trên giảng đường quen thuộc, các vị hiệu trưởng và hiệu phó, các giáo sư trụ cột của trường ngồi đông đủ nhưng trên tư cách của người học hỏi và lắng nghe. Sau khi nghe ban lãnh đạo trường trình bày chiến lược phát triển, tầm nhìn, chiến lược toàn cầu… trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều vị cố vấn đã phản biện thẳng thắn. Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi và cũng có ý kiến phê bình, hiến kế. Một không khí dân chủ và cởi mở thực sự. Gây ấn tượng mạnh là thái độ thực sự cầu thị lắng nghe của các nhà lãnh đạo, các học giả lớn của nhà trường. Trong những cố vấn có người là cựu học viên của trường, vài năm trước còn là sinh viên cũng ngồi ở giảng đường đó nghe họ giảng bài… nhưng sự trọng thị thể hiện rất rõ trong những người vốn trước trước đây là thày dạy (là những học giả danh tiếng trên thế giới) với người học trò cũ của mình. Từng là cố vấn cho các tập đoàn lớn, các lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới nhưng các học giả HBS đã trân trọng cầu thị những người cố vấn, dù trước đó chưa lâu, các cố vấn còn là người cắp sách đến giảng đường để học hỏi kiến thức. Sản phẩm cuối cùng của những thảo luận, tranh luận và lắng nghe ấy là một bản đề cương sâu sắc, một chương trình hành động cụ thể với sự tập hợp bổ sung nhiều ý kiến mới mẻ của Ban cố vấn, nhằm phát triển ngôi trường 100 năm tuổi danh tiếng này lên một tầm cao mới. Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng nhà trường chân tình nói: "HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là các vị cố vấn". Để lãnh đạo tốt một ngôi trường vĩ đại vốn được xem là nơi tập trung trí tuệ hàng đầu thế giới, công tác phản biện cần thiết và được trân trọng như vậy. Để lãnh đạo tốt một ngành lớn, một đất nước, điều này càng quan trọng và càng đáng được đặc biệt trân trọng. Phản biện xã hội còn là thước đo của tinh thần trách nhiệm cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi của một dân tộc. Đó cũng là thước đo trình độ văn minh của một đất nước, của một thể chế. Tới chuyện trời ta Từ chuyện trời Tây, xin trở lại với Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, càng ngày trong đời sống chính trị xã hội nước ta, những tiếng nói tham gia đóng góp vào những việc đại sự của đất nước càng đông đảo, nhiệt huyết. Ngay trong thời gian gần đây, đứng trước những biến động trong và ngoài nước, băn khoăn day dứt với những nguy cơ đe doạ đời sống, số phận của cộng đồng, bước phát triển của đất nước, tiếng nói ấy càng dồn dập, càng tập trung. Bên cạnh có những ý kiến góp ý được lắng nghe, tiếp thu, còn bao nhiêu câu chuyện để chúng ta trăn trở. Câu chuyện môi trường: Tập đoàn kinh tế Vedan "bức tử" dòng sông Thị Vải, làm tổn hại sức khoẻ và cuộc sống của bao nhiêu người dân sống hai bờ sông, ngang nhiên "qua mặt" các cấp công quyền từ Sở đến Bộ cả chục năm qua, bất chấp những lời cảnh báo từ ngày đầu. Giờ đây, khi hậu quả vụ Vedan-Thị Vải đã bị phơi bày, và nhiều “Thị Vải” khác trên đất nước được lôi ra ánh sáng, sự bức xúc không còn kìm nén được nữa đã dội lên như đợt sóng trào. Những bài viết trên đủ loại báo đài. Và bao nhiêu ý kiến phê phán, chất vấn, góp ý xuất hiện trên các diễn đàn nhỏ lớn, từ quán nước bé nhỏ ven đường đến hội trường trang nghiêm của Quốc hội. Đó chính là một làn sóng phản biện xã hội thực sự. Liệu làn sóng đó có được mọi phía liên quan tiếp nhận, xử lý, phản hồi và giải quyết một cách minh bách, rốt ráo? Hay cũng chỉ là cuộc “vờn bóng” quẩn quanh, đá qua đá lại, từ cấp này sang cấp khác? Cho tới thời điểm này, vẫn chưa thấy ai tự nhận là mình có lỗi, không ai tự thấy mình phải là người có “văn hoá xin lỗi”, “văn hoá từ chức”. Câu chuyện trường học: Trong khi ô nhiễm môi trường đang gây bức xúc thì con trẻ đến trường lại bị các “bảo mẫu” hành hạ thương tâm; học sinh phổ cấp thông vẫn “bơi” trong biển lớn chương trình, sách giáo khoa. Ở các trường đại học, và cả ở các trung tâm nghiên cứu, vẫn còn tình trạng “học nhiều, hành ít”, giảng dạy tách rời nghiên cứu khoa học. Danh hiệu Tiến sĩ, Giáo sư vẫn nặng hư danh vì bổng lộc mà nhẹ thực chất..v.v… Trong khi đó, chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) tụt những 9 bậc, xuống vị trí 79/129 quốc gia. Không ít thư từ, phản ánh của các bậc làm cha làm mẹ, bao nhiêu cuộc hội thảo, rồi những diễn đàn trên các trang báo mạng, báo giấy, báo nói, báo hình… nhưng sự chuyển biến chưa thấy bao nhiêu trong thực tế. Nhiều người tâm huyết vẫn lo: công lao phản biện của xã hội lâu nay liệu có rơi vào cảnh ngộ “đá ném ao bèo”? Câu chuyện phát triển kinh tế: Các dự án khai thác tài nguyên bauxit trên Tây nguyên vừa qua trở thành điểm nóng, tập trung sự quan tâm không chỉ của các cơ quan hữu quan mà cả nhiều tổ chức, đoàn thể. Không chỉ quan tâm về mặt hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội (xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc Tây Nguyên), mà dư luận còn quan ngại những hậu hoạ đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người cũng như nền văn hóa Tây Nguyên. Các diễn đàn hội thảo, các cuộc trao đổi, phát biểu ý kiến công khai trên các phương tiện truyền thông mở ra hàng loạt. Đợt phản biện xã hội này ngắn, nhưng thật nhạy bén và khá mạnh mẽ, dù đó chỉ là một sự kiện kinh tế xã hội nhất thời. Và giờ đây là lúc các cấp chủ quản xử lý thông tin, nghe ngóng từ nhiều phía. Mọi người đang bình tĩnh chờ đón một quyết sách quang minh ích nước lợi dân, không chỉ cho bây giờ mà cả cho mai sau. Trước các luồng phản biện xã hội thay vì lo, chúng ta thấy đáng mừng, và đáng tự hào. Các luồng phản biện xã hội đó, dù thuận chiều hay ngược chiều, đều là nguồn trí tuệ quý giá và quan trọng mà bất cứ một cơ quan công quyền “do dân vì dân” nào, một cán bộ nào là “nô bộc” của dân cũng nên và phải trân trọng lắng nghe. Đó là một phẩm chất đáng quý của nhà quản lý. Dĩ nhiên, không phải ý kiến phê bình, đóng góp nào cũng là “khuôn vàng thước ngọc”, cũng là chính xác và chân lý. Bên cạnh bao nhiêu ý kiến đúng và xây dựng cũng có thể có những ý kiến chưa chuẩn, phản ánh một góc nhìn hẹp, đôi khi do một lối tư duy áp đặt kiểu “trưởng lão”, xem cái bóng mình quá lớn và lĩnh vực nào cũng tinh thông… Nhưng, một nhà quản lý giỏi sẽ có khả năng phân tích, tách bạch những ý kiến đúng, tốt giữa một rừng người tham gia, chắt lọc được cái “nhân hợp lý” trong mỗi con người, mỗi ý kiến. Biết lắng nghe, biết tập hợp và phân biệt đúng sai, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, biết tập hợp mọi ý kiến đúng đắn, xây dựng, có ích, dù nghe “thuận tai” hai “nghịch tai”, một cách chân thành và, đặc biệt, biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể trong cuộc sống. Đó không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý. Hơn thế nữa, đó còn là tài năng rất cần thiết, nghệ thuật điều hành chân chính của mọi cấp quản lý, cấp lãnh đạo mà cộng đồng, nhân dân và đất nước mong đợi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbiet_tiep_thu_phan_bien_9932.pdf