Bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 phần Lịch sử thế giới

Câu 20 : Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba ?

Vì : - Cuộc đấu tranh tuy không giành thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn

 lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo Cu-ba.

- Khẳng định một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường nhất định sẽ làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân Cu-ba.

BÀI 8: NƯỚC MĨ (TỪ 1945 ĐẾN NAY)

Câu 21: Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

 * Hoàn cảnh:

- Mĩ không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại dương là: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che chở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất.

- Mặt khác, nhờ chiến tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc buôn bán vũ khí cho hai bên.

 - Vì vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

 * Sự phát triển kinh tế của Mĩ:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

+ Trong những năm 1945 – 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,47%).

+ Nông nghiệp: gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.

+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân.

- Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ suy yếu tương đối và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia . Điều đó do nhiều nguyên nhân như: bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái, khủng hoảng chu kì, những chi phí quân sự khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược, sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội.

 

doc58 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 phần Lịch sử thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh của giai cấp Tư sản Dân tộc : + Mục tiêu : đòi một số quyền lợi về kinh tế (chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống độc quyền, đòi các quyền tự do dân chủ thích ứng với lợi ích và địa vị xã hội của mình. + Tính chất : phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc thể hiện tính chất cải lương. + Mặt tích cực : phong trào đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. + Hạn chế : hoạt động của họ chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ của chế dộ thực dân, phục vụ quyển lợi của các tầng lớp trên. - Phong trào đấu tranh của các tầng lớp Tiểu tư sản Trí thức : + Mục tiêu : chống cường quyền, áp bức; đòi các quyền tự do, dân chủ. + Tính chất : phong trào đấu tranh của tiểu tư sản mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét. + Mặt tích cực : có tác dụng thức tĩnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới. + Hạn chế : chưa được tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh mang tính chất bộc phát, xốc nổi, ấu trĩ. Câu 3 : Ở Việt Nam có những lực lượng chủ yếu nào đã tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919-1925? Hãy nhận xét về mục tiêu và hình thức đấu tranh của các phong trào đó ? (HSG TP 2013-2014) Lực lượng tham gia : Giai cấp Tư sản dân tộc; Các tầng lớp Tiểu tư sản trí thức; Giai cấp Công nhân. Nhận xét : - Giai cấp tư sản dân tộc; + Mục tiêu đấu tranh: vì quyền lợi kinh tế là chủ yếu. + Hình thức đấu tranh : phát động các phong trào ...(nhân dân tham gia đấu tranh...) ; báo chí....; lập Đảng, Lập Hiến.. + Sẵn sàng thỏa hiệp khi được kẻ thù ban phát quyền lợi. - Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức : + Mục tiêu đấu tranh : chủ yếu vì quyền tự do, dân chủ... + Hình thức đấu tranh: tập họp trong những tổ chức chính trị...Mít tin, biểu tình.., ám sát..., báo chí.. - Giai cấp công nhân : + Mục tiêu đấu tranh: vì quyền lợi kinh tế là chủ yếu, còn lẻ tẻ và tự phát, nhưng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị về sau ... + Hình thức đấu tranh : lập Công hội..., bãi công ... Câu 4: Trình bày mục tiêu và tính chất của cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925) ? Cho biết những điểm tích cực và hạn chế của các phong trào trên ? (HSG H 2013-2014) Phong trào đấu tranh của giai cấp Tư sản dân tộc : - Mục tiêu : Đòi quyền lợi về kinh tế (chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại khóa, chống độc quyền), đòi các quyền tự do dân chủ thích ứng với lợi ích và địa vị xã hội của mình) - Tính chất : Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc thể hiện tính chất cải lượng, thỏa hiệp. - Tích cực : có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. - Hạn chế : Hoạt động của họ chỉ mang tính chất cải lượng, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên. Phong trào đấu tranh của tầng lớp Tiểu tư sản trí thức : - Mục tiêu : Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tư do dân chủ. - Tính chất : Phong trào đấu tranh của tầng lớp Tiểu tư sản trí thức mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét. - Tích cực : Có tác dụng thức tỉnh yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới. - Hạn chế : Chưa tổ chức thành chính đảng (thiếu tổ chức) nên đấu tranh mang tính bộc phát, xốc nổi, ấu trĩ. Câu 5: Cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? Tại sao giai cấp công nhân Việt nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt nam ? (HSG H 2011-2012) Tư sản Việt Nam : Mấy năm sau chiến tranh, gia cấp Tư sản ra đời... Giai cấp Tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận : + Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. + Tư sản dân tộc : có khuynh hướng kinh doanh độcl lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ đó không kiên định, dễ thỏa hiệp. Tiểu Tư sản : - Tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô dẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp. - Trong khi đó, bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài, nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Giai cấp Công nhân : - Ra đời trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác lần thứ hai cả về số lượng và chất lượng. - Họ sống tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp... - Giai cấp Công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng : + Bị ba tầng áp bức bóc lột. + Quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân. + Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Giai cấp công nhân Việt nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt nam, vì : Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu anh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, nhất là của chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc, phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. BÀI 16 : HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925 Câu 6 : (HSG H 2008-2009) - Em hãy cho biết con đường cứu nước của Nguyễn Ai Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ? (HSG H 2014-2015) - Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ? - Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ý nghĩa gì? - Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ? * Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có mới và khác với lớp người đi trước: - Các nhà yêu nước như : + Phan Bội Châu tìm con đường sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc) để gặp gỡ chính khách của các nước đó, xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp và chủ trương dùng phương pháp bạo động để đấu tranh. + Phan Chu Trinh chủ trương đấu tranh bằng phương pháp cải lương nhưng đều không thành công. - Nguyễn Ái Quốc : + Tìm con đường đi sang phương Tây (Sang Pháp) – nơi có tư tưởng tư do, bình đẳng, bác ái, có nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn minh phát triển. + Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước là Chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác vì nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. (Vào giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước qua bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Từ đây Người khẳng định: ”Chỉ có Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây, người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III). * Những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên: - Sau một thời gian ở Liên Xô học tập kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới, cuối 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). - Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây và một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nồng cốt (6/1925). * Ý nghĩa của việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên : - Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thể hiện đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau. * Những hoạt động chủ yếu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: - Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo các bộ cách mạng. Báo Thanh niên được xuất bản (1925) làm cơ quan tuyên truyền của Hội. - Các bài giảng của Người được tập hợp lại, in thành cuốn ”Đường Cách mệnh” (đầu 1927). Báo Thanh niên và tác phẩm ”Đường cách mệnh” được bí mật chuyển về nước đã có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, tổ chức quần chúng cách mạng. Nhờ đó Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển nhanh chóng. - Một số người được chọn đi học ở Liên Xô và Trung Quốc. Đến tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có tổ chức cơ sở hầu khắp cả nước. - Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương ”Vô sản hóa”, đưa hội viên vào cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện , đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin , tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. Câu 7: Chứng minh phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia ? (HSG H 2009-2010) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi do giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản trí thức lãnh đạo. Với mục tiêu chủ yến là đòi quyền lợi về kinh tế, muốn vươn lên vị trí khá hơn trong nền kinh tế VN, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa(1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam kỳ của tư bản Pháp(1923) sử dụng báo trí để bênh vực quyền lợi của mình. Trong phong trào một số tư sản và địa chủ lớn ở miền Nam đã thành lập ra Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đề ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm lôi kéo quần chúng làm áp lực với Pháp. Các cuộc đấu tranh do tư sản dân tộc phát động đã thu hút các tầng lớp nhân dân ở thành thị tham gia. Các tầng lớp Tiểu tư sản trí thức cũng tiến hành đấu tranh mạnh mẽ bằng nhiều hình thức đấu tranh phong phú như lập ra các tổ chức chính trị như: Tâm Tâm Xã, Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên để tập hợp lực lượng, lãnh đạo đấu tranh. Mặt khác họ còn sử dụng sách báo để tuyền truyền vận động yêu nước như xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam Trẻ, Người Nhà Quê, lập ra các nhà xuất bản tiến bộ như Cường Học Thư Xã, Nam Đồng Thư Xã, gây tiếng vang để cổ vũ thúc đẩy phong trào yêu nước như : Tiếng Bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái (6-1924). Hai cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân (tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ, công nhân, nông dân) tham gia, đó là cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu(1925) và phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926) diễn ra trong cả nước Phong trào dân tộc dân chủ công khai có ý nghĩa lịch sử lớn: thức tỉnh tinh thần dân tộc, ý thức dân chủ cho nhân dân Việt Nam tạo ra điều kiện thuận lợi để truyền bá các tư tưởng cách mạng như chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản vào các tầng lớp nhân dân yên nước. Tuy vậy, phong trào còn có mặt hạn chế như phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo còn bộc lộ tính chất cải lương, sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được thõa mãn quyền lợi, Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản còn bồng bột, xốc nổi, chưa có sự lãnh đạo thống nhất. Câu 8: Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Hãy nêu các phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 ? Em hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925? Em hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8/1925 có điểm gì mới so với phong trào công nhân trước đó ? (HSG H 2008-2009) *Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Những năm đầu sau CTTG thứ nhất tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát nhưng ý thức giai cấp đã phát triển làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn sau này. - 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập Công Hội bí mật do cụ Tôn Đức Thắng đứng đầu - Các cuộc đấu tranh của thủy thủ Pháp, Trung Quốc làm việc tại các cảng lớn: Hương cảng Áo Môn, Thượng Hải góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh. * Những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam những năm 1919-1925: - Năm 1922, đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. - Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,... - Tháng 8/1925 cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn là quan trọng nhất với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. * Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8/1925 có điểm mới hơn với phong trào công nhân trước đó: - Cuộc bãi công của Ba son có điểm mới là: công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tính đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc (kết hợp đấu tranh kinh tế với mục đích chính trị). - Chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng (đấu tranh tự giác). BAI 17: CACH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI Câu 9 : Năm 1929, ở Việt Nam, ba tổ chức Cộng sản đã ra đời như thế nào ? Vì sao phải tiến hành hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng cộng sản thống nhất ? (HSG H 2011-2012) Ba tổ chức Cộng sản ra đời : - Năm 1928-1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, bặc biệt là phòng trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, cần hình thành một đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập và tự do... - Hơn nữa, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, dẫn tới sự phân chia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành hai tổ chức Cộng sản : + Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929) + An Nam Cộng sản Đảng (8/1929) + Điều này đã tác động đến Tân Việt từ lâu chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng tách ra để thành lập Đông Đương Cộng sản Liên đoàn (9/1929). => Như vậy , ba tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929. Phải tiến hành hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản thống nhất, vì: - Sự ra đời ba tổ chức Cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. - Nhưng cùng một lúc, ở một nước có ba tổ chức Cộng sản hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng là biểu hiện của của sự chia rẽ trong hàng ngũ những người cộng sản, gây cản trở cho phong trào cách mạng. - Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ gây tác hại đến lợi ích chung của cách mạng. - Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. - Trước tình hình đó, với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Hồng Kong-Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Câu 10: (HSG H 2010-2011) - Lập bảng so sánh ba tổ chức yêu nước cách mạng : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân đảng theo yêu cầu sau : Nội dung Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Việt Nam Quốc dân đảng Tân Việt Cách mạng Đảng T/g ra đời 6/1925 12/1927 7/1928 Lực lượng Công nhân, trí thức, thanh niên yêu nước Tư sản, Tiểu tư sản, Địa chủ, Công chức, Binh lính.. Nhiều tầng lớp gồm : Tiểu tư sản, Học sinh, Sinh viên Chủ trương - Đào tạo cán bộ cách mạng. - Tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước. - Chuẩn bị thành lập chính Đảng vô sản. - Theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho tư sản dân tộc. - Đánh đuổi giặc Pháp thiết lập dân quyền. - Tập hợp trí thức trẻ, Thanh niên, Tiểu tư sản - Chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hoạt động - Mở lớp huấn luyện chính trị. - Xuất bản sách báo như : Báo Thanh Niên - Thực hiện ”Vô sản hóa” - Bạo động khởi nghĩa. - Tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Bái. - Cử người dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam. - Chuẩn bị thành lập một chính đảng kiểu mới theo Chủ nghĩa Mac-Lênin BÀI 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỚI Câu 11 : - Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là đã thông qua những nội dung gì ? - Vì sao nói sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt nam ? (HSG H 2014-2015) - Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ ? (HSG H 2013-2014) Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng Sản VN : - Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong. - Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản. - Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một ĐCS duy nhất, lấy tên là ĐCS VN. Nội dung Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 : - Từ ngày 6-1-1930, hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị : + Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. - Nhân dịp thành lập Đảng, Người cũng đã ra Lời kêu gọi. Nói sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt nam vì : (Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN ) (HSG H 2012-2013, 2014-2015) - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (từ tháng 10-1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. - Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. - Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. - Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. - Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khẳng định cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng CS VN 1930 có ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam: (HSG H 2013-2014) - Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. - Chính chương vắn tắt, Sách lược văn tắt, được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng. Câu 12: - Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt nam đầu năm 1930 ? (HSG H 2012-2013) - Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ? (HSG H 2013-2014) - Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian 1911 – 1930 ? (Em hãy phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ?) (HSG H 2009-2010, 2012-2013) Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CS VN đầu 1930: (HSG H 2012-2013) + Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam tại Hương Cảng - TQ. + Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một ĐCS duy nhất. + Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt. Đây được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. + Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập ĐCS VN. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM : (HSG H 2013-2014) Từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, rồi trở thành người Chiến sĩ Cộng sản kết hợp Chủ nghĩa yêu nước với Chủ nghĩa Quốc tế vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925), truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin , chuẩn bị thành lập Đảng. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta thông qua các sách- báo : Nhân đạo, Đời sống nhân dân, Đường cách mệnh... Đến năm 1929, ba tổ chức Cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng lẻ, công kích lẫn nhau. Yêu cầu của lịch sử cần phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Với thiên tài và uy tín của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt), đặt nền tảng cho đường lối cách mạng của Đảng ta. => Nguyễn Ái Quốc không chỉ là người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, mà còn là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho Cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 1911 - 1930: (HSG H 2012-2013) + Đến với CN Mác-Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng dắn cho dân tộc: kết hợp độc lập dân tộc với Chủ Nghĩa Xã Hội, gắn Cách mạng Việt Nam với Cách mạng Thế giới. + Chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập ĐCS Việt Nam. + Xác định đường lối đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của đảng. + Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc). + Trong Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng sản trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên, đề nghị các tổ chức cộng sản phải chấm dứt chia rẽ. .. Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng cộng sản VN. + Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng VN. + Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 13: (HSG H 2012-2013) - Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? - Tại sao nói ”Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng VN” ? Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Như câu .......... Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng VN. Trước khi ĐCS VN ra đời, mọi phong trào yêu nước đều thất bại vì bị khủng khoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo. Từ năm 1919 tới năm 1929, sau khi tìm thấy con đường cứu nước, NAQ tích cực hoạt động nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS VN. Tới năm 1928-1929, dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào VN, phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo phong trào. Đáp ứng yêu cầu đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929, nhưng ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản này thành một chính đảng duy nhất. Trước tình hình đó, với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản, NAQ về Hương Cảng (TQ) triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành ĐCS VN. BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1935 Câu 14: - Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tỉnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ? (HSG H 2010-2011 ) - Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. - Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ. - Các Ban Chấp hành Nôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docON THI HOC SINH GIOI 9_12425860.doc
Tài liệu liên quan