Các bài thực hành Vật lý 9

- Bước 5 : Tính giá trị công suất trung bình của quạt điện.

- Bước 6 : Rút ra nhận xét : Công suất của quạt điện không thay đổi khi hiệu điện thế không thay đổi.

- Bước 7 : Đối chiếu, so sánh với các kiến thức đã học. ( có thể Oát kế để đo trực tiếp công suất của các dụng cụ điện khi đang hoạt động.)

 

doc12 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 33242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bài thực hành Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BÀI THỰC HÀNH VẬT LÝ 9. Bài 1: Thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế. Mục tiêu : Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế. Chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm. II. Chuẩn bị dụng cụ : Các dụng cụ gồm có : 01 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị. 01 nguồn điện có thể điều chỉnh được các giá trị hiệu điện thế từ 0 đến 12V một cách liên tục. 01 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,01A. 01 vôn kế có GHĐ 12V và ĐCNN 0,1V. 01 công tắc điện. 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. Các bước tiến hành : R Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của ampe kế và vôn kế. Bước 2 : Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ. K Bước 3 : Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 đến 12V cụ thể như sau : + Lần 1 đặt nguồn điện có HĐT 3V, đóng khóa K, đọc số chỉ của vôn kế và ampe kế và ghi vào bảng báo cáo thực hành. Tính và ghi giá trị điện trở vừa tính vào bảng báo cáo. + Lần 2 đặt nguồn điện có HĐT 6V, đóng khóa K, đọc số chỉ của vôn kế và ampe kế và ghi vào bảng báo cáo thực hành. Tính và ghi giá trị điện trở vừa tính vào bảng báo cáo. + Lần 3 đặt nguồn điện có HĐT 9V, đóng khóa K, đọc số chỉ của vôn kế và ampe kế và ghi vào bảng báo cáo thực hành. Tính và ghi giá trị điện trở vừa tính vào bảng báo cáo. + Lần 4 đặt nguồn điện có HĐT 12V, đóng khóa K, đọc số chỉ của vôn kế và ampe kế và ghi vào bảng báo cáo thực hành. Tính và ghi giá trị điện trở vừa tính vào bảng báo cáo. Kết quả đo Lần đo Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) Điện trở () 1 2 3 Bước 5 : Tính giá trị trung bình cộng của điện trở. ( nếu xác định nhiều lần thì sai số càng nhỏ) Bước 6 : Rút ra nhận xét. Rx Rmẫu Bước 7 : Đối chiếu, so sánh với các kiến thức đã học. Có thể xác định điện trở bằng ôm kế hoặc sử dụng mạch cầu như hình vẽ : A Điều chỉnh con chạy C sao cho ampe kế chỉ số 0. Khi đó mạch cầu cân bằng.Ta có hệ thức: C B A (Rx / Rmẫu) = (l1 /l2) từ đó suy ra Rx và dùng thước đo giá trị l1 và l2 ta tính được Rx l1 l2 Một số đề thi I/- Lý thuyết: 1/- Có 5 bóng đèn loại 6V – 0,5A ( đèn A), một bóng đèn 6V – 3,5A (đèn B), một biến trở 12W - 4A, một nguồn điện không đổi 12V, các dây nối. Hãy vẽ các sơ đồ mạch điện có dùng biến trở để các đèn đều sáng bình thường. 2/- Có 3 bóng đèn: Đ1(110V-100W), Đ2 và Đ3 (110V-50W). a. Có thể mắc 3 bóng vào vào lưới điện 220V theo sơ đồ nào để các bóng đều sáng bình thường. Tính cường độ qua mỗi bóng. b. Muốn mắc 3 bóng đèn song song nhau vào cùng mạng điện 220V thì phải mắc thêm một điện trở phụ R theo sơ đồ nào để chúng sáng bình thường ? Tính điện trở phụ R. 3/- Cho hai sơ đồ mạch điện sau: R1 R1 R2 A A R2 Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch của 2 sơ đồ không đổi và có giá trị là 120V. Trong một sơ đồ Ampe kế chỉ 3A, sơ đồ còn lại Ampe kế chỉ 16A. Tính R1, R2. 4/- Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ: R1 R3 Biết: UAB = 12V, R1 = 3W, R2 = 1,5W, R3 = 2W, R4 = 6W. R2 Tính cường độ qua các điện trở. R4 5/- Trình bày phương pháp xác định giá trị một điện trở bất kỳ ( có sử dụng biến trở ). Nêu các đại lượng cần đo và tính toán. 6/- Có hai bóng đèn: Bóng I ghi (6V-0,5A), bóng II ghi (12V-3W). Hãy cho biết: a. Ý nghĩa của các con số ghi trên đèn. b. Hai bóng nầy có gì giống và khác nhau. 7/- Cho hai bóng đèn loại: (110V-100W) và (110V-10W). Có thể mắc 2 bóng với nhau rồi mắc vào nguồn điện 220V được không ? Hai bóng có sáng như mức bình thường không ? Tại sao ? 8/- Nêu các công thức xác định công suất tiêu thụ của một bóng đèn. Trình bày phương pháp xác định điện trở và công suất tiêu thụ của một bóng đèn bằng V-kế và A-kế. ( Cấp TP 98 - câu 7,8 thi cấp Tỉnh 99 ) 9/- Có hai loại điện trở 3W và 5W. Phải cần mỗi loại bao nhiêu điện trở để khi mắc nối tiếp chúng ta được điện trở tương đương của mạch là 55W. 10/- Ghép nối tiếp hai điện trở R1, R2 vào hai cực nguồn điện 6V thì mạch tiêu thụ công suất 6W. Nếu mắc song song hai điêïn trở nầy cũng vào nguồn điện trên thì công suất là 27W. Tính giá trị các điện trở . 11/- Thế nào là mắc song song các điện trở ? Nêu các kết luận về cường độ, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở khác nhau mắc song song. 12/- Cho mạch điện như hình vẽ. Bỏ qua các điện trở của Ampe kế. Biết: R2 R1 R3 R1 = R2 = 4W, R3 = 6W. Ampe A3 kế chỉ 1,2A. + A1 a. Hỏi số chỉ của các Ampe kế A1 , A2. U b. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu mạch. A2 - A3 II/- Thực hành: +Đề 1: Xác định điện trở: ( Cấp Tỉnh năm 2000 ) 1/- Sử dụng nguồn điện một chiều 12Vvà các dụng cụ cần thiết, vẽ sơ đồ và tiến hành bôù trí thí nghiệm để xác định điện trở X bất kỳ. 2/- Lần lượt thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở X từ 6V đến 12V. Đo các đại lượng cần thiết để xác định giá trị điện trở. Tính toán và trình bày kết quả vào bảng sau: Lần đo 1 2 3 3/- Dựa vào sơ đồ mạch điện sau, không dùng Vôn kế, chỉ sử dụng Ampe kế, hãy trình bày cách R tiến hành thí nghiệm để xác định giá trị điện trở X, nếu biết giá trị của biến trở R ( Giá trị của biến trở được đo theo phương pháp câu 1 ) X 4/-Lắp ráp mạch điện để xác định điện trở X theo phương pháp câu 3. Đo các đại lượng cần thiết để xác định giá trị điện trở. Tính toán và trình bày lết quả vào bảng: 5/- Nhận xét kết quả đo được của điện trở X theo hai phương pháp. Bài 2 : Xác định công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế. Xác định công suất của bóng đèn pin. Mục tiêu : Xác định được công suất của đèn điện bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được công thức P = U.I Chuẩn bị : Một nguồn diện 6V. 1 công tắc. 9 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm. 1 ampe kế có GHĐ 500mA và ĐCNN 10mA. 1 vôn kế có GHĐ 5V và ĐCNN 0,1V, 1 bóng đèn pin 2,5V – 1W 1 biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20W và chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A. K Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. C Đ Cách tiến hành : - + A X Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện như sau : V - + Bước 2 : Lắp mạch điện như hình vẽ và đặt biến trở có giá trị lớn nhất. Bước 3: Đóng khóa K, điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ U1 = 1V. Đọc và ghi số chỉ của I1 của ampe kế vào bảng báo cáo thực hành. Bước 4 : Tiếp tục như trên nhưng điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ lần lượt là U2 = 1,5V và U3 = 1,5V. Đọc và ghi số chỉ của I2 và I3 của ampe kế vào bảng báo cáo thực hành. Ngắt công tắc sau lần đo cuối cùng. Giá trị đo Lần đo Hiệu điện thế (V) cường độ dòng điện (A) Công suất của bóng đèn (W) 1 U1 = 1,0 I1 = P1= 2 U2 = 1,5 I2 = P2= 3 U3 = 2,0 I3 = P3= Bước 4 : Tính công suất của bóng đèn trong mỗi lần đo theo công thức P = U.I và ghi vào bảng báo cáo. Bước 5 : Rút ra nhận xét : Công suất của bóng đèn tăng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng và ngược lại. Bước 7 : Đối chiếu, so sánh với các kiến thức đã học. ( có thể Oát kế để đo trực tiếp công suất của các dụng cụ điện.) B. Xác định công suất của quạt điện. Mục tiêu : Xác định được công suất của quạt điện bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được công thức P = U.I Chuẩn bị : Một nguồn diện 6V. 1 công tắc. 9 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm. 1 ampe kế có GHĐ 500mA và ĐCNN 10mA. 1 vôn kế có GHĐ 5V và ĐCNN 0,1V, 1 quạt điện dùng dòng điện không đổi và chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A. 1 biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20W và chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A. K Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. Cách tiến hành : + + - - - M C A Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện như sau : + - V Bước 2 : Lắp mạch điện như hình vẽ và đặt biến trở có giá trị lớn nhất. Bước 3: Đóng khóa K, điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ U1 = 2,5V. Đọc và ghi số chỉ của I1 của ampe kế vào bảng báo cáo thực hành. Bước 4 : Tiếp tục như trên nhưng phải ngắt và đóng công tắc, điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ lần lượt là U2 = 2,5V và U3 = 2,5V. Đọc và ghi số chỉ của I2 và I3 của ampe kế vào bảng báo cáo thực hành. Ngắt công tắc sau lần đo cuối cùng. Giá trị đo Lần đo Hiệu điện thế (V) cường độ dòng điện (A) Công suất của quạt điện (W) 1 U1 = 2,5 I1 = P1= 2 U2 = 2,5 I2 = P2= 3 U3 = 2,5 I3 = P3= Bước 4 : Tính công suất của quạt điện trong mỗi lần đo theo công thức P = U.I và ghi vào bảng báo cáo. Bước 5 : Tính giá trị công suất trung bình của quạt điện. Bước 6 : Rút ra nhận xét : Công suất của quạt điện không thay đổi khi hiệu điện thế không thay đổi. Bước 7 : Đối chiếu, so sánh với các kiến thức đã học. ( có thể Oát kế để đo trực tiếp công suất của các dụng cụ điện khi đang hoạt động.) Bài 3 : Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun – Len-xơ I. Mục đích : - Vẽ được sơ đồ mạch điện của thí nghiệm kiểm nghiệm định luật Jun-len-xơ - Lắp ráp và tiến hành được thí nghiệm kiểm nghiệm mối quan hệ Q~I2 trong định luật Jun-len-xơ - Có tác phong cẩn thận, kiên trì, chính xác và trung thực trong quá trình thực hiện các phép đo và ghi lại các kết quả đo của thí nghiệm II. Chuẩn bị: 1 nguồn điện không đổi 12V-2A. 1 ampe kế có giới hạn đo 2A và ĐCNN 0,1A. 1 biến trở loại 20W - 2A. 1 nhiệt lượng kế có dung tích 250ml, dây đốt 6W bằng dây nicrom, que khuấy. 1 nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C đến 1000C và ĐCNN 10C. 170ml nước sạch ( nước tinh khiết ). K 1 đồng hồ bấm giây. C 5 đoạn dây nối. - + Chuẩn bị bảng báo cáo thực hành. III. Cách tiến hành. Bình nhiệt lượng kế chứa nước và có gắng nhiệt kế, que khuấy… Vẽ được sơ đồ mạch điện và hiểu rõ tác dụng của từng thiết bị. Lắp ráp các thiết bị theo sơ đồ. Thí nghiệm lần 1. Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I1 = 0,6A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó, bấm đồng hồ đo thời gian đun thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng báo cáo. Trong khi đun, thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 07 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiêt độ t02 của nước vào bảng. Sau đó ngắt mạch điện. Thí nghiệm lần 2. Để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ ban đầu t01 . Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I2 = 1,2A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó, bấm đồng hồ đo thời gian đun thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng báo cáo. Trong khi đun, thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 07 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiêt độ t02 của nước vào bảng. Sau đó ngắt mạch điện. Thí nghiệm lần 3. Để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ ban đầu t01 . Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I2 = 1,8A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó, bấm đồng hồ đo thời gian đun thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng báo cáo. Trong khi đun, thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 7 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiêt độ t02 của nước vào bảng. Sau đó ngắt mạch điện. Kết quả đo Lần đo Cường độ dòng điện I(A) Nhiệt độ ban đầu t01 Nhiệt độ cuối t02 Độ tăng nhiệt độ rt0 = t02- t01 1 I1 = 0,6 rt01= 2 I2 = 1,2 rt02= 3 I3 = 1,8 rt03= Tính tỉ số : và so sánh với tỉ số . Tính tỉ số : và so sánh với tỉ số . Rút ra kết luận : Khi đun một khối lượng nước nhất định ( m1 và c1 không đổi ) với cùng một nhiệt lượng kế ( m2 và c2 không đổi ) trong cùng một thời gian t, nếu cường độ dòng điện tăng lên 2 lấn thì độ tăng nhiệt độ rt0 của nước và bình nhiệt lượng kế sẽ tăng 4 lần. Tương tự, nếu cường độ dòng điện tăng lên 3 lấn thì độ tăng nhiệt độ của nước và bình nhiệt lượng kế sẽ tăng 9 lần. Trả lời câu hỏi trong báo cáo thực hành 1.a. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Sự phụ thuộc này được biểu thị bằng công thức Q = I2.R.t 1.b. Đó là hệ thức : Q = (m1c1+m2c2)(t02 – t01) 1.c. Khi đó độ tăng nhiệt độ liên hệ với cường độ dòng điện I bằng hệ thức : rt0 = t02- t01 = Bài 4 : Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện. Mục tiêu : Chế tạo được một 1 đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không. Biết sử dụng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng diện chạy trong ống dây. Biết cách tiến hành để có kết quả trong thực hành, biết xử lý kết quả thực hành. II. Chuẩn bị : 1 nguồn điện 3V và 6V. 2 đoạn dây dẫn, 1 bằng thép, 1 bằng đồng ( dài 3,5cm , = 0,4mm). 1 ống dây A khoảng 200 vòng, dây dẫn có = 0,2mm, quấn sẵn trên ống nhựa có đường kính cỡ 1cm. 1 ống dây B khoảng 300 vòng, dây dẫn có = 0,2mm, quấn sẵn trên ống nhựa trong, có đường kính cỡ 5cm. Trên mặt ống có khoét 1 lỗ tròn, đường kính 2mm. 2 đoạn chỉ nilon mảnh mỗi đoạn dài 15cm. 1 công tắc, 1 giá thí nghiệm, 1 la bàn. 1 cây bút dạ để dánh dấu. Bảng báo cáo thực hành theo mẫu. III. Các bước tiến hành : Chế tạo nam châm vĩnh cửu. Nối hai đầu dây của cuộn dây A với nguồn điện 3V. Đặt đồng thời cả hai đoạn dây đồng và dây thép dọc trong lòng ống dây tron khoảng thời gian 1 đến 2 phút. Thử nam châm: Lấy các đoạn kim loại ra khỏi ống dây, lần lượt treo cho mỗi đoạn nằm thăng bằng trên giá thí nghiệm nhờ một sợi chỉ không xoắn, sau khi đứng yên, quan sát xem nó nằm dọc theo phương nào? Xoay cho đoạn kim loại lệch khỏi hướng ban đầu, buông tay, sau khi cân bằng trở lại, quan sát xem đoạn kim loại nằm dọc theo hướng nào? Làm như vậy ba lần đối với mổi đoạn kim loại. Ghi lại kết quả vào bảng báo cáo. Xác định được đoạn dây nào đã trở thành nam châm vĩnh cửu. Đánh dấu tên cực từ của nam châm vừa được chế tạo. ( dựa vào hướng chỉ của kim nam châm để biết từ cực vừa đánh dấu là cực từ Nam hay Bắc). Kết quả Lần thí nghiệm Thời gian làm nhiễm từ (phút) Thử nam châm. Sau khi đứng cân bằng, đoạn dây dẫn nằm theo phương nào? Đoạn dây nào đã thành nam châm vĩnh cửu? Lần 1 Lần 2 Lần 3 Với đoạn dây đồng Với đoạn dây thép Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua. Đặt ống dây B nằm ngang, luồn qua lỗ tròn trên ống dây B để treo nam châm vừa được chế tạo vào trong lòng ống dây. Xoay ống dây sao cho nam châm nằm song song với mặt phẳng của các vòng dây. Mắc ống dây vào mạch điện có hiệu điện thế 6V. Đóng mạch điện. Quan sát hiện tượng xảy ra với nam châm. Rút ra nhận xét. Dựa vào chiều của nam châm trong lòng ống dây, xác định tên từ cực của ống dây và chiều của dòng điện chạy qua ống dây. Kiểm tra lại kết quả vừa thu được thông qua đầu nối các cực nguồn điện. Ghi vào bảng báo cáo thực hành. Đổi cực của nguồn điện để đổi chiều dòng điện đi vào cuộn dây. Lặp lại công việc của bước 2,3,4 . Nhận xét Lần thí nghiệm Có hiện tượng gì xảy ra với nam châm khi đóng công tắc K? Đầu nào của ống dây là từ cực Bắc ? Dùng mũi tên cong để ký hiệu chiều dòng điện chạy trong các vòng dây ở một đầu nhất định. 1 2 Đổi cực của nguồn điện Trả lời các câu hỏi trong bảng báo cáo thực hành SGK. C1. Đặt thanh thép trong từ trường của nam châm, của dòng điện. C2. Treo kim thăng bằng trên một sơi dây không xoắn nó có chỉ hướng Nam – Bắc hay không hoặc đưa lại gần các mạt sắt xem có hút mạt sắt hay không ... C3. Đặt kim nam châm vào trong lòng và gần một đầu ống dây. Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây. Sau đó, dùng quy tắc nắm tay phải để xác dịnh chiều dòng điện chạy trong các vòng dây. Bài 5 : Vận hành máy phát điện và máy biến thế. Mục tiêu: Vận hành máy phát điện xoay chiều. Nhận biết loại máy ( nam châm quay hay cuộn dây quay), các bộ phận chính của máy. Cho máy hoạt động, nhận biết hiệu quả tác dụng của dòng điện do máy phát ra không phụ thuộc vào chiều quay( đèn sáng , chiều quay của kim vôn kế xoay chiều). Càng quay nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng cao. Vận hành máy biến thế. Nghiệm lại công thức máy biến thế : . Tìm hiểu hiệu điện thế cuộn thứ cấp khi mạch hở. Tìm hiểu tác dụng của lõi sắt. II. Chuẩn bị : 1 máy phát diện xoay chiều. 1 bóng đèn 3V có đế. 1 máy biến thế nhỏ, các cuộn dây có ghi số vòng dây, lõi sắt có thể tháo lắp được. 1 nguồn điện xoay chiều 3V và 6V. 6 sợi dây dài khoảng 30cm. 1 vôn kế xoay chiều 0 – 15V. III. Các bước tiến hành : Vận hành máy phát điện xoay chiều. Mắc bóng đèn vào hai đầu lấy điện ra của máy phát điện. Mắc vôn kế song song với bóng đèn. Điều khiển tay quay để cuộn dây của máy phát điện quay đều đặn, quan sát đồng thời độ sáng của bóng đèn và số chỉ của vôn kế. Trả lời câu hỏi : Hiệu điện thế hai đầu của máy phát điện thay đổi như thế nào khi cuộn dây của máy phát điện càng quay nhanh ? Hiệu điện thế lớn nhất có thể đạt được khi quay máy là bao nhiêu ? Ghi kết quả vào báo cáo. Đổi chiều quay của cuộn dây, đèn có sáng không ? Vôn kế có hoạt động không ? Trả lời các câu hỏi Vẽ sơ đồ mạch điện : C1. Hiệu điện thế hai đầu của máy phát điện tăng khi cuộn dây của máy phát điện càng quay nhanh. Hiệu điện thế lớn nhất có thể đạt được khi quay máy là..........V C2. Đổi chiều quay của cuộn dây, đèn vẫn sáng .Vôn kế vẫn hoạt động Vận hành máy biến thế xoay chiều một pha. Vẽ sơ đồ máy biến thế cần thực hành.( máy tăng thế hay giảm thế) Máy tăng thế : Dùng cuộn dây 200 vòng làm cuộn sơ cấp và cuộn 400 vòng làm cuộn thứ cấp của máy biến thế. Mắc hai đầu của cuộn sơ cấp vào nguồn điên xoay chiều 3V. Dùng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế U1 ở hai cuộn sơ cấp và U2 ở hai đầu cuộn thứ cấp. Ghi kết quả vào bảng. Sau đó dùng cuộn 200 vòng làm cuộn sơ cấp và cuộn 600 vòng ( chú ý cách mắc nối tiếp hai cuộn dây làm cuộn thứ cấp của máy biến thế. Mắc hai đầu của cuộn sơ cấp vào nguồn điên xoay chiều 3V. Dùng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế U1 ở hai cuộn sơ cấp và U2 ở hai đầu cuộn thứ cấp. Ghi kết quả vào bảng. Sau đó dùng cuộn dây 400 vòng làm cuộn sơ cấp và cuộn 600 vòng ( chú ý cách mắc nối tiếp hai cuộn dây) làm cuộn thứ cấp của máy biến thế. Mắc hai đầu của cuộn sơ cấp vào nguồn điên xoay chiều 3V. Dùng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế U1 ở hai cuộn sơ cấp và U2 ở hai đầu cuộn thứ cấp. Ghi kết quả vào bảng. Máy giảm thế : Cách làm tương tự nhưng đổi cuộn dây. Kết quả đo Lần thí nghiệm N1(vòng) N2(vòng) U1(V) U2(V) 1 2 3 Rút ra kết luận : Tỉ số giữa hiện đện thế hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây tương ứng. Liên hệ thực tế ( nếu có) : Máy tăng thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện ở nhà máy điện, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế. Bài 6 : Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ : Chuẩn bị: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo. Một vật sáng có dạng chữ F. Một màn ảnh. Một giá quang học thẳng, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh. Vị trí của vật, thấu kính và màn có thê xác định một cách chính xác. Một thước thẳng chia độ đến milimet. III. Các bước tiến hành: Đo chiều cao vật. Ghi vào bảng. Lắp các dụng cụ lên giá quang học.( Thấu kính cố định, vật và màn dịch chuyển được) Dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét cao bằng vật. Dùng thước đo chiều cao của ảnh trên màn so sánh với vật. h = h’ Nếu ảnh bằng vật thì kiểm tra lại d = d’. Nếu hai điều kiện trên đã thỏa mãn thì đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh. Lặp lại cho lần đo 2,3,4 và ghi kết quả đo vào bảng. Tính tiêu cự của thấu kính theo công thức : Tính giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được là ...................... mm Giá trị đo Lần đo Khoảng cách từ vật đến màn ảnh (mm) Chiều cao của vật(mm) Chiều cao của ảnh(mm) Tiêu cự của thấu kính(mm) 1 2 3 Trả lời các câu hỏi trong báo cáo thực hành Dựng ảnh của một vật có d = 2f. Chứng minh : d = d’ = 2f. Ta có BI = AO = 2F = 2OF’ Nên OF’ là đường trung bình của rB’BI OB = OB’ và rABO = rA’B’O A’B’ = AB và OA’ = OA = 2f hay d = d’ = 2f. Ảnh có kích thước bằng vật. Công thức tính :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHướng dẫn thực hành vật lý 9.doc
Tài liệu liên quan