Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore

MỤC LỤC

 

 

 

I. Giới thiệu chung về nền kinh tế Singapore

1. Vài nét chung:

2. Nền kinh tế Singapore:

II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƯ VÀ NHẬP KHẨU

1. Chính sách thu hút đầu tư, phát triển thương mại

2. Thuế

2.1 Tỷ lệ thuế

2.2 Thuế nhập khẩu

3. Thủ tục hải quan

4. Các chính sách khác

4.1 Quy định về nhãn mác

4.2. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chống gian lận thương mại

4.3 Hệ thống tiêu chuẩn hang hoá

III. QUAN HỆ VIỆT NAM-SINGAPORE

1.Tổng quát về quan hệ Việt Nam-Singapore:

1.1 Về chính trị:

1.2. Quan hệ ngoại giao

1.3 Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại

1.4 Hợp tác đầu tư

2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Singapore:

2.1. Gạo

2.2. Thuỷ sản

2.3. Cà phê

2.4. Cao su

2.5. Hàng dệt may

3. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore :

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phận điều hành và thuế trợ cấp thu nhập từ hoạt động ngoài khơi của những cơ quan tài chính. 2.1.Tỷ lệ thuế Nhìn chung Singapore là hải cảng tự do và là một nền kinh tế mở. Hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế. Duy có xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng. Trong các cuộc đàm phán mậu dịch đa phương theo Vòng đàm phán Urugoay, Singapore đã nhất trí áp dụng 70% theo mức thuế của Singapore. Các hiệp định theo vòng đàm phán Urugoay bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/1995. Do là thành viên của APEC Singapore cũng đã cam kết xoá bỏ tất cả thuế vào năm 2010 (phù hợp với khung thời gian cho các nước phát triển). Singapore đã ký hiệp định công nghệ thông tin với WTO (ITA). 2.2.Thuế nhập khẩu Thuế dịch vụ và hàng hoá Singapore (GST) là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa. Thuế sẽ áp dụng bất kì khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ kinh doanh đăng ký GST tại Singapore với mức 3%. GST là thuế và được thu theo từng giai đoạn theo kênh sản xuất và phân phối. Một nhà kinh doanh/công ty sẽ có thể lấy xác nhận của cơ quan kiểm soát GST về việc nộp thuế hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Tất cả hàng nhập khẩu (bất kể bán tại trong nước hay tái xuất khẩu) đều phải chịu thuế, trừ khi hàng hoá được coi là ưu tiên đặc biệt của cơ quan thuế và hải quan Singapore. Nếu hàng hoá được giữ tại các khu mậu dịch tự do (Sân bay Changi và các cảng biển Pasir Panjang Keppel, Jurong và Sembawang) thì không bị coi là hàng nhập khẩu; sẽ không áp dụng GST cho đến khi hàng hoá rời các khu mậu dịch tự do (FTZ) để bán tại Singapore (hàng tái xuất từ FTZ được miễn thuế GST). Bên ngoài FTZ, khi hàng hoá được nhập khẩu, GST (thuế đầu vào) phải được trả cho Phòng thuế và hải quan Singapore tại nơi nhập khẩu, bất kể nhà nhập khẩu là thương gia hay là người tiêu dùng cuối cùng. Tại điểm nhập khẩu GST được áp dụng, theo giá CIF. Khi một công ty/đại lý Singapore nhập khẩu hàng trên danh nghĩa một người nước ngoài không chịu thuế - người không thiết lập kinh doanh tại Singapore - công ty Singapore sẽ được coi là nhà nhập khẩu gốc, bất kể công ty Singapore có coi mình là đại lý hay không. Công ty Singapore phải thanh toán thuế đầu vào GST cho Phòng thuế và hải quan. Khi người nước ngoài không cư trú tại Singapore có trách nhiệm pháp lý do hợp đồng đại lý với công ty/đại lý Singapore nhập khẩu trên danh nghĩa người không cư trú, người đó được yêu cầu tính thuế đầu vào GST trên danh nghĩa người không cư trú. Người không cư trú có trách nhiệm được coi là có doanh thu kinh doanh hơn 1 triệu SGD dù không hoạt động kinh doanh thực tế tại Singapore nhưng có hoạt động thương mại thông qua đại lý Singapore. Doanh thu ít hơn 1 triệu SGD sẽ có nghĩa là đại lý có trách nhiệm thanh toán thuế đầu vào GST. Đại lý phải đăng ký tên người xuất khẩu không cư trú mà có doanh thu hơn 1 triệu SGD. Tài khoản riêng biệt phải được giữ để thanh toán cho người không cư trú phải chịu thuế. 3. Thủ tục hải quan Từ 1/7/2008, Hải quan Singapore vừa bắt đầu một mô hình tổ chức mới  nhằm tăng cường hơn nữa tính hiệu quả và giúp hải quan Singapore thực hiện các chức năng của mình một cách tối ưu. Việc tái cơ cấu là một phần trong quá trình thay đổi liên tục nhằm giúp cho Hải quan Singapore trở nên sắc bén hơn nữa trong việc đảm bảo chuỗi thương mại toàn cầu trong một môi trường hoạt động linh hoạt mà vẫn hoàn thành được các vai trò về tạo thuận thương mại và đảm bảo số thu. Cơ cấu mới này là sự tổng hợp và cân bằng chức năng tạo thuận lợi thương mại  và kiểm soát nhằm đạt được sự gần nhất giữa chính sách và thực tế. Các chức năng về nguồn nhân lực của cơ quan cũng được củng cố để tăng cường việc xây dựng, quản lý năng lực, phát triển công việc để hỗ trợ tối đa các hoạt động của hải quan. Cơ cấu tổ chức của Hải quan Singapore gồm 6 phòng với các chức năng như sau: - Phòng thương mại: Xem xét tất cả các hình thức dịch vụ cung cấp của Hải quan cho cộng đồng thương mại. Phòng thương mại cung cấp các dịch vụ hải quan, xúc tiến và quản lý các kế hoạch cũng như duy trì cơ sở hạ tầng cấp phép của Hải quan Singapore. Ngoài ra, phòng còn quản lý các chức năng của chuỗi an ninh cung ứng và quy định về kiểm soát các hàng hoá chiến lược. - Phòng tuân thủ: Quản lý các chức năng về tuân thủ thương mại của cơ quan bao gồm việc tiến hành các công việc kiểm tra về tuân thủ đối với tất cả các giao dịch thương mại với Hải quan Singapore và các công ty kiểm toán khi có yêu cầu của Hải quan. Phòng còn tiến hành các công việc điều tra về các trường hợp liên quan đến hàng hoá hoặc thương mại. - Phòng xây dựng tổ chức: Cung cấp chức năng về cơ cấu nhằm hỗ trợ các hoạt động của cơ quan; bao gồm quản lý nhân lực, quản lý tài chính và thông tin liên lạc trong nội bộ. - Phòng chính sách và kế hoạch: Tập trung vào việc đề xuất, xây dựng chính sách để giúp cơ quan hải quan có thể phân tích, dự đoán xu hướng kinh tế một cách chiến lược và thích hợp, theo kịp với thời đại. Ngoài ra, phòng còn quản lý các chiến lược quốc tế và hợp tác kỹ thuật của Hải quan Singapore. - Phòng dịch vụ tổ chức và cửa khẩu: Cung cấp các dịch vụ hải quan cần thiết tại các cửa khẩu và các vấn đề liên quan đến tổ chức như quản trị tin học, vận tải, quản lý cơ sở hạ tầng và an ninh cho cơ quan. Phòng cũng xây dựng kế hoạch cho các nhu cầu về công nghệ của Hải quan Singapore trong việc cung cấp dịch vụ của Hải quan. Phòng điều tra và thông tin tình báo: Tập trung vào công việc điều tra và chống buôn lậu thuốc lá. Ngoài chức năng thông tin tình báo, điều tra, quản lý hoạt động và các chức năng truy tố, phòng còn đề xuất các sáng kiến tham gia của cộng đồng để tăng cường nhận thức và duy trì niềm tin của dân chúng trong việc thực thi các quy định luật pháp hải quan. Sơ đồ tổ chức Hải quan Singapore từ 1/7/2008 Trong cộng đồng hải quan, Hải quan Singapore được nhìn nhận là một trong những cơ quan đứng đầu trong tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát hải quan chặt chẽ. Để có được đánh giá như vậy, trong nhiều năm qua Hải quan Singapore thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động cũng như đề ra được một lộ trình hiện đại hoá một cách hợp lý và phù hợp với sự phát triển của quốc gia cũng như quốc tế. Cũng như hầu hết các chiến lược hiện đại hoá của Hải quan các nước trên thế giới, điểm chung trong các trong chiến lược, kế hoạch này là tập trung vào việc triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, nhất là là công nghệ thông tin nhằm cải cách hoạt động quản lý của cơ quan hải quan, đặc biệt là trong công tác thông quan hàng hoá và phân loại hàng hoá. Chính công nghệ thông tin đã góp một phần rất lớn trong việc thay đổi một phương pháp quản lý hải quan theo hướng mới đó là chuyển từ việc xử lý các giao dịch dựa trên giấy tờ sang xử lý các giao dịch điện tử, điều này cũng đã cho phép Hải quan Singapore vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với một nguồn lực hạn chế. Với nhận thức tiến trình tin học các qui trình nghiệp vụ, thủ tục hải quan là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có các bước đi thích hợp, không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn và càng không thể tách rời với chiến lược, kế hoạch công nghệ thông tin của quốc gia, Hải quan Singapore đã chia lộ trình áp dụng CNTT theo từng giai đoạn khác nhau, phù hợp với chiến lược phát triển CNTT của quốc gia. Với cách thức thực hiện như vậy đã cho phép hải quan Singapore tận dụng được nhiều cơ hội, nhiều lợi thế như: sự ủng hộ từ các chính phủ, sự nhận thức thống nhất và phối hợp tốt trong các cơ quan chính phủ về vấn đề hỗ trợ, trao đổi thông tin thông tin, sự ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, hạ tầng về công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, để đảm bảo luôn cập nhật được các thành tựu hiện đại nhất của công nghệ thông tin và đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho ngành hải quan, thiết kế triển khai phần mềm ứng dụng... Hải quan Singapore đã thực hiện theo cơ chế thuê các công ty công nghệ thông tin trong và ngoài tham gia dưới  sự giám sát, quản lý chặt chẽ của  hải quan. Có thể kể đến một số ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu mà Hải quan Singapore hợp tác với các đối tác bên ngoài để xây dựng và đã đưa vào ứng dụng như: Hệ thống quan điện tử: Hệ thống quan điện tử của Hải quan Singapore được  thiết kết xây dựng và triển khai  theo mô hình tập trung bao gồm thành phần chính: một để phục vụ cho việc giao tiếp với bên ngoài (do công ty CrimsonLogic quản lý) và một để phục cho công tác quản lý của cơ quan hải quan sử dụng mạng (do công ty National Computer System xây dựng). Bên cạnh đó, trong nỗ lực tiếp tục rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, Hải quan Singapore ban hành các qui định và xây dựng các hệ thống CNTT cho phép tiếp nhận trước các thông tin liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu từ doanh nghiệp. Điều này cho phép hải quan có nhiều thới gian và thông tin hơn để phân tích, đánh giá về lô hàng từ đó có thể quyết định thông quan ngay (đối với các lô hàng thuộc luồng xanh) hay tiến hành kiểm tra thực tế (đối với những lô hàng thuộc luồng đỏ) khi hàng vừa đến cảng, vì vậy rút ngắn được thời gian thông quan. Hệ thống thông quan trước đối với vận chuyển hàng chuyển phát nhanh: Hệ thống này ra đời năm 1994 nhằm thúc đẩy thông quan trước đối với vận chuyển hàng hoá chuyển phát nhanh đường hàng không. Với hệ thống này, các công ty chuyển phát nhanh theo đường hàng không có thể chuyển các thông tin bằng điện tử tới Hải quan và nhận hướng dẫn kiểm tra trước thông quan và kết quả này nhanh hơn so với thông quan qua cửa khẩu. Hệ thống thông quan điện tử đối với Container: Hải quan áp dụng hệ thống thông quan điện tử cho container ở tất cả các cửa khẩu từ tháng 8/1999. Với hệ thống này, những người vận chuyển không cần xuất trình bản copi cứng của giấy phép thông quan hàng hoá cho hải quan, và kết quả đã rút ngắn được thời gian thông quan. Hệ thống xác định mục tiêu trọng điểm: Việc xác định mục tiêu trọng điểm hàng hoá xuất nhập khẩu do hệ thống này thực hiện. Hệ thống này được kết nối với các hệ thống của các cơ quan có liên quan khác để thực hiện việc trao đổi các thông tin phục vụ cho việc phân luồng dữ liệu khai hải quan. Trong hệ thống này đã được thiết lập các tiêu chí lựa chọn, theo định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết hải quan sẽ thiết lập hay thay đổi các tiêu chí này để đảm bảo luôn phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động xuất nhập khẩu, bên cạnh đó trên hệ thồng còn lưu giữ các thông tình báo phục vụ cho công tác phân tích dữ liệu kiểm tra thông quan hàng hoá. Các dữ liệu khai hải quan của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu khi chuyển đến (qua hệ thống Tradenet) sẽ được hệ thống phân luồng kiểm tra dựa trên việc so sánh với các tiêu chí cũng các thông tin tình báo hải quan sau đó truyền kết quả cho các đơn vị hải quan tại các cửa khẩu để quyết định về hình thức, mức độ kiểm tra hàng hoá hay thông quan ngay. Hiện nay, trung bình các lô hàng được thông quan trong vòng 10 phút. Hệ thống nộp thuế và lệ phí điện tử: Theo qui định của Singapore việc nộp thuế hải quan và các khoản lệ phí khác được thực hiện trên cơ sở tự khai, tự tính và tự nộp. Nhà nhập khẩu, xuất khẩu sẽ thực hiện việc khai hải quan, tự tính thuế và tự nộp thuế và các loại lệ phí khác quan hệ thống liên ngân hàng tại hệ thống máy tính được kết nối với hệ thống TradeNet, khoảng vài phút sau sẽ nhận được thông báo cụ thể về thông tin liên quan đến thông quan lô hàng, trong trường hợp lô hàng được thông quan thì lệnh thông quan sẽ được gửi đến hệ thống máy tính của nhà nhập khẩu/xuất khẩu, trong trường hợp ngược lại thì hệ thống gửi một thông báo nêu rõ lý do từ chối hay các yêu cầu cung cấp thêm các số liệu cần thiết. Mở rộng kết nối thông qua mạng giá trị gia tăng: Ở Singapore có một số tổ chức, công ty cung cấp mạng giá trị gia tăng (VAN) tuy nhiên hiện tại chỉ duy nhất mạng TradeNet do công ty CrimsonLogic là đơn vị xây dựng, quản lý và duy trì hoạt động là được sử dụng để khai Hải quan.  Doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch địên tử liên quan đến hải quan có thể lựa chọn kết nối với TradeNet theo nhiều hình thức khác nhau như quay số, kênh thuê riêng, mạng riêng ảo, Internet ... trong đó hình thức kết nối Internet là phổ biến nhất (hơn 50%). Tuy nhiên để tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ,  Hải quan Singapore   đang có kế hoạch tìm thêm nhà cung cấp dịch vụ khác. Chính phủ Singapore cũng chủ trương cho phép nhiều công ty cung cấp dịch vụ VAN hoạt động. Một kết quả rõ ràng là nhờ vào các hệ thống trên và các chính sách, qui định phù hợp, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan không ngừng được nâng cao. Đến năm 1996 các thủ tục Hải quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đều đã được đơn giản hoá, minh bạch hoá và được thực hiện một cách thống nhất trên toàn  quốc. Thời gian thông quan trung bình cho một lô hàng giảm từ vài ngày xuống chỉ còn vài phút. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp tại Singapore đều thực hiện các thủ tục hải quan và các giao dịch liên quan đến hải quan qua các hệ thống tự động, không có trường hợp nào thực hiện theo phương pháp thủ công 4. Các chính sách khác 4.1.Quy định về nhãn mác Thực phẩm, dược nhẩm, rượu, sơn và dung môi nhập khẩu phải có nhãn mác và phải nêu rõ xuất xứ. Thực phẩm đóng gói lại phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh thể hiện thành phần trong thực phẩm theo chữ cái in, bất kể thực phẩm hoà trộn, tổng hợp hay hương liệu; phải nêu rõ trọng lượng tịnh; tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc bán hàng và xuất xứ. Miêu tả bằng tiếng Anh về dung lượng đóng gói phải ghi trên nhãn mác. Những minh hoạ về hình ảnh phải không được sai lạc với bản chất tự nhiên hay nguồn gốc của thực phẩm. Thực phẩm theo những tiêu chuẩn đã đặt ra phải có nhãn mác phù hợp với những tiêu chuẩn đó. Bao bì hàng thực phẩm được miêu tả như "làm giàu thêm", "bồi bổ"... với ẩn ý rằng hàng hoá chứa đựng những chất vitamin hay chất khoáng thì phải chỉ rõ khối lượng vitamin hay chất khoáng thêm trong mỗi đơn vị đo lường. Nhãn mác đặc biệt được yêu cầu cho những thực phẩm, dược phẩm và hàng như chất béo động vật ăn được và không ăn được, sơn và dung môi. Thực phẩm đã chế biến và dược phẩm phải được kiểm định và chấp thuận bởi Vụ Kiểm soát thực phẩm của Bộ Môi trường và Cơ quan khoa học Y tế. Hàng điện tử phải được kiểm tra bởi Cơ quan Điện lực Singapore trước khi được lắp ráp, trong khi sơn và dung môi chịu quyền kiểm soát bởi Chánh Thanh tra các nhà máy thuộc Bộ Nhân lực. 4.2. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chống gian lận thương mại Công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại của Singapore được thực hiện chủ yếu thông qua luật pháp. Singapore ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Act) và các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá cụ thể. Đồ điện gia dụng (bao gồm cả các loại dây dẫn, công tắc, ổ cắm điện..) đều phải được Cơ quan tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Singapore (gọi tắt là SPRING) cấp dấu “An toàn” mới được đem ra tiêu thụ. Các phương tiện thông tin liên lạc viễn thông hoặc cá nhân do Cơ quan Phát triển Thông tin viễn thông quản lý và cấp giấy chứng nhận. Các loại vật liệu xây dựng và công trình xây dựng do Cơ quan Xây dựng và Công trình quản lý. Rau quả, thực phẩm do AVA (Cơ quan nông sản và thú y Singapore thuộc Bộ phát triển quốc gia) quản lý. Khi có gian lận thương mại và phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán Hội đồng hoà giải của CASE và Toà chuyên xử các vụ án nhỏ cấp dưới sẽ là các cơ quan chuyên trách để giải quyết. Singapore ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng, trong đó quy định rõ những hành vi nào được coi là hành vi cố tình lừa đảo khách hàng. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán (thường là người bán lẻ) về hàng hoá và dịch vụ, Singapore thành lập 1 cơ quan chuyên trách được gọi là Hiệp hội khách hàng của Singapore (Viết tắt theo tiếng Anh là CASE = Consumer Association of Singapore. Website: www.case.org.sg). Cơ chế giải quyết tranh chấp của cơ quan này như sau: hi phát sinh tranh chấp, khách hàng muốn thông qua CASE để giải quyết thì nhất thiết phải đăng ký làm Hội viên của CASE. Việc đăng ký Hội viên có thể thực hiện trên mạng hoặc trực tiếp tại trụ sở của CASE. Có nhiều mức phí hội viên khác nhau cho từng đối tượng, ví dụ phí hội viên cho cá nhân là 25SGD/năm hoặc 400SGD/suốt đời. Khi đăng ký hội viên khách hàng cũng phải nộp thêm 10SGD tiền thủ tục phí. Sau khi đã là hội viên của CASE, khách hàng có thể trực tiếp đến trụ sở của CASE để trình bày về tranh chấp hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua mạng. Khi nhận được đơn khiếu nại của khách hàng CASE sẽ tìm hiểu sự việc thông qua trình bày của người bán (bằng cách gửi thư hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho người bán) và đưa ra cách giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý cho cả hai bên. Nếu 1 trong 2 bên đương sự không đồng ý với phương án giải quyết của CASE thì có thể đưa vụ việc ra Hội đồng hoà giải. Hội đồng hoà giải có khoảng trên 75 Hoà giải viên là chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ…) hoạt động trên nguyên tắc là cộng tác viên tình nguyện để bảo đảm tính khách quan trong khi hoà giải. Người đưa vụ việc ra Hội đồng hoà giải bắt buộc phải là hội viên của CASE và phải nộp một khoản tiền lệ phí nhỏ theo trị giá thực tế của vụ việc (Ví dụ: hàng hoá hoặc dịch vụ trị giá dưới 5000SGD lệ phí phải nộp là 15SGD, trên 40.000SGD lệ phí phải nộp là 325SGD). Trên thực tế, Hội đồng hoà giải của CASE đã giải quyết được trên 88% tổng số các vụ tranh chấp về quyền lợi khách hàng tại Singapore. Tuy nhiên, cơ quan quyền lực cao nhất của CASE chỉ là Hội đồng hoà giải, mọi giải quyết tranh chấp đều trên cơ sở đồng thuận của cả bên mua và bên bán nên nếu 1 trong 2 bên không đồng ý với hoà giải này thì các chuyên gia của CASE có thể giúp tư vấn để đem vụ việc ra xét xử tại cấp cao hơn là Toà chuyên xử các vụ án nhỏ cấp dưới (Subordinate Court of Singapore – Small Claims Tribunals). 4.3. Hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa Quản lý chất lượng hàng hoá: tham gia quản lý chất lượng hàng hoá nói chung gồm các Bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Môi trường, Y tế v.v. mà trực tiếp là các Cơ quan chuyên môn như Cục Tiêu chuẩn và Năng suất (PSB), Cục nguyên liệu cơ bản về thực phẩm(AVA) v.v ... áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế ISO. Bên cạnh các Cơ quan quản lý nhà nước còn có các Cty giám định chất lượng hàng hoá XNK quốc tế tại Singapore. Nhìn chung hàng hoá sản xuất tiêu thụ tại Singapore phải tuân thủ “Quy chế đăng ký chất lượng”, riêng lương thực, thực phẩm các dạng phải tuân thủ “luật kinh doanh thực phẩm”. Các quy định này nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, lợi ích của người tiêu dùng.Cũng như nhiêù nước có mức sống cao, Singapore có những quy định khá chặt chẽ trong nhập khẩu thực phẩm. Singapore đã ban hành Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act), quy định rõ thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng. Nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin trong nhãn mác có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng; mọi hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Rau, hoa quả các dạng được tự do nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường nếu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo luật trên. Nhà nhập khẩu phải chiụ mọi trách nhiệm về chất lượng hàng hóa mình nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority - AVA) có trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định và cung cấp đầy đủ an toàn, không độc hại và chất lượng sản phẩm tươi. Các biện pháp về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu, tiêu thụ (do AVA thực hiện thường xuyên và định kỳ): - Đánh giá hệ thống, thực tiễn nơi sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước); - Kiểm nghiệm và cấp Chứng chỉ cho nhà sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước); - Gắn nhãn cho từng lô hàng nhập khẩu để truy cứu nguồn gốc xuất xứ; - Kiểm tra chất lượng khi hàng nhập tới cửa khẩu; - Kiểm tra tại các nơi bán buôn, bán lẻ về các điều kiện chất lượng, vệ sinh. Bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào muốn có Certificates cung cấp thực phẩm các dạng (trong đó có rau, hoa, quả ) vào thị trường Singapore đều phải được AVA đến khảo sát tại chỗ và cấp Certificates sau đó mới được xuất hàng vào thị trường Singapore và Certificates tự động hết hạn sử dụng nếu nhà cung cấp không cung cấp hàng liên tục trong 2 năm. Khi muốn được cấp lại Certificates, nhà cung cấp phải làm lại các bước trên từ đầu. Tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu đều được kiểm soát, ví dụ như phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm. AVA kiểm tra, kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu theo mức phù hợp với nghị định thư được quốc tế công nhận và theo CODEX. Các côngtenơ rau xanh và quả tươi nhập khẩu bắt buộc phải có những thông tin sau: T ên và địa chỉ của nơi sản xuất sản phẩm ; Mô tả sản phẩm ; Ngày xuất khẩu và đóng gói. Ngoài ra, vì chủ trương khuyến khích xuất nhập khẩu, nên thủ tục nhập hàng vào Singapore khá đơn giản và không tốn kém nhiều thời gian cho những nhà nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm thủ tục qua mạng theo một giao diện được gọi là Tradenet. Những nhà xuất nhập khẩu được cấp một account để vào tradenet và khai báo vào mẫu tờ khai hải quan. Tờ khai này sẽ tự động chuyển cho cơ quan chức năng của Singapore. Nếu là hàng thực phẩm, tờ khai được chuyển cho AVA. Cơ quan này kiểm tra những thông tin trên tờ khai và cấp phép nhập khẩu ngay cho lô hàng, nếu tờ khai hợp lệ. Thủ tục hải quan đơn giản, nhưng nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không quen với qui trình này, có thể yêu cầu đối tác hay khách hàng Singapore thực hiện Singapore tuyệt đối không cho phép nhập khẩu các hàng hoá, đồ dùng cũ cho tiêu dùng trong nước (trừ hàng chuyển khẩu), hàng hoá không đủ phẩm cấp, tiêu chuẩn tiêu dùng nhập khẩu vào nội địa đều phải tái xuất hoặc tiêu huỷ. . Một số mặt hàng hạn chế và khuyến khích nhập khẩu của Singapore : - Các mặt hàng cấm nhập khẩu : kẹo cao su, pháo nổ, máy giảm thanh và các mặt hàng khác. - Danh mục những mặt hàng đặt dưới chế độ kiểm soát nhập khẩu vào Singapore 1. Máy móc giải trí, tiền đồng, máy chiếu phim 2. Thú vật, chim chóc và sản phẩm làm ra từ chúng. 3. Vũ khí và chất nổ. 4. Các mặt hàng có chứa a- miăng. 5. Các mặt hàng quần áo có tác dụng bảo vệ người sử dụng chống lại các cuộc tấn công, kể cả áo chống đạn. 6. Các loại pin. 7. Các loại cartridge, băng cassette, đĩa CD thu sẵn. 8. Các loại hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu 9. Kẹo chewing-gum. 10. Chất CFC (Chlorofluorocarbon) 11. Bật lửa có hình khẩu súng. 12. Mỹ phẩm, ngoại trừ kem và nước có tẩm thuốc sử dụng cho mặt và da do DAD kiểm soát. 13. Dầu diesel 14. Kim cương và sản phẩm làm từ kim cương nhập từ Angola. 15. Kim cương thô từ Liberia và Sierra Leone. 16. Phim ảnh, đĩa video, đĩa laser phim ảnh 17. Pháo hoa. 18. Cá và sản phẩm từ cá (kể cả tôm, mực) 19. Thực phẩm (ngoại trừ rau quả tươi hay trữ lạnh). 20. Trái cây (tươi và trữ lạnh). 21. Máy xay trái cây. 22. Nhân sâm. 23. Đĩa hát. 24. Còng tay. 25. Thuốc nhuộm tóc và chế phẩm dùng chăm sóc tóc, có hoặc không có độc chất. 26. Mũ bảo vệ (mũ sắt và mũ an toàn trong công nghiệp) 27. Những chất gây bệnh cho người 28. Sản phẩm an toàn trong công nghiệp: dây lưng, lưới, dây đai an toàn 29. Dụng cụ chiếu xạ. 30. Bản gốc và bản sao của những sản phẩm dưới đây: - Đĩa compact - Đĩa CD-ROM - Đĩa VCD - Đĩa DVD - Đĩa DVD-ROM. 31. Thịt và sản phẩm từ thịt thú vật và chim. 32. Dược phẩm 33. Thuốc thú y 34. Sữa bột, sữa tươi 35. Nitro-cellulose 36. Phân bón hữu cơ 37. Cây trồng có hay không có đất, hoa và hạt giống 38. Hạt giống anh túc. 39. Xuất bản phẩm 40. Sừng tê giác thô hay đã sơ chế, bột từ sừng tê giác 41. Gạo (không kể cám gạo) 42. Vật liệu có tính phóng xạ 43. Bộ đồ ăn, dụng cụ làm bếp bằng sứ, thuỷ tinh 44. Băng từ thu sẵn 45. Thiết bị viễn thông 46. Gỗ xẻ, gỗ tròn 47. Đồ chơi có hình tiền giấy, tiền đồng 48. Các loại súng đồ chơi 49. Máy walkie-talkie đồ chơi 50. Rau cải (tươi hoặc ướp lạnh) 51. Pin làm từ chì, cadmium hay thuỷ ngân - Danh mục những mặt hàng không phải xin giấy phép nhập (hay xuất khẩu) 1.Tài sản cá nhân hoặc gia đình ngoại trừ xe mô tô 2. Hàng xuất nhập khẩu hoặc chuyển tàu bằng bưu kiện 3. Thư tín ngoại giao 4. Hàng xuất, nhập khẩu, chuyển tàu bởi các lực lượng quân sự, cảnh sát, dân chính quốc phòng. 5. Xe mô tô đã qua sử dụng được sự chấp thuận của Hiệp hội mô tô Singapore. 6. Hàng mẫu trong giao dịch thương mại, các mẫu vật để phân tích, xét nghiệm, quà biếu, giá trị không vượt quá 400 SD 7. Tài liệu về thương mại, vận chuyển hàng hải, hàng không, ảnh báo chí, phim tin tức thời sự. 8. Thi thể người, hài cốt người, xương người hoặc tro xương người 9. Bộ phận cơ thể người dùng để cấy ghép Việc tìm hiểu môi trường và những chính sách thương mại, luật pháp của Singapore sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam có được chiến lược, kế hoạc kinh doanh phù hợp, phát huy được tiềm năng và nội lực để cạnh tranh được với các đối thủ đến từ những nước khác III. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE : Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore.doc
Tài liệu liên quan