. Hướng dẫn thực hiện 2 + 3 + 4 = 9
- GV viết: Tính: 2 + 3 + 4 lên bảng, yêu cầu hoc sinh đọc, sau đó yêu cầu hoc sinh tự nhẩm để tìm kết quả.
- Vậy 2 cộng 3 cộng 4 bằng mấy?
- Tổng của 2, 3, 4 bằng mấy?
- yêu cầu 1 hoc sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
- yêu cầu HS nhận xét và nêu lại cách thực hiện tính
116 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ Giáo án lớp 4 chỉnh sữa theo chuẩn kiến thức kĩ năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta còn nhiều đơn vị khác. Hôm nay, các em sẽ được biết đến đơn vị nhỏ hơn và đơn vị kế tiếp ngay sau giờ, đó là phút. Một giờ được chia thành 60 phút. 60 phút lại tạo thành 1 giờ.
- Viết lên bảng: 1 giờ = 60 phút
- Hỏi lại: 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
- Chỉ trên mặt đồng hồ và nói: Trên đồng hồ khi kim phút quay được một vòng là được 60 phút.
- Quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Tiếp tục quay kim đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nếu HS trả lời được thì GV khẳng định lại và ghi giờ lên bảng, sau đó yêu cầu HS đọc giờ, nếu HS không trả lời được thì GV giới thiệu: Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút.
- Hãy nêu vị trí kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút
- Quay kim đồng hồ đến 9 giờ 15 phút, đến 10 giờ 15 phút và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ.
- Tiếp tục quay kim đồng hồ đến 8 giờ 30 phút và giới thiệu tương tự như với 8 giò 15 phút.
- Yêu cầu HS nhận xét vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút.
- Yêu cầu sử dụng mặt đồng hồ cá nhân để quay kim đồng hồ đến các vị trí 9 giờ, 9 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút.
3. Luyện tập
Bài 1.
- Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ được minh hoạ trong bài tập.
- Đồng hồ thứ nhất đang chỉ ở mấy giờ? Em căn cứ vào đâu để biết được đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- 7 giờ 15 phút tối còn gọi là mấy giờ?
- Tiến hành tương tự với các mặt động hồ còn lại.
Bài 2.
- Hướng dẫn học sinh: để làm tốt bài tập này, đầu tiên các em cần đọc câu nói về hành động để biết đó là hành động gì, bạn Mai thực hiện nó vào lúc nào, sau đó tìm đồng hồ chỉ giờ tương ứng với hành động.
- Gọi một số cặp học sinh làm bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- Yêu cầu học sinh kể về buổi sáng của mình theo trình tự công việc như của bạn Mai trong bài vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến thời điểm diễn ra sự việc.
- Tuyên dương những học sinh kể tốt quay kim đồng hồ đúng.
4: Củng cố dặn dò
- Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà thực hành xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau.
- Xem trước bài mới
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- Đã được học về tuần lễ, ngày. Giờ.
- HS trả lời theo kinh nghiệm bản thân.
- 1 giờ bằng 60 phút.
- Quan sát đồng hồ và nói: Khi kim phút chỉ vào số 3.
- Kim phút chỉ số 6.
- Quan sát hình trong SGK.
- 7 giờ 15 phút vì kim giờ đang chỉ qua số 7, kim phút chỉ vào số 3.
- 7 giờ 15 phút tối còn gọi là 19 giờ 15 phút.
_ Học sinh làm bài theo cặp. Một học sinh đọc câu chỉ hành động, một học sinh tìm đồng hồ, hết một hành động thì đổi vị trí.
_ Một số cặp học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tuần 25 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim.
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị bài của HS.
- Nhận xét chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- Hỏi: Trong giờ học toán trước, các em đã được học về nội dung gì?
- Trong bài học này, các em sẽ được rèn kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
2. Hướng dẫn thực hành.
Bài 1.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu hoc sinh quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. (GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu học sinh đọc giờ).
- Yêu cầu học sinh nêu vị trí của kim đồng hồ trong từng trường hợp. Ví dụ: Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút?
- Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6 thì em đọc là 30 phút.
Bài 2.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn: để làm đúng yêu cầu của bài tập này, trước hết em cần đọc từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.
- Hỏi: 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ?
- Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối?
Bài 3.
- Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ.
- GV chia lớp thành các dội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cẩm mặt đồng hồ của các đội lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên thì đội đó thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
- Nhận xét tiết học và yêu cầu hoc sinh thực hành xem giờ trên dồng hồ hằng ngày.
- Học về phút, biết 1 giờ có 60 phút và học cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
- Giải thích: Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3.
- Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào?
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó một số cặp trình bày trước lớp.
Lời giải:
a - A; b - D; c - B; d - E; e - C; g - G;
- Là 17 giờ 30 phút.
- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.
- Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.
Tuần 26 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim.
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- Trong giờ toán này, các em sẽ tiếp tục rèn luyện cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1.
- Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu các em nêu giờ xảy ra của một số hành động. Để làm đúng bài tập này, trước hết các em cần đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh hoạ, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến.
- Yêu cầu học sinh kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- Hỏi thêm: (dành cho học sinh khá giỏi)
+ Từ khi các bạn ở chuồng voi đến lúc các bạn ở chuồng hổ là bao lâu?
Bài 2.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài phần a.
- Hỏi: Hà đến trường lúc mấy giờ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ
đến 7 giờ rồi gắn đồng hồ này lên bảng.
- Toàn đến trường lúc mấy giờ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình này lên bảng.
- Yêu cầu học sinh quan sát 2 đồng hồ và trả lời câu hỏi: Bạn nào đến sớm hơn?
- Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút?
- Tiến hành tương tự với phần b.
Bài 3.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Để làm đúng bài tập này, các em cần đọc kĩ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra, như vậy người được nhắc đến trong bài cũng sẽ làm với khoảng thời gian gần như thế.
- Em điền giờ hay phút vào câu a? vì sao?
- Trong 8 phút em có thể làm được gì?
- Em điền giờ hay phút vào câu b, vì sao?
- Vậy còn câu C, em điền giờ hay phút, hãy giải thích cách điền của em.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh tập xem giờ trên dồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
- Xem trước bài mời
- Học sinh tự làm bài theo cặp. 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh đọc giờ ghi trên đồng hồ. Một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp.
- Một số học sinh trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
- Là 15 phút
- Hà đến trường lúc 7 giờ. Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn?
- Hà đến trường lúc 7 giờ.
- 1 học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét
- Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút.
- 1 học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhâïn xét.
- Bạn Hà đến sớm hơn.
- Banï Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút.
- Suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- HS đọc đề
- Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ, không điền phút vì 8 phút thì quá ít mà mỗi chúng ta đều cần ngủ từ đêm đến sáng.
- Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở, …
- Điền phút, Nam đi đến trường hết 15 phút, không điền là giờ. Vì một ngày chỉ có 24 giờ. Nếu đi từ nhà đến trường mất 1 giờ thì Nam không còn đủ thời gian làm việc khác.
- Điền phút, em làm bài kiểm tra trong 35 phút là một tiết của em. Không điền giờ vì 35 giờ thì quá lâu, đến hơn cả một ngày, không ai làm bài kiểm tra lâu như thế cả.
Tuần 26 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
TÌM SỐ BỊ CHIA
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học)
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có gắn 3 hình vuông (tròn, tam giác…)
- Các thẻ từ: Số bị chia Số chia Thương
- Bảng phụ ghi BT 1.
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Trong bài toán này, các em sẽ được học cách tìm số chia chưa biết của một thương khi biết số chia và thương đó.
2. Hướng dẫn tìm số bị chia
a. Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Thao tác với đồ dùng trực quan
- Gắn lên bảng 6 hình vuông thành hai hàng như phần bài học trong SGK.
- Nêu bài toán 1: Có 6 hình vuông, xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông?
- Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng.
- Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên.
- Gắn các thẻ từ lên bảng để định danh tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên.
- Nêu bài toán 2: Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi hai hàng có bao nhiêu hình vuông?
- Hãy nêu rõ phép tính em tìm được số hình vuông có trong cả hai hình.
- Viết lên bảng phép tính nhân 3 x 2 = 6.
b. quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Trong phép chia 6: 2 = 3 thì 6 là gì?
- Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 là gì?
- 3 và 2 là gì trong phép chia 6: 2 = 3?
- Vậy chúng ta thấy, trong một phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia (hay bằng tích của thương và số chia)
3. Tìm số bị chia chưa biết.
- Viết lên bảng phép tính x : 2 = 5 và yêu cầu học sinh đọc phép tính trên.
- Hỏi: x là gì trong phép chia x: 2 = 5?
- Muốn tìm số bị chia x trong phép chia này ta làm như thé nào?
- Hãy nêu phép tính để tìm x
- Vậy x bằng mấy?
- Yêu cầu học sinh đọc lại cả bài toán.
- Như vậy chúng ta đã tìm được x bằng 10 để 10: 2 = 5
- Vậy: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
4. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi 1 học sinh đọc bài làm của mình để cả lớp theo dõi.
- Hỏi: Khi đã biết 6: 3 = 2 có thể nêu ngay kết quả của 2 x 3 không? Vì sao?
Bài 2.
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh tự giải thích cách làm của từng phần.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
- Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
- Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu kẹo ta làm như thế nào?
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
5. Củng cố dặn dò.
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc quy tắc tìm số bị chia, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Các thành phần của phép chia là số bị chia, số chia, kết quả của phép chia gọi là thương.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời: Mỗi hàng có 3 hình vuông.
- Phép chia 6: 2 = 3
- 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.
6
:
2
=
3
Số bị chia
Số chia
Thương
- Hai hàng có 6 hình vuông.
- Phép nhân 3 x 2 = 6
- 6 là tích của 3 và 2.
- 3 và 2 lần lượt là thương và số bị chia trong phép chia 6: 2 = 3
- Học sinh nhắc lại: Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
- Đọc: x chia 2 bằng 5.
- Là số bị chia.
- Ta lấy thương (5) nhân với số bị chia 2. (Ta tính tích của thương 5 với số chia 2)
- Nêu: x = 5 x 2
- x = 10
- Đọc bài toán: x : 2 = 5
x = 5 x 2
x = 10
- Nhiều học sinh nhắc lại kết luận.
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- Tự làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn để nhận xét và kiểm tra bài của mình.
- Nêu kết quả của 2 x 3 là 6 vì 2 và 3 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6: 3 = 2, còn 6 là số bị chia trong phép chia.
- Tìm x.
- 3 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
- HS đọc.
- Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo.
- Có 3 em được nhận kẹo
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. Đáp số: 15 chiếc.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Tuần 26 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b), Bài 3 (cột 1, 2, 3, 4), Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - Viết sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
tìm x:: x: 4 = 2 x: 3 = 6
- Nhận xét cho điểm học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài2. Luyện tập.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Yêu cầu học sinh giải thích cách làm bài.
Ví dụ: Vì sao trong phần a để tìm y, em lại thực hiện phép nhân 3 x 2?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại để học sinh trả lời.
Bài 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 2 phép tính của phần a:
x – 2 = 4
x: 2 = 4
- Hỏi: x trong 2 phép tính trên có gì khác nhau?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
- Như vậy, để tìm số bị trừ, các em cần thực hiên tính cộng giữa các phần còn lại cảu phép trừ với nhau, còn để tìm số bị chia các em lại thực hiện phép nhân các thành phần còn lại cảu phép chia với nhau.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chỉ bảng và yêu cầu học sinh đọc tên các dòng của bảng tính.
- Số cần điền vào các ô trống ở những vị trí của thành phần nào trong phép chia?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia, cách tìm thương trong một phép chia.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Hỏi:Tại sao ở ô trống thứ nhất em lại điền 5
- Hỏi tương tự với các ô trống còn lại để giúp học sinh nắm vững cách tìm số bị chia, tìm thương trong phép chia.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 can dầu đựng mấy lít?
- Có tất cả mấy can?
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Tổng số lít dầu được chia thành 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Tóm tắt
1can: 3 lít
6 can: …lít?
- Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
- Tổng kết tiết học, dặn dò học sinh ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra bảng con.
X: 4 = 2
X = 2 x 4
X = 8
X: 3 = 6
X = 6 x 3
X = 18
- Tìm y.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- Vì y là số bị chia, còn 3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia y: 2 = 3, vì thế để tìm số bị chia y chưa biết ta thực hiện phép nhân thương 3 với số chia 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x.
- x trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
- 2 học sinh lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung nếu cần.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Đọcï: số bị chia, số chia, thương
- Số cần điền là số bị chia hoặc thương trong phép chia.
- 2 học sinh trả lời.
Số bị chia
10
10
18
9
21
12
Số chia
2
2
2
3
3
3
Thương
5
5
9
3
7
4
- 1 học sinh lên bảng điền
- Vì ô trống thứ nhất ở vị trí thương trong phép chia có số bị chia là 10, số chia là 2, 10 chia 2 bằn 5 nên ta điền 5.
- Có một số lít dầu đựng trong 6 can, mỗi can 3 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- 1 can dầu đựng 3 lít.
- Có tất cả 6 can.
- Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.
- Ta thực hiện phép tính nhân 3 x 6.
- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 18 (l)
Đáp số: 18 l
Tuần 26 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU.
- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - Hình vẽ tam giác, tứ giác như trong phần bài học cảu SGK.
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tìm x: x: 3 = 5 X: 4 = 6
- Chữa bài nhận xét cho điểm học sinh
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tam giác.
- Vẽ lên bảng hình tam giác như phần bài hcọ và yêu cầu học sinh đọc tên hình.
- Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình.
- Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên chính là các cạnh của hình tam giác ABC. Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh, đó là những cạnh nào?
- Cạnh của hình tam giác (của một hình) chính là các đoạn thẳng tạo thành hình.
- Quan sát hình và cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA.
- Đây chính là độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
- Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC
- Hãy tính độ dài các cạnh AB, BC, CA.
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu?
- Tổng độ dài các cạnh hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu?
3. Giới thiệu cạnh và chu vi của hình chữ nhật
- GV giới thiệu nội dung này tương tự như giới thiệu cạnh và chu vi của hình tam giác.
4. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?
- yêu cầu học sinh làm bài theo mẫu.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2.
- Tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tương tự bài 1.
5. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nêu tên cạnh của một số hình tam giác, hình tứ giác, cách tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra bảng con.
X: 3 = 5
X = 5 x 3
X = 15
X: 4 = 6
X = 6x 4
X = 24
- Hình tam giác ABC.
- Đoạn thẳng: AB, BC, CA.
- Tam giác ABC có 3 cnạh đó là AB, BC, CA.
- Học sinh quan sát hình và trả lời: AB dài 3 cm, BC dài 5 cm, CA dài 4cm.
- 1 số học sinh trả lời.
- Học sinh thực hiện tính tổng:
3 cm + 5 cm + 4 cm = 12 cm
- Là 12 cm
- Chu vi của hình tam giác là 12 cm.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính chu vi của hình tam giác khi biết độ dài các cạnh.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh vì chu vi chính là tổng độ dài các cạnh của hình.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Tuần 26 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
+ Bài tập cần làm: Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - Các hình vẽ tam giác, tứ giác như trong SGK
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
3cm, 4cm, 5cm.
5cm, 12cm, 9cm.
8cm, 6cm, 13cm
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập..
Bài 2.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3
- Tiến hành tương tự như với bài tập 2.
Bài 4.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD.
- Vì sao?
- Có bạn nói hình tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD, theo em bạn đó nói đúng hay sai?
- Đường gấp khúc ABCD có gì khác so với đường gắp khúc ABCDE? (trong hai đường gắp khúc trên, đường gấp khúc nào có điểm đầu và điểm cuối phân bệt, đường gấp khúc nào có điểm đầu và điểm cuối không phân biệt?)
- Mỗi hình tam giác, tứ giác đều được tạo bởi một đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Chu vi của một hình cũng chính là độ dài đường gấp khúc tạo thành hình.
3. Củng cố dặn dò.
Chơi trò chơi: Thi tính chu vi.
- GV chuẩn bị một số hình vẽ hình tam giác có ghi số đo các cạnh. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để chọn hình theo nguyên tắc chọn hình có chu vi lớn nhất. Mỗi nhóm được chọn 3 hình vẽ sau đó tính chu vi của các hình này. Nhóm nào có tổng chu vi lớn nhất là nhóm thắng cuộc.
- Tổng kết cuộc chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Dặn dò học sinh về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra bảng con
- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 5 + 4 = 11 (cm)
Đáp số: 11cm
- Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
a) Độ dài đường gắp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
b) Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
- Độ dài đường gắp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD.
- Vì các độ dài các đoạn thẳng của đường gắp khúc bằng độ dài các cạnh của hình tứ giác.
- Bạn đó nói đúng.
- Đường gấp khúc ABCD là đường gấp khúc có điểm đàu và điểm cuối không phân biệt, đường gấp khúc ABCDE là đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối phân biệt nhau.
Tuần 27 Thứ…………… ngày……… tháng……… năm 2011
Môn :Toán
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU.
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính nó.
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: - Bảng phụ ghi BT1, 2.
Học sinh : xem trước bài mới
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
a)4cm, 7cm, 9cm
b) 12cm, 8cm, 17.
c) 11cm, 7cm, 15
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng
2. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1.
- Nêu phép nhân 1 x 2 và nêu yêu cầu học sinh chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 1 nhân 2 bằng mấy?
- Tiến hành tương ứng với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4.
- Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận trên
- Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 1 ; 3 x 1 ; 4 x 1
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân đó có gì đặc biệt?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
3. Giới thiệu phép chia cho 1.
- Nêu phép tính 1 x 2 = 2.
- Yêu cầu học sinh dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.
- Nêu: Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có được phép chia 2: 1 = 2
- Tiến hành tương tự như trên để ta rút ra các phép tính 3: 1 = 3 và 4: 1 = 4.
- Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1.
- Nêu kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
4. Luyện tập.
Bài 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
5. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các kết luận trong bài.
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc kết luận vừa học và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra bảng co