Thuếquan. Bản chào mởcửa thịtrường của Việt Nam cam kết giảm mức thuếquan bình
quân giản đơn khoảng 11,4% đối với tất cảcác loại hàng hóa và ràng buộc hầu nhưtoàn
bộtất cảcác dòng thuếvới khoảng thời gian thực hiện là 7 năm. Các cam kết thuếcó ý
nghĩa khá lớn đối với nhiều dòng thuế. Một yếu tố đặc biệt quan trọng của gói cam kết
này là việc các nhượng bộsẽlàm giảm mức độbảo hộthực tế đối với hàng nông sản của
Việt Nam. Mức thuếràng buộc bình quân đối với nông sản được giảm từmức 25,2%
xuống còn 21%, đưa mức thuếcam kết của Việt Nam thấp hơn mức của các Thành viên
WTO trong khu vực nhưThái Lan và Philíppin (Báo cáo phát triển năm 2006 của Việt
Nam). (thông thi chi tiết vềthuếquan xem tại Chương III).
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các cam kết và lộ trình thực hiện của Việt Nam đối với việc ra nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thị trường xuất khẩu tốt hơn. Tác động tới
xuất khẩu là tích cực vì khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng một môi trường ổn
định và bình đẳng hơn ở nước ngoài, có nhiều khả năng hơn trong việc kiện lại các thực
tiễn thương mại không bình đẳng và có cơ hội để đảm bảo rằng các cuộc đàm phán của
WTO trong tương lai sẽ đem lại các cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mà Việt Nam
quan tâm (bốn thị trường xuất khẩu chính chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đều là các Thành viên của WTO). Cũng có thể hy vọng rằng việc gia nhập sẽ
không chỉ thúc đẩy doanh số xuất khẩu các mặt hàng quyền thống sang các thị trường
hiện tại mà còn tăng xuất khẩu các sản phẩm mới sang các thị trường mới (xem them chi
tiết tại Chương II-VII).
Về cơ bản, có ba lý do chính khiến cho việc gia nhập WTO sẽ dẫn tới tăng cường tiếp cận
thị trường. Thứ nhất, Việt Nam sẽ được các Thành viên WTO dành đối xử MFN đầy đủ
và lâu dài và điều này là một cải thiện đáng kể. Mặc dù Việt Nam đã được hưởng đối xử
MFN tạm thời với Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác nhưng đối xử MFN dựa trên
cơ sở WTO là một thỏa thuận ưu đãi. Điều này là một mốc rõ ràng cho việc chuyển từ
môi trường mang tính đơn phương và tự nguyện (ví dụ các cuộc thảo luận tại Quốc hội
Hoa Kỳ trước khi gia hạn đối xử MFN hàng năm), nơi việc lạm dụng sức mạnh kinh tế vì
lý do chính trị thực sự là một mối đe dọa, sang một mối quan hệ đối tác thương mại dựa
trên các quy tắc rõ ràng, nơi các vấn đề thương mại được giải quyết một cách minh bạch,
tuân theo các luật lệ của WTO (xem Hộp 1).
Hộp 1
WTO và Đối xử MNF tại Hoa Kỳ
Hiện nay, các nước chưa tham gia WTO có thể được nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đơn
phương dành đối xử MFN trong thương mại nhưng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ tiếp
tục được hưởng đối xử này. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, việc dành đối xử MFN cho Nga và một số
nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi khác, gồm cả Trung Quốc và Việt Nam trước khi
các nước này gia nhập WTO, từ trước tới nay phụ thuộc vào việc các nền kinh tế này có
tuân theo một Dự luật có tên là Tu chính án Jackson- Vanik hay không, Tu chính án này
sửa đổi Bộ luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ liên quan tới quyền tự do nhập cư và
một số quyền công dân khác. Quốc hội Hoa Kỳ rà soát định kỳ và quá trình rà soát này
này tạo cơ hội cho một số chính trị gia yêu cầu các nhượng bộ chính trị để đổi lại việc họ
đồng ý dành đối xử MFN có điều kiện và “lâu dài”.
Khi Ácmênia, Cộng hòa Kyrgyzxtan và Mông Cổ gia nhập WTO, Hoa Kỳ đã sử dụng
quyền không áp dụng đối xử WTO theo Điều XIII của WTO, tức là Hoa Kỳ không dành
cho các nước này đối xử MFN vô điều kiện và do đó trên thực tế không chấp nhận tư
cách Thành viên WTO của các nước này. Tương tự như vậy, đối với Trung Quốc và Việt
Nam, Chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc đàm phán song phương liên quan tới
quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn và đã điều chỉnh các quy định pháp lý tương
tự, trước khi các cuộc đàm phán gia nhập kết thúc.
Nguồn: Horlick & Shea, 2002, Michalopoulos, 2002 và các báo cáo khác
Ngoài tác động trực tiếp là tiếp cận thị trường được đảm bảo hơn, gia nhập WTO cũng sẽ
xóa tan sự hoài nghi về xuất khẩu phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển (Langhammer and Lücke, 1999). Sự hoài nghi, bi quan về xuất khẩu cũng
rất phổ biến tại Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà các nhà xuất khẩu
vốn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam phải đối mặt với các rào cản bảo hộ
chống lại hàng nông sản và các sản phẩm chế tạo có hàm lượng lao động cao. Vòng đàm
phán Uruguay đã đem lại những tiến triển, cả đối với các nước phát triển nơi mà Hiệp
định Nông nghiệp và Hiệp định hàng dệt may đã cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường
cho hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển cũng như đối với bản thân các nước đang
phát triển đã tự do hóa cơ chế nhập khẩu của họ một cách đơn phương hoặc trong khuôn
khổ cam kết từ Vòng đàm phán Uruguay (Anderson, 2002 và Kheir-El-Din, 2002). Khi
các chính sách cải cách, Đổi mới đã tạo ra nhiều lựa chọn về mặt chính sách ngành, rõ
ràng điều quan trọng là Việt Nam cần có khả năng tiếp cận thị trường để đảm bảo phát
triển xuất khẩu.
Thứ hai, việc áp dụng đầy đủ Hiệp định Dệt may vào năm 2005 đã đem lại một lợi thế
lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khi gia nhập WTO, Việt Nam mới có thể tận dụng đầy
đủ lợi ích từ việc loại bỏ dần cơ chế hạn ngạch mà các nước phát triển duy trì trước đây.
Đặc biệt, trong số những lợi ích của việc gia nhập WTO có việc giảm thuế nhập khẩu và
loại bỏ hạn ngạch của Hoa Kỳ và EU áp dụng đối với xuất khẩu hàng dệt may (tới giữa
năm 2010, mặt hàng này sẽ chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
Điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ do dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2
của Việt Nam, sau dầu thô, mà còn do việc gia nhập WTO sẽ khiến Việt Nam tham gia
sân chơi chung với các nhà xuất khẩu khác, những người đã không bị áp dụng hạn ngạch
kể từ đầu năm 2005, khi mà hệ thống thương mại toàn cầu 30 tuổi với truyền thống “đàm
phán các ngoại lệ đối với GATT/WTO mà các bên đều chấp nhận” đã bị phá bỏ. Các biện
pháp phi thuế quan khác (đặc biệt là tự nguyện hạn chế xuất khẩu – VER) cũng được xóa
bỏ nhờ vào tiến trình đàm phán tự do hóa của Vòng Uruguay, ví dụ như hạn ngạch song
phương của EU đối với hàng tiêu dùng, sắt thép hoặc nông sản nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ ba, có thể lập luận rằng các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng mà các cường
quốc áp dụng chống lại các “nền kinh tế phi thị trường” (NME) của WTO như Việt Nam
cần phải chịu các quy tắc chặt chẽ hơn so với các trường hợp không phải là Thành viên
WTO.
Rõ ràng, việc Việt Nam bị coi là nền kinh tế thị trường trong vòng 12 năm không phải là
yếu tố thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Quy tắc này thể hiện một mức độ ngờ
vực nhất định đối với bản chất thị trường của hệ thống kinh tế Việt Nam cũng như mối lo
ngại của rất nhiều nhà sản xuất nước ngoài về sự phát triển xuất khẩu của Việt Nam. Do
bị coi là nền kinh tế phi trường, các đối tác thương mại của Việt Nam có nhiều điều kiện
hơn trong việc đưa ra các vụ kiện chống bán phá đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam do
giá so sánh được được sử dụng trong việc xác định phá giá là giá của các nước “tương
tự”, không nhất thiết có các điều kiện kinh tế giống với Việt Nam. Việt Nam, giống như
các nền kinh tế đang chuyển đổi khác, kể cả Trung Quốc, đã phải đối mặt với các điều
khoản phân biệt đối xử liên quan tới quá trình xác định phá giá cả trong giai đoạn trước
khi gia nhập WTO. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì (i) các nhà xuất khẩu của Việt Nam
dễ phải đối mặt với các biện pháp chống bán phá giá hơn so với các nhà xuất khẩu từ các
nền kinh tế thị trường; và (ii) biên độ phá giá áp dụng đối với các nền kinh tế phi thị
trường thường cao hơn (Langhammer và Lücke,1999). Một lý do của kết quả này là các
quyết định về giá của các công ty tại các nền kinh tế phi thị trường thường không liên
quan tới chi phí sản xuất thực tế. Một lý do nữa có thể là trong các cuộc điều tra chống
bán phá giá, các Chính phủ thường có quyền tự do trong việc ước tính giá trong nước của
một sản phẩm xuất xứ từ một nền kinh tế phi thị trường căn cứ vào giá “thông thường”
của sản phẩm tương tự tại một nền kinh tế so sánh (tương tự). Cơ cấu chi phí tại nước so
sánh càng khác với Việt Nam thì cách tiếp cận này càng không phù hợp. Do đó, tác động
của việc gia nhập WTO đối với các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các nhà xuất
khẩu Việt Nam phụ thuộc vào tầm quan trọng tương đối của hai tác động đề cập ở trên.
Nếu như các quyết định về giá của các nhà xuất khẩu Việt Nam bị bóp méo toàn bộ thì
việc trở thành Thành viên của WTO có thể cũng không có tác động đáng kể nào ngoài
việc hành vi của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai sẽ mang tính định hướng thị
trường nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu việc lựa chọn nước tham chiếu/so sánh bóp méo phán
quyết một cách không công bằng, Việt Nam được lợi khi các cuộc điều tra chống bán phá
giá sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ hơn, đặc biệt khi mà các số liệu về giá và chi
phí của nhà sản xuất được sử dụng thay vì sử dụng nước tham chiếu. (Thông tin chi tiết
hơn về vấn đề này được đề cập tại Chương IV).
Tóm lại, các nguyên tắc chặt chẽ hơn từ việc gia nhập WTO sẽ đem lại cho Việt Nam (a)
lựa chọn để lập luận rằng trong một số tình huống cụ thể, đặc biệt, thì “các điều kiện của
nền kinh tế thị trường chiếm ưu thế” (b) vị thế nhất định trong các cuộc tham vấn và
tranh chấp thương mại đa phương, cho phép Việt Nam sử dụng các quy tắc của WTO
trong quan hệ với các Thành viên khác khi quyền lợi của Việt Nam đã bị ảnh hưởng và
sân chơi không hoàn toàn bình đẳng. Hơn nữa, Việt Nam cũng có thể liên minh với các
nền kinh tế phi thị trường khác trong WTO – ví dụ như Trung Quốc. Cuối cùng, Nghị
định thư gia nhập WTO của Việt Nam hạn chế thời gian áp dụng các thủ tục chống bán
phá giá phân biệt đối xử đối với Việt Nam trong thời hạn 12 năm, đồng thời Việt Nam có
nghĩa vụ cải cách hơn nữa hệ thống trợ cấp và định giá của mình.
6. Tự do hóa thương mại tại Việt Nam
Các nhà phân tích kinh tế nhấn mạnh lợi ích quan trọng của việc các nền kinh tế thực
hiện tự do hóa nhập khẩu có thể tiếp cận thị trường trong nước tốt hơn, đặc biệt khi các
thiết bị nhập khẩu cũng như các đầu vào sản xuất có giá rẻ hơn, hàng nhập khẩu đa dạng
hơn. Thông qua việc giảm và ràng buộc thuế nhập khẩu, loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu và
cải cách các biện pháp hạn chế khác, các chính sách của Việt Nam sẽ có độ tin cậy cao
hơn và môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện, điều này sẽ đem lại lợi ích
trong nước đang kể, quá trình này được giải thích ngắn gọn tại Hộp 2.
Liên quan tới các cam kết mở cửa thị trường, có bằng chứng rõ ràng rằng cái mà những
người theo chủ nghĩa trọng thương thường gọi một cách không chính xác là “giá của việc
gia nhập” – xét từ các nhượng bộ về mở cửa thị trường – đang ngày càng tăng. Các
nhượng bộ của Việt Nam khi gia nhập cũng theo xu hướng này do Việt Nam đã đưa ra
các nhượng bộ quan trọng về thuế quan, loại bỏ các hạn chế định lượng và xóa bỏ trợ cấp
xuất khẩu đối với hàng động sản cũng như rất nhiều khoản trợ cấp trong nước khác. Chi
tiết các điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và các cam kết mở cửa thị trường khá vực
tạp, nằm trong khoảng 880 trang tài liệu.
Hộp 2
Tại sao tự do hóa thương mại không nhất thiết phải là
“cái giá để gia nhập”?
Khái niệm cốt lõi của thương mại quốc tế là chi phí cơ hội. Việc sản xuất (tiêu dùng) một
sản phẩm có chi phí là không sản xuất (tiêu dùng) được sản phẩm khác. Một lý thuyết
kinh tế quan trọng đã khẳng định rằng thương mại đem lại lợi ích nhờ việc tối thiểu hóa
các chi phí cơ hội thông qua phân chia lao động quốc tế, lý thuyết này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc chuyên môn hóa giữa các nước. Lấy một ví dụ đơn giản, giả sử rằng
người dân ở Pescatia rất giỏi về đánh bắt cá nhưng lại bị bắt buộc phải dành thời gian để
trồng lúa (nghề mà họ không thực hiện hiệu quả bằng đánh bắt cá). Mỗi giờ trồng lúa có
chi phí có hội cao xét về số lượng cá bị bỏ qua, nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác
ngoài việc dành thời gian để trồng lúa. Giả sử những người dân Agria rất giỏi trồng lúa
nhưng không có tài đánh bắt cá. Khi đó, chi phí cơ hội cao xét từ khía cạnh thời gian
không được dùng để trồng lúa. Nếu hai nước có thể trao đổi thương mại với nhau thì họ
có thể tập trung vào ngành nghề mà mình thực hiện tốt nhất.
Các nhà kinh tế nói rằng các nước sẽ chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh của mình. Điều
này sẽ đảm bảo rằng tổng sản lượng được sản xuất sẽ tăng ở cả hai nước và mỗi nước sẽ
có khả năng tiêu dùng lúa gạo và cá nhiều hơn khi không có thương mại. Quyết định
chuyên môn hóa vào ngành nào phụ thuộc vào việc một nước thực hiện một ngành nghề
nào là tốt nhất so với các ngành nghề khác. Người dân Pescatia có thể là những nông dân
giởi hơn nông dân ở Agria, do mỗi giờ làm nghề nông thì người dân Pescatia thu hoạc
được vụ mùa có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, nếu mỗi giờ người dân Pescatica làm nghề
nông có chi phí cao hơn xét từ lượng cá bị bỏ qua so với mỗi giờ làm nghề nông ở Agria,
khi đó Pescatia nên chuyên môn hóa việc đánh bắt. Vấn đề không phải là lợi thế tuyệt đối
mà là lợi thế tương đối. Thương mại quốc tế tạo cơ hội cho các nước chuyên môn hóa sản
xuất theo lợi thế so sánh của họ.
Thuế quan. Bản chào mở cửa thị trường của Việt Nam cam kết giảm mức thuế quan bình
quân giản đơn khoảng 11,4% đối với tất cả các loại hàng hóa và ràng buộc hầu như toàn
bộ tất cả các dòng thuế với khoảng thời gian thực hiện là 7 năm. Các cam kết thuế có ý
nghĩa khá lớn đối với nhiều dòng thuế. Một yếu tố đặc biệt quan trọng của gói cam kết
này là việc các nhượng bộ sẽ làm giảm mức độ bảo hộ thực tế đối với hàng nông sản của
Việt Nam. Mức thuế ràng buộc bình quân đối với nông sản được giảm từ mức 25,2%
xuống còn 21%, đưa mức thuế cam kết của Việt Nam thấp hơn mức của các Thành viên
WTO trong khu vực như Thái Lan và Philíppin (Báo cáo phát triển năm 2006 của Việt
Nam). (thông thi chi tiết về thuế quan xem tại Chương III).
Trợ cấp. Việt Nam bị yêu cầu phải cắt giảm tất cả các khoản trợ cấp, kể cả trợ giá và do
đó sẽ làm tăng giá thị trường. Các cam kết của Việt Nam trong WTO cũng bao gồm việc
loại bỏ các khoản trợ cấp liên quan tới thương mại đối với sản xuất công nghiệp và đầu tư
trước năm 2013, đồng thời trợ cấp cho ngành dệt may sẽ bị xóa bỏ ngay sau khi gia nhập.
Các cam kết trợ cấp còn bao gồm cả việc loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuát khẩu đối với
nông sản cho các mặt hàng cà phê, chè, rau quả và thịt lợn ngay tại thời điểm gia nhập
WTO và các nghĩa vụ tự do hóa khác (xem phân tích sâu hơn tại Chương III dưới đây).
Thương mại nhà nước. Các hoạt động thương mại nhà nước cũng bị thay đổi đáng kể và
quyền kinh doanh được dành cho các doanh nghiệp tư nhân – cả các doanh nghiệp trong
và doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiện quá trình cải cách
đầy khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động từ cơ chế ngoại thương tập
trung trước đây (Diem, Ngo Van, 2007 and Son, Nguyen, 2007).
Liên quan tới cái “giá” để gia nhập WTO xét về mặt các nhượng bộ thuế quan, cần phải
chú ý rằng ngành sản xuất hàng hóa trong nước của Việt Nam không phải cạnh tranh
hoàn toàn với bên ngoài vì (a) vẫn tồn tại sự bảo hộ đáng kể đối với rất nhiều dòng thuế
và (b) trong rất nhiều trường hợp, Việt Nam được hưởng linh hoạt đáng kể để bảo hộ các
ngành nhạy cảm. Đặc biệt, Việt Nam có thể tăng hầu hết các dòng thuế của mình kể cả
sau khi gia nhập WTO vì các mức thuế ràng buộc trong rất nhiều trường hợp lại cao hơn
mức thuế áp dụng hiện hành. (Ràng buộc cao hơn hiện hành tức là mức thuế ràng buộc
trong biểu cam kết WTO lại cao hơn mức thuế đang áp dụng thực tế). Hơn nữa, rất nhiều
quá trình tự do hóa tại Việt Nam đã diễn ra trước khi gia nhập WTO, khi mà Việt Nam
thực thi các thỏa thuận khu vực ký kết trước năm 2007. Do đó, rất nhiều nhượng bộ thuế
quan mà Việt Nam đưa ra có thể sẽ có tác động thấp hơn những gì các con số ở phía trên
thể hiện. (Xem thêm chi tiết tại Chương III dưới đây).
Chính phủ Việt Nam cũng có thể giúp các nhà sản xuất hàng nông sản đối phó với việc
loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản bằng việc duy trì các “hỗ trợ bóp méo thương
mại”, mức duy trì này có thể nhiều hơn mức tiêu chuẩn mà WTO cho phép dành cho các
nước đang phát triển. Tương tự, một số sản phẩm như trứng, đường, muối và lá thuốc là
tiếp tục được bảo hộ một phần thông qua hạn ngạch thuế quan (TRQs), phương pháp áp
dụng mức thuế quan cao đối với lượng nhập khẩu vượt quá một mức “hạn ngạch” nhập
khẩu.
Bức tranh tổng quan về các cam kết dịch vụ (tức là các nhượng bộ theo GATS) cũng cho
thấy một tình hình tương tự xét về cái “giá phải trả” để gia nhập WTO (Tài liệu
WT/ACC/VNM/48/Add.2, ngày 27 tháng 10 năm 2006). Các cam kết chính trong lĩnh
vực dịch vụ bao gồm hạn chế mức góp vốn của nước ngoài trong các ngành dịch vụ (ví
dụ phía nước ngoài được chiếm 100% trong ngành kế toán ngay sau khi gia nhập hay
phía nước ngoài được chiếm 100% sau 5 năm kể từ ngày gia nhập) (Xem thêm Chương
VI). Về số lượng các phân ngành dịch vụ (danh mục phân loại của WTO bao gồm 160
phân ngành) mà các nước cam kết như một tiêu chí để so sánh về “giá phải trả” khi gia
nhập WTO từ quan điểm trọng thương, chúng ta có thể nhận thấy các nước kém phát
triển là thành viên sáng lập WTO chỉ cam kết khoảng 20 phân ngành. Số lượng trung
bình các phân ngành mà các nước đang phát triển và phát triển cam kết lần lượt là 44 và
108. Việt Nam đã cam kết mở cửa 11 ngành và khoảng110 phân ngành dịch vụ (có thể
thấy khá rõ đây chỉ là một đánh giá sơ bộ về giá phải trả “liên quan tới dịch vụ” để gia
nhập và con số này không nói lên bản chất và mức độ tự do hóa). Tuy nhiên, tương tự
như đối với hàng hóa, các ngành dịch vụ của Việt Nam không hoàn toàn phải đối mặt với
cạnh tranh từ nước ngoài do nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn duy trì hạn chế đối
với sự tham gia của nước ngoài.
Rất khó có thể dự đoán liệu Việt Nam có tự do hóa cơ chế thương mại của mình ở mức
độ tương tự hay không nếu như không gia nhập WTO. Về mặt kinh tế, đã được chứng
minh được quá trình tự do hóa trong nước làm tăng hiệu quả nhiều hơn so với việc cải
thiện khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, do đó, lợi ích thu được từ việc Việt Nam
gia nhập WTO sẽ lớn hơn so với việc không gia nhập. Việc các cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam có vượt quá các thỏa thuận hiện hành của WTO hay không phụ thuộc phần
lớn vào diễn giải chủ quan. Thứ nhất, một số nghĩa vụ WTO cộng đề cập tới các luật lệ
chỉ liên quan tới quá trình tham vấn hoặc báo cáo cho WTO. Các nghĩa vụ khác là nghĩa
vụ cơ bản, ví dụ như việc Việt Nam chấp nhận xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản ngay
sau khi gia nhập trong khi các khoản trợ cấp này vẫn được nhiều Thành viên sáng lập ra
WTO áp dụng. Thật đáng tiếc là các cam kết WTO cộng và WTO trừ dẫn tới việc phân
biệt các Thành viên do các cam kết này tạo ra hệ thống thương mại đa phương gồm nhiều
mức khác nhau.
Rõ ràng, các cam kết mở cửa thị trường mà Việt Nam đưa ra cũng sẽ tạo thách thức đáng
kể như nhau đối với các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ trong khu vực tư nhân cũng
như khu vực nhà nước và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực
cải cách kinh tế trong tương lai.
7. Chính sách trong nước và gia nhập WTO
Bên cạnh tự do hóa thương mại, gia nhập WTO là một cam kết pháp lý có tác động sâu
rộng tới nhiều chính sách kinh tế trong nước. Những thay đổi về mặt chính sách mà các
nước mới gia nhập áp dụng khi gia nhập WTO thường liên quan tới nhiều biện pháp
trong nước. Đối với Việt Nam, thực tế đã chứng minh cần đưa ra các cải cách toàn diện
để các quy định và chính sách trong nước của Việt Nam phù hợp với các quy tắc của
WTO. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam về cơ bản đã điều chỉnh lại
toàn bộ hệ thống pháp lý đối với các hoạt động thương mại và các thủ tục pháp lý (US
Aid, 2007). Đặc biệt, cần tăng cường minh bạch hóa và thúc đẩy một hệ thống pháp trị.
Trong cam kết “cả gói” của mình, Việt Nam đồng ý đưa ra một số biện pháp chính sách
cụ thể như tự do hóa các biện pháp kiểm soát giá và cải cách các mức thuế tiêu thụ đặc
biệt và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam cũng đồng ý tuân thủ với các
quy tắc của WTO về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản
kỹ thuật đối với thương mại (TBT), ưu đãi đầu tư, giá trị hải quan, cấp phép nhập khẩu,
Quy tắc xuất xứ và thủ tục chống bán phá giá. Các biện pháp được soạn thảo nhằm hạn
chế vai trò của một nền kinh tế do Nhà nước dẫn dắt cũng bao gồm việc tự do hóa quyền
kinh doanh ngoại thương. Những cải thiện nữa bao gồm thiết lập điểm hỏi đáp dịch vụ,
TBT và SPS. Tất cả các nội dung này sẽ được trình bày chi tiết hơn tại các chương tiếp
theo. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần tác động của việc gia nhập WTO đối với
Chính phủ Việt Nam.
Khó thực hiện chính sách bảo hộ hơn. Tăng cường tiếp cận thị trường ở nước ngoài và
được quốc tế công nhận khi gia nhập WTO có thể hỗ trợ Chính phủ vượt qua những ý
kiến của các nhóm trong nước phản đối tự do hóa thương mại và cải cách theo cơ chế thị
trường. Khi trở thành Thành viên của WTO, việc phản đối một biện pháp chính sách cụ
thể nào đó sẽ khiến câu hỏi về một số lợi ích tiềm năng của việc gia nhập WTO xuất hiện
một cách tự nhiên và điều này sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng dễ dàng hơn
trong việc tìm kiếm sự ủng hộ chính trị đầy đủ nhằm thực hiện quá trình tái điều tiết. Do
đó, độ tin cậy của một Chính phủ có tư tưởng cởi mở của Việt Nam sẽ được tăng cường
nếu như Chính phủ có thể “tự vượt qua chính mình” thông qua việc trở thành Thành viên
WTO (Francois và Martin, 2007). Tác động quốc tế của việc không thực hiện các cải
cách đã cam kết sẽ là rất lớn về mặt chính trị đối với Chính phủ, do đó Chính phủ rất có
thể sẽ thực hiện đầy đủ các chính sách cải cách của mình. Hơn nữa, nếu như sự thống
nhất về chính sách giữa Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và WTO được cải
thiện, các cam kết khi gia nhập WTO có thể sẽ thúc đẩy các điều khoản tương tự trong
các chương trình chuyển đổi mà IMF hoặc Ngân hàng Thế giới tài trợ trong các lĩnh vực
như ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán, trợ cấp hoặc chính sách tư nhân hóa.
Chính phủ cần phân tích kỹ tác động của tự do hóa thương mại không chỉ đối với nền
kinh tế mà đổi với tổng thể toàn xã hội. Điều này đòi hỏi phải thiết lập và cải thiện các
thể chế an sinh xã hội nhằm tạo điều kiện cho họ có thể hỗ trợ một số nhóm doanh nghiệp
và dân cư cụ thể, đặc biệt những người nghèo, những người mà hiện nay rất có thể là
người chịu thua thiệt trong quá trình toàn cầu hỏa.1
Chính sách kinh tế phải phù hợp với các quy định của WTO. Gia nhập WTO thường
khuyến khích việc quản lý kinh tế dựa trên các quy định pháp lý, việc cải cách toàn diện
hệ thống pháp luật của Việt Nam đã diễn ra và rất có thể sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới.
Trước tiên, quá trình này cho thấy các luật lệ, quy định và quyết định hành chính đã minh
bạch hơn. Các quy tắc của WTO khuyến khích việc công bố nhanh chóng trên tạp chí
chính thức tất cả các luật và quyết định hành chính áp dụng chung cũng như thông tin
liên hệ cần phải công khai cho công chúng trước khi các luật, quyết định này có hiệu lực.
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng bị yêu cầu phải dành cho
các cá nhân trong và ngoài nước cơ hội nhận xét các dự thảo văn bản pháp luật do các cơ
quản lý Trung ương và địa phương đề xuất. Thứ hai, quá trình này cho thấy Việt Nam
phải duy trì một hệ thống các cơ quan xét xử tư pháp và hành chính cho phép khiếu nại
các quyết định hành chính đối với các vấn đề mà WTO điều chỉnh. Tất cả các quyết định
như vậy sẽ có thể được khiếu kiện ra tòa và các bên sẽ được thông báo bằng văn bản về
quyết định liên quan tới việc khiếu kiện đó cũng như lý do khiếu kiện. Cuối cùng, Việt
Nam được yêu cầu phải quản lý một cách thống nhất, khách quan và hợp lý tất cả các
luật, quy định và các thủ tục hành chính áp dụng chung ở cả cấp Trung ương và địa
phương. Việc thực thi hiệu quả tất cả các cam kết này – những cam kết vốn đầu tiên được
đưa ra theo các nghĩa vụ trong BTA và sau đó được củng cố, mở rộng thông qua việc áp
dụng các quy tắc của WTO – sẽ đòi hỏi phải tăng cường đáng kể hệ thống pháp luật và
thể chế của Việt Nam. Rõ ràng rằng các chủ thể kinh tế, kể cả tư nhân và nhà nước –
tham gia vào hoạt động thương mại, đầu tư hoặc nghiên cứu và phát triển trong một nền
kinh tế dựa trên các nguyên tắc thị trường cần có một sự đảm bảo cơ bản về quyền sở hữu
trí tuệ, thực thi hợp đồng, bảo vệ chống lại các hành vi phản cạnh tranh, sự vận hành của
thị trường tài chính và chứng khoán cũng như khuôn khổ pháp luật vững chắc cho việc
thành lập, hoạt động và giải thể của các đơn vị kinh tế khác nhau. Do đó, Việt Nam đã bắt
đầu thực hiện các chương trình lớn nhằm xây dựng thể chế và pháp luật, luật quản lý
công và chống tham nhũng. Có thể nói rằng quá trình gia nhập WTO, trước đó là việc
thực hiện các cam kết trong BTA là chất xúc tác chính cho quá trình cải cách hệ thống
trong hệ thống pháp luật, quản lý và hành chính. Những bước tiến này tạo nền tảng vững
chắc cho việc thực hiện mục tiêu của Việt Nam là xây dựng một quốc gia xã hội chủ
nghĩa dựa trên cơ sở pháp trị và cải cách xã hội theo định hướng thị trường cũng như phát
triển khu vực tư nhân một cách tổng thể. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ mang định
hướng thị trường nhiều hơn hoặc sẽ được cổ phần hóa; đặc điểm của quá trình này là
cách tiếp cận hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nhiều hơn của các cơ quan quản lý Trung
ương và địa phươ