Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Giang

Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên là những hoạt động quản lý cụ thể dựa trên cơ sở việc lập kế hoạch của các cấp, thể hiện rõ tài năng thực hiện của người quản lý được biểu hiện qua các khâu sau:

- Về phân công giảng dạy:

Chương trình nội dung các môn học, ngành học được sắp xếp, phân công tương đối ổn định về các phòng, tổ bộ môn trước khi bước vào năm học mới. Công tác phân công giáo viên đã được quán triệt và tổ chức chu đáo trên cơ sở phối hợp giữa các tổ bộ môn, phòng đào tạo và sự chỉ đạo từ các cấp xuống phòng, tổ bộ môn và giáo viên. Cán bộ quản lý phòng đào tạo căn cứ số lượng giờ giảng, lịch giảng, định mức giờ giảng để phân công giảng dạy trên nguyên tắc đảm bảo mức độ cao nhất về sự phù hợp giữa chuyên môn giảng dạy với chuyên môn được đào tạo.

- Về quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên vừa mang tính phân cấp, vừa mang tính trực tiếp. GV trực tiếp chịu sự quản lý của trưởng bộ môn. Phòng đào tạo vẫn phải nắm cụ thể được phân phối chương trình của các môn học, tiến độ giảng dạy của các môn học, nội dung bài giảng, đối tựơng lên lớp, địa điểm thời gian giảng dạy. Phòng đào tạo là cơ quan tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác điều hành giảng dạy toàn trường bằng kế hoạch, chương trình môn học, thời gian biểu. cụ thể như:

- Quản lý việc lập kế hoạch và ghi chép hồ sơ chuyên môn .

- Quản lý và hướng dẫn giáo viên trong việc sử dụng giáo trình.

- Quản lý giáo án của giáo viên.

- Quản lý giờ giấc lên lớp hàng ngày của giáo viên.

- Kiểm tra việc cho điểm, sổ theo dõi và đánh giá xếp loại HS.

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống thư viện: Thư viện có tổ chức riêng với 1 cán bộ. Hiện tại thư viện có 2 phòng với diên tích khoảng 250 m2 gồm phòng đọc và kho lưu trữ, nhiệm vụ chính của thư viện là: - Tổ chức, sắp xếp, bảo quản lưu trữ và cấp phát tài liệu cho học sinh. - Phục vụ cán bộ giáo viên, học sinh đọc tại chỗ và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cho người đọc. - Các trang thiết bị chính khác như: 50 bộ máy vi tính,1 bộ máy chiếu , 7 máy in, 3 máy phô tô, 1 xe ô tô 9 chỗ ngồi, tăng âm loa đài và các thiết bị về điện và các cơ sở phục vụ khác... Ngoài CSVC- TBDH, trường còn có phòng sinh hoạt văn hoá, sân chơi thể dục thể thao, khu vườn hoa cây cảnh...tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và thoáng mát. Cảnh quan trường ngày càng được khang trang hơn những năm qua trường liên tục đựơc công nhận “Cơ quan văn hoá”. Công tác quản lý CSVC-TBDH của trường theo phân cấp với phương châm giữ tốt, dùng bền, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Kết quả quản lý CSVC-TBDH được đánh giá qua bảng sau: Bảng 2.10: Thực trạng quản lý CSVC-TBDH TT Biện pháp quản lý CSVC-TBDH Phục vụ hoạt động HT Mức độ thực hiện Tốt(%) Khá(%) T.B(%) Yếu(%) Kém(% 1 Xây dựng nội quy sử dụng CSVC - TBDH 33,3% 30,0% 36,7% 0 0 2 Xây dựng kế hoạch trang bị và sử dụng CSVC - TBDH 0 53,4% 36,3% 10,3% 0 3 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện - KT 0 40,0% 39,3% 20,7% 0 4 Khen thưởng động viên GVsử dụng đồ dùng hiện đại trong DH 0 20,0% 60,0% 20,0% 0 Qua kết quả đánh giá trong bảng cho thấy bộc lộ một số hạn chế. Trong công tác xây dựng kế hoạch trang bị CSVC - TBDH không được chủ động và không có khả năng độc lập thực hiện kế hoạch đặt ra. Trong biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng DH không có hiệu quả cao. 2.2.3.5. Đội ngũ cán bộ quản lý. Ban giám hiệu nhà trường gồm có 2 đồng chí (1 Hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng ). Các đồng chí đều được đào tạo cơ bản và đã qua giảng dạy trên 15 năm. Công tác quản lý, điều hành bộ máy đã được xem xét một cách nghiêm túc tạo ra một cơ cấu quản lý thích hợp, hiệu quả và chất lượng dạy học từng bước được nâng cao. Vì vậy trường đã có tiến bộ về nhiều mặt, đặc biệt là quản lý dạy học đã và đang từng bước được hoàn thiện theo điều lệ tổ chức và hoạt động của hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ phòng gồm 5 đồng chí, các đồng chí đều được đào tạo cơ bản về chuyên môn, số cán bộ có chứng chỉ quản lý nhà nước còn ít, thâm niên giảng dạy trên 15 năm, ít đồng chí là giáo viên dạy giỏi. Tập huấn về nghiệp vụ quản lý còn ít. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ phòng được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, cập nhật các thông tin mới về GD&ĐT và quản lý do cấp trên tổ chức. Do vậy công tác quản lý dạy học của nhà trường tiến dần thực hiện đúng phương châm giáo dục của Đảng “ Học đi đôi với hành” , “ lý luận gắn thực tiễn”. 2.2.4. Những thành công và tồn tại trong quản lý chất lượng dạy học ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Giang. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và quản lý quá trình dạy học ở trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Giang, Các cán bộ quản lý đã nhận thức được quá trình dạy học là hoạt động trọng tâm của đơn vị, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác. Quản lý tốt hoạt động này sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Với mỗi nội dung cụ thể trong quản lý quá trình dạy học, nhà trường đã xây dựng được một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo, với mỗi nội dung quản lý có những biện pháp thực hiện tốt, còn có những biện pháp thực hiện chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Chúng tôi thấy trong quá trình quản lý chất lượng dạy học và nâng cao chất lượng dạy học của trường có những thành công và tồn tại chủ yếu sau đây: 2.2.4.1. Những thành công: Học sinh được tuyển vào trường có học lực chủ yếu là trung bình, kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, nên việc đầu tư cho hoạt động học tập còn hạn chế. Song những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục cùng với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên năm sau cao hơn năm trước, góp phần trong việc cung cấp nguồn lực lao động có trình độ và tay nghề vững chắc phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2.2.4.2. Những tồn tại: Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc quản lý chất lượng dạy học còn bộc lộ những hạn chế cần được nghiên cứu, khắc phục, để nâng cao chất lượng dạy học. Trong khuôn khổ, giới hạn của đề tài, thông qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu hiện có và kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý, bản luận văn phân tích và đánh giá những tồn tại trong công tác quản lý hiện tại của trường trên một số nội dung chủ yếu sau: a. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. - Việc áp dụng đổi mới phương pháp quản lý theo hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp còn chậm, cán bộ quản lý phòng năng lực quản lý chưa tương xứng với yêu cầu, số cán bộ quản lý có trình độ trên đại học còn ít, phần lớn chưa qua lớp đào tạo quản lý nên công tác quản lý chủ yếu nặng về kinh nghiệm, ít sáng tạo. Cán bộ QL còn kiêm nhiệm giờ dạy quá nhiều do vậy thời gian dành cho công tác quản lý bị eo hẹp. Trong quá trình phối hợp hoạt động giữa các phòng, các tổ chuyên môn còn chưa đồng bộ, thiếu sự ăn ý giữa các bộ phận do vậy hiệu quả công việc điều hành chưa cao. b. Công tác quản lý điều hành ở phòng, tổ bộ môn. - Công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên nhiều lúc nặng về tính hành chính sư phạm. Các quy định về hồ sơ giảng dạy, nề nếp dạy học tỏ ra chặt chẽ nhưng còn mang tính hình thức, câu lệ, giáo viên chấp hành còn mang tính đối phó, gò ép. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các phòng, tổ bộ môn chưa thường xuyên, chủ yếu chỉ được tiến hành vào dịp thi giáo viên giỏi, các đợt hội giảng trong thực tế áp dụng đổi mới phương pháp dạy học còn ít. Các cuộc hội nghị trao đổi về PPDH ít được tiến hành ở cấp phòng, tổ. Không ít giáo viên ngại cải tiến PPDH, ngại sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong dạy học, chưa đầu tư sâu nội dung và phương pháp sư phạm cho bài giảng, 20% số người được hỏi cho rằng bài giảng của giáo viên đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, song chưa có tính chuyên sâu và cập nhật thông tin mới và không thường xuyên sử dụng đổi mới phương pháp dạy học trong giờ lên lớp. - Việc phân công giáo viên giảng dạy và chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên chưa sâu sát, chưa phù hợp với năng lực giáo viên, có một số giáo viên dạy không đúng chuyên ngành đào tạo, sinh hoạt tổ bộ môn và nhóm chuyên môn còn ít, còn mang tính hình thức, chiếu lệ, sự giúp đỡ chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm của giáo viên có bề dày sư phạm với giáo viên mới, giáo viên yếu chưa thường xuyên và chất lượng chưa cao, việc cập nhật thông tin mới còn chậm chưa kịp thời. c. Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về chất lượng, quản lý hành chính của nhà trường còn mâu thuẫn với quản lý chuyên môn. - Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển đội ngũ ngũ giáo viên, song hiện nay chất lượng đội ngũ giáo viên mới đạt 50%. Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp so với yêu cầu phát triển của nhà trường. Sự hẫng hụt đội ngũ giáo viên kế cận còn lớn, nhất là đội ngũ giáo viên môn cơ bản. Việc học tập của cá nhân về nâng cao trình độ chuyên môn còn ít, sự cải tiến PPDH của giáo viên lâu năm bị chững lại, cũng do một phần vì chế độ chính sách không tạo ra động lực cho họ và bản thân họ cũng có hạn chế về năng lực tiếp thu kiến thức khoa học mới. - Thực tế hiện nay của trường tỷ lệ giáo viên trên đầu học sinh quá lớn, mỗi giáo viên phải kiêm nhiệm giảng dạy từ 3 - 4 môn (kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành), do đó hạn chế việc bố trí chuyên môn hoá giáo viên, điều đó cũng làm ảnh hưỏng đến chất lượng giảng dạy. Số lượng lớp của nhà trường hiện nay thì nhiều số giáo viên lại ít nên khối lượng giờ giảng của mỗi GV còn rất cao điều đó đã gây ảnh hưởng cho việc dành thời gian đầu tư sâu về chuyên môn, quá trình tự học và nghiên cứu khoa học.. - Đội ngũ giáo viên nhà trường chủ yếu tốt nghiệp ở các trường Đại học không thuộc khối các trường sư phạm (ĐH Kinh tế, ĐH Tài chính, ĐH Nông nghiệp...) vì vậy khi tuyển dụng về trường đều phải qua một lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ sư phạm do vậy về năng lực sư phạm còn hạn chế, chủ yếu dạy theo kinh nghiệm. Hoạt động vẫn mang tính đơn điệu, độc thoại, lượng thông tin /tiết giảng còn ít, chưa tạo sự gia tăng kiến thức trong các môn học chuyên ngành, chưa kích thích năng lực sáng tạo của người học. Trong dạy học sự kết hợp chặt chẽ giữa truyền đạt kiến thức và rèn luyện nhân cách học sinh còn hạn chế. Chưa có sự cập nhật thông tin giáo dục hiện đại cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học còn nặng về phương pháp truyền thống. Một bộ phận giáo viên của nhà trường khả năng sử dụng thiết bị dạy học còn lúng túng, dạy học vẫn nặng về phương pháp cổ truyền, cho học sinh ghi là chính. Không ít giáo viên có bề dày sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn khá lại được tổ chức sắp xếp sang công việc quản lý khác. Công tác kiểm tra đánh giá giáo viên được tiến hành thường xuyên nhưng nặng tính hành chính sư phạm chủ yếu dựa vào quy chế văn bản, chưa bám sát thực tiễn, chưa mang tính động viên, uốn nắn giúp đỡ. d. Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, phương pháp học tập của học sinh chưa phù hợp với bậc trung học chuyên nghiệp. - Bắc Giang là tỉnh miền núi đối tượng tuyển sinh đầu vào hàng năm chủ yếu là học sinh thuộc các khu vực miền núi và nông thôn. Phần lớn các em vào học tại trường đều là những em đã tham gia vào kỳ thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng nhưng không đỗ, số học sinh khá giỏi ở các trường phổ thông có nguyện vọng vào trường rất ít phần lớn là những học sinh có lực học trung bình khá và trung bình. - Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm có chính sách ưu tiên, dành cho học sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Số học sinh này chủ yếu có lực học trung bình, bên cạnh đó còn hạn chế thông tin, văn hoá và giao lưu xã hội, điều đó cũng là những hạn chế nhất định trong quá trình học tập. Về nhận thức khi được hỏi có tới 20% - 30% số HS trả lời chưa xác định rõ động cơ trách nhiệm học tập (do sắp xếp của gia đình, do không thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng khác, điều kiện kinh tế muốn được bao cấp trong nhà trường...) - Việc xây dựng kế hoạch học tập của học sinh mang nặng tính hình thức, khi thực hiện kế hoạch có lúc tuỳ tiện, chưa quen với tác phong, phương pháp học chuyên nghiệp nên có phần lúng túng, thụ động, khả năng tự nghiên cứu thấp, nhất là giai đoạn học môn đại cương, Phương pháp học tập, ôn thi, tác phong nghiên cứu tư duy mang tính phổ thông (nặng về học thuộc lòng, học theo sách ghi, ít tìm tòi suy luận, tranh luận với bạn bè, có biểu hiện dấu dốt, mặc cảm). e. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ dạy học của nhà trường. - Do đặc thù về hệ thống trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật nên trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy cũng rất khác nhau. Về bộ môn kinh tế trang thiết bị và đồ dùng dạy học chủ yếu là sổ sách, bảng biểu, máy chiếu... còn bộ môn kỹ thuật nông nghiệp thiết bị dạy học cần rất nhiều và đa dạng phục vụ chủ yếu cho 2 chuyên ngành chăn nuôi và thú y. Thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho 2 bộ môn này còn quá ít không đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc dạy học. - Chính vì vậy việc đáp ứng thiết bị dạy học của trường cũng gặp bất cập trong việc đầu tư. Hiện nay, đa số CSVC - TBDH của trường đã bị cũ nát và lạc hậu so với thực tế nhu cầu sử dụng hiện nay nên việc sử dụng đồ dùng và thiết bị trong việc dạy học gặp rất nhiều khó khăn. - Cơ sở vật chất của thư viện còn hạn chế: Hàng năm nhà trường đã đầu tư mua thêm nhiều đầu sách mới phục vụ giáo viên và học sinh dạy- học và tham khảo ( chủ yếu là sách dành cho các môn cơ bản, cơ sở, sách dành cho chuyên môn của các trường chuyên nghiệp chỉ ở mức độ tham khảo). Nhưng so với yêu cầu của chuyên môn và nhu cầu nghiên cứu học tập, tham khảo của giáo viên và học sinh thì vẫn còn thiếu. Với CSVC - TBDH như hiện nay, trước mắt mới đáp ứng được yêu cầu ở mức tối thiểu, nhưng trong tương lai gần theo đề án trường nâng cấp lên Cao đẳng vào 2007 và Đại học vào năm 2010 thì CSVC- TBDH còn phải đầu tư nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu về đào tạo để nâng cao chất lượng dạy học. g. Cán bộ quản lý HS hạn chế về năng lực QL, kiến thức chuyên môn. - Cán bộ quản lý học sinh năng lực về chuyên môn và năng lực quản lý không đồng bộ, có đồng chí từ giáo viên chuyển sang có kinh nghiệm, năng lực tổ chức sư phạm, nhưng năng lực lãnh đạo yếu và đều mới được bổ nhiệm, kiến thức chuyên ngành chưa vững nên quản lý học sinh trong nhà trường còn gặp khó khăn. - Công tác quản lý của cán bộ quản lý đôi khi thiên về tính hành chính, thiếu tính sư phạm. Việc giúp đỡ học sinh trong việc học tập không có. Có 60% học sinh nội trú được hỏi cho rằng cán bộ QL thỉnh thoảng giúp đỡ học sinh học tập nhưng chủ yếu là động viên khuyến khích và tạo điều kiện, còn giúp đỡ về chuyên ngành và phương pháp học tập thì rất hãn hữu. 2.2.4.3. Những nguyên nhân chi phối . a. Nguyên nhân từ phía nhà trường. - Mặt mạnh; Được sự quan tâm của các cấp quản lý như Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sở GD&ĐT cơ quan chủ quản của trường và mối quan hệ đối ngoại với các cơ quan khác của Trung ương, địa phương tạo điều kiện để nhà trường phấn đấu đến năm 2007 được nâng cấp thành Cao đẳng và năm 2010 trở thành cơ sở 2 của trường Đại học. Uy tín đào tạo của nhà trường được các cơ quan, trường học, doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh chấp nhận được thể hiện qua công tác tuyển sinh như: Hàng năm số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường rất đông trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của trường lại có hạn do vậy nhà trường không thể tuyển sinh được hết số lượng đăng ký dự thi vào trường được, bên cạnh đó hàng năm nhà trường liên tục ký kết với các tổ chức, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị, cơ quan trong và ngoài tỉnh yêu cầu. Sự cố gắng nỗ lực của Chi bộ, Ban giám hiệu, cán bộ quản lý cùng tập thể cán bộ giáo viên và học sinh. Nhà trường luôn xác định và quán triệt nhiệm vụ chính trị trung tâm là nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở quán triệt các nghị quyết của Đảng, về GD&ĐT, Chi bộ đã lãnh đạo tạo ra sự chuyển biến tiến bộ trong toàn trường về nhận thức tư tưởng, tổ chức và hoạt động, kịp thời đề ra những chủ chương, biện pháp có tính cơ bản, sát đúng từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường hết sức coi trọng khâu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ giáo viên. Từ năm 2001-2005 số giáo viên được đi đào tạo nâng cao: trình độ chuyên môn là: Đại học đạt 100%, Cao học là 18,5 % (đã và đang theo học). Vị trí địa lý của trường khá thuận lợi tạo nên môi trường giáo dục tốt, tạo cơ hội phát triển nhận thức, tiếp cận văn hoá, thông tin cho học sinh. - Mặt hạn chế: Công tác QLDH của trường còn có những hạn chế nhất định do đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lý còn ít ỏi, đội ngũ giáo viên phần lớn là lực lượng còn trẻ tỷ lệ trên chuẩn cũng ít đây là một nhiệm vụ khó khăn cho trường trước khi nâng cấp trường lên Cao đẳng vào năm 2007. Việc đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp đội ngũ giáo viên chưa được cơ bản và đồng bộ, chưa có quy định rõ ràng về chức danh, quyền lợi của giáo viên nên họ chưa thực sự chú trọng say sưa với công việc. Đội ngũ GV trẻ chiếm 70%, do đó kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm dạy học còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý về phương pháp quản lý chung và quản lý với đối tượng đặc thù của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vận dụng các văn bản có tính pháp quy về quản lý CLDH, về kiểm tra, kết quả chưa đồng bộ và chưa trở thành một quy trình thống nhất . b. Nguyên nhân từ phía giáo viên. Thực tiễn điều tra, thăm dò có 40% giáo viên cho rằng, trong trường có sự thiệt thòi về chế độ chính sách, mức lương của GV trung cấp chuyên nghiệp còn thấp, nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng ở khu vực thành phố lại rất cao do vậy ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của giáo viên. Bắc Giang là một tỉnh miền núi sự phát triển về công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ còn chậm so với tốc độ trung bình của cả nước nên cơ hội tìm kiếm việc làm thêm tại địa bàn tỉnh là rất khó chủ yếu vẫn sống dựa vào đồng lương cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến một số giáo viên chưa có ý thức trách nhiệm và gắn bó trong công tác chuyên môn, ngại giảng dạy các môn học thực hành. Mặt khác, trường chưa có những biện pháp tổ chức hữu hiệu để tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên làm thêm giờ tăng thu nhập cho cá nhân tạo ra động lực thu hút đội ngũ giáo viên tận tâm với công việc. Các phòng chưa quan tâm thích đáng, sâu sát đến việc tổ chức chỉ đạo động viên giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả 20 giáo viên được hỏi về công tác nghiên cứu khoa học cho thấy: do kinh phí hạn hẹp 52%, chưa có phong trào 28%, chế độ động viên khuyến khích chưa kịp thời 20%. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên của trường, của phòng, tổ bộ môn chưa thực sự bám sát kế hoạch của từng giáo viên trong từng giai đoạn, từng nội dung công việc cụ thể. Việc tổ chức, phân công nội dung giảng dạy cho giáo viên hàng năm thường biến động, có trường hợp còn xáo trộn, giáo viên từ bộ môn này sang bộ môn khác dẫn đến tình trạng giáo viên bị động trong công tác sư phạm. Sự chỉ đạo đổi mới PPDH chưa triệt để, chưa tạo ra một phong trào sâu rộng. Nhận thức của giáo viên và việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực chưa thống nhất, đồng bộ. Việc bồi dưõng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tin học và ngoại ngữ chưa được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống, còn nặng hình thức, hiệu quả thấp. c. Nguyên nhân chi phối từ phía học sinh. Học sinh được tuyển vào trường có số điểm chuẩn còn thấp, chủ yếu là học sinh có lực học trung bình. Số trúng tuyển vào trường xác định động cơ và trách nhiệm học còn ít. Tuy nhiên về lứa tuổi, tâm lý và khả năng nhận thức không đồng đều, có 10 đến 12 % HS là dân tộc. Có không ít học sinh thi vào trường không vì động cơ nghề nghiệp. Điều này sẽ là hạn chế đến tính tích cực và động cơ phấn đấu học tập của họ. Hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của học sinh được thực hiện theo quy chế nề nếp sinh hoạt của nhà trường, quản lý về nội dung và phương pháp học tập còn lỏng lẻo. Khả năng tự quản, tự điều chỉnh của học sinh còn yếu so với yêu cầu. Một số học sinh xuất hiện tư tưởng ỷ lại, thiếu tích cực, có tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Có 35% học sinh được hỏi cho là học sinh chưa tích cực học tập. Vai trò của cán sự bộ môn, tổ nhóm học tập, sự giúp đỡ của cán bộ quản lý mờ nhạt. d. Nguyên nhân từ phía cán bộ quản lý. Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của trường, tuy đã có sự bứt phá, có bước ngoặt mới về chất lượng đào tạo thực chất trong các năm học vừa qua song vẫn ở tình trạng chất lượng thấp so với yêu cầu sử dụng. Công tác quản lý học sinh bậc trung cấp chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới là: Công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo quá trình học tập, rèn luyện học sinh chưa sát với tình hình thực tế. Khi được hỏi, khâu nào là khâu hạn chế trong công tác quản lý của cán bộ quản lý đều cho rằng đó là khâu tổ chức, chỉ đạo học tập và rèn luyện của học sinh. Cán bộ quản lý thừa nhận là các hình thức tổ chức giáo dục chưa hấp dẫn. Khâu tổ chức, quản lý việc tự học của học sinh còn yếu vì cán bộ quản lý thiếu kiến thức và kinh nghiệm do ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Cơ chế quản lý, chính sách đối với cán bộ quản lý chưa phù hợp. Công tác kiểm tra việc tự học của học sinh nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào kiểm tra nội dung, phương pháp, kết quả học tập. Phương pháp giáo dục của cán bộ quản lý chưa thống nhất, một số cán bộ thiếu kiên trì trong việc tổ chức cho học sinh rèn luyện tay nghề. e. Các nguyên nhân khác. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng (phòng đào tạo) với các phòng trong việc xây dựng nội dung, chương trình, tổ chức học tập chưa chặt chẽ và chưa tiếp cận được cách thiết kế theo xu huớng hiện đại. Kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình chưa nghiêm ngặt đúng quy trình sư phạm. Các cơ quan chức năng chưa chủ động, chưa nắm bắt kịp với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Kinh phí đầu tư xây dựng CSVC-TBDH chưa đáp ứng yêu cầu của việc chuẩn hoá các điều kiện dạy học. Quá trình tổ chức, QL khai thác và sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả các phương tiện hiện có. Đặc thù của nhà trường là một trường đào tạo nghề, do đó đòi hỏi đối với giáo viên phải có trình độ tay nghề cao. Trong khi đó nhiều giáo viên của trường có trình độ chuyên môn còn thấp, cơ hội đi học nâng cao thì ít nên trong giảng dạy gặp khó khăn nhất định ảnh hưởng đến kết quả đào tạo của nhà trường. 2.3. một số vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường đến năm 2010. Từ thực trạng quản lý hoạt động dạy học của nhà trường và những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học cho thấy có một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hoạt động dạy học của trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Giang đến năm 2010 như sau: 1- Tranh thủ sự quan tâm của các cấp quản lý như: tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sở GD&ĐT và mối quan hệ đối ngoại với các cơ quan khác của Trung ương, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên phấn đấu đến năm 2007 nâng cấp thành Cao đẳng và năm 2010 trở thành cơ sở 2 của trường Đại học. 2- Đảm bảo nguyên tắc QL theo chương trình kế hoạch. Xác định kế hoạch năm học là cơ sở cho toàn bộ hoạt động quản lý dạy học từ khâu tổ chức tới khâu kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên, học sinh. Cơ sở chính để xây dựng kế hoạch là chỉ thị nhiệm vụ năm học và nghị quyết Chi bộ nhà trường. Ban giám hiệu chỉ đạo chung, trưởng các phòng, ban làm tham mưu xây dựng nội dung hoạt động chuyên môn của đơn vị mình. Sau khi kế hoạch năm học đã được xây dựng, Hiệu trưởng niêm yết các đơn vị thực hiện theo kế hoạch. 3- Tăng cường sự đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiếp tục cụ thể hóa nội dung, chương trình sát thực tiễn. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tính cấp thiết phải đổi mới PPDH coi đây là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt quá trình dạy học của mọi giáo viên tạo ra một phong trào mạnh mẽ và liên tục trong toàn trường. 4- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của trường theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và vững vàng về chuyên môn. Đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. 5- Tăng cường công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh. Một trong những hoạt động chủ đạo của học sinh là quá trình tự học. Để việc tự học và rèn luyện của học sinh đúng hướng và có kết quả tốt cần phải quản lý chặt chẽ, khoa học, đồng thời xác định quản lý việc học tập của học sinh là trách nhiệm của mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường mà nòng cốt là giáo viên và cán bộ quản lý học sinh. 6- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường đang thiếu như hiện nay thì nhà trường cần xây dựng kế hoạch trang bị dài hạn và ngắn hạn, từ nhiều nguồn ngân sách được giao, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục để hỗ trợ kinh phí xây dựng, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 7- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần đối với đội ngũ GV. Có thể nói việc quan tâm và thực hiện đến đời sống vật chất và tinh thần đối với giáo viên có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong giáo dục vì giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Thực hiện sự quan tâm về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực tốt đối với giáo viên. - Đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, quyền lợi vật chất của giáo viên như chế độ tiền lương, phụ cấp giáo viên, chế độ thanh toán vượt giờ, chế độ khen thưởng, chế độ trang bị điều kiện làm việc và phương tiện giảng dạy, chế độ nhà ở, nghỉ mát... - Quan tâm thực hiện tốt các chế độ, quyền lợi tinh thần như: chế độ xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chế độ khen thưởng thường xuyên học kỳ, năm học đối với giáo viên có kết quả công tác tốt, chế độ xét thưởng huân, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, danh hiệu nhà giáo ưu tú nhà giáo nhân dân... Làm tốt công tác này nhằm trực tiếp tạo động lực, động viên giáo viên nhà trường yên tâm phấn khởi công tác lâu dài tại trường, góp phần tạo nên chất lượng của đội ngũ giáo viên đạt mục tiêu đề ra. 8- Thực hiện tốt chế độ phối hợp giữa các đơn vị trong trường về công tác quản lý quá trình dạy học. Chương IIi Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Dạy học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Giang.doc
Tài liệu liên quan