Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học

1. Tìm hiểu bản chất quy định thực hiện và điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

1) Bản chất của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

 Là sự lãnh hội tri thức diễn ra thông qua việc xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định cách thức nhằm giải quyết vấn đề.

 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề,

2) Quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

 Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:

 - Tạo tình huống có vấn đề

 - Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh

 - Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

 Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra:

 - Đề xuất các giả thuyết

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i được coi là một KTDH. - Có những PPDH chung cho nhiều môn học ( ví dụ: Phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, ) nhưng cũng có những PPDH là đặc thù của môn học ( ví dụ: phương pháp quan sát là phương pháp đặc thù của các môn tự nhiên và xã hội, khoa học,; phương pháp xử lý tình huống đóng vai là phương pháp đặc thù của môn Đạo đức,). - Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Ví dụ: Thuyết trình còn được gọi là bằng các tên như thuyết giảng, diễn giảng, sơ đồ tư duy còn được gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phương pháp dạy học tích cực 1) PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. 2) PPDH là một thành tố của quá trình dạy học. PPDH phải chuyển tải nội dung dạy học đến người học, phải nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. PPDH phải phù hợp với diều kiện dạy học cụ thể ( trình độ HS, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,) do vậy, nó rất linh hoạt, mềm dẻo, không cứng nhắc. 3) Khái niệm Ví dụ Quan điểm dạy học QĐDH là những định hướng mang tính chiến lược, là cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH. - Dạy học lấy HS làm trung tâm. - Dạy học phân hóa. Phương pháp dạy học cụ thể PPDH cụ thể là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp quan sát. Kỹ thuật dạy học KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. - Kĩ thuật chia nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật khăn trải bàn. 1. PPDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ những PPDH phát huy được tích cực, chủ động học tập của HS. 2. PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể mà bao gôm nhiều phương pháp cụ thể phù hợp với QĐDH tích cực. Chủ đề 2: Các dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực - Bốn dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực: + Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS. + Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. + Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác. + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Nội dung 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC Chủ đề 1: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 1. Tìm hiểu bản chất quy định thực hiện và điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. 1) Bản chất của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Là sự lãnh hội tri thức diễn ra thông qua việc xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định cách thức nhằm giải quyết vấn đề. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề, 2) Quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: - Tạo tình huống có vấn đề - Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh - Phát biểu vấn đề cần giải quyết. Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra: - Đề xuất các giả thuyết - Lập kế hoạch giải quyết vấn đề - Thực hiện kế hoạch Bước 3: Kết luận - Thảo luận kết quả và đánh giá - Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu - Phát biểu kết luận - Đề xuất vấn đề mới 3) Điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - HS phải nêu được điều chưa biết cần tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa cái chưa biết và đã biết. Trong đó cái chưa biết là yếu tố trung tâm của tình huống có vấn đề, sẽ được khám phá trong giai đoạn giải quyết vấn đề. - Các tình huống có vấn đề phải kích thích hứng thú nhận thức, tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá của học sinh. - Các tình huống có vấn đề phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. HS có thể tự phát hiện và giải quyết vấn đề. - Vấn đề đặt ra được phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề. Chủ đề 2: Phương pháp hợp tác thao nhóm nhỏ 2: Tìm hiểu bản chất, quy trình thực hiện và điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp thực hiện theo nhóm nhỏ a) Bản chất của phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ: Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp hợp tác nhóm, Bản chất của phương pháp này là tổ chức cho học sinh hoạt động theo từng nhóm nhỏ để HS thực hiện nhiện vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc, có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Năm yếu tố của hợp tác nhóm: - Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả của cả nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm. - Thể hiện trách nhiệm các nhân: Mỗi các nhân đều được phân công trách nhiệm Thực hiện một phần của công việc và tích ực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. - Khuyến khích sự tương tác: Trong quá trình làm việc, cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của nhóm. - Rèn luyện các kĩ năng XH: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn kĩ năng như lắng nghe tichq cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định. - Rèn kĩ năng đánh giá: HS cả nhóm thường xuyên cùng nhau rà soát đánh giá công việc đang làm để góp phần hoàn thiện các nhiệm vụ được giao và kết quả của nhóm. b) Quy trình thực hiện hợp tác theo nhóm nhỏ: Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp: GV cần phải lựa chọn nhiệm vụ tương đối khó, mà để giải quyết nó phải huy đông nhiều kinh nghiệm, ý kiến, công sức của nhiều học sinh. Những nội dung quá dễ không cần phải tổ chức hợp tác theo nhóm, chỉ mất thời gian không cần thiết. Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ Bước 3: Tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm: - GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc vấn đề cần tìm hiểu và phương pháp học tập cho cả lớp. - Phân công nhóm học tập và phân công vị trí việc làm cho cả nhóm: Tùy theo nhiệm vụ, quy mô nhóm có thể khác nhau, từ 2- 6 HS là tốt nhất. HS cần được ngồi đối diện với nhau để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập. - Giao nhiệm vụ cho mỗi HS: Mỗi nhóm có thể thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm đều được thực hiện cùng một nhiệm vụ. Cần quy định thời gian làm việc và sản phẩm cần đạt của mỗi nhóm. - Hướng dẫn hoạt động của nhóm HS: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động, HS làm việc cả nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và thống nha6at1 kết quả chung, thư kí ghi chép kết quả làm việc nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả học tập trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá kết quả; Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. - Gv nhận xét và tổng kết. c) Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp hợp tác nhóm nhỏ - Phòng học có đủ không gian - Bàn ghế dễ di chuyển - Nhiệm vụ học tập đủ khó - Thời gian đủ để học sinh làm việc và trình bày kết quả. - HS cần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng XH. Chủ đề 3: Phương pháp đóng vai 3. Tìm hiểu bản chất, quy trình thực hiện có hiệu quả phương pháp đóng vai 1) Bản chất của phương pháp đóng vai Đóng vai là PP tổ chức cho HS thực hành, “làm thủ” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PP nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện được hoặc vừa quan sát. 2) Quy trình thực hiện PP đóng vai Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau Bước 1: Gv nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm, Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai. Gv cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Trong khi Hs thảo luận và chuẩn bị đóng vai. Gv nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi Hs cần thiết. Bước 3: Các nhóm lên đóng vai Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn, về ý nghĩa và cách ứng xử. Bước 5: Gv kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp đóng vai - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ Hs và điều kiện , hoàn cảnh lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. - Tình huống phải có nhiều cách giải quyết. - Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp, không cho trước kịch bản, lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho Hs thảo luận và xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. - Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nau đảm nhận. - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai. Chủ đề 4: Phương pháp trò chơi 4. Tìm hiểu bản chất quy trình thực hiện và điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp trò chơi 1) Bản chất của phương pháp trò chơi: Phương pháp trò chơi là PP tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay luyện tập, thực hành vì thông qua trò chơi nào đó 2) Quy trình thực hiện PP trò chơi Bước 1: GV hoặc Gv cùng HS lựa chọn trò chơi Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện , điều kiện để thực hiện trò chơi. Bước 3: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho HS. Bước 4: Tổ chức cho HS chơi thủ (nếu cần thiết) Bước 5: HS tiến hành cách chơi Bước 6: Tổ chức đánh giá sau trò chơi Bước 7: Hướng dẫn HS thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 3) Điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp trò chơi - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh tiểu học, với quỹ thời gian và hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời không gây nguy hiểm cho học sinh. - Học sinh phải nắm được qui tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. Chủ đề 5: Phương pháp vấn đáp 5. Tìm hiểu bản chất, quy trình thực hiện và điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp vấn đáp 1) Bản chất của phương pháp vấn đáp Phương pháp vấn đáp là phương pháp, trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt 3 hình thức đàm thoại sau: Đàm thoại tái hiện: GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đó là hình thức được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học. Đàm thoại giải thích – minh họa: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để HS dễ hiểu, dễ nhớ. Hình thức này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn. Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để dẫn dắt HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng cả ba hình thức, tuy nhiên cần khuyến khích GV sử dụng hình thức đàm thoại tìm tòi. 2) Quy trình thực hiện phương pháp vấn đáp Ở tiểu học, GV thường tổ chức hoạt động của HS trong phương pháp hỏi đáp theo các bước sau: Bước 1: GV đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: GV chỉ định từng HS trả lời hoặc để HS tự nguyện trả lời (mỗi HS trả lời một câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên để thời gian cho HS suy nghĩ tìm câu trả lời). Bước 3: GV tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của HS. 3) Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp vấn đáp - GV cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà HS cần lần lượt tháo gỡ thì mới tìm được kết quả cuối cùng. - Để tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp hỏi – đáp, GV cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: GV hỏi HS; HS hỏi HS và HS hỏi GV. Nội dung 3 VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC Chủ đề 1: Vận dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Toán Tiết 111: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối I. Mục tiêu - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 5. Mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối như SGK. - Học sinh: Dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Khởi động - Ổn định - Kiểm tra bài cũ: Thể tích của một hình. - Gọi HS quan sát mô hình và so sánh thể tích các hình - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài. GV ghi bảng. * Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. MT: HS hình thành về biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo. Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1 dm và 1 cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó GV giới thiệu về đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. - GV giới thiệu: + Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. Xăng-ti-met khối viết tắt là cm3. + Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3. - GV đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đê-xi-mét khối, yêu cầu quan sát, và tự rút ra được mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. - GV kết luận về đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối, cách đọc và viết đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa 2 đơn vị này. - Gọi HS nhắc lại kết luận * Hoạt động 2: Thực hành. MT: HS biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. * Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV HD mẫu. Y/C HS tự làm bài vào SGK. - Yêu cầu 1 số HS thực hiện bảng lớp. - Yêu cầu HS đổi bài làm cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét. - GV đánh giá kết quả bài làm của HS. * Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề - Cả lớp làm bài 1a vào vở - Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm bài 2b - GV yêu cầu HS làm bảng phụ - Gọi HS nhận xét bài làm bảng phụ. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 2a) 1 dm3 = 1000 cm3 5,8 dm3 = 580 cm3 375 dm3 = 375 000 cm3 dm3 = 800 cm3 2b) 2000 cm3 = 2 dm3 154 000 cm3 = 154 dm3 490 000 cm3 = 490 dm3 5100 cm3 = 5,1 dm3 - GV nhận xét, giải thích lại cách làm nếu HS trình bày chưa chính xác, rõ ràng. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - GV tổ chức cho HS thi đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối - Liên hệ giáo dục HS - Nhận xét tiết học. - Hát - 2 HS thực hiện - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Theo dõi - Lắng nghe, nhắc lại - Quan sát - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Nhắc lại - Đọc - Làm bài vào SGK - Thực hiện bảng lớp - Nhận xét - Lắng nghe - Đọc - Thực hiện vào vở - HS khá, giỏi làm thêm bài 2b - Trình bày - Nhận xét - Lắng nghe - Thi đọc và viết các số đo - Lắng nghe - Lắng nghe Chủ đề 2: Vận dụng phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ Tập đọc Tiết 46: Chú đi tuần I. Mục tiêu - HS đọc đúng, trôi chảy, lưu loát; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài thơ. - Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích. - GD HS chăm ngoan, cố gắng học hành lớn lên xây dựng quê hương đất nước. II. Chuẩn bị - Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - HS đọc trước bài ở nhà, SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Khởi động - Ổn định. - KT bài cũ: Phân xử tài tình - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi: + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? + Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ? + GV nhận xét, đánh giá. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ. - Bức tranh này chụp hình ảnh gì? - Giới thiệu bài. Ghi tựa. * Hoạt động 1: Luyện đọc MT: HS đọc đúng, trôi chảy, lưu loát; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - 1 HS đọc cả bài thơ. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu bài thơ này gồm có mấy khổ thơ. - Bài thơ này gồm có mấy khổ thơ? - GV chốt ý: 4 khổ thơ - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ kết hợp sửa phát âm sai. - HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó. - HS đọc theo nhóm đôi. - Cho nhóm đọc lại - GV đọc mẫu * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. MT: Hiểu nội dung bài thơ và trả lời đúng câu hỏi. - HS đọc thầm bài thơ và trả lời từng câu hỏi: + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? + Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? - Gọi HS trả lời từng câu hỏi - GV nhận xét và chốt ý đúng. - Qua bài thơ này em hiểu được điều gì? - Nội dung chính của bài thơ này là gì? - GV kết luận: Sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ. MT: Đọc diễn cảm bài thơ và HTL bài thơ. - 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu xem bài thơ này ta đọc với giọng như thế nào? - Em thích khổ thơ nào nhất? - GV đọc mẫu 2 khổ thơ đầu. - 1 HS đọc lại. - HS khác nhận xét. - Cho HS đọc theo nhóm. - HS thi đua đọc diễn cảm theo 2 đội. - Cho HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ - Nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò - Qua bài học hôm nay em hiểu được điều gì? - Liên hệ giáo dục HS. - Về nhà đọc lại bài thơ. - Chuẩn bị tiết sau: Luật tục xưa của người Ê-đê. - Nhận xét tiết học - Hát - 2 HS - Lắng nghe - Quan sát - Trả lời - Lắng nghe - HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - Trả lời - Lắng nghe - Đọc nối tiếp lần 1 - Đọc nối tiếp lần 2 - Đọc theo cặp - Nhóm đọc lại - Lắng nghe - Đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung - HS trả lời - Viết vào vở - Nhắc lại - 1 HS đọc. Lớp đọc thầm - HS phát biểu - Lắng nghe - HS đọc lại - Nhận xét - HS đọc theo cặp. - Thi đọc theo 2 đội - Bình chọn bạn đọc hay nhất. - Nhẩm đọc thuộc lòng - Đọc thuộc lòng - Trả lời - Lắng nghe Chủ đề 3: Vận dụng phương pháp đóng vai Tập đọc Tiết 5 Lòng dân I. Mục tiêu - HS đọc đúng, trôi chảy, biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng văn bản kịch ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch - Hiểu: nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1. 2, 3) - HS biết thể hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu con người. II. Chuẩn bị - GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn kịch. - HS: vở, SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Khởi động - Ổn định - KT bài cũ: Sắc màu em yêu - Gọi HS đọc thuộc lòng những khổ thơ mà em thích và trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào? + Mõi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào? + Nêu nội dung hính của bài thơ. - GV nhận xét - Cho HS quan sát tranh. - Bức tranh này vẽ hình ành gì? - Giới thiệu bài. Ghi tựa. * Hoạt động 1: Luyện đọc MT: Đọc đúng văn bản kịch ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch Cách tiến hành - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. - Màn kịch này chia làm mấy đoạn? - Màn kịch chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến Thằng này là con. + Đoạn 2: Từ lời cai đến.Rục rịch tao bắn. + Đoạn 3: Phần còn lại - Cho HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa sai. - Cho HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc theo nhóm đôi - HS đọc toàn bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. * MT: Hiểu nội dung bài - Cách tiến hành - Đọc thầm và trả lời câu hỏi - Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? (Bị bọn giặc rượt đuổi, chạy vào nhà dì Năm.) - Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (Dì đưa cho chú chiếc áo để thay, rồi ngồi xuống chõng ăn cơm. Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán là chồng) - Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất? Vì sao? - Đoạn kịch này ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? - Nội dung chính đoạn kịch này là gì? (Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí, lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng) * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm MT: Đọc diễn cảm đoạn kịch. - Yêu cầu HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm tìm hiểu vở kịch này đọc với giọng như thế nào? - Vở kịch này đọc với giọng như thế nào? - HD đọc đoạn 1. - GV đọc mẫu - Gọi HS nhận xét - HS đọc lại. - Cho HS đọc theo nhóm đôi. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - GV hướng dẫn HS khá, giỏi đọc theo cách phân vai thể hiện được tính cách của từng nhân vật. - Cho HS thi đọc theo 2 đội. - Nhận xét. Tuyên dương. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò - Qua bài học hôm nay em hiểu được điều gì? - GD HS - Về nhà tập đọc diễn cảm màn kịch. - Nhận xét tiết học. - Hát - HS đọc + Trả lời - Nhận xét. - Quan sát - Trả lời - Nhắc tựa. - Lắng nghe - HS chia đoạn - HS đọc - HS đọc - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc. - Đọc màn kịch - Trả lời - Nhận xét, bổ sung - HS viết vào vở - HS đọc - Trả lời - Theo dõi - Nhận xét - Đọc lại - HS đọc theo cặp - HS thi đọc - HS khá, giỏi đọc phân vai - HS nhận xét đánh giá - HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe Chủ đề 4: Vận dụng phương pháp trò chơi Chính tả (Nghe- viết) Tiết 20: Cánh cam lạc mẹ I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. - Làm được BT (2) a. - Ngồi viết đúng tư thế, có thái độ học tập tốt. II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con, vở viết chính tả. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Khởi động - Ổn định. - KT bài cũ: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực - Đọc HS viết 1 số từ khó: chài lưới, khảng khái, vang dội - KT việc HS chữa lỗi ở nhà. - Nhận xét. - Giới thiệu bài. Ghi tựa. * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết chính tả MT: Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. - GV đọc lần 1. - Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả. - Kể tên các con vật có trong bài. - GV cho HS quan sát tranh: Cánh cam (Bọ rùa); Xén tóc (Bọ cánh cứng), ve sầu - Con vật nào có lợi? con vật nào gây hại cho mùa màng? - GV hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì? - GDMT: Bảo vệ loài vật có lợi, tiêu diệt những con vật gây hại cho mùa màng. - Yêu cầu HS đọc thầm tìm trong bài có những từ nào các em thường hay nhầm lẫn, dễ viết sai? - Gọi HS nêu từ khó - HDHS phân tích từ - Đọc từ khó - Cho HS viết từ khó vào bảng con. - Cho HS đọc từ khó. - Bài thơ này gồm có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ gồm có mấy dòng? Mỗi dòng thơ gồm mấy tiếng? - Khi viết ta viết như thế nào? - GV chốt: Khi viết ta viết thẳng hàng các chữ đầu dòng từ trên xuống.Viết hoa các chữ cái đầu dòng. Hết mỗi khổ thơ cách một dòng viết tiếp sang khổ thơ thứ hai. - GV đọc lần 2. - Lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế. - Ngồi viết đúng tư thế phòng được bệnh gì? - GV đọc từng câu sau đó đọc ngắt thành từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc toàn bài, HS soát lỗi. - HD HS soát lỗi. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi. - Nhận xét 5 – 7 vở - Nhận xét. KT số lỗi HS lớp. * Hoạt động 2: Làm bài tập - MT: Làm được BT2 a. + Bài tập 2a - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 a. Nêu yêu cầu. - GV cho HS làm vào SGK. Treo bảng BT 2a - GV cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mời bạn” - Cả lớp và GV cùng nhận xét., chốt kết quả đúng. - 1 HS đọc lại bài tập đã hoàn chỉnh. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Trò chơi: Thi viết đúng, viết đẹp. - Giới thiệu trò chơi - Phổ biến luật chơi - Cho HS thi đua theo 2 đội. - Nhận xét, tuyên dương. - Về nhà xem lại bài tập đã làm - Chuẩn bị bài tiết sau: Trí dũng song toàn - Nhận xét tiết học. - Hát - HS viết bảng con. - Vở - Lắng nghe. - Lắng nghe - Đọc thầm - Phát biểu - Quan sát. - Trả lời. - Trả lời. Nhận xét. - Lắng nghe. - Đọc thầm - Nêu từ khó - Phân tích từ. - Đọc từ khó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBOI DUONG THUONG XUYEN MODULE TH 15_12328264.doc
Tài liệu liên quan