Câu 1: (3 điểm)
Học sinh nêu đúng được 1 ví dụ về 2 lực cân bằng tác dụng lên vật làm vật đứng yên (1 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Phương án: Cho nước vào bình tràn, thả chìm viên bi vào bình tràn, thể tích nước tràn ra (hứng vào bình chia độ) chính là thể tích của viên bi .
9 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 22556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra Vật lý 6 - Học kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:…………………….
Lớp :…………………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2011- 2012
Môn: Vật lý 6
Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước cho sau đây là phù hợp nhất:
Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm;
Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm;
Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm;
Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
Câu 2: Dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu là 35cm3,thể tích nước sau khi thả hòn sỏi là 50 cm3.Thể tích hòn sỏi là:
A. 15 cm3 B. 5O cm3
C. 35 cm3 D. Cả ba kết quả trên đều sai.
Câu 3: Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây:
A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau;
B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau;
C. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau
D. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau;
Câu 4: Khi xách cặp, tay ta có cảm giác bị kéo xuống, cảm giác đó là do:
A. Khối lượng của cặp; B. Cả trọng lượng và khối lượng của cặp;
C. Trọng lượng của cặp; D. Không có lý do nào trong ba lý do trên.
Câu 5: Đơn vị cuả lực là:
A. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N)
B. Niutơn trên mét khối (N/m3) D.Kilôgam trên mét khối (kg/m3)
Câu 6: Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng là bao nhiêu:
A. 4,5N B. 45N C. 450 N D. 4500N
Câu 7: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo cuả người thợ xây có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực;
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực;
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực;
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Câu 8: Khi một lò xo bị biến dạng, hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ;
Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn;
Biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm đi;
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nêu ví dụ về:
Lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật.
Lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật.
Lực tác dụng lên vật vừa làm biến đổi chuyển động của vật, vừa làm biến
dạng vật.
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy lập phương án xác định thể tích của một hòn đá với các dụng cụ sau:
Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá.
Bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá.
Chậu đựng nước
Nước.
Câu 3: (3,5 điểm) Một cái cột bằng sắt có thể tích 2m3 và nặng 15 600kg. Tính:
a. Trọng lượng của cái cột, trọng lượng riêng và khối lượng riêng của sắt.
b. Nếu một cái cột bằng sắt khác có thể tích 5m3 thì nó có khối lượng bằng bao nhiêu?
BÀI LÀM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Họ và tên:…………………….
Lớp :…………………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2011- 2012
Môn: Vật lý 6
Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 2:
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c, d đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Một vật có khối lượng là 25 kg thì trọng lượng tương ứng là:
a. 2,5N b. 250N c. 2500N d. 25N
Câu 2: Trên một chai nước khoáng có ghi 750ml. Số đó cho ta biết gì?
a. Thể tích của nước trong chai. c. Khối lượng của nước trong chai.
b. Sức nặng của chai nước. d. Thể tích của chai.
Câu 3: Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ?
A. 141cm3. B. 86cm3. C. 55cm3. D. 31cm3.
Câu 4: Vì sao khi buông viên phấn ra khỏi tay thì viên phấn rơi xuống mặt đất?
a. Vì sức đẩy của không khí đẩy viên phấn rơi xuống
b. Vì do lực đẩy của tay đẩy viên phấn rơi xuống mặt đất.
c. Vì lực hút của Trái Đất tác dụng lên viên phấn.
d. Vì không có sức cản của không khí.
Câu 5: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?
a. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
b. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng.
c. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế
d. Trọng lượng là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật.
Câu6: Đơn vị nào trong các đơn vị sau không dùng để đo khối lượng?
a. kg b. g c. lít d. lạng
Câu 7: Vì sao quyển sách nằm yên trên bàn?
a. Vì quyển sách chịu tác dụng của các lực cân bằng.
b. Vì quyển sách không hút Trái Đất.
c. Vì Trái Đất không hút quyển sách.
d. Vì không có lực tác dụng lên quyển sách.
Câu 8: Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Số đó cho biết gì?
a. Cứ 1m3 sắt có trọng lượng 7800Kg/m3.
b. Cứ 1m3 sắt có khối lượng 7800Kg.
c. Cứ 1m3 sắt có trọng lượng 7800Kg.
d. Cứ 1m3 sắt có khối lượng 7800Kg/m3.
II. Tự luận (8điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nêu 3 ví dụ về 2 lực cân bằng tác dụng lên vật làm vật đứng yên?
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy lập phương án xác định thể tích của một viên bi bằng sắt với các dụng cụ sau:
Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn viên bi.
Bình tràn có kích thước lớn hơn viên bi.
Chậu đựng nước
Nước.
Câu 3: (3,5 điểm) Một chiếc gàu múc nước có thể tích là 8 lít, chứa đầy nước. Tính:
1/ Khối lượng nước trong gàu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
2/ Trọng lượng của gàu nước? Biết trọng lượng của gàu không có nước là 4N.
BÀI LÀM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................
®¸p ¸n, biÓu ®iÓm ®Ò kiÓm tra häc kú i
m«n vËt lý 6
ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm):
Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
D
B
C
A
D
B
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
a. Học sinh nêu được ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật. (1 điểm)
Học sinh nêu được ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật.(1điểm)
Học sinh nêu được ví dụ về lực tác dụng lên vật vừa làm biến đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật. .(1điểm)
Câu 2: (1,5 điểm): Phương án: Cho nước vào bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, thể tích nước tràn ra (hứng vào bình chia độ) chính là thể tích của hòn đá .
Câu 3: (3,5 điểm)
Tóm tắt đề: (1 điểm)
V = 2m3
m= 15 600 kg
V’= 5 m3
a. P= ?; d= ? ; D= ?
b. m’= ?
Giải
a. Trọng lượng của cái cột.
P= 10 m = 156000 (N) (0,5 đ)
Trọng lượng riêng của sắt:
= 78 000 (N/m3) (0,5 đ)
Khối lượng riêng của sắt
(0,5 đ)
b. Nếu một cái cột bằng sắt khác có thể tích 5m3 thì nó có khối lượng là:
m’= D.V’ = 7800.5= 39000 (kg) (1 đ)
ĐỀ SỐ 2:
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm):
Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
a
d
c
d
c
a
b
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Học sinh nêu đúng được 1 ví dụ về 2 lực cân bằng tác dụng lên vật làm vật đứng yên (1 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Phương án: Cho nước vào bình tràn, thả chìm viên bi vào bình tràn, thể tích nước tràn ra (hứng vào bình chia độ) chính là thể tích của viên bi .
Câu 3: (3,5 điểm)
- Tóm tắt đề: (1 điểm)
V = 8lít = 0,008m3 1. m = ?
D = 1000kg/m3 2. Pgàu nước= ?
Pgàu rỗng= 4N
Giải
1) - Khối lượng nước trong gàu: m = D.V
= 1000.0,008 = 8 (kg) (1 điểm)
2)- Trọng lượng của nước trong gàu: P = 10.m
= 10.8 = 80 (N) ( 0,5 điểm)
- Trọng lượng của gàu nước là: Pgàu nước = P + Pgàu rỗng =
= 80 + 4 = 84 (N) (1 điểm)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Môn: Vật lý 6
Năm học: 2011- 2012
I/ Lý thuyết:
1. Kể tên một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
3. Hãy trình bày cách đo độ dài.
2. GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
4. Hãy trình bày cách đo thể tích.
6. Lực là gì? Đơn vị của lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì?
5. Khối lượng là gì? Cách đo khối lượng của một vật như thế nào?
7. Các tác dụng của lực là gì? Nêu ví dụ.
8. Hai lực cân bằng là gì? Nêu ví dụ.
9. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào và nó có đặc điểm gì?
10. Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng như thế nào?
11. Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng. Nêu tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
12. Trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng như thế nào? Viết các công thức tính trọng lượng và thể tích liên quan đến trọng lượng riêng? Công thức lien hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng?
II/ Bài tập:
Dạng 1: Bài tập về đổi đơn vị đo độ dài, đổi đơn vị khối lượng và đổi đơn vị đo thể tích.
Dạng 2: Bài tập về tính khối lượng, trọng lượng, thể tích, khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một vật.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
1. Kể tên một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Dụng cụ đo độ dài: thước lá, …
- Dụng cụ đo thể tích: bình chia độ, …
2. GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
- GHĐ: là số đo lớn nhất ghi trên dung cụ.
- ĐCNN: là số đo giữa 2 vạch chia liên tiếp.
3. Hãy trình bày cách đo độ dài.
Cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo
+ Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho vạch 0 ngang bằng một đầu của vật
+ Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
+ Đọc và ghi kết quả theo vạch gần nhất
4. Hãy trình bày cách đo thể tích.
Cách đo thể tích:
+ Ước lượng thể tích cần đo
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN phù hợp
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng
+ Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong bình
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch gần nhất
5. Khối lượng là gì? Cách đo khối lượng của một vật như thế nào?
- Khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Cách đo khối lượng:
+ Điều chỉnh số 0
+ Đặt vật đem cân lên 1 đĩa cân
+ Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân sao cho đòn cân nằm thăng bằng
+ Tổng khối lượng các quả cân bằng khối lượng vật đem cân
6. Lực là gì? Đơn vị của lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì?
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Đơn vị của lực là Niutơn (N)
- Ta đo lực bằng lực kế.
7. Các tác dụng của lực là gì? Nêu ví dụ.
- Tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Ví dụ: xe đạp đang đứng yên, sau đó ta đẩy thì xe sẽ chuyển động, …
8. Hai lực cân bằng là gì?
Hai lực cân bằng là 2 lực cùng tác dụng vào một vật, và có cùng phương, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
9. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào và nó có đặc điểm gì?
- Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi.
- Vật càng biến dạng, lực đàn hồi càng lớn.
10. Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng như thế nào?
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Công thức tính trọng lượng P = 10m, trong đó:
+ P: trọng lượng (N).
+ m: khối lượng (kg)
11. Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng như thế nào? Trình bày cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng 1m3 chất đó.
- Công thức D = , trong đó:
+ D: khối lượng riêng (kg/m3)
+ m: khối lượng của vật (kg)
+ V: thể tích của vật (m3)
- Cách xác định khối lượng riêng một chất:
+ Dùng cân đo khối lượng của vật.
+ Dùng bình chia độ đo thể tích của vật.
+ Dùng công thức D = xác định khối lượng riêng của chất đó.
12. Trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng như thế nào?
- Trọng lượng riêng của một vật là trọng lượng của 1m3 vật đó.
- Công thức tính trọng lượng riêng: d = , trong đó:
+ d: trọng lượng riêng (N/m3)
+ P: trọng lượng của vật (N)
+ V: thể tích của vật (m3)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bộ đề kiểm tra lí hk i lớp 6.doc