+ Nội dung hoạt động (chia thành các phần nội dung theo từng thời gian).
+ Cách tổ chức hoạt động.
+ Số người/nhóm thực hiện.
+ Cách phân chia công việc trong nhóm, quan hệ giữa các thành viên trong nhóm; ai là người lãnh đạo; báo cáo cho ai?
+ Ai là người điều chỉnh hoạt động của các nhóm?
- Thời gian dự kiến
- GV cần xác định rõ thời gian cần thiết để triễn khai hoạt động, trong đó cần chú ý đến:
- Tổng thời gian dành cho hoạt động;
- Thời gian dành cho hoạt động triển khai hoạt động đến HS;
- Thời gian dành cho HS hoạt động nhóm;
- Thời gian tổng hợp và đánh giá kết quả.
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 42: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an chủ nhiệm câu lạc bộ:
Trong công việc chuẩn bị thì điều quan trọng là phải chuẩn bị nội dung sinh hoạt đầy đủ, có chất lượng, bằng những hình thức tổ chức khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng chương trình sinh hoạt cụ thể.
- Bước 2. Tiến hành hoạt động của câu lạc bộ:
Câu lạc bộ hoạt động có định kỳ, vì vậy mọi hoạt động diễn ra đều phải theo một chương trình đã được chuẩn bị sẵn.
- Bước 3. Kết thúc hoạt động:
Mỗi câu lạc bộ khi kết thúc một chương trình hoạt động của mình có thể cho HS phát biểu cảm tưởng, đưa ra những khuyến nghị mới cho hoạt động của câu lạc bộ.
* Ưu điểm:
- Tạo cơ hội để mọi HS thể hiện khả năng của mình thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú.
- Khuyến khích HS phát triển năng lực cá nhân, tạo điều kiện giúp các em có thái độ, hành vi đúng đắn.
* Hạn chế:
- Thời gian dành cho sinh hoạt câu lạc bộ thường ít vì HS phải tham gia các hoạt động khác theo yêu cầu của nhà trường.
- Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất định.
* Một số lưu ý:
- Nên chọn những chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ gắn với nhu cầu, hứng thú học tập, hoạt động xã hội của HS và cần xuất phát từ những vấn đề của thực tế địa phương.
- Thời giancho sinh hoạt câu lạc bộ nên cân đối với các hoạt động giáo dục khác.
d) Tham quan
* Mục tiêu: Tham quan là hình thức tổ chức dạy học được tiến hành ở ngoài nhà trường, trong thiên nhiên, hoặc trong nhà bảo tàng, khu triển lãm,... nhằm giúp HS thấy được các sự vật, hiện tượng trong môi trường "thực" (môi trường tự nhiên và thực tiễn xã hội), từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết và hoàn thiện tri thức cho HS, gây hứng thú học tập cho các em.
* Cách tiến hành:
Bước 1. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV:
+ Xác định mục đích tham quan.
+ Xác định địa điểm tham quan.
+ Xác định thời gian tham quan.
+ Lộ trình và phương tiện đưa HS tham quan.
+ Những thông tin cần thiết đưa ra trước khi tham quan như điểm của hiện trường tham
quan (Rừng ngập mặn Hải Phòng, Vườn quốc gia Cúc Phương, Đơn vị nghiên cứu về năng lượng sạch...)
+ Các câu hỏi định hướng tham quan.
+ Các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
+ Các hình thức thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn, thu thập hiện vật và tư liệu, tranh ảnh...
+ GV cần đến trước địa điểm tham quan để dự liệu kế hoạch và dự kiến người hướng dẫn tham quan.
Người hướng dẫn tham quan thường là Gv, vì GV hiểu được trình độ nhận thức và tâm lí HS, đặc biệt đối với việc tham quan các cơ sở sản xuất và nhà bảo tàng.
+ Đối với cuộc tham quan xa, GV cần dự liệu cả việc ăn uống, túi thuốc cấp cứu, quần áo và nhắc nhở nghiêm ngặt về nội qui đường đi.
- Chuẩn bị của HS:
+ HS phải chuẩn bị giấy bút để ghi chép những thông tin cần thiết và nếu cần cả những túi đựng các vật thu thập (như hiện vật, tài liệu, tranh ảnh...)
+ HS có thể mang theo máy ảnh, máy ghi âm (nếu có điều kiện).
Bước 2. Tiến hành tham quan.
- GV dẫn HS đến địa điểm tham quan.
- Yêu cầu HS tôn trọng các qui định về giao tiếp xã hội, tiếp xúc với máy móc, hiện vật...đảm bảo an toàn.
- Tổ chức cho HS tham quan theo lộ trình và kế hoạch đã chuẩn bị.
- Trong quá trình tham quan, HS được quyền và khuyến khích đặt ra câu hỏi tìm hiểu sâu hơn theo định hướng của những câu hỏi GV đã nêu ra trước lúc tham quan.
Bước 3. Tổ chức tham quan:
- GV giải đáp những thắc mắc tồn tại của HS (nếu cần).
- Tổng kết tham quan có thể diễn ra dưới hình thức đàm thoại giữa GV và HS.Đối với HS lớp 4, lớp5 có thể cho HS thu hoạch dưới dạng trả lời câu hoi, khuyến khích trong bài viết có thêm sơ đồ, tranh ảnh minh họa.
- Dự kiến viết kế hoạch trưng bày các sản phẩm thu hoạch sau tham quan (bài viết, tranh ảnh, mẫu vật.)
- Đánh giá vể mặt nhận thức và tổ chức tham quan.
Ưu điểm:
- Tham quan giúp hs phát triển tư duy:sự chú ý, óc quan sát và tưởng tượng sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
- Tạo cơ hội cho các em tiếp cận với thực tiễn để nhận ra các sự vật , hiện tượng trong môi trường tự nhiên và những quy tắc giao tiếp trong xã hội, ý thức tuân thủ quy định tại điểm tham quan.. đồng thời còn nâng cao ý thức tập thể, tinh thần tương trợ với các bạn học và với nhân dân.
- Tạo ra hình thức vận động cơ thể phù hợp với tính hiếu động của trẻ em, góp phần giáo dục thể chất HS.
Hạn chế:
- Nếu không chuẩn bị cẩn thận và tổ chức cuộc tham quan tốt thì không những không đạt hiệu quả về mặt nội dung mà có thể xảy ra tai nạn trong quá trình tham quan .
- Đòi hỏi một số điều kiện nhất định (về thời gian, công sức, kinh phí nhất định..)
Một số lưu ý:
- Tìm hiểu trước địa điểm,chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS được thuận lợi.
- Dự kiến trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạch khắc phục.
- Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và đến nơi tham quan.
- Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp.
- Cuối đợt GV nhận xét về kết quả tham quan về nhận thức,kỉ luật học tập,an toàn
e) Điều tra
Mục tiêu: Điều tra là một phương pháp tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sanh, khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp và kiến nghị. Chính vì vậy phương pháp tạo cơ hội để HS hiểu rõ thực tế địa phương từ đấy giúp các em có những đóng góp cho qu6 hương phù hợp với lứa tuổi.
Cách tiến hành
Bước 1. Xác định mục đich nội dung và đối tượng điều tra:
- Giáo viên xác định hướng cho HS về mục đích của việc điều tra hay nói cách khác phải trả lời cậu hỏi việc khảo sát điều tra nhằm mục đích gì?
- Nội dung điều tra phải đảm bảo gắn với chủ đề hoạt động phù hợp với trình độ học sinh không làm mất quá nhiều thời gian của HS.
- Đối tượng điều tra:các yếu tố khí hậu, sử dụng điện tại lớp học , trường học .
Bước 2. Tổ chức cho HS điều tra:
- Tùy theo mục đích, nội dung, tính chất của việc điều tra mà có thể tổ chức cho hs tìm hiểu, điều tra theo nhóm hoặc cá nhân, có thề thực hiện trong thời gian ngắn hoặc dài.
- Phân công cụ thề, rõ rang từng nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu cho từng cá nhân, nhóm và xác định thời gian phải báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn cho hs cách thức tìm hiểu điều tra để thu thập thông tin (quan sát tại hiện trường hoặc quan sát trực tiếp đối tượng; phỏng vấn: phỏng vấn miệng, phỏng vấn bằng phiếu; thu thập:hiện vật tư liệu, tranh ảnh, sách báo
- Hướng dẫn hs ghi chép cẩn thận và xử lí thông tin.
Bước 3. Tổ chức cho hs báo cáo kết quả điều tra:
HS báo cáo kết quả điều tra trước lớp và cả lớp cùng thảo luận, đánh giá , nhận xét, bổ sung kết quả công việc của nhau.
Ưu điểm:
- Phát triển và làm phong phú nội dung học tập. Giúp cải thiện quan hệ giữa GV và HS.
- HS được vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập thực tiễn.Vì vậy phương pháp này còn rèn luyện cho hs các kĩ năng như quan sát, đo đạc ngoài thực địa.
- Tạo điều kiện cho hs hiểu rõ thực tế địa phương , từ đấy giúp các em them yêu quê hương, đất nước.
Hạn chế:
- Khó khăn trong việc quản lí và tổ chức hoạt động của hs ở hiện trường. Bị động bởi thời tiết.
- Đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơnđể tiến hành so sánh với các phuương pháp khác.
Một số lưu ý:
- GV phải tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho hs đến điều tra.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS một cách rõ rang. Cụ thể.Đối với hs tiểu học cần phải có phiếu gợi ý cho hs ghi chép.
F) Chiến dịch
Mục tiêu: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động đến hs mà tới cả cộng đồng.Chính trong hoạt động này , hs có thể khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức”mình vì mọi người,mọi người vì mình”.Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như:Chiến dịch vì thành phố xanh, Bảo vệ làng cổ, Chiến dịch giờ Trái Đất, Chiến dịch vì những em bé có hoàn cảnh khó khăn.
Việc hướng dẫn HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm: tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của HS đối với các vấn đề xã hội; phát triển ở HS một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, thu nhập thông tin, đánh giá và kĩ năng ra quyết định.
Cách tiến hành: Các bước triển khai một chiến dịch có thể được tiến hành như sau:
Bước 1. Trang bị cho HS nhận thức và những thông tin về việc tham gia một chiến dịch cụ thể nào đó, sự cần thiết phải tham gia chiến dịch này.
Bước 2. Lựa chọn chiến dịch cần phát động để thực hiện (chương trình, kịch bản, thông tin, tư liệu, huy động nguồn lực)
Bước 3. Bồi dưỡng cho HS một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia chiến dịch.
Bước 4. Triển khai và giám sát các hoạt động cần thiết của chiến dịch.
Bước 5. Tổng kết và giám sát các hoạt động của chiến dịch.
Các chiến dịch nên được tổ chức vào dịp kỉ niệm các ngày lễ kỉ niệm trong năm như ngày thành lập Đội, ngày Hiến chương các nhà giáo
Ưu điểm:
- Tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của HS đối với các vấn đề xã hội cụ thể, có ý thức hành động.
- Tạo cơ hội cho HS được tập dượt tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
- Phát triển ở HS một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, thu nhập thông tin, kĩ năng ra quyết định.
Hạn chế:
- Đòi hỏi một số điều kiện nhất định (về nhân lực, thời gian, công sức kinh phí)
- Khó khăn trong việc quản lí chiến dịch nhất là đối với HS nhỏ.
Một số lưu ý:
- GV phải lựa chọn chủ đề chiến dịch cho phù hợp với đối tượng và đặc điểm địa phương.
- Xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy đông được.
- HS phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch.
NỘI DUNG 2: THIẾT KẾ HOẠT DỘNG GIÁO DỤC
1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh
Các thiết kế HĐGD cho HS được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của HS với ý đồ thiết kế của GV và cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- HS là trung tâm của quá trình dạy học: Hoạt động cần được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn HS vào những nhiệm vụ mở và có tính thực nghiệm cao. Các nhiệm vụ phải kích thích được khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của HS trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Xác định được những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn: GV khi thiết kế hoạt động phải có các mục tiêu rõ rang gắn với các chuẩn của HĐGD (về kiến thức,kĩ năng, và thái độ) và tập trung vào những hiểu biết của HS.
- Phải có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên: GV cần phải xác định ngay từ khi triển khai, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác nhau.
- Phải có lien hệ với thực tế: HĐGD phải gắn với đời sống thực tế của HS.Từ đó, HS có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, lien hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực cần tìm hiểu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại.
2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh
Để HĐGD thành công, GV phải có sự chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo, GV phải phác họa được các bước cụ thể trong đầu. Về cơ bản, thiết kế HĐGD bao gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu giáo dục cụ thể
Bước 2. Thiết lập các ý tưởng.
Bước 3. Lập kế hoạch đánh giá.
Bước 4. Thiết kế các hoạt động.
MẪU THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
Tên HĐGD
1. Tiêu đề hoạt động
- Tóm tắt
- Ý tưởng
- Cách chia nhóm
- Cách thức thực hiện
- Thời gian thực hiện
- Mục tiêu
2. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ - thảo luận toàn lớp – xác định kế hoạch chung – phân chia nhóm (Nhóm 1,2,3,); thời gian thảo luận – phân công công việc – thực hiện – đánh giá kết quả.
* Hoạt động 2: Giám sát,điều chỉnh,phối hợp hoạt động các nhóm hoạt động. Trong suốt quá trình hoạt động,các nhóm thường xuyên báo cáo tình hình cho GVCN. Các nhóm có thể hoạt động độc lập cùng thời gian hoặc đôi khi có sự phối hợp theo như kế hoạch đã dự định ban đầu, hoặc sản phẩm của nhóm này sẽ là khởi đầu hoạt động của nhóm kia tùy theo trình độ của HS mà GV quyết định.
* Hoạt động 3: Làm việc chung toàn lớp:
Đánh giá kết quả hoạt động từng nhóm và toàn lớp.
Các bước này được cụ thể hóa trong thiết kế HĐGD như sau:
- Tên HĐGD
- Tiêu đề hoạt động.
Xuất phát từ ý tưởng, hãy đặt một cái tên thật hay và ấn tượng.
- Tóm tắt:
Cần xác định cụ thể nội dung có liên quan đến ý tưởng, sau đó tóm tắt ngắn gọn hoạt động, trong đó nêu vai trò của HS, sản phẩm mà GV mong muốn HS thực hiện, các kiến thức, kĩ năng mà GV mong muốn HS đạt được.
- Ý tưởng hoạt động: Gv cần hình dung và có ý tưởng rõ rang, rành mạch về những vấn đề sau như thế nào.
- Về việc chia nhóm HS: Trước khi chia nhóm HS< GV cần suy nghĩ để chia nội dung thể hiện thành các gói nhỏ khác nhau. Cách phân chia này được tiến hành tùy theo trình độ của HS(khả năng làm việc nhóm,khả năng tổ chức, trình độ kiến thức hiện có )
Ví dụ: Tổ chức Tết trung thu
Lớp1: Các em tham gia hoạt động trung thu do hội PHHS và các anh chị khối lớp lớn tổ chức: tham gia các trò chơi, tham gia rước đèn, tham gia phá cỗ Trung thu.
Lớp1: HS tham gia trang trí lớp theo chủ đề Trung thu, biểu diễn múa sư tử và tổ chức các trò chơi nhân gian. Trên cơ sở ý tưởng đó, GV sẽ chia HS trong lớp thành 4 nhóm lớn: nhóm trang trí (8-10HS), nhóm múa sư tử (1-9HS) và nhóm trò chơi nhân gian (12HS), nhóm hỗ trợ tổ chức liên hoan (các HS còn lại).
HS được chia theo các nguyên tắc chia nhóm đã trình bày ở Module TH41.
Lớp 5: Ngoài việc tổ chức trung thu cho lớp còn tham gia hỗ trợ tổ chức Tết trung thu cho các em lớp 1,lớp 2(múa sư tử, tổ chức trò chơi nhân gian).Vì thế số nhóm ở lớp 5 sẽ tăng lên. Mức độ phối hợp tổ chức hợp tác diễn ra không chỉ trong một nhóm mà còn giữa các nhóm.
Tuy GV đã có kế hoạch chia các nhóm khác nhau nhưng việc thu hút ,lôi cuốn hstham gia xây dựng nội dung trước khiGV ra quyết định là cần thiết :Chúng ta sẽ lam những việc nao để chuẩn bị đón tết trung thu? Mỗi việc cần bao nhiêu người? Thời gian chuẩn bị là bao nhiêu?Em muốn mời bạn nào làm cùng em? Đây là cơ hội giáo dục những KNS quan trọng của HS như biết chia sẻ ý tưởng,tư duy sang tạo, kĩ năng phân tích phê phán, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cục, trình bày, thuyết phục
- Về việc HS bằng cách nào sẽ thực hiện được nhiệm vụ của mình: GV cần hình dung tước những cách thức HS có thể thực hiện nhiệm vụ của nhóm. GV có thể hỗ trợ HS bằng những câu hỏi định hướng sau: Để làm việc này, em cần những vật liệu gì? Những vật liệu đó có thể lấy từ đâu? Số lượng từng loại vật liệu là bao nhiêu? Khi nào lấy? Thực hiện việc đó theo trình tự nào? Em thấy còn khó khăn nào? Ai giám sát công việc của nhóm? Báo cáo kì kết quả hoạt động của nhóm cho ai (bạn nào? Cô?) và vào thời gian nào? Dưới hình thức nào?
Ví dụ nhóm múa sư tử: HS quan tâm đến những vật liệu:đầu sư tử, vải để làm đuôi sư tử, mặt nạ phỗng,quần áo múa sư tử, trống. Trong nhóm có ai đã biết múa sư tử, ai biết đánh trống? Nhóm có thể tập múa sư tử tại địa điểm nào? Tập vào thời gian nào?
- Về việc HS có những hình thức nào thể hiện sản phẩm của nhóm.
Mục tiêu:
+ Nội dung hoạt động (chia thành các phần nội dung theo từng thời gian).
+ Cách tổ chức hoạt động.
+ Số người/nhóm thực hiện.
+ Cách phân chia công việc trong nhóm, quan hệ giữa các thành viên trong nhóm; ai là người lãnh đạo; báo cáo cho ai?
+ Ai là người điều chỉnh hoạt động của các nhóm?
- Thời gian dự kiến
- GV cần xác định rõ thời gian cần thiết để triễn khai hoạt động, trong đó cần chú ý đến:
- Tổng thời gian dành cho hoạt động;
- Thời gian dành cho hoạt động triển khai hoạt động đến HS;
- Thời gian dành cho HS hoạt động nhóm;
- Thời gian tổng hợp và đánh giá kết quả.
Khi GV sắp xếp lịch trình thời gian hợp lí và chặt chẽ, khả năng thành côn của hoạt động sẽ cao hơn, Tùy theo số lượng thời gian dành cho từng gói nội dung,GV cũng như HS phải biết tự điều chỉnh khối lượng công việc của mình. Nếu thời gian trang trí lớp kéo dài một tuần thì nhóm trang trí sẽ có nhiều sản phẩm trang trí hơn khi chỉ có 3 ngày. Tết trung thu
TT
Tên nhóm
Công việc
Thời gian
Hạn cuối
1
Nhóm trang trí
Gấp,làm đèn lồng
4 ngày
Ngày 12
Vẽ mặt nạ
1 ngày
Làm dây hoa
3 ngày
2
Nhóm
Tập múa đầu sư tử
6 ngày
Ngày 14
3
Trò chơi nhân gian
Trò chơi 1
2 ngày
Ngày 14
Trò chơi 2
2 ngày
Trò chơi 3
2 ngày
4
Nhóm hỗ trợ tổ chức liên hoan
Xếp bàn ghế
Bày mâm cỗ
2 tiếng
Ngày 14
5
Giới thiệu về Tết trung thu
Tìm hiểu lịch sử Trung thu
5 ngày
Ngày 13
Những cách thức tổ chức Tết Trung thu ở các miền đất khác
Mục tiêu: GV cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và mục tiêu về sản phẩm.
- Mục tiêu về kiến thức: Sau khi kết thúc hoạt động, HS cần đạt được tiêu chí gì?
Ví dụ: Hoạt động Tết trung thu:
* Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết được lịch sử Tết trung thu, các phong cách đa dạng trong Tết trung thu, có những cảm xúc vui vẻ, hài long khi cùng nhau chuẩn bị đón Trung thu.
- Kĩ năng: Lập kế hoạch và thực hiện theo nhóm, biết thảo luận, thương lượng, thuyết phục lắng nghe những ý kiến của người khác, rèn thêm những kĩ năng của bản thân như vận động, thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng hội họa, cảm nhận được niềm vui, biết hợp tác khi làm việc giữa các cá nhân và các nhóm.
- Thái độ: Biết thể hiện lòng biết ơn trước sự quan tâm của người lớn (bố mẹ, thầy cô), tôn trọng và chia sẻ, cảm thông với bạn, biết thể hiện sự quan tâm tới bố mẹ, thầy cô và bè bạn.
Tiến hành hoạt động
Tập trung vào các việc làm của HS, các việc và thực hiện công việc cho từng nhóm và phiếu nhật kí làm việc của từng nhóm như sau:
Phiếu phân công công việc và thực hiện hoạt động của nhóm:
Họ và tên
Công việc nhóm phân công, quá trình thực hiện
Thời gian thực hiện
Vai trò trong nhóm
Ghi chú
1
Nhóm trưởng
2
Nhóm phó
3
Thư kí
Thành viên
Nhật kí làm việc của nhóm
Họ và tên
Công việc nhóm phân công, quá trình thực hiện
Kết quả
Ghi chú
Ngày ..
Ngày .
.
Tổng hợp
Trong quá trình hoạt động, GV cần chú ý nếu HS tiếp thu chậm hoặc bắt đầu làm quen với hoạt động thì:
- Cho thêm thời gian.
- Hỗ trợ thêm từ GV và phụ huynh HS.
- Điều chỉnh phân công nhiệm vụ nếu cần.
Đối với những HS giỏi trong một lĩnh vực nào đó. GV nên:
- Sử dụng HS như một chuyên gia.
- Khuyến khích HS truyền đạt lại kinh nghiệm cho các HS khác.
Thiết bị và tài liệu:
- Máy ảnh;
- Máy quay phim;
- Máy tính;
- Kết nối internet;
- Máy chiếu;
- Tài liệu từ internet;
- Ảnh HS tự chụp;
- Các tài liệu HS thu thập từ các nguồn khác;
- GV liệt kê ra những thiết bị và tài liệu cần thiết trong quá trình thực hiện.
NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
1.Thành phố mến yêu
1.1. Tiêu đề: Thành phố mến yêu
1.2. Tóm tắt: Hà Nội là một thành phố cổ kính ngàn năm tuổi. Hưởng ứng Năm du lịch các em sẽ đóng vai một công ti du lịch thiết kế một chuyến du lịch nhằm giới thiệu cho du khách một số địa danh nổi tiếng của thành phố.
1.3 Ý tưởng
- GV sẽ chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm từ 6 đến 8 thành viên). Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ như một công ti du lịch, thiết kế một chuyến du lịch nhằm giới thiệu cho khách tham quan.
- HS sẽ nghiên cứu các kiến thức có liên quan đến các địa danh.
- HS sẽ đi thực tế, chụp ảnh hoặc sưu tầm tranh, ảnh và tài liệu (từ sách, báo, internet ) có liên quan đến các địa danh.
- HS sẽ dựa trên các kiến thức và sản phẩm thu được để xây dựng sản phẩm của nhóm.
1.4. Thời gian dự kiến: 1 tháng
1.5. Mục tiêu
HS có thể:
- Biết được một số địa danh nổi tiếng, nắm được các kiến thức lịch sử có liên quan đến địa danh đó.
- Thiết kê mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan đến địa danh (lịch sử, văn hóa, lối sống, giá trị); biết cách nhìn vấn đề về một địa danh lịch sử từ nhiều góc độ khác nhau như văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, hợp tác cùng giải quyết các mục tiêu của hoạt động.
- Hình thành và tuyên truyền lòng tự hào về thành phố, quê hương.
Các KNS được giáo dục:
TT
Nội dung giáo dục kĩ năng sống
Mức độ thực hiện
1
Tự nhận thức
x
2
Xác định giá trị
x
3
Thể hiện sự tự tin
x
4
Giao tiếp
x
5
Lắng nghe/phản hồi tích cực
x
6
ứng xử văn hóa
x
7
Trình bày
x
8
Tư duy sáng tạo
x
9
Tìm kiếm sự hỗ trợ
x
10
Đặt mục tiêu
x
11
Ứng phó với căng thẳng
12
Quản lí thời gian
x
13
Kiểm soát cảm xúc
14
Tư duy phê phán
x
15
Giải quyết vấn đề
x
16
Đảm nhận trách nhiệm
x
17
Giải quyết mâu thuẫn
18
Thương lượng
x
Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận toàn lớp.
Phương pháp: động não, thảo luận nhóm.
1. Những địa điểm du lịch vàng
- Có 2 cách tổ chức:
+ GV nêu tên các địa danh, phân công cho nhóm HS theo cách bắt thăm (Hồ Gươm, Chùa Một cột, Nhà Thờ lớn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các phố cổ Hà Nội ).
+HS tự đề xuất địa danh – có sự thương lượng thỏa thuận giữa các nhóm để không có sự trùng lặp.
- GV yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu tên các địa danh lịch sử hoặc văn hóa nổi tiếng của Hà Nội mà em có ấn tượng sâu sắc?
+ Các địa danh này nằm ở vị trí nào của Hà Nội?
- HS thảo luận nhóm và quyết định chọn một số địa danh cho tour du lịch tại Hà Nội.
2. GV tiến hành cho HS thảo luận lớp để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng được một tour du lịch ở Hà Nội thú vị và chất lượng nhất? GV thống nhất các yêu cầu mà tour du lịch cần đạt.
3. HS được chia nhóm theo các địa danh: nhóm Nhà Thờ Lớn; nhóm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhóm Nhà hát lớn; nhóm Phố cổ Hà Nội, nhóm Hồ Tây.
GV giao cho nhóm phiếu giao việc, phiếu phân công công việc và thực hiện, nhật kí của nhóm và một số tư liệu liên quan đến địa danh Trong phiếu giao việc đã ghi các việc làm để có một tour du lịch đạt yêu cầu.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Các nhóm tìm hiểu phiếu giao việc, phiếu phân công công việc và nhật kí thực hiện hoạt động nhóm để thảo luận và phân công công việc cho nhau. GV quy định các nhóm cần báo cáo lại cho GV vào những thời điểm sau: sau khi lựa chọn cách thức và nội dung trình bày. Địa điểm và thời gian làm việc rất linh hoạt, tùy theo sự thỏa thuận giữa các bạn trong nhóm, HS làm việc không có sự giám sát và áp đặt chặt chẽ của GV, vì thế đây là cơ hội để các bạn thể hiện và kiểm nghiệm những KNS của bản thân.
Phiếu giao việc:
- Tên nhóm.
- Thời gian làm việc nhóm.
- Địa danh.
- Giới thiệu về địa danh: lịch sử hình thành, vị trí địa danh, mô tả, giá trị thời nay; sưu tầm các ảnh, bài hát, nhạc, thơ liên quan đến địa danh.
- Cách di chuyển đến địa danh: các phương tiện giao thông
- Những điều cần chú ý khi tham quan địa danh.
- Những việc có thể muốn làm (Mua đồ lưu niệm gì? ở đâu? )
Phiếu phân công công việc và thực hiện hoạt động của nhóm
Họ và tên
Công việc nhóm phân công, quá trình thực hiện
Thời gian thực hiện
Vai trò trong nhóm
Ghi chú
1
Sưu tầm các thông tin liên quan đến địa danh: lịch sử hình thành, vị trí địa danh, mô tả, giá trị thời nay bằng cách hỏi người quen, qua sách báo, qua mạng internet, đến thực địa.
Nhóm trưởng
Lập kế hoạch trình bày sau khi thảo luận nhóm: nội dung cần trình bày, hình thức trình bày.
- Ghép kết quả làm việc của các nhóm nhỏ vào nội dung trình bày của nhóm.
- Thảo luận và điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm. Phân công người trình bày và hỗ trợ trình bày.
2
- Sưu tầm các thông tin liên quan đến địa danh: lịch sử hình thành, vị trí địa danh, mô tả, giá trị thời nay.
- Thông báo kết quả làm việc vớ nhóm trưởng và thư ký.
3
- Sưu tầm các ảnh, bài hát, nhạc, thơ liên quan đến địa bằng cách hỏi người quen, qua sách báo, qua mạng internet, đến thực địa.
Chọn lọc các tư liệu có thể sử dụng sau khi thảo luận với thành viên số 4.
- Ghi nhật kí làm việc nhóm đều đặn.
- Thông báo kết quả làm việc nhóm với GVCN.
4
Sưu tầm các ảnh, bài hát, nhạc, thơ liên quan đến địa danh
5
- Tìm các cách thức di chuyển đến địa danh: xe buýt tuyến; xe xích lô, xe đạp, xe máy.
- Tìm hiểu các dịch vụ phục vụ khách du lịch: bản đồ lưu niệm, chụp ảnh; nhà vệ sinh, dịch vụ y tế, dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch, các thủ tục ra vào địa danh.
- Chọn lọc các tư liệu có thể sử dụng và cách thức sử dụng sau khi thảo luận với thành viên số 6.
- Thông báo kết quả làm việc với nhóm trưởng và thư kí.
6
- Tìm các cách thức di chuyển đến địa danh: xe buýt tuyến; xe xích lô, xe đạp, xe máy.
- Tìm hiểu các dịch vụ phục vụ khách du lịch: bán đồ lưu niệm, chụp ảnh; nhà vệ sinh, dịch vụ y tế, dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch, các thủ tục ra vào địa danh.
Thành viên
Nhật kí làm việc của nhóm
Thời gian
Tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao
Kết quả
Ghi chú
Ngày
Ngày ..
Tổng hợp
Hoạt động 3: Trình bày nhóm
- Thành lập ban giám khảo, tiêu chí đánh giá
- Trình bày của các nhóm:
+ Mỗi nhóm trình bày một ý tưởng tour du lịch để các nhóm khác cùng thảo luận và cho ý kiến phản hồi. Giáo viên nhấn mạnh vào câu hỏi “Làm thế nào để xây dựng được một tour du lịch ở Hà Nội thú vị và chất lượng nhất?” để học sinh xem xét lại ý tưởng về một tour du lịch của nhóm mình.
+ Các nhóm sẽ trình bày các sản phẩm của nhóm mình. Ban giám khảo, giáo viên và các nhóm khác nhận xét theo các bảng tiêu chí đánh giá và có phản hồi ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm.
- Thông báo kết quả của ban giám khảo; chọn nhóm có sán phẩm du lịch hay nhất. Lớp sẽ tổ chức du lịch theo tour của nhóm đạt giải Nhất và nhóm đó sẽ trở thành hướng dẫn viê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BOI DUONG THUONG XUYEN MODULE TH 42_12328258.doc