Câu 11: Theo anh/chị, sự thất bại của phong trào Cần Vương là sự thất bại của:
A. Một phong trào chống Pháp.
B. Ý thức hệ Phong kiến.
C. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. Phong trào vũ trang chống Pháp.
Dẫn giải:
Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết
nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
Câu 12: Quan điểm: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất lớn và vô cùng vô
tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” của Hồ Chí Minh là muốn đề
cập đến:
A. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Vai trò của nhân dân.
C. Sức mạnh của nhân dân.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dẫn giải:
Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến
thắng lợi. Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi
một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: "Lực lượng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh
đạo mới chắc chắn thắng lợi", giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được.
49 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có lời giải), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì xa xỉ, lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”. Theo Bác Hồ, đối với
người phương Đông, nhất là đối với người Việt Nam giàu tình cảm, một tấm gương sống còn có giá hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy, cần phải nêu những tấm gương sáng về đạo đức cho mọi
người học tập noi theo.
Câu 49: Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có cái gì?
A. Khoa học - Kỹ thuật tiên tiến.
B. Kinh tế phát triển.
C. Con người xã hội chủ nghĩa.
D. Chế độ sở hữu công cộng.
Dẫn giải:
Khẳng định vai trò của con người với tư cách là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ: "Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN". Xây dựng con
người mới là mục tiêu chiến lược.
Câu 50: Mục tiêu chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI (1-2011) xác định là: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã
hội ... công bằng, văn minh”.
A. Tiến bộ.
B. Dân chủ.
C. Bình đẳng.
D. Phát triển.
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
21
Dẫn giải:
Trong nội dung cương lĩnh của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1-2011), đã nêu lên các đặc trưng của
Chủ nghĩa Xã hội mà Việt Nam đang xây dựng:
1. Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
2. Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ;
3. Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;
4. Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5. Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện;
6. Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển;
7. Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
8. Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Câu 51: Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là gì?
A. Lòng nhân ái.
B. Chủ nghĩa yêu nước.
C. Tinh thần hiếu học.
D. Cần cù lao động.
Dẫn giải:
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã kết tinh được những gì tinh túy nhất của văn hóa Việt Nam, trong đó nổi bật
nhất là chủ nghĩa yêu nước. Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy tâm huyết: “Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi nguy hiểm khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Yêu nước gắn liền với thương dân là đạo lý
truyền thống của dân tộc. Đạo lý này đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy. Trước cảnh nước mất,
người dân lầm than nô lệ, Hồ Chí Minh đã quyết tâm đi theo con đường cứu nước và trở thành nhà ái
quốc vĩ đại với “một sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ra đi tìm đường cứu
nước, Người đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.
Câu 52: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân?
A. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenine (7-1920).
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
22
B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Versailles (6-1919).
C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
D. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
Dẫn giải:
Tháng 7-1920, sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đến được
với Người. Từ bản luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, “Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Câu 53: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
A. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
D. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
Dẫn giải:
Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn
hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong Bản tuyên ngôn độc lập có
đoạn: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng
về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc
lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng
tuyên bố với thế giới rằng. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Câu 54: Động lực quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là:
A. Nhà nước.
B. Con người.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Kinh tế.
Dẫn giải:
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
23
Để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần phát hiện những động lực và những
điều kiện đảm bảo cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, những
động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định,
động lực quan trọng và quyết định nhất là con người.
Câu 55: Thực chất của vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề:
A. Dân tộc nói chung.
B. Dân tộc học.
C. Dân tộc thuộc địa.
D. Bản sắc văn hóa dân tộc.
Dẫn giải:
Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt
Nam, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân
tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của
nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà
nước dân tộc độc lập.
Câu 56: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa:
A. Độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
B. Dân tộc với giai cấp.
C. Chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
D. Cả A, B, C.
Dẫn giải:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
mà cong đường cứu nước của Người là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đúng như F.Engels từng
nói: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng
quốc tế chân chính”.
Câu 57: Hồ Chí Minh là người đấu tranh đồi quyền độc lập cho:
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
24
A. Dân tộc Việt Nam.
B. Các dân tộc thuộc địa ở phương Đông.
C. Dân tộc Việt Nam và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
D. Các nước Đông Dương.
Dẫn giải:
Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam
mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức.
Câu 58: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của tôn giáo Jesus là:
A. Đức hy sinh.
B. Lòng nhân ái cao cả.
C. Lòng cao thượng.
D. Lòng vị tha.
Dẫn giải:
Ngay từ rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức tôn giáo là có giá trị nhân bản, phù hợp với
đạo đức của xã hội. Hơn nữa, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa học thuyết
tôn giáo và cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: “...Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân
ái cao cả...”
Câu 59: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố nào của Phật giáo?
A. Lòng thương người.
B. Tinh thần từ bi, bát ái.
C. Tinh thần cứu khổ, cứu nạn.
D. Cả A, B, C.
Dẫn giải:
Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ
cứu nạn, thương người như thể thương thân; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc
thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười
biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”; là chủ trương sống không xã lánh việc đời mà gắn bó với
dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc...
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
25
Câu 60: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là:
A. Tinh thần chống phong kiến.
B. Tinh thần đấu tranh vì tự do, dân chủ.
C. Phù hợp với điều kiện thực tế nước ta.
D. Tư tưởng hòa bình.
Dẫn giải:
Ngay từ rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức tôn giáo là có giá trị nhân bản, phù hợp với
đạo đức của xã hội. Hơn nữa, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa học thuyết
tôn giáo và cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: “...Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó,
chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta...”
Câu 61: Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản:
A. Con bạch tuộc.
B. Chim đại bàng.
B. Con đỉa.
D. Cả A, B, C đều sai.
Dẫn giải:
Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, "Bản án chế độ thực dân Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều
bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những
chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc thật Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc
địa, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa
tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào
giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta
chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống
và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra".
Câu 62: Ham muốn tốt bậc của Hồ Chí Minh là gì?
A. Nước được độc lập.
B. Dân được tự do.
C. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành.
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
26
D. Cả A, B, C.
Dẫn giải:
Năm 1946, khi đã là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta
đã trả lời các nhà báo: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Câu 63: Theo Hồ Chí Minh, đối tượng của cách mạng giải phóng dân tộc là:
A. Giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
C. Chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp tư sản bản xứ.
Dẫn giải:
Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp
địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
Câu 64: Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền vào thời gian nào?
A. Sau khi ra đời 2-1930.
B. Sau Cách mạng tháng 8-1945.
C. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi 5-1954.
D. Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi 4-1975.
Dẫn giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam được sự tổ chức, rèn luyện, giáo dục của Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị
đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, đã lãnh đạo toàn dân tộc chiến đấu oanh liệt, giành được chính quyền, thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (sau cách mạng tháng 8-1945). Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng
sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền.
Câu 65: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Muôn việc thành công hay thất bại là do ... tốt hay ...”
A. Cán bộ, xấu.
B. Đảng viên, không tốt.
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
27
C. Đảng viên, kém.
D. Cán bộ, kém.
Dẫn giải:
Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc
thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng,
cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai
trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Câu 66: Theo Hồ Chí Minh, chính trị được giải phóng sẽ...
A. Mở đường cho văn hóa phát triển.
B. Kìm hãm văn hóa phát triển.
C. Không ảnh hưởng đến văn hóa.
D. Cả A, B, C đều sai.
Dẫn giải:
Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị
giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy...Dưới chế
độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lêk, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát
triển được”.
Câu 67: Văn hóa có vai trò gì với chính trị và kinh tế?
A. Phục vụ nhiệm vụ chính trị.
B. Không có vai trò gì.
C. Thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
D. Cả A và C.
Dẫn giải:
Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ
chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan điểm này không chỉ định hướng cho việc xây
dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn dịnh hướng cho mọi hoạt động văn hóa.
Câu 68: Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là:
(Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
28
A. Tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội.
C. Tư tưởng về Đảng cầm quyền.
D. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Dẫn giải:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách
sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Câu 69: Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa có quan hệ:
A. Lệ thuộc.
B. Bình đẳng.
C. Chính phụ.
D. Không có quan hệ.
Dẫn giải:
Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có
mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đâu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ.
Câu 70: Theo Hồ Chí Minh, nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội quan trọng nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo_cau_hoi_on_tap_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_co_loi_giai.pdf