Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho trẻ em và là cơ sở cần thiết để nhà nước Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hộ đối với trẻ em, kể cả khi đối tượng được bảo vệ này đang sinh sống ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là một qui định hoàn toàn cần thiết và tích cực, bởi vì: việc cho nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì các mđ khác không phải mục đích nuôi con nuôi. Quan điểm của Đảng và N2 ta là việc cho, nhận cn vì mục đích nhân đạo và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận vấn đề quốc tịch của trẻ em Việt Nam khi được nhận là con nuôi người nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận vấn đề quốc tịch của trẻ em Việt Nam khi được nhận là con nuôi người nước ngoài.
Trên thực tế, hiện nay Việt Nam được xem là một quốc gia được nhiều người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Từ năm 1990 trở lại đây có khoảng 17.000 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Vấn đề cần quan tâm đặt ra ở đây chính là để quản lí được tình hình đó và đảm bảo các phát sinh pháp lý xảy ra đối với vấn đề cho và nhận con nuôi thì phải có một hệ thống các quy định pháp luật cụ thể rõ ràng. Trong đó, quốc tịch của trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi là vấn đề được Nhà nước ta coi trọng và quy định cụ thể tại Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
Các khái niệm liên quan:
+ Quốc tịch là một phạm trù chính trị – pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất xác định công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đều xác định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.
Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.
+ Xuất phát từ một vấn đề nhạy cảm và mang tính nhân đạo xã hội. Xét từ góc độ pháp lý thì việc cho và nhận connuôi được xem là một sự kiện pháp lý nhằm “xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người được nuôi con nuôi và ngườiđược nhận làm con nuôi” (Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2000). Trên cơ sở tôn trọng các qui định củapháp luật quốc tế về vấn đề này, nhà nước Việt Nam đã có những qui định pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho đối tượng chính của sự kiện cho và nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam mà qui định quốc tịch chính là cơ sở và căn cứ pháp lý để đối tượng này được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Quốc tịch của trẻ em VN được người nước ngoài nhận làm con nuôi
Trên thực tế, trước khi ban hành Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 thì vấn đề quốc tịch trẻ em được người nước ngoàinhận làm con nuôi và hệ quả pháp lý của sự kiện này là vấn đề quốc tịch chưa được qui định chặt chẽ và đầy đủ. Vấn đề này chỉ được điều chỉnh đơn thuần theo qui định tại khoản 2 Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 là: Trẻ em là công dân Việt Nam, nếu cha mẹ nuôi hoặc một trong hai người đó là công dân nước ngoài và được cha mẹ đẻ hoặcngười đỡ đầu đồng ý thì được thôi quốc tịch Việt Nam theo đơn của cha mẹ nuôi để nhập quốc tịch nước ngoài. trong đó vấn đề cho vànhận con nuôi là trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài gia tăng mạnh và phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Trên cơ sở nhân đạo truyền thống nhằm bảo vệ các quyền lợi cho trẻ em Việt Nam sau khi được người nước ngoài nhận làmcon nuôi, các qui định pháp luật của đối tượng này được qui định chặt chẽ và thay đổi cơ bản về tính chất pháp lý phát sinh tại Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 qui định:
“Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho trẻ em và là cơ sở cần thiết để nhà nước Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hộ đối với trẻ em, kể cả khi đối tượng được bảo vệ này đang sinh sống ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là một qui định hoàn toàn cần thiết và tích cực, bởi vì: việc cho nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì các mđ khác không phải mục đích nuôi con nuôi. Quan điểm của Đảng và N2 ta là việc cho, nhận cn vì mục đích nhân đạo và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Thứ nhất, qui định này phù hợp với tinh thần, tính cách, truyền thống dân tộc và tình nghĩa của người Việt Nam, đi đâu làm gì cũng nhớ cội nguồn nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, việc giữ quốc tịch Việt Nam cho trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi là cầu nối gắn kết cho tinh thần đó.
Thứ hai, qui định này xác định mặc dù sự kiện pháp lý ghi nhận việc cho con nuôi cho người nhận con nuôi là người nước ngoài nhưng cha mẹ đứa trẻ thông qua việc được Nhà nước giữ quốc tịch cho đứa trẻ đó có thể phần nào yên tâm hơn đối với việc cho con mình cho người nước ngoài nhận nuôi.
Thứ ba, qui định này đảm bảo cho quyền lợi của đứa trẻ được nhà nước Việt Nam bảo hộ nếu có trường hợp xấu xảy ra như sự phân biệt đối xử, ngược đãi, bóc lột, lạm dụng tình dục… hay các vấn đề pháp lý phát sinh khi hai quốc gia có người cho và nhận con nuôi chưa ký kết các hiệp định hợp tác hay tương trợ tư pháp về vấn đề này.
Tuy vậy, thực tiễn trên thế giới hiện nay về vấn đề quốc tịch trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi được thừa nhận tình trạng hai quốc tịch đang là xu hướng chung. Nhưng thực tế thì việc qui định của Luật Quốc tịch Việt Nam về giữ quốc tịch của trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi hay xu hướng thừa nhận hai quốc tịch của trẻ em khi làm con nuôi của nhiều nước trên thế giới cũng chưa xảy ra tranh chấp về thẩm quyền bảo hộ.
Vấn đề đặt ra là trẻ em được giữ quốc tịch này cho đến khi nào và có bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài để giữ quốc tịch VN hay không thì trong luật chưa làm rõ. Xu hướng chung các nước là muốn hạn chế đa quốc tịch để tránh cho bất kỳ một người nào, kể cả trẻ em được làm con nuôi, sau này không bị rơi vào tình trạng khó xử. Giả sử, một đứa trẻ VN được người nước ngoài nhận làm con nuôi mà có 2 quốc tịch thì sẽ rất phức tạp cho người này khi làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện các quyền khác theo quy định của mỗi nước. Nó cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn về bảo hộ quyền ngoại giao với người 2 quốc tịch. Để hạn chế vấn đề này, trong hiệp định
về con nuôi giữa Việt Nam với các nước đã đưa vào nội dung rằng các nước ký cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ đến một độ tuổi nhất định (theo pháp luật của nước nhận nuôi) được lựa chọn quốc tịch. - Việt Nam đã ký được bao nhiêu hiệp định như vậy với các nước? - Ký với 6 nước bằng 8 hiệp định. Pháp năm 2000, sau đó Đan Mạch, Italy, Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển vào năm 2003. - Thưa ông, xác định ra sao về quyền thừa kế của người đã được cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ? - Bộ luật dân sự VN quy định về thừa kế nói chung giữa những người VN với nhau chứ không quy
định cụ thể về quyền thừa kế của đứa trẻ đi làm con nuôi với người nước ngoài. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, nếu không có văn bản nào quy định thì áp dụng Bộ luật dân sự để điều chỉnh các quan hệ về dân sự có yếu tố nước ngoài kể cả với con nuôi. Chúng tôi nghiên cứu và thấy rằng, pháp luật VN vẫn thừa nhận những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi. Từ đó cho phép mình hiểu là trẻ em VN đã đi làm con nuôi người nước ngoài rồi, theo luật dân sự vẫn được quyền thừa kế với cha mẹ đẻ trong nước, và ngược lại cha mẹ đẻ cũng có quyền thừa kế với tài sản con nuôi để lại ở nước ngoài. Trong các hiệp định đã đưa vào quy định xung đột rằng luật mà nước con nuôi và cha mẹ nuôi thường trú sẽ được áp dụng để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, trong đó cả hệ quả chấm dứt quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ. Vì vậy theo nguyên tắc, nếu điều ước quốc tế mà quy định khác thì áp dụng điều ước. Trong điều kiện này không thể áp dụng quy định về thừa kế trong bộ luật dân sự với những đứa trẻ đã đưa đi làm con nuôi. Bởi tất cả các hệ quả đó mình phải xác định phải theo luật của nước ngoài. - Thực tế cho thấy, có những trường hợp giả mạo, môi giới trục lợi trong lĩnh vực con nuôi. Vậy trong trường hợp cha mẹ nuôi muốn hủy quyết định công nhận con nuôi thì pháp luật quy định thế nào? - Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh cho trẻ em VN (sống tại tỉnh đó) làm con nuôi người nước ngoài vừa là quyết định hành chính, vừa là giấy tờ đăng ký hộ tịch. Bởi vì việc đăng ký nuôi con nuôi cũng là việc hộ tịch. Có quyết định đó, Sở tư pháp mới đăng ký vào sổ và cho giao nhận con nuôi. Trước đây, theo Pháp lệnh về thủ tục các vụ án dân sự, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan hộ tịch, kể cả hủy các quyết định. Nhưng từ khi có Bộ luật dân sự thì luật lại chưa quy định thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc hủy quyết định của UBND tỉnh liên quan hộ tịch. Hiện rất khó xác định cơ quan nào có thẩm quyền trong vấn đề này. Nếu đó chỉ là quyết định hành chính thì cơ quan cấp trên hủy quyết định đó. Nhưng nó không hoàn toàn là quyết định hành chính mà còn liên quan tình trạng hộ tịch của cá nhân. Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân kể cả luật tổ chức hoạt động của chính phủ, các cơ quan nhà nước cũng đều không có văn bản nào nói về cái này. Thực sự đây là vấn đề phức tạp đang đặt ra mà sẽ phải đưa vào văn bản nào đó để quy định. Hiện nay trong quá trình soạn thảo nghị định của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp, chúng tôi đã nêu vấn đề này ra và dự kiến đưa ra biện pháp bổ sung là hủy quyết định cho nhận con nuôi nếu như sau này phát hiện việc nuôi con nuôi là do gian dối, giả mạo có vấn đề môi giới trục lợi, mua bán trẻ em... - Cục gặp khó khăn gì khi phải vận dụng cả luật pháp quốc tế và Việt Nam về vấn đề con nuôi? - Hiện VN đưa ra nguyên tắc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi tại những nước đã ký hiệp định song phương, còn những người cư trú tại những nước chưa ký hiệp định thì không thể xin con nuôi VN được. Đây là vấn đề khó khăn. Ví dụ, với Mỹ, Canada, Thụy Sĩ, Đức, Australia và rất nhiều nước vốn trước đây thường xin con nuôi VN. Từ đầu năm 2003 trở lại đây khi có quy định mới, họ không nhận con nuôi VN nữa. Cùng với tình trạng đó, số lượng trẻ bị bỏ rơi đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng của VN ngày càng tăng. Chúng tôi đang tính giải quyết vấn đề này, VN phải xúc tiến sớm gia nhập công ước Laye. Khi trở thành thành viên của hiệp ước quốc tế đa phương lớn như vậy, thì không phải ký hợp định song phương nữa, đó là giải pháp tốt nhất. Về giải pháp này Chính phủ đã cho ý kiến chỉ đạo, Cục đang nghiên cứu để từ nay đến cuối năm đề xuất với Thủ tướng về vấn đề gia nhập
Hay trong vấn đề con nuôi quốc tế thì Việt Nam qui định trẻ em Việt Nam đi làm con nuôi người nước ngoài vẫn có quốc tịch Việt Nam đến khi đủ 18 tuổi thì có quyền đứng ra lựa chọn quốc tịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận vấn đề quốc tịch của trẻ em Việt Nam khi được nhận là con nuôi người nước ngoài ( tài liệu bt lớn tư pháp quốc tế).doc