Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh
Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các bước thực hiện ý tưởng kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đạt được mục tiêu ấy. Và hãy dùng câu hỏi duy nhất: “Bằng cách nào?” để định hướng cho mình.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH CÔNG
Như chúng ta đã rõ, trí tuệ có ba thành phần: trí nhớ, trí tưởng tượng và óc phán đoán. Ai cũng biết muốn thành công trên đời này cần phải đủ óc thông minh, tức là phải có đủ ba yếu tố cấu thành nên trí tuệ. Nhưng thực ra chỉ có óc phán đoán là cần thiết. Đôi khi cũng nên đề phòng cái trí tuệ: Lắm khi chúng ta cũng nên đề phòng cái trí tuệ ấy. Có những người rất thông minh, tức là có đủ ba bẩm chất nói trên ở mức độ khá cao, văn hóa cũng không thiếu nhưng lại thất bại liên miên. Chúng ta có thể hiểu vì đâu: Người thông minh, văn hóa cao có thể hiểu mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Họ có thể ước lượng ngay phương diện tốt và xấu của sự vật, có thể chỉ định bao nhiêu yêu tố mà người thông phàm không thể nhận định. Tuy nhiên họ khó lòng mà nhận định những phản ứng của hạng người thuộc bậc trung bởi họ lầm nghĩ rằng những người ấy cũng thông minh như họ. Cũng như lão hà tiện không bao giờ “biết” rằng mình keo kiệt, hoặc người hoạt động không thể “nhận” rằng người ta có thể ở không, một người thông minh có thể nhận rằng có lắm người đần độn. Đối vợi họ việc gì cũng dễ dàng, do đó họ lại tưởng rằng đối với người khác nó cũng phải dễ dàng như thế. Mà phần nhiều những công cuộc tranh thương lại đặt nền móng trên sự phản ứng của quần chúng mà trình độ trung bình rất thấp. (Một anh bạn tôi, vốn là họa sĩ vẽ quảng cáo, kể lại rằng trước khi ông cho đăng báo một tranh quảng cáo hoặc cho in một bích chương do anh sáng tạo ra, luôn luôn anh hỏi ý kiến của mụ gác cửa nhà, để xem mụ ta có hiểu qua ý nghĩa của những quảng cáo ấy chăng). Người thông minh rất có thể phạm những lỗi lầm, hoặc giả họ chủ trương một cuộc làm ăn mà họ đinh ninh rằng đa số quần chúng sẽ biết tán thưởng, hoặc giả họ gác bỏ những công cuộc kinh doanh mà họ nghĩ rằng quần chúng sẽ không quan tâm đến. Người quá thông minh cũng đâm ra ngở vực. Người hiểu quá nhiều sẽ không tin tưởng điều gì cả mà đức tin lại rất cần thiết cho người hoạt động. Nếu họ không tin tưởng những gì ở những gì họ chủ trương thì làm sao họ có thể làm cho người khác tin tưởng? Chính đó là bí quyết sự thành công của nhiều nhân vật. Họ biết tạo ra chung quanh họ một thuần thuyết. Lòng tin mà họ truyền ra, tạo nên một không khí tín ngưỡng mà dù họ đã bị sụp đổ rồi vẫn còn lắm tín đồ sùng bái. Một óc phán đoán tốt: Chính óc phán đoán mới là điều kiện cần thiết để thành công. Trước một bài toán nêu ra người biết phán đoán tự nhiên sẽ cho giải pháp hay nhất. Óc phán đoán là cơ sở của “tinh thần ước lượng sự vật” với tinh thần này người ta có thể chỉ dùng trí mà ước lượng với bao nhiêu đơn vị trong một đại lượng có thể đo lường. Đó là sự tinh mắt. Thí dụ khi viếng sơ qua một xưởng may, người tinh mắt rất có thể độ biết, lẽ dĩ nhiên chỉ phỏng độ: xưởng may ấy chiếm bao nhiêu thước đất, dùng bao nhiêu nhiên liệu, có bao nhiêu máy móc và số thương vụ hàng năm là bao nhiêu. Sự tinh mắt ấy giúp cho viên thư ký tòa soạn ngồi trước đống bài vở có thể ước lượng, biết phải đưa bao nhiêu bài vở cho thợ xếp chữ mới đủ một khuôn báo, giúp cho nhà buôn chỉ nhìn vào số khách ra vào có thể biết độ món tiền thâu trong ngày, giúp cho viên đốc công biết liệu phải dùng bao nhiêu kíp thợ là đủ dùng để hoàn thành một công việc trong một thời hạn nhất định v.v… Cái tinh mắt ấy không ăn chịu với sự hiểu biết về toán học, bởi nó do một bẩm chất thiên nhiên của chúng ta: óc phán đoán. Lắm viên kỹ sư không đặng cái tinh mắt ấy, họ không thể làm một bài toán nhỏ nào mà không rút cây thước dùng để tính ở trong túi ra. Trái lại, phép tính nhẩm mà mọi người đều cần biết, có thích giúp ích chúng ta nhiều. Óc phán đoán vốn là một đức tính thiên nhiên do đó chúng ta mới có thể giải thích vì sao có nhiều người kém nhưng lại thành công rực rỡ trên đời: óc phán đoán của họ tốt. Điều nữa, óc phán đoán giúp chúng ta biết áp dụng những quy tắc của tâm lý học. Một người biết phán đoán tiến bộ rất nhanh trong việc tìm hiểu người đồng loại và chính mình. Có thể nào chúng ta cải thiện óc phán đoán chăng? Về cái giá trị của nó lẽ dĩ nhiên là không thể thay đổi, tuy nhiên sự học vấn, những trí thức nói chung và văn hóa có thể giúp chúng ta biết cách sử dụng óc phán đoán một cách đúng đắn và ích lợi. Người có học tự nhiên sẽ biết nhận định ngay họ phán đoán sai hay đúng và sai nhiều hay ít. Nếu họ nhận thấy đã phán đoán sai, sau đó họ sẽ biết tìm cách sửa lại, hoặc để kiểm điểm lại những nhận xét của họ. Vì thế một người hoạt động cần bồi bổ sở học phổ thông của mình, nên tò mò tìm hiểu mọi điều, dù là những điều không dính dáng đến nghề nghiệp của mình. Sự học hỏi không có bờ bến. Càng đi sâu vào việc học họ càng thêm đặng đà tiến. Phải có ít nhiều trí tưởng tượng: Muốn hoạt động phải có ít nhiều trí tưởng tượng. Làm việc, không những là hành động mà còn phải biết tiên liệu. Trước khi bắt tay vào việc chúng ta phải biết rõ những gì mình phải làm và xếp đặt trước một chương trình hành động, bằng không những cố gắng chúng ta sẽ bị tản mác và do đó năng suất cũng sẽ kém đi. Nếu công cuộc hoạt động của chúng ta không thuộc phạm vi sáng tác, thì trí tưởng tượng quá dồi dào sẽ làm hại hơn là giúp ích chúng ta, bởi nó sẽ đưa đến những ảo vọng, điều tối kỵ trong doanh nghiệp. Người có óc tưởng tượng quá dồi dào có thể nhờ óc phán đoán để kềm hãm “mụ điên trong nhà” ấy. Cũng có thể nhờ giáo dục, học vấn, để cải biến trí tưởng tượng quá kém hoặc để hãm bớt một trí tưởng tượng quá sung mãn. Trí nhớ: Trí nhớ dai là một khí cụ hữu ích nhưng không cần thiết. Nếu trí nhớ kém chúng ta có thể bồi bổ nó một cách gián tiếp bằng cách dùng những kỹ thuật luyện trí nhớ hoặc giả dùng một cuốn sổ tay ghi chú những gì cần nhớ. Có cách hay để sử dụng một trí nhớ kém là gạt bỏ ra khỏi trí óc những gì không hữu ích cho đời sống hằng ngày và chỉ tập nhỡ kỹ những điều cần biết. Nếu chúng ta không có trí nhớ về những con số thì cần gì phải mệt trí để nhớ số điện thoại của những người quen biết? Khi cần dùng, chỉ lật quyển niên giám hay quyển sổ tay ra cũng đủ. Cảm xúc tính: Trong trường đời cũng như trong doanh nghiệp, người kém cảm xúc tính có lợi hơn người đa cảm. Người có tính điềm nhiên ít bị khổ hơn và cũng tự chủ hơn dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào. Tập đặng đức tự chủ mà người Anh gọi lầ “self control” là đã nắm đặng một ưu thế. Đành rằng người có nhiều cảm xúc thì đời sống bên trong của họ cũng đặng phong phú hơn, nồng nhiệt hơn. Nếu họ dễ bị đau khổ thì họ cũng để thưởng thức những thú vui mà người có tính điềm nhiên không thể hưởng. Nhưng, ở đây chúng ta đứng về mặt thực tiễn mà xét, chúng ta có thể khuyên những người đa cảm xúc nên kiềm hãm bớt những bồng bột của con tim. Vả lại, tập tự chủ không có nghĩa là hủy diệt mọi cảm xúc mà chỉ là ngăn ngừa đừng để bộc lộ quá rõ rệt. Nhưng đó là công việc của giáo dục, của văn hóa. Nên nói thêm: điềm nhiên thái quá cũng là một tật xấu. người không biết cảm xúc gì cả tự nhiên sẽ có một thái độ trung lập trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự hành động, thành thử họ đâm ra bất lực. Cần nhiều hoạt động tính: Lẽ di nhiên, thuốc thành công không thể thiếu hoạt động tính. Ở những chương trước chúng tôi đã nói rõ về những thứ tính tình có chịu ảnh hưởng của hoạt động tính nhất là về một thứ tính tình rất đặc biệt: tính bất định. Xét về phương diện hoạt động tính chúng ta có thể xếp thành mấy hạng người sau đây: hạng bạc nhược, người lừ đừ, người kích thích, người ẩu tả, người hoạt động. Lại có những người tính bất định, khi thì họ hăng hái vui vẻ làm việc rất hăng, lúc thì dã dượi, rầu rầu, nằm co để rồi sau đó lại hoạt động mạnh. Tính bất định vốn là một bẩm chất tùy thuộc cá tính thiên nhiên nên khó mà cải biến. Tuy nhiên nếu tính bất định ấy chỉ ở mức độ vừa phải nó không phương hại gì đến năng suất của một người. Có khác chăng là ở tiết điệu làm việc của họ. Trong giai đoạn kích thích người có tính bất định sẽ làm việc gấp đôi để bù trừ lại những lúc họ ngồi khoanh tay rế. Không ai lại khiển trách một người có tính bất định vì như thế chẳng khác nào quở trách một người mù mắt hay một anh què chân. Bộ thần kinh của người có tính bất định đã bi lệch lạc, hay dao động, thăng trầm dù có quở trách họ đến đâu cũng không sửa đổi đặng phần nào. Tuy thế người ta vẫn có thể giảm bớt những hậu quả của bẩm chất thiên nhiên ấy. Trước hết phải “săn sóc những dây thần kinh” như người ta thường nói. Song về điều này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Cho đến ngày nay y học chưa tìm ra một phương pháp chắc chắn nào có thể điều hòa bộ thần kinh bị lệch lạc. Khi tính bất định còn ở trạng thái nhẹ, gặp hồi thần kinh suy, tinh thần con bệnh đang xuống dốc, người ta có thể tạm chữa bằng cách cho họ thay đổi cảnh sống hoặc cho họ giải trí, đôi khi chỉ cần một vài người bạn vui tính gây ra một không khí vui vẻ là họ có thể chống lại cơn khủng hoảng ấy dễ dàng. Song ở trạng thái trầm trọng thật khó lòng mà giúp người đỡ bệnh. Vả lại chính họ cũng không mấy rõ về trạng thái của họ. Lúc họ bị những tư tưởng đen tối ám ảnh họ ngờ rằng sẽ bị nó xâm chiếm mãi mãi không bao giờ “trời có thể sáng trở lại” mặc dù họ vẫn còn nhớ mang máng rằng vừa rồi mới trải qua một giai đoạn vui tươi. Trong lúc này những người xung quanh họ phải hành động một cách kín đáo, nhất là đừng bao giờ lý luận hoặc quở trách họ. Như thế chỉ làm cho họ thêm bi quan. Tốt hơn là để họ ở yên và làm ngơ như không biết về tình trạng của họ. Cơn suy nhược của người tính bất định không sớm thì muộn rồi cũng sẽ chấm dứt, song chúng ta có thể giúp cơn khủng hoảng ấy chóng qua bằng cách thay đổi nhịp sống của con bệnh, bằng cách đưa họ đi du lịch, để họ giải trí, chơi thể thao, nói tóm lại dùng những phương tiện nào có thể giải thoát họ khỏi cái không khí, cái hoàn cảnh đã làm cho họ ưu tư. Và ở đây cũng nên dè dặt, đừng bao giờ cho họ biết rõ ý định chúng ta bắt họ thay đổi lối sống như thế cốt giúp họ diệt trừ “những ý tưởng đen tối đang ám ảnh họ”, bởi như thế họ sẽ chống đối ngay. Y học cũng có thể giúp họ phần nào với những thứ thuốc chỉ thống. Giấc ngủ, dù là giấc ngủ giả tạo vẫn còn là một thứ thuốc hay. Nhưng cũng đừng quá tin tưởng ở thuốc men và sự công hiệu chỉ là tạm bợ, nhất thời. Óc hợp đoàn và lòng nhân: Óc hợp đoàn và lòng nhân chỉ cần thiết trong một phần nhỏ. Người muốn thành công phải biết tự tạo những dịp may hiển nhiên mà chúng tôi đã nói ở một phần trước. Những dịp may ấy mà do những bẩm chất phức tạp mà ra: tính hòa nhã là do sự pha trộn của óc hợp đoàn và lòng nhân; tính hay giúp đỡ là do sự phối hợp của óc hợp đoàn và hoạt động tính. Người thiếu óc hợp đoàn khó mà thành công. Không một ai có thể làm việc một cách đơn thương độc mã mà dựng nên nghiệp lớn. Tất cả những công cuộc làm ăn đều đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người. Có thể nào chúng ta làm nên khi chúng ta thù ghét người đồng loại? Ít ra chúng ta phải biết chịu đựng họ. Một lòng “tham muốn” vừa phải: Tham muốn là một động lực cần thiết cho những ai muốn thành công trên đời. Vả lại thành công là gì? Phải chăng là đặt ra một mục đích và cố gắng đạt lấy mục đích ấy. Người thiếu bẩm chất tham muốn làm gì có mục đích? Phải biết dùng cá tính tập thành, sự giáo dục để khích động bẩm chất tham muốn nếu nó quá kém cỏi, hoặc hãm bớt nó lại nếu nó quá sung mãn, để nó phát triển vừa đủ hầu nuôi nấng một ảo vọng chính đáng. Tính kiên nhẫn và tính lạc quan: Kiên nhẫn là sức chú ý đặng kéo dài ra một cách bền bỉ. Chúng ta cũng đã biết sức chú ý chỉ là một áp dụng của óc phán đoán. Đây là một đức tính rất hữu ích gần như cần thiết. Người hoạt động có quyền và có bổn phận suy nghĩ thật lâu, thật kỹ một khi đã quyết định thì phải ra tay hành động ngay và nhất là hành động một cách bền bỉ. Nhà hiền triết Hy Lạp Bias nói: “Lúc mưu toan thì phải trầm tĩnh mà khi hành động thì phải nhiệt tâm và kiên chí”. Tính lạc quan là do ảnh hưởng của hoạt động tính và của toàn thân cảm giác. Nó là một yếu tố của đức kiên nhẫn giúp chúng ta san bằng mọi trở ngại. Lạc quan không phải là nhìn thấy ở đời cái gì cũng tốt đẹp cũng dễ dàng. Lạc quan là nhận định rõ những nỗi khó khăn có thể xảy ra trên đường đời song tin chắc rằng chúng ta sẽ lướt thắng. Nhưng dù lạc quan đến đâu cũng phải có một giới hạn: khi sự thất bại đã quá hiển nhiên. Cũng như trong lúc hành động chúng ta phải biết quyết định thật nhanh thì khi phải đương đầu với những trở ngại chúng ta biết chắc không thể lướt qua, chúng ta cũng biết ngừng lại ngay, đừng cố lì một cách vô ích. Lắm lúc, thật là một khổ tâm khi phải quyết định cách tiêu cực như nói trên. Gặp trường hợp này chúng ta phải nhờ óc phán đoán, xét lại mọi khía cạnh của tình trạng hiện hữu, cân nhắc tất cả chỗ lợi hại, đo lường những nguy cơ, những thua lỗ cũng như một ít dịp may còn sót lại, sau khi cân nhắc kỹ chúng ta phải quyết định chọn lấy giải pháp nào ít hại nhất. Kinh doanh cũng như kiện tụng, khi còn trong vòng tranh chấp nếu thấy rõ mình bất lợi thì tốt hơn nên điều đình. Sự cố lỳ là tật xấu nguy hại nhất cho nhà doanh nghiệp. Vả lại trên đời này có mấy ai là người chỉ thành công mà không thất bại? Khi trù liệu một công cuộc làm ăn chúng ta phải tiên liệu cái ngày ảm đạm ấy. Vị đại tướng tài danh nhất lắm khi cũng nếm mùi thất bại. Bại trạng cũng chưa sao, điều nên tránh là một cuộc đại bại toàn diện như Napoléon ở trận Waterloo.
5 câu hỏi cho mục tiêu cuộc đời
Bất kể bạn là sinh viên, là một nhân viên văn phòng, hay là nhà doanh nghiệp..., bạn đều có những mục tiêu của riêng muốn đạt tới. Tuy nhiên,có những khi bạn thấy như bị vùi trong những khó khăn trở ngại, hoặc bạn quá bận rộn với nhiều công việc khác đến nỗi gần như bỏ đi nhiều việc để đạt được đến mục tiêu của mình.Bạn không thành công, không thể đạt được đến mục tiêu của mình đơn giản chỉ vì bạn đã mất tập trung vào chúng. Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong những bước tập trung của riêng bạn. Bạn sẽ sớm trở lại đúng con đường để đạt đến mục tiêu và thành công.1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.2. Mình có đủ tự tin?Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.4. Mình có đang trải sức quá nhiều?Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?
Thành công với 8 kỹ năng
1. Suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống. Bạn sẽ luôn chiến thắng mọi thử thách và khó khăn trong công việc. “Hãy nhìn thấy chiếc ly còn đầy một nửa. Đừng nhìn thấy nó vơi đi một nửa”.2. Khả năng làm việc theo nhóm. Đây là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất, nó không chỉ chứng tỏ khả năng hòa đồng của bạn mà còn bộc lộ khả năng giải quyết nhanh mọi vấn đề khi xuất hiện mâu thuẫn trong nhóm.3. Giao tiếp hiệu quả. Để đạt được điều này, chú ý những chi tiết sau:- Ánh mắt.- Không tỏ ra bồn chồn.- Tránh những động tác gây mất thiện cảm với người đối diện.- Không nói vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề.- Phát âm chính xác.- Biết lắng nghe.4. Tự tin. Đây là yếu tố cần thiết để tạo ấn tượng tốt với mọi người. Tuy nhiên, phải chắc chắn là bạn có đủ kiến thức và khả năng để có thể tự tin.5. Sáng tạo và tưởng tượng. Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần đến 2 phẩm chất này. Nó sẽ làm bạn khác biệt với đồng nghiệp.6. Biết công nhận và học hỏi từ những lời phê bình. Điều này chứng tỏ rằng bạn luôn sẵn lòng trau dồi thêm. Bạn cũng cần phải biết cách phê bình người khác. Tìm hiểu cá tính của người khác, để nếu có phê bình hay chê bai cũng không làm mất lòng nhau.7. Theo đuổi đến cùng những ý tưởng dù nó có vẻ điên rồ.8. Nhìn xa trông rộng. Phẩm chất này giúp bạn nhìn thấy được những yếu tố dẫn đến thành công cũng như những khó khăn sắp phải đương đầu. Từ đó, bạn sẽ tìm được biện pháp giải quyết kịp thời.
21 nguyên tắc của các triệu phú “tay trắng làm nên”
Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức, đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ. Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên quá hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được đề cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình… 1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có. 2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.3. Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.4. Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.5. Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.6. Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.7. Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.8. Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích lũy sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng. 9. Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.10. Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “tay trắng làm nên”. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian. 11. Tuyệt đối thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.12. Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.13. Xây dựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.14. Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.15. Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính và trong cuộc sống cá nhân.16. Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn, trở ngại.17. Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi họ. 18. Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khỏe tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.19. Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.20. Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.21. Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc.
15 Lý Do Cần Lập Kế Hoạch KD
Cho dù bạn đang khởi đầu, đang phát triển một công việc kinh doanh hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, một kế hoạch kinh doanh được hoạch định kỹ càng luôn là phương tiện hữu ích đưa bạn đến thành công.
Cho dù bạn đang khởi đầu, đang phát triển một công việc kinh doanh hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, một kế hoạch kinh doanh được hoạch định kỹ càng luôn là phương tiện hữu ích đưa bạn đến thành công.
Vì sao bạn cần lập kế hoạch kinh doanh? Chắc hẳn bạn đã biết những lý do hiển nhiên. Nhưng còn có một số lý do hữu ích khác về việc cần lập kế hoạch khi kinh doanh mà nhiều chủ doanh nghiệp chưa biết đến. Vì vậy, bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận, trước hết xét đến lý do hiển nhiên, và kết thúc với lý do có thể bạn đã biết.
Lý do 15: Đối với các nhà quản lý, cần đặt ra những mục tiêu cụ thể. Quản lý giỏi cần đặt ra mục tiêu cụ thể và theo đuổi nó. Tôi ngạc nhiên có bao nhiêu doanh nghiệp đang quản lý kinh doanh mà không có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Họ lập kế hoạch thế nào với những việc có thể xảy ra? Thực tế, bạn đang đi đường tắt và lập kế hoạch trong đầu - việc đó tốt nếu bạn có thể làm thế - nhưng khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn muốn tổ chức và lập kế hoạch tốt hơn và trao đổi thuận tiện hơn. Nên có chiến lược. Hãy phát triển một kế hoạch cụ thể. Không nên chỉ lướt qua.
Lý do 14: Nên chia sẻ chiến lược, những ưu tiên và trọng điểm trong kế hoạch hành động của bạn với vợ hoặc chồng, bạn tình hoặc người có ý nghĩa với bạn. Đời sống kinh doanh của bạn trôi qua rất nhanh: vội vàng trả lời điện thoại, dập lửa v.v. Những người có mặt trong đời sống kinh doanh của bạn có cần biết những việc có thể xảy ra không? Bạn có muốn họ biết không?
Lý do 13: Đối mặt với sự thay thế. Có thể “thay thế” là một khái niệm mang tính thực tế quan trọng nhất mà bạn chưa từng nghe nói. Có thể diễn giải “Việc bạn làm là việc bạn không làm”. “Thay thế” nằm trong tâm điểm của mọi chiến lược kinh doanh. Ít nhất hầu hết mọi người chưa từng nghe thấy khái niệm này.
Lý do 12: Quyết định thuê hay không thuê địa điểm mới. Thuê địa điểm là một nghĩa vụ mới, thường với mức phí thuê cố định. Triển vọng phát triển và kế hoạch của bạn có biện minh cho việc chi phí cố định này tăng lên không? Việc đó có nên nằm trong kế hoạch kinh doanh của bạn không?
Lý do 11: Thuê nhân công mới. Đây là một nghĩa vụ khác (chi phí cố định) làm tăng rủi ro tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_buoc_thuc_hien_y_tuong_kinh_doanh_9465.doc