Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý tỉnh Nghệ An

Câu 1. (4,0 điểm)

a, Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời:

- Đặc điểm:

+ Quỹ đạo chuyển động là một đường elíp gần tròn, hướng chuyển động từ Tây sang Đông với vận tốc rất lớn, khoảng 108000 km/h. (0,5đ)

+ Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn hướng về một phía và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’. (0,25đ)

+ Thời gian Trái Đất chuyển động đúng 1 vòng quanh quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. (0,25đ)

- Hệ quả của sự chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời:

+ Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. (0,25đ)

+ Sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm (hiện tượng mùa) và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. (0,25đ)

+ Hình thành các đới nhiệt trên Trái Đất. (0,25đ)

+ Tạo ra lực Côriôlít. (0,25đ)

b, Sở dĩ Việt Nam vào mùa đông (ví dụ tháng giêng), lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà nằm chếch về phía Nam. Chỉ có mùa hạ mới có Mặt Trời đứng bóng 2 lần vì:

- Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa. Hiện tượng này chỉ xẩy ra ở vùng nội chí tuyến. (0,5đ)

- Nước ta nằm giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, vì vậy ở bất kì nơi nào ở nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng 2 lần vào mùa hạ từ ngày 23, 24 tháng 4 đến ngày 20, 21 tháng 8. (0,5đ)

- Đây là thời gian Mặt Trời di động từ Cà Mau lên chí tuyến Bắc. (0,25đ)

- Từ ngày 20, 21 tháng 8 đến ngày 23, 24 tháng 4 là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ Cà Mau xuống chí tuyến Nam. (0,5đ)

- Do đó vào thời kì này ta thấy Mặt Trời chỉ chếch về hướng Nam lúc giữa trưa. Mặt Trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn. (0,25đ)

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm khí hậu: Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. (0,5đ) Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa: Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ) Hướng Tây Bắc – Đông Nam: Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ) Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ) Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc. (0,25đ) Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn. (0,25đ) Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt. (0,25đ) Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. (0,5đ) Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,50C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. (0,25đ) Câu 5 (3 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 Đơn vị: % Các vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn Cả nước 5,3 19,3 Đồng bằng sông Hồng 5,6 21,2 Đông Bắc 5,1 19,7 Tây bắc 4,9 21,6 Bắc Trung Bộ 5,0 23,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,5 22,2 Tây Nguyên 4,2 19,4 Đông Nam Bộ 5,6 17,1 Đồng bằng sông Cửu Long 4,9 20,0 Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta. Nhận xét và giải thích nguyên nhân. ĐÁP ÁN Vẽ biểu đồ: (1đ) Vẽ sai dạng biểu đồ: 0 điểm Chia tỷ lệ, khỏang cách chính xác, có chú giải. Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25đ Nhận xét và giải thích: (2đ) Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng (0,25đ) Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị. (0,25đ) Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp. (0,5đ) Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế.(0,25đ) Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến.(0,5đ) Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%). (0,25đ) Câu 6 (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Năm Chè Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 60,0 145,1 1994 67,3 189,2 1997 78,6 235,0 2000 87,7 314,7 2003 116,3 448,6 2005 118,4 534,2 Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè giai đoạn 1990-2005 Nhận xét và nêu động thái phát triển cây chè. ĐÁP ÁN Vẽ biểu đồ: (1đ) Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường Chia khoảng cách năm chính xác, có chú giải. Có tên biểu đồ. Thiếu 1 ý trừ 0,25đ Nhận xét: (2đ) Trong giai đoạn 1990 – 2005 diện tích và sản lượng chè đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều. (0,25đ) Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần). (0,25đ) Sản lượng tăng 389,1 nghìn tấn (2,44 lần). (0,25đ) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè. (0,25đ) Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. (0,25đ) Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè.(0,25đ) Phát triển công nghiệp chế biến chè. Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè. (0,25đ) Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giời. (0,25đ) Câu 7 (3 điểm) Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. ĐÁP ÁN Giống nhau: (0,5đ) Đều là miền núi và trung du. Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Có truyền thống trồng cây công nghiệp. Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Khác nhau; (2,5đ) Tài nguyên thiên nhiên: (0,75đ) Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m Trung du – miền núi: đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m. (0,25đ) Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc ma. Trung du miền núi chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác. (0,25đ) Khí hậu: Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). Trung du miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).(0,25đ) Kinh tế - Xã hội: (1,75đ) Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé. (0,25đ) Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn, tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao. Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. (0,25đ) Sản xuất cây công nghiệp: Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất rất cao. Trung du – miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán. (0,25đ) Hướng chuyên môn hóa sản xuất: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, mía,…) (0,25đ). Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, hồi,…(0,25đ) Vị trí mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số 1. Trung du miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng thứ 3. (0,5đ) SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KỲ THI HSG ĐBSCL LẦN THỨ 16 - NĂM 2009 Đề thi đề nghị Môn: Địa lý (Gồm 7 câu) Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Câu 1 (3 điểm) Cho biết tỉnh D có vĩ độ địa lí từ 10020’B đến 13011’B. Vận dụng kiến thức đã học để xác định thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ở tỉnh D. Câu 2 (2 điểm) Hãy nêu sự phân bố của các cây lương thực chính (lúa gạo, lúa mì, ngô) trên thế giới. Giải thích nguyên nhân sự phân bố của các loại cây lương thực trên. Câu 3 (3 điểm) Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy điền các thông tin cần thiết vào bảng sau và nhận xét sự khác nhau về khí hậu giữa 3 địa điểm trên. Địa điểm Số tháng lạnh Số tháng nóng Mùa mưa từ tháng… đến tháng… Mùa khô từ tháng ... đến tháng … Số tháng khô và số tháng hạn Nhận xét về sự phân hóa Hà Nội Huế TP Hô Chí Minh Câu 4 (3 điểm) Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng. Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh sự phân hóa theo Bắc Nam và giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó. Câu 5 (3 điểm) Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy trình bày đặc điểm và phân bố dân cư nước ta. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. Câu 6 (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Một số sản phẩm của công nghiệp hàng tiêu dùng Sản phẩm Năm 1995 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Vải lụa (triệu mét) 263.0 356.4 410.1 560.8 Quần áo may sẵn (triệu cái) 171.9 337.0 375.6 1011.0 Giầy, dép da (triệu đôi) 46.4 107.9 102.3 218.0 Giấy, bia (nghìn tấn) 216.0 408.4 445.3 901.2 Trang in (tỉ trang) 96.7 184.7 206.8 450.3 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta trong thời kì 1995-2005 Nhận xét về sự tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng trong thời kì trên. Câu 7 (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Diện tích, sản lượng lúa cả nước, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long 1995 2000 2005 DTích lúa (nghìn ha) SLượng lúa (nghìn tấn) DTích lúa (nghìn ha) SLượng lúa (nghìn tấn) DTích lúa (nghìn ha) SLượng lúa (nghìn tấn) Cả nước 6766 24966,5 7666 32503,8 7329 35838,8 ĐBSCửu long 3191 12827,8 3946 16691,6 3826 19283,0 ĐBSHồng 1193 5296,9 1213 6695,8 1139 6184,8 a.Tính năng suất lúa trung bình (tấn/ha) của cả nước, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long qua các năm.. b.Rút ra các nhận xét cần thiết và giải thích. ---Hết--- SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KỲ THI HSG ĐBSCL LẦN THỨ 16 - NĂM 2009 Đề thi đề nghị Môn: Địa lý (Gồm 7 câu) Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu 1(3điểm) Tỉnh D nằm từ vĩ độ 10020’B đến 13011’B nên trong năm mọi nơi trong tỉnh D có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Lần 1 từ xuân phân (21/3) tới hạ chí (22/6) - từ xích đạo tới chí tuyến Bắc- hết 93 ngày Lần 2 từ hạ chí (22.6) về thu phân (23/9) - từ chí tuyến Bắc về xích đạo –hết 93 ngày Mỗi ngày Mặt Trời di chuyển được quãng đường (1 góc) là 23027’/93 ngày 0015’8’’ Thời gian Mặt Trời di chuyển từ xích đạo tới vĩ độ 10020’B và từ 10020’B về xích đạo hết 10020’ / 0015’8’’=41 ngày. Tương tự mặt Trời di chuyển từ xích đạo tới vĩ độ 13011’B hết 52 ngày Vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh tại tỉnh D trong khoảng thời gian là: Lần 1 Từ 01/5 đến 12/5 Lần 2 Từ 02/8 đến 13/8 Câu 2(2điểm) -Lúa gọa phân bố ở khu vwcsfj châu Á gió mùa với 9/10 sản lượng lúa gạo thế giới, ngoài ra còn có ở Mĩ la tinh; Trung Phi Nguyên nhân: Lúa gạo là cây ưu khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc. -Lúa mì: phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên Bang Nga, Ca na đa…. Nguyên nhân: Lúa mì ưu khí hậu ấm, khô,đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng. Ngô được trồng ở nhieuf nơi trên thế giới. nhưng nhiều nhất là ở Hoa Kì kế đến là Trung Quốc, Bra xin, Mê hi cô, Pháp, Ac hen ti na. Nguyên nhân ngô là cây lương thực dễ tính có thể trồng được ở nhiều đới khí hậu khác nhau, không kén đất, không cần nhiều công chăm sóc. Câu 3(3điểm) Điền các thông tin vào bảng Địa điểm Số tháng lạnh Số tháng nóng Mùa mưa từ tháng đến tháng Mùa khô từ tháng đến tháng Số thánh khô và số tháng hạn Nhận xét về sự phân mùa Hà Nội 2 5 VX XIIV 3 tháng khô Mùa đông ít mưa Mùa hạ mưa nhiều Huế 0 7 VIIII IIVII 0 tháng khô Mùa mưa vào thu đông TP Hồ Chí Minh 0 12 VXI XIIIV 1 tháng khô 3 tháng hạn Nóng quanh năm Mùa mưa, khô rõ rệt Câu 4 (3điểm) Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam:(Ranh giới là dãy Bạch Mã 160B) Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nền nhiệt độ trên 200C có từ 2 đến 3 tháng nhiệt độ trung bình <180C, biên độ nhiệt năm lớn. Có sự phân hóa thiên nhiên theo mùa khá rõ. Phần lãnh thổ phía Nam: Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm >250C, không có tháng nào <200C, biên độ nhiệt độ năm nhỏ, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Nguyên nhấn của sự phân hóa theo Bắc – Nam là do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình . Phần lãnh thổ phía Bắc có vị trí gần với chí tuyến Bắc nên góc nhập xạ trong năm đã nhỏ hơn so với phần lãnh thổ phía Nam. Mặt khăc do ảnh hưởng của hướng địa hình, với hướng vòng cung của 4 vòng cung lớn, mở ra ở hướng Bắc và qui tụ lại ở Tam Đảo đã tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc tràn sâu vào lãnh thổ nước ta mà đặc biệt là khu vực Đông Bắc, ranh giới cuối cùng hoạt động của gió mùa đông bắc là dãy Bạch Mã Chính ví thế mà ở phía Bắc có mùa đông lanh, còn phía Nam thì không. Phần lãnh thổ phía Nam có vị trí gần với đường xích đạo, có góc nhập xạ quanh năm lớn, nên nhiệt độ cao đều trong năm vì thế biên độ nhiệt năm nhỏ. Chịu ảnh hưởng của gió mùa rõ rệt nên có sự phân hóa mừa mưa và khô rõ rệt Tóm lại thiên nhiên có sự phân hóa theo Bắc Nam chủ yếu là do sự phân hóa khác biệt về khí hậu giữa 2 miền mà ranh giới là dãy Bạch Mã.. Câu 5(3điểm) Đạc điểm và phân bố dân cư nước ta nước ta Nước ta có dân số vào loại đông trên thế giới (trên 84 triệu người năm 2006) Dân số nước ta tăng khá nhanh đặc biệt vào nửa sau thế kỉ XX(số liệu chứng minh) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ ( số liệu chứng minh) Nước ta có mật độ dan số cao (số liệu chứng minh) Phân bố dân cư khong đều (số liệu chứng minh cụ theercho từng khu vực) Các giải pháp Kiềm chế tốc độ tăng dân số, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp, thúc đảy phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. Có chính sách thích hợp chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn, thành thị. Có giải pháp chính sách phù hợp mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp nông thôn Câu 6 (3điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp – Biểu đồ đường Xử lí số liệu (Đơn vị %) Sản phẩm Năm 1995 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Vải lụa 100.0 135.5 155.9 213.2 Quần áo may sẵn 100.0 196.0 218.5 588.1 Giây, dép da 100.0 232.5 220.5 469.8 Giấy, bia 100.0 189.1 206.2 417.2 Trang in 100.0 191.0 213.9 465.7 Vẽ đầy đủ, chính xác, có ghi chú giải, có ghi tên biểu đồ. Nhận xét sự tăng trưởng: Từ năm 1995 đến năm 2005 tát cả các sản phẩm đều tăng (số liệu) Giầy, đép da từ năm 2000 đến 2001 giảm chút ít (số liệu) Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là quần áo may sẵn (số liệu) Tốc độ tăng trưởng chậm nhất là vải lụa (số liệu) Câu 7 (3điểm) Tính năng suất lúa trung bình (đơn vị tấn/ha) Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Cả nước 3,69 4,24 4,89 Đồng bằng Sông Hồng 4,44 5,52 4,23 Đồng bằng Sông Cửu Long 4,02 4,23 5,04 Nhận xét và giải thích: Diện tích lúa từ năm 1995 đến 2000 tăng do thâm canh tăng vụ. Từ năm 2000 đến 2005 giảm do chuyển đổi trong nông nghiệp. Sản lượng lúa tăng từ 1995 đến 2005 phần lớn do năng suất lúa tăng nhanh Riêng ĐBSHồng từ năm 2000 đến 2005 sản lượng lúa giảm vì cả diện tích và năng suất lúa đều giảm, năng suất lúa giảm là do thiên tai nhiều. sản lượng lúa ĐBSH luôn thấp hơn ĐBSCL. ------------HẾT-------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM ----------------------------- KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỀ ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ ----------------------- Câu 1:(4 điểm). Chuyển động của trái đất: a) Trình bày khái quát chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả của nó? (1 đ) b) Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 tại các địa điểm (vĩ độ) theo bảng sau? Nêu ý ‎nghĩa của góc tới? (2 đ) Địa điểm Vĩ độ Góc nhập xạ 22/6 22/12 Lũng Cú (Hà Giang) 23023’B Lạng Sơn 21050’B Hà Nội 21002’B Huế 16026’B TP.HCM 10047’B Xóm Mũi (Cà Mau) 8034’B ĐÁP ÁN: a) Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả của nó (1,0 đ) + Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất: - Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian quay một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 06 giờ ( một năm ).- Trong khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66033’ và không đổi phương ( gọi là chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời ). - Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ellip gần tròn. Khoảng cách giữa 2 tiêu điểm ellip vào khoảng 5 triệu Km. Lúc ở gần mặt trời nhất ( điểm cận nhật – thường vào ngày 03/1) trái đất cách mặt trời 147.166.480Km. Lúc ở xa mặt trời nhất ( điểm viễn nhật - thường vào ngày 05/7 ) trái đất cách mặt trời 152.171.500Km. - Tốc độ chuyển động trung bình của trái đất quanh mặt trời là 29,8Km/s. ( Khi ở gần mặt trời nhất, tốc độ chuyển động của trái đất quanh mặt trời là 30,3Km/s; Khi ở xa mặt trời nhất, tốc độ chuyển động của trái đất quanh mặt trời là 29,3Km/s). + Hệ quả: - Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời. - Hiện tượng mùa - Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. b) Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 tại các địa điểm (vĩ độ): (1,5 đ) Địa điểm Vĩ độ Góc nhập xạ 22/6 22/12 Lũng Cú (Hà Giang) 23023’B 89056’ 43010’ Lạng Sơn 21050’B 88023’ 44043’ Hà Nội 21002’B 87035’ 45031’ Huế 16026’B 82059’ 50007’ TP.HCM 10047’B 77020’ 55046’ Xóm Mũi (Cà Mau) 8034’B 75007’ 57059’ Ý nghĩa của góc tới:(0,5 đ) - Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất - Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem đến mặt đất. Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn. Câu 2 (3 điểm). Địa lí công nghiệp a/ Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp? (2 đ) b/ Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân loại các ngành cơ khí? Nêu sự khác nhau giữ các ngành cơ khí trên?(1đ) ĐÁP ÁN a/ Vai trò của ngành công nghiệp và đặc điểm của ngành công nghiệp * Vai trò: (1,25 đ) - Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế - Công nghiệp tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị - Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế - Nâng cao thu nhập và trình độ văn minh cho con người - Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác - Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Thay đổi sự phân công lao động, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng - Thúc đẩy mở rộng sản xuất, tập trung lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập - Tỉ trọng của nganh công nghiệp trong cơ cấu GDP là thước đo trình độ phát triển kinh tế của một nước. * Đặc điểm: (0,75 đ) - Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn - Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ - Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt ché để tạo ra sản phẩm cuối cùng b) Sơ đồ phân loại các ngành cơ khí (1.0 đ) CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ Cơ khí thiết bị toàn bộ Cơ khí máy công cụ Cơ khí hàng tiêu dùng Cơ khí chính xác Máy có khối lượng và kích thước lớn: đầu máy xe lửa, tàu thủy, tua bin phát điện, dàn khoan dầu khí, máy tiện, phay,… Máy có khối lượng và kích thước trung bình: máy bơm, xay sát, máy dệt, máy may, ô tô, tàu thủy nhỏ, ca nô,… - Cơ khí dân dụng: tủ lạnh, máy giặt,… - Máy phát điện loại nhỏ, động cơ điêzen loại nhỏ - Thiết bị nghiên cứu thí nghiệm y học, quang học,… - Chi tiết máy ngành hàng không vũ trụ - Thiết bị kĩ thuật điện Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lí nước ta (3đ) ĐÁP ÁN: * Đặc điểm vị trí địa lí:(0,5 đ) - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùng Đông Nam Á - Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn - Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải,đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng - Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. * Ý nghĩa của vị trí địa lí: - Ý nghĩa tự nhiên: (1,0) + Do vị trí từ vĩ độ 23023/B đến 8034/B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, chan hòa ánh nắng. + Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. + Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông. Vì thế thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi. + Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành. + Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú. + Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo. + Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai - Về kinh tế: (0,5) + Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực tây nam Trung Quốc. + Vị trí nước ta có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Về văn hóa – xã hội: (0,5) Việt Nam nằm ở nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực, tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển. - Về an ninh – quốc phòng: (0,5) + Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới + Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc. Câu 4: So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? (3 đ) ĐÁP ÁN: (mỗi đặc điểm 0,5 đ) Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Phạm vi Ranh giới phía tây – tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Địa hình - Hướng vòng cung của địa hình (4 cánh cung) - Đồi núi thấp. Độ cao trung bình khoảng 600m - Nhiều địa hình đá vôi - ĐB. Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo - Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh - Hướng TB – ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển - Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng,… Khoáng sản có: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit,… Khí hậu - Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít mưa - Khí hậu thời tiết có nhiều biến động. - Gió mùa ĐB suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp) - BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn, vào tháng 8 đến tháng 12, tháng 1. Lũ tiểu mãn tháng 6. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng TB – ĐN và hướng vòng cung Sông ngòi hướng TB –ĐN (ở BTB hướng T – Đ) sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện. Thổ nhưỡng, sinh vật - Đai cận nhiệt đới hạ thấp - Trong thành phần rừng có các loài cây cận nhiệt (dẻ,re) và động vật Hoa Nam Có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên đất muàn thô, đai ôn đới > 2600m. Nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư. Câu 5: Trình bày đặc điểm nguồn lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta? ĐÁP ÁN: * Đặc điểm nguồn lao động: (0,75) - Nguồn lao động nước ta rất dồi dào năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Nguồn lao nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng trên 1 triệu lao động. - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật và công nghệ. - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên, tuy nhiên nguồn lao động có trình độ cao ở nước ta vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề. * Sự chuyển dịch cơ cấu lao động: - Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (0,75)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochsg_cac_tinh_mon_dia_li_0211.doc
Tài liệu liên quan