Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

HồDzếnh từng buồn vì “nhớnhà” nhưthế! Nỗi buồn nhưthấm vào tận tếbào vi mô của tâm hồn,

nhưlen vào trời đất cảnh vật. HồDzếnh và Huy Cận dường như đã gặp nhau khi gởi nỗi hoài niệm

vềquê hương của mình qua một đám mây Nhưng trong bài thơ“Tràng Giang” của Huy Cận, đằng

sau đám mây bạc đùn “lớp lớp” nói xa xa ấy có phải quê hương vĩnh cửu của con người không? Đó

có phải là nơi con người đã ra đi và sẽtrởvề? Và đâu là quê hương đích thực của con người? Theo

tôi, bài thơkhông chỉdừng lại ởnỗi nhớnhà, mà nó còn xa hơn đến tận cùng của nỗi nhớ, tác giả

không cho ta một cái gì rất xa xôi, đó là lòng hoài niệm vềmột quê hương đã mất. Người xưa từng

day dứt vềquê hương đích thực của mình cho rằng: “Sinh ký tửquy” (Sống gửi thác về); Cao Bá

Quát quan niệm: “Thiên địa gian nhất nghịch lữ” nghĩa là: Đời là quán trọ, con người là lữkhách cô

đơn. Lamactin cũng đồng suy nghĩvới Cao Bá Quát: Cuộc đời đích thực không phải là quê hương

của con người và con người là kẻlưu đày”, quê hương của con người là “cõi trời cao”:

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ: Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận BÀI LÀM Chàng là con một người mẹ hay sầu Nên trọn kiếp mắt chàng thương đẫm lệ. Huy Cận đã từng nói về mình như thế. Nỗi sầu ấy dường như thấm đẫm trong thơ Huy Cận. Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng dịch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”, mà đấy là một bản nhạc ngậm ngùi dài. “Tràng Giang” là một trong những kiệt tác kết tự từ nỗi “mang mang thiên cổ” đó. Tựa đề bài thơ là Tràng Giang gợi cho ta nhớ đến dòng Tường Giang ngàn dặm nơi Trung Quốc xa xôi, nơi Lí Bạch từng sầu tư tiễn Mạnh Hạo Nhiên: Cô phầm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Tường Giang thiên tuế lưu (Cánh buồm xa tít mây mù Chỉ thấy sông trôi lẫn sắc trời). Có lẽ khi viết bài Tràng Giang, Huy Cận cũng chung niềm cảm khái ấy nên đã mở ra cảnh êm đềm bình lặng của “sông dài”: Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng. Ồ không đâu! Trong cái êm đềm, gợi nhẹ ấy bắt đầu có một sự bất ổn rồi! Tại sao không phải là “thuyền về, nước về” mà lại “thuyền về, nước lại” ? Tiểu đối trong câu thơ gợi lên cho chúng ta một cảnh sum họp không còn. Đặc biệt hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên cho ta nhiều suy nghĩ. Phải chăng nhánh củi khô không còn sức sống ấy là một kiếp người lạc loài giữa dòng đời? Dòng sông tưởng như bình lặng này đang chứa trong lòng nó những dấu hiệu của sự không bình lặng, Tác giả không viết “trường gian” mà lại “tràng giang”…Chính việc phối âm “ang” đã làm cho câu thơ có tính vang xa, gợi cho nỗi buồn trong lòng ta “điệp điệp” và nỗi “sầu trăm ngả” càng trở nên chơi vơi…Nỗi buồn như không dứt, mà nó dàn trải ra mãi: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu Cảnh trước mắt chúng ta buồn “đìu hiu” hay chính lòng tác giả cũng đang “đìu hiu”? Có lẽ cả hai đều buồn, một nỗi buồn thê thiết…Tiếng “làng xa vãng chợ chiều” cũng không có. Nỗi cô đơn trước cảnh vật bao la, tĩnh lặng của nhà thơ dường như dâng đến đỉnh điểm. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu Tại sao Huy Cận không dùng từ “trời cao” mà lại “trời sâu”. Đã một lần, nhà thơ đã dùng từ “trời sâu”: Quay theo tám hướng hỏi trời sâu (các vị La Hán chùa Tây Phương) Trong khi đó, Nguyễn Khuyến chỉ nhìn thấy “trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”. Như vậy, cách dùng từ “trời sâu” đã không phải là kĩ thuật thơ, mà là một cách nhìn riêng của tác giả. Chúng ta không biết tác giả đang đứng ở nơi nào trong không gian để nhìn ngắm hiện thực, chỉ biết rằng “sâu chót vót” nó gợi lên một cái gì bí hiểm lạ thường. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cần gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng Cảnh tuy có mở ra thêm ít màu xanh sắc vàng, và thay thế cho “củi một cành khô” là “bèo dạt” hàng nối hàng, nhưng thiên nhiên vẫn hắt hiu lạnh lùng. Dòng sông càng trở nên u buồn tịch mịch, càng “mênh mông”, “lặng lẽ”. Hình ảnh “bèo dạt về đâu” được nhà thơ ngẫu nhiên nhìn thấy, hay vì, Huy Cận đã liên tưởng đến thân phận “hoa trôi bèo dạt” của những kiếp người chìm nổi long đong? Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Trời lúc này đã sắp ngả hoàng hôn, và bao giờ buổi chiều chạng vạng cũng gợi sầu nhiều hơn buổi tối, nhất là đối với những người “lữ thứ”: Trên đường về nhớ đầy Chiều chậm đưa chân ngày Tiếng buồn vang trong cây Tiếng buồn vang trong mây Hồ Dzếnh từng buồn vì “nhớ nhà” như thế! Nỗi buồn như thấm vào tận tế bào vi mô của tâm hồn, như len vào trời đất cảnh vật. Hồ Dzếnh và Huy Cận dường như đã gặp nhau khi gởi nỗi hoài niệm về quê hương của mình qua một đám mây…Nhưng trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận, đằng sau đám mây bạc đùn “lớp lớp” nói xa xa ấy có phải quê hương vĩnh cửu của con người không? Đó có phải là nơi con người đã ra đi và sẽ trở về? Và đâu là quê hương đích thực của con người? Theo tôi, bài thơ không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ nhà, mà nó còn xa hơn đến tận cùng của nỗi nhớ, tác giả không cho ta một cái gì rất xa xôi, đó là lòng hoài niệm về một quê hương đã mất. Người xưa từng day dứt về quê hương đích thực của mình cho rằng: “Sinh ký tử quy” (Sống gửi thác về); Cao Bá Quát quan niệm: “Thiên địa gian nhất nghịch lữ” nghĩa là: Đời là quán trọ, con người là lữ khách cô đơn. Lamactin cũng đồng suy nghĩ với Cao Bá Quát: Cuộc đời đích thực không phải là quê hương của con người và con người là kẻ lưu đày”, quê hương của con người là “cõi trời cao”: Thân hơn ý nguyện vô biên Người là chúa hụt nhớ miền trời cao Có lẽ Huy Cận cũng đang nhớ về quê hương xa xăm, về cõi trời cao sau lớp mây bạc kia chăng? Ngày xưa, Tôn Ngộ Không đánh phá điện thánh Linh tiêu để giànhngai vàng vơi Ngọc Hoàng thượng đế, nhưng nguyên nhân chính là để giành lại quê hương đã mất. Giáng Kiều và Tú Uyên rời xa cõi trần về cõi tiên trong tác phẩm “Bích Câu kì ngộ”mang ý nghĩa quê hương mặt đất không phải là quê hương đích thực của con người. Tác phẩm “Thiếu quê hương” của Nguyễn Tuân cũng là lẽ hoài niệm về quê hương, là nỗi buồn đau nhân thế, nỗi cô đơn của con người khi đứng trước không gian và thời gian. Tâm trạng chung của lớp người trẻ những năm 30 không khác gì tâm trạng của con người từ xưa đến nay, là sự hoang mang, choáng ngợp khi thấy mình phiêu bạt giữa cuộc đời như một cánh bèo vô định trên dòng trường giang. Vũ Hoàng Chương từng mang tâm trạng như thế Tâm hương đốt nén linh cầu Nhớ quê dằn vặt ta sầu đó thôi Bao giờ ta trở về ngôi Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian… Huy Cận mang trong lòng nỗi u sầu như thể đã có tự “kiếp nào” của một khách “viễn du” đó là nỗi sầu về vũ trụ, về không gian: Đêm mưa nằm nhớ gian nhà Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Nỗi nhớ “không gian” ấy, tấm lòng thơ “héo hon” khi “dừng chân nghỉ ngựa non cao” ấy phải chăng là nỗi đau thân phận con người không hiểu được nhau và không hiểu chính mình? Nói như Sartre: “Tha nhân là địa ngục”, “Từng bứớc lạnh teo một mình lủi thủi” đi giữa thế gian? Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà Huy Cận thường phàn nàn về việc người ta in và đọc “dợn dợn” thành “dờn dợn”. Điều này có thể giải thích, bởi đó là phản xạ tâm lí phổ biến của con người. Con người thường cảm thấy nhỏ bé, bất lực trước cái vô hạn của không gian và thời gian, nói cách khác, con người cảm thấy rờn rờn trước cái Vũ (không gian) và Trụ (thời gian). Đề tài này không xa lạ đối với chúng ta, nhất là trong thơ Đường: Ai người trước đã qua Ai người sau chưa đẻ Nghĩ trời đất không cùng Một mình tuôn giọt lệ (Trần Tử Ngang) Chính vì cái rờn rợn đó tác giả đã làm nảy sinh tâm lí nhớ nhà, muốn được trở về với không khí ấm cúng thân thương của gia đình để hóa giải cái “rờn rợn” của một tâm hồn trong trạng thái lâm nguy, bởi gia đình là tổ, mà “tổ” là nơi che chở vững chắc nhất mỗi khi ta bị đe dọa về tâm hồn, thể xác…Bài thơ là sự nhuần nhuyễn kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, con chim nào đó lẻ bạn nghiêng cánh nhỏ làm cho “bóng chiều sa”, khơi gợn một bức tranh thủy mặc cổ kính và hiện đại, dân tộc và dân dã. Tâm lí bài thơ là phản xạ giữa cái tự cảm tự ti về tính hữu hanh của kiếp con người trước cái “vô” của trời đất, đó là sự vô biên (sông dài, nước triều điệp điệp) theo chiều dài lẫn vô cùng (sâu chót vót) theo chiều cao. Bài thơ đề cập đến vấn đề muôn thuở với cấu trúc khá hiện đại, cũng là sự băn khoăn về thân phận của kiếp người, giống như “Văn cảnh” của Hồ Chí Minh, “Đêm đại dương” của Vichto Huygô. “Thơ mới” nhưng “Tràng Giang” vẫn có nét cổ điển. Lối giả định: “Đâu tiếng làng xa vãng chợ chiều” ấy gợi cho ta câu hỏi “quê hương” có thực không? Hay là tiếng nói của cái “Vô”? Lão Tử gọi quê hương là Đạo, là nơi xuất phát và nơi trở về của con người, chúng sinh ra trong giới hạn giữa “hữu” và “vô”, nên tâm lí chung là muốn về quê hương đích thực của mình. Thôi Hiệu từng viết: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Có phải quê hương của nhà thơ này “khuất bóng hoàng hôn” không? Hay “quê hương” này theo ý nghĩa triết học, giữa “vô” và “hữu”? Đằng sau “quê hương khuất bóng” ấy là gì? Đó phải chăng là chốn vĩnh hằng, cõi Niết Bàn?...Quê hương đó chỉ là một bóng chiều, một cánh chim…Cảm thức đó, là về vũ trụ chứ không phải chỉ là vế quê hương yêu dấu. Tóm lại, với vài nét chấm phá thần tình về tạo vật, Huy Cận đã làm rung động tận tâm linh người đọc bằng bài thơ “Tràng Giang” của mình, bởi nó gợi lên những suy nghĩ về nhân sinh trong lòng chúng ta bằng giọng thơ rất nhẹ nhàng mà sâu thẳm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrangGiang.pdf
Tài liệu liên quan