Việc lựa chọn một địa điểm thích hợp cho bữa ăn trưa nhiều khi
khiến bạn khá đau đầu, đặc biệt nếu bạn không thông thông
thuộc thành phố. Và thậm chí ngay cả khi sống ở trong thành phố
của mình, vẫn có trường hợp bạn lựa chọn sai địa điểm. Ví dụ
như việc mời một khách hàng tiềm năng - người bị dị ứng với
tôm, cua, cá - đến một nhà hàng hải sản.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bữa trưa kinh doanh và những hớ hênh cần tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bữa trưa kinh doanh và những hớ
hênh cần tránh!
Trong kinh doanh, đôi khi các vấn đề quan trọng không
được bàn thảo tại văn phòng làm việc mà các bên sẽ có
được sự nhất trí cao trong những bữa ăn thân mật. Công
thức thành công cho một bữa ăn kinh doanh như vậy nhìn
bề ngoài có vẻ rất đơn giản. "Chúng ta cùng ra ngoài ăn trưa
nhé”, đôi khi bạn vẫn mời khách hàng hay đối tác bằng lời
đề nghị đó. Nghe thì có vẻ đơn giản, song thực tế nhiều khi
không phải như vậy.
Bữa trưa kinh doanh một mặt là bữa ăn đơn thuần, mặt khác là
cơ hội để các bên gặp gỡ bàn thảo công việc. Tuy đây không
phải cuộc gặp mặt chính thức, nhưng vẫn có một danh sách dài
các quy tắc bất thành văn cần phải tuân theo. Lúc này là thời
điểm để "khoe" sự hiểu biết ẩm thực của bạn. Có thể, trong
những bữa trưa như thế này, kiến thức về ẩm thực được đối tác
đánh giá cao không kém sự thông thạo về chuyên môn của bạn,
tuy nhiên, tại những bữa ăn này có thể bạn sẽ bộc lộ các yếu
kém về giao tiếp.
Để một bữa ăn trưa kinh doanh thành công không quá khó. Theo
cuộc thăm dò gần đây của Công ty quảng cáo và tiếp thị The
Creative Group thì hành động thô lỗ với nhân viên nhà hàng là
nguyên do số một khiến bữa ăn trở nên tồi tệ. Những lý do khác
là gì? Đó là việc đến muộn; phong cách ăn uống kém lịch sự;
cung cách ăn mặc không thích hợp.
Thương trường cũng không khác với đời thường bao nhiêu, sự
thô lỗ bao giờ cũng là điều làm người khác khó chịu, cho dù
không phải là bạn thô lỗ với đối tác mà là với nhân viên phục vụ.
Câu châm ngôn “mật ngọt chết ruồi” bao giờ cũng đúng. Sự đúng
hẹn hay cách sử dụng khăn ăn nói lên văn hóa con người bạn.
Và hiển nhiên, việc ăn mặc lịch thiệp là cách bạn thể hiện sự tôn
trọng đối tác.
Vậy đâu là những nguyên do chính làm hỏng một bữa trưa kinh
doanh hoàn hảo và làm thế nào để bạn tránh được điều này?
1. Lựa chọn sai nhà hàng.
Việc lựa chọn một địa điểm thích hợp cho bữa ăn trưa nhiều khi
khiến bạn khá đau đầu, đặc biệt nếu bạn không thông thông
thuộc thành phố. Và thậm chí ngay cả khi sống ở trong thành phố
của mình, vẫn có trường hợp bạn lựa chọn sai địa điểm. Ví dụ
như việc mời một khách hàng tiềm năng - người bị dị ứng với
tôm, cua, cá - đến một nhà hàng hải sản.
Có một số nhà hàng không thích hợp cho các bữa ăn kinh doanh.
Brooks Hurd, một nhà tư vấn kinh doanh tại Mỹ, nhớ lại một địa
điểm như vậy - nơi mà các đồng nghiệp của ông gặp gỡ để chúc
mừng một khách hàng vừa mới ra viện.
“Các món ăn được chuẩn bị khá tốt, nhưng không có gì nổi bật
cả”, Hurd kể lại, “Chất lượng không phù hợp với mức giá. Dịch vụ
khá nghèo nàn. Bữa ăn kéo dài nặng nề. Thậm chí lúc tráng
miệng, một bồi bàn vô tính đánh rơi chiếc bánh ga tô dâu tây
ngay trước mặt khách. Kết quả thật tệ hại!”.
Lời khuyên: Hãy tin tưởng những nhà hàng có nhiều khách
doanh nhân đến dùng bữa. Nếu bạn tự điều tra các nhà hàng ẩm
thực tại địa phương, sau đó vẫn nên hỏi một ai đó đang sống
trong cùng khu vực để xác minh cho lựa chọn của bạn.
Và đừng quên hỏi ý kiến của đối tác kinh doanh dùng bữa với
bạn. Sẽ thật sai lầm khi mời một người ăn chay tới nhà hàng kinh
doanh thịt bò bít tết.
2. Mời sai đối tượng.
Hãy thử hình dung vị khách hàng sẽ như thế nào nếu họ thấy bạn
đi cùng đứa con trai nhỏ tuổi tới bữa ăn trưa. Nếu ở địa vị của
bạn, chắc hẳn bạn cũng sẽ khó chịu khi phải ngồi ăn trưa với một
một đối tác khi họ đến cùng với con cái của mình.
Có những nơi hoàn toàn không thích hợp với trẻ con và bữa trưa
kinh doanh là một trong số đó. Và con cái không phải là khách
mời duy nhất có thể làm hỏng bữa trưa kinh doanh của bạn. Đó
còn có thể là vợ (hay chồng), các nhân viên thực tập hay thậm
chí là luật sư của công ty (khi mà các vấn đề pháp lý không cần
phải giải quyết trên bàn ăn).
Lời khuyên: Sau lời mời trực tiếp, bạn nên gửi một e-mail thông
báo danh sách khách mời. Tuy nhiên, lời lẽ trong e-mail không
nên quá nghiêm túc.
Rất đơn giản, bạn có thể viết như sau: “Thông báo để anh biết,
tôi đã đặt chỗ cho hai người tại nhà hàng Chez Pierre vào trưa
thứ Ba tuần tới. Anh thấy như thế có được không?”. Như vậy là
đủ để đối tác của bạn hiểu được thông điệp “Không người ngoài
nhé!”.
3. Ngồi sai bàn ăn.
Dịch vụ có thể rất tuyệt vời, nhưng bạn vẫn không thể thảo luận
về công việc kinh doanh được thì sao? Có một nhà hàng nổi tiếng
cho những bữa ăn trưa. Thức ăn ngon, dịch vụ tiện lợi và ở vị trí
đẹp nhất thành phố. Có gì sai lầm ở đây?
Hãy thử liên tưởng tới một cửa hàng bán bánh sandwich. Trong
suốt giờ ăn trưa, hàng trăm người ra vào liên tục gọi bánh, đặt
bánh tại quầy hàng tạo thành một đám đông nhốn nháo trước
bàn ăn của bạn. Đây rõ ràng không phải nơi lý tưởng để nói
chuyện về công việc kinh doanh.
Hoặc sẽ rất bất tiện khi bạn và người khách phải thì thầm để
tránh những người ngồi ở các bàn bên nghe thấy. Và quan trọng
hơn cả bạn phải đảm bảo để câu chuyện giữa bạn và đối tác
không muốn bị nghe trộm trong bữa ăn trưa.
Vị trí ngồi ăn lý tưởng nhất nên là ở một góc hay chỗ vắng vẻ,
hoặc ít nhất những khoảng trống giữa các bàn ăn phải đủ rộng rãi
để câu truyện kinh doanh sẽ không bị ai nghe thấy.
Lời khuyên: Khi chọn bàn ăn, hãy đề nghị người phục vụ chọn
cho bạn một chỗ kín đáo. Một vài nhà hàng có thể sẵn sàng dành
cho bạn một phòng ăn riêng nếu nó còn trống.
4. Vi phạm quy tắc giao tiếp.
Nên nhớ rằng trong bữa ăn kinh doanh có rất nhiều quy tắc bất
thành văn. Và trong giao tiếp kinh doanh, bạn luôn phải cẩn trọng
trong lời ăn tiếng nói của mình. Đối với người Mỹ, sẽ không thích
hợp chút nào nếu bắt đầu ngay vào công việc kinh doanh trước
khi người phục vụ mang thực đơn tới.
Tại các quốc gia khác, bạn sẽ không nói chuyện về công việc
kinh doanh cho đến khi chén rượu đầu tiên được rót đầy và chủ
nhà nâng cốc chúc mừng. Ở một nơi nào khác, việc gọi rượu có
thể bị xem không thích hợp.
Một doanh nhân có lẽ không bao giờ quên được vẻ mặt đầy ngạc
nhiên của đối tác khi hai người vừa ngồi xuống bàn ăn. Chủ nhân
đưa ra tấm danh thiếp và bắt đầu ngay câu chuyện về công việc,
còn khách mời là người đã có một thời gian dài sống ở châu Âu
và quen với việc bắt đầu câu chuyện kinh doanh một cách chậm
rãi. Trong khi đó, vị doanh nhân “ngốc ngếch” lại không cảm nhận
được sự bất tiện này, thế là bữa ăn trưa thất bại.
Lời khuyên: Có lẽ, bài viết này sẽ không đi vào chi tiết cụ thể về
các nghi thức giao tiếp kinh doanh. Tuỳ thuộc vào từng địa điểm,
từng quốc gia, từng dân tộc mà cung cách giao tiếp, ứng xử sẽ
khác nhau.
Địa chỉ tốt nhất để nghiên cứu về các nghi thức này có lẽ là trang
web Getcustoms.com - một trang web được xây dựng bởi các tác
giả của cuốn sách nổi tiếng viết về nghệ thuật giao tiếp trong kinh
doanh “Kiss, Bow or Shake Hands: How to Do Business in Sixty
Countries” (Hôn, cúi mình hay bắt tay: Giao dịch kinh doanh thế
nào tại trên 60 quốc gia). Trang web cung cấp những lời khuyên
bổ ích về cách suy nghĩ và giao tiếp khi bạn tiếp xúc với các đối
tác kinh doanh khác nhau.
5. Kết thúc câu chuyện không đúng cách
Việc kết thúc câu chuyện thường không kém phần quan trọng so
với việc bắt đầu bữa ăn. Sẽ bất lịch sự nếu thiếu một lời “cảm ơn”
lịch thiệp lúc kết thúc.
Cuối bữa ăn nên tổng kết lại cuộc thảo luận trước đó và có lời
mời xã giao nào đó trong tương lai. Nếu có thể, bạn hãy gửi e-
mail cảm ơn và hỏi đối tác xem bữa ăn như thế nào, mọi việc có
tốt đẹp không?
Điều quan trọng là nếu bữa ăn không được kết thúc với những
thỏa thuận mà bạn hy vọng, sẽ rất quan trọng với việc khép nó lại
bằng những lưu ý thích hợp. Bạn cần cảm ơn đối tác, thậm chí cả
khi bạn không mong muốn tiếp tục giao dịch với họ trong tương
lai.
Lời khuyên: Một trong những cách thức hiệu quả nhất để tránh
những kết thúc không mấy vui vẻ đó là tránh uống rượu, bia quá
nhiều. Nhiều bữa ăn đã kết thúc trong thất vọng với chai rượu
rỗng không.
Nhiều khi, bạn cho rằng nên đãi đối tác một chai rượu Martini
tuyệt vời, tuy nhiên, không phải là một sáng kiến tốt khi các bên
cần phải có sự tỉnh táo cần thiết để bàn thảo các vấn đề kinh
doanh quan trọng.
Cuối cùng, không phải lúc nào bữa ăn trưa kinh doanh cũng là
một ý tưởng thích hợp. Nếu bạn không cảm thấy khỏe hay công
ty của bạn đang gặp vấn đề khúc mắc cần giải quyết, bạn nên
xem xét đến việc huỷ bữa ăn trưa - nếu không vì công việc kinh
doanh của bạn thì ít nhất cũng vì sức khoẻ của bạn.
Còn nếu bạn vẫn quyết định có một ăn trưa kinh doanh với đối
tác, đầu tiên hãy dành chút thời gian để lựa chọn đúng nhà hàng,
mời đúng khách và ngồi đúng bàn ăn. Sau đó ứng xử theo một
cung cách thích hợp nhất để có thể thu được những kết quả đúng
như mong đợi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bua_trua_kinh_doanh_va_nhung_ho_henh_can_tranh_4768 (1).pdf