Các dịch vụ triển khai trên ftth và xu hướng phát triển công nghệ của SPT

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2

PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 8

CHƯƠNG 1:TÌM HIỂU MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG CỦA SPT

1.1 Mạng quang tích cực AON 8

1.2 Mạng quang thụ động PON 9

1.2.1 Các chuẩn trong mạng PON 9

1.2.1.1 Nhóm truy nhập TDMA-PON 10

1.2.1.2 WDM-PON 11

1.2.1.3 CDMA-PON 13

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTx

II.TỔNG QUAN VỀ FTTx 14

2.1 Giới thiệu chung 14

2.2 So sánh mạng ADSL và FTTx 16

2.2.1 Cáp quang và cáp đồng 16

2.2.2 Một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ giữa ADSL và FTTx 17

CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA SPT

III.CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 19

3.1Các dịch vụ triển khai trên FTTH 19

3.1.1 Dịch vụ DATA/INTERNET 19

3.1.2 Kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ thoại VOIP 21

3.1.3 Kết nối cho nhiều nhà cung cấp video (RF và IPTV) 21

3.1.3.1 Đối với RF video(truyền hình cáp) 22

3.1.3.2 Đối với IPTV 22

3.1.4 Dịch vụ kênh thuê riêng của SPT 23

3.2 Xu hướng phát triển FTTH của SPT 24

CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH CỦA SPT

II. QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG 24

4.1 Qúa trình lắp đặt 24

4.1.1 Những quy định chung 24

4.1.2 Quy trình lắp đặt cáp treo 26

4.1.3 Quy trình lắp đặt cáp chôn trực tiếp 28

4.1.4 Quy trình lắp đặt cáp ống cáp 28

4.1.5 Quy trình lắp đặt cáp trong hầm cáp 33

4.1.6 Quy trình lắp đặt cáp trong nhà 33

4.2 hoạt đông quản lý bảo dưỡng FTTH 34

PHẦN IV: TỔNG KẾT 37

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3391 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các dịch vụ triển khai trên ftth và xu hướng phát triển công nghệ của SPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó WDM-PON có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau như là FTTH, các ứng dụng VDSL và các điểm truy nhập vô tuyến từ xa. Các bộ thu WDM-PON sử dụng kỹ thuật lọc quang mảng ống dẫn sóng AWG (Array Waveguide Grating). Một AWG có thể được đặt ở môi trường trong nhà hoặc ngoài trời. Hình3: Cấu trúc của WDM-PON Ưu điểm chính của WDM-PON là nó khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu theo các cấu trúc khác nhau (DS1/E1/DS3, 10/100/1000 Base Ethernet…) tùy theo yêu cầu về băng thông của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của WDM-PON là chi phí khá lớn cho các linh kiện quang để sản xuất bộ lọc ở những bước sóng khác nhau. WDM-PON cũng được triển khai kết hợp với các giao thức TDMA PON để cải thiện băng thông truyền tin. 1.2.1.3 CDMA-PON: Công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA cũng có thể triển khai trong các ứng dụng PON. Cũng giống như WDM-PON, CMDA-PON cho phép mỗi ONU sử dụng khuôn dạng và tốc độ dữ liệu khác nhau tương ứng với các nhu cầu của khách hàng. CDMA-PON cũng có thể kết hợp với WDM để tăng dung lượng băng thông. CDMA-PON truyền tải các tín hiệu khách hàng với nhiều phổ tần truyền dẫn trải trên cùng một kênh thông tin. Các ký hiệu từ các tín hiệu khác nhau được mã hóa và nhận dạng thông qua bộ giải mã. Phần lớn công nghệ ứng dụng trong CDMA-PON tuân theo phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp. Trong phương thức này mỗi ký hiệu 0, 1 (tương ứng với mỗi tín hiệu) được mã hóa thành chuỗi ký tự dài hơn và có tốc độ cao hơn. Mỗi ONU sử dụng trị số chuỗi khác nhau cho kí tự của nó. Để khôi phục lại dữ liệu, OLT chia nhỏ tín hiệu quang thu được sau đó gửi tới các bộ lọc nhiễu xạ để tách lấy tín hiệu của mỗi OUN. Ưu điểm chính của CDMA-PON là cho phép truyền tải lưu lượng cao và có tínhnăng bảo mật nổi trội so các chuẩn PON khác. Tuy nhiên, một trở ngại lớn trong CDMA-PON là các bộ khuếch đại quang đòi hỏi phải được thiết kế sao cho đảm bảo tương ứng với tỷ số tín hiệu/tạp âm. Với hệ thống CDMA-PON không có bộ khuếch đại quang thì tùy thuộc vào tổn hao bổ sung trong các bộ chia, bộ xoay vòng, các bộ lọc mà hệ số tỷ chia ONU/OLT chỉ là 1:2 hoặc 1:8. Trong khi đó với bộ khuyếch đại quang hệ số này có thể đạt 1:32 hoặc cao hơn. Bên cạnh đó các bộ thu tín hiệu trong CDMA-PON là khá phức tạp và giá thành tương đối cao. Chính vì những nhược điểm này nên hiện tại CDMA-PON chưa được phát triển rộng rãi. CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTX II.TỔNG QUAN VỀ FTTx 2.1Giới thiệu chung FTTx (Fiber to the x) là một thuật ngữ chung cho bất kỳ kiến trúc mạng băng rộng sử dụng cáp quang thay thế tất cả hay một phần cáp kim loại thông thường dùng trong mạch vòng ở chặng cuối của mạng viễn thông.Thuật ngữ chung này bắt nguồn như một sự tổng quát hóa một vài mô hình mạng triển khai sợi quang (FTTN, FTTC, FTTB, FTTH, FTTP…),tất cả bắt đầu bằng FTT nhưng kết thúc bởi các ký tự khác nhau, được thay thế bằng x mang tính chất tổng quát hóa. Ngành công nghiệp viễn thông đã phân biệt một vài mô hình riêng biệt, rõ ràng. Trong đó được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: Fiber To The Home (FTTH): sợi quang được dẫn tới ranh giới không gian sống, như một hộp cáp quang được đặt trên tường bên ngoài của một ngôi nhà. Fiber To The Building (FTTB): sợi quang được dẫn tới chân của một tòa nhà cao tầng, từ đó thông qua phương tiện chuyển đổi (quang-điện) đấu nối tới từng người sử dụng riêng biệt. Fiber To The Curb (FTTC): sợi quang được dẫn tới tủ cáp đặt trên lề đường cách khu vực khách hàng gần hơn 300m,từ đó sử dụng cáp đồng đấu nối tới người dùng. Fiber To The Node (FTTN): sợi quang được dẫn tới node, nó cũng tương tự như FTTC, nhưng khoảng cách từ node tới khu vực khách hàng thì xa hơn, có thể tới vài kilomet. Hình 4: các mô hình FTTx Nhu cầu sử dụng hạ tầng cáp quang tới hộ gia đình FTTH (Fiber to the Home) đã xuất hiện từ những năm 1980 khi mà các công ty điện thoại thấy lợi ích mang lại trong việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới các thuê bao. Những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực thu phát và cáp sợi quang đã mở ra một tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng FTTH. FTTH được xem như một giải pháp hoàn hảo trong việc thay thế mạng cáp đồng hiện tại nhằm cung cấp các dịch vụ “triple play” (bao gồm thoại, hình ảnh, truy cập dữ liệu tốc độ cao) và các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông. Hiện nay, ở Việt Nam có một số nhà cung cấp dịch vụ FTTH sau : Tháng 8/2006 FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp loại hình dịch vụ tiên tiến này. Ngày 1/5/2009, VNPT cung cấp dịch vụ Internet FTTH trên cáp quang với tốc độ cao đến 20Mbps/20Mbps. Ngày 15/05/2009, Viettel chính thức triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập Internet FTTH (Fiber To The Home) – Cáp quang siêu tốc độ nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp mà dịch vụ truy cập Internet hiện tại (ADSL và Leased Line) chưa đáp ứng được về tốc độ và chi phí sử dụng. Hình 5: Mạng FTTx khi triển khai 2.2 So sánh mạng ADSL và FTTx 2.2.1Cáp quang và cáp đồng Trên thực tế, để khắc phục nhược điểm trong truyền dẫn thông tin của cáp đồng, đã từ lâu  người ta đã cho ra đời cáp quang cùng với những tính năng ưu việt hơn. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang dùng ánh sáng để truyền tín hiệu đi. Chính vì sự khác biệt đó mà cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và có khả năng truyền xa hơn. Tuy vậy phải đến giai đoạn hiện nay thì cáp quang mới được phát triển bùng nổ, nhất là trong lĩnh vực kết nối liên lục địa, kết nối xuyên quốc gia. Và việc sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại này cũng đang bắt đầu thay thế dần mạng cáp đồng ADSL phục vụ trực tiếp đến người sử dụng. Cáp quang dài, mỏng với thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu. Cáp quang gồm các phần sau: Core : Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi. Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt  Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket. Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành dữ liệu. So với cáp đồng, cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp  đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua một sợi cáp. Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng. Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng. Một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ giữa ADSL và FTTx Hiện nay, công nghệ FTTH (Fiber-To-The-Home là mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV) đang được triển khai khá mạnh mẽ trên thế giới. Khi dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL. Độ bảo mật rất cao. Với ADSL, khả năng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây, còn với FTTH thì hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Download > Upload) và tối đa 20 Mbps. Còn FTTH cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính. FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…với ưu thế băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps, An toàn dữ liệu, Độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường... Bảng : So sánh ADSL và FTTx dựa trên một số tiêu chí Yếu tố so sánh ADSL FTTx Môi trường truyền tín hiệu Cáp đồng Cáp quang Độ ổn định Dễ bị suy hao do tín hiệu điện từ, thời tiết, chiều dài cáp… Không bị ảnh hưởng Bảo mật Độ bảo mật thấp, dễ bị đánh cắp tín hiệu đường dây Độ bảo mật cao, không thể đánh cắp tín hiệu trên đường truyền Tốc độ truyền dẫn (Upload và download ) Bất đối xứng : Download > Upload Tốc độ tối đa là 20 Mbps Cho phép cân bằng : Upload = download Tốc độ cho phép là 10Gbps Chiều dài cáp Tối đa là 2,5 km để đạt được sự ổn định Tối đa 10 km Khả năng đáp ứng các dịch vụ băng rộng: Hosting server riêng, VPN, hội nghị truyền hình Không phù hợp vì tốc độ thấp Rất phù hợp vì tốc độ rất cao và có thể tùy biến tốc độ. CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FTTH CỦA SPT III . CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1 các dịch vụ triển khai trên FTTH Hình 6: sơ đồ triển khai trên FTTH 3.1.1Dịch vụ DATA/INTERNET Edge200 có: 2 port 1Gigabit/s 2 port 100BT Edge2000 có 8 port Gigabit (2 port trên card SCM và 6 port trên Network cards) Có thể gắn trực tiếp các luồng tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ đến mỗi card trên bộ trung tâm. Hoặc có thể gắn thông qua một router để chia sẻ cho nhiều nhà khai thác hơn nữa Hình 7: Một hạ tầng kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ DATA/INTERNET IP Unicast data được kết nối đến bộ trung tâm từ nhà khai thác đã được phân chia theo VLAN. QoS (Quality of Service) được Alloptic hổ trợ bằng cách cấu hình bởi VLAN ID hoặc Ethernet Type of Service (TOS) và Differential Service Code Points (Diffserv/DSCP) được thực hiện tại phía người dùng và thực hiện bởi bộ trung tâm. QoS được duy trì bởi người dùng theo từng ứng dụng mong muốn theo từng VLAN và mỗi VLAN đó sẽ được bộ trung tâm xử lý theo yêu cầu. Ngoài việc quản lý thiết bị ONU dể dàng thông qua trình quản lý GigaVU, báo hiệu trạng thái thiết bị đầu cuối, Alloptic còn cho phép ISP quản lý băng thông trên từng port của ONU, quản lý và cung cấp cũng như hạn chế dịch vụ trên từng port: Khi ISP có nhu cầu sử dụng 1 ONU để cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng nhỏ khác nhau trong cùng một khu vực, việc này sẽ chỉ làm vấn đề cấu hình hệ thống. Phần mềm quản lý cho phép gán băng thông theo từng cấp nx64Kbps đến một port bất kỳ của một ONU bất kỳ. Điều này giúp ISP có nhiều tùy chọn cho các gói dịch vụ của mình. Tận dụng được tối đa băng thông dư thừa khi như cầu dịch vụ của khách hàng không cần đáp ứng với băng thông cao. Khi cần thiết thì việc thay đổi tốc độ hoặc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ trên mỗi cổng được thực hiện thông qua phần mềm tại bộ trung tâm mà không cần xuống đến khách hàng. Khi khách hàng không còn sử dụng dịch vụ nữa thì thực hiện việc đóng/mở cổng chỉ cần vài thao tác nhỏ từ bộ trung tâm. Việc quản lý dịch vụ trên từng cổng cũng mang lại sự tiện lợi cho các ISP khi nhu cầu về dịch vụ của khách hàng ngày càng khó khăn, những mong muốn đôi khi khó đáp ứng được, khi trên cùng một khu vực, nhu cầu về dịch vụ của mỗi khách hàng lại khác nhau. Giao diện GigaVU cho phép gán mức băng thông trên từng Port của ONU. Hình 8: Giao diện cấu hình quản lý băng thông 3.1.2 Kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ thoại VoIP Alloptic có thể hoạt động cùng lúc đồng thời cho thoại TDM và thoại VoIP. Thoại VoIP được gán một VLAN mà thiết bị Alloptic chỉ đóng vai trò truyền dẫn và không có bất kỳ sự can thiệp nào vào gói data. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ được kết nối đến và khách hàng được tùy ý lựa chọn hoặc thay đổi. 3.1.3Kết nối cho nhiều nhà cung cấp Video (RF và IPTV): 3.1.3.1 - Đối với RF video (truyền hình cáp): Tín hiệu truyền hình cáp (hoặc vệ tinh) sau khi đã được ghép kênh sẽ được khuyếch đại trước khi đấu nối vào bộ trung tâm qua cổng video quang. Tín hiệu video RF sẽ sử dụng bước sóng 1550nm riêng biệt khi truyền dẫn trên PON không gây nhiễu qua hai bước sóng của data 1490nm và 1310nm Đến đầu cuối khách hàng sẽ trích tín hiệu RF video qua cổng coax kết nối đến TV truyền thống (hoặc qua bộ chia/khuyếch đại RF để nối đến nhiều tầng/nhiều TV). 3.1.3.2 - Đối với IPTV: Bộ trung tâm họat động như một proxy có tính năng Multicast IGMP (Internet Group Management Protocol). Mỗi tín hiệu video sẽ được gán một địa chỉ Multicast IP và TCP port number. Trong công nghệ IPTV hiện nay khách hàng phải sử dụng Set-Top-Box để yêu cầu kênh. Lúc đó Alloptic sẽ truyền dẫn tín hiệu video theo yêu cầu về đến ONU tương ứng. Mỗi ONU data port được gán một VLAN cho IPTV và liên kết với bộ lọc MAC ID của STB. Alloptic sử dụng phương thức Multicast do đó ít tốn băng thông truyền dẫn đến nhà khai thác. Mỗi Multicast IPTV từ nhà khai thác đều được phát trên các kênh riêng cho STB để chọn kênh và tính cước, tất cả các tín hiệu này đều được truyền dẫn thông qua mạng Alloptic. QoS được thực hiện bởi VLAN ID hoặc TOS và DSCP Dịch vụ truyền hình tương tác IPTV của SPT cung cấp trên 86 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, trong đó có 09 kênh HD có độ phân giải cực nét như: VTV1…VTV9, HBO, ESPN-HD, FASHION-HD, CCTV-HD, LUXE-TV-HD, STARMOVIE, MTV, VTC-HD1, VTC-HD2,…. Bên cạnh đó có 02 chương trình đặc biệt là xem phim theo yêu cầu (VoD) và âm nhạc theo yêu cầu (MoD)/Karaoke với hàng trăm phim lẽ/bộ/tài liệu và clip nhạc hấp dẫn được sắp xếp theo danh mục dễ tra cứu sử dụng mà không cần ra cửa hàng CD thuê mướn. Các kênh truyền hình và chương trình xem theo yêu cầu luôn được cập nhật tạo sự phong phú và hấp dẫn của dịch vụ IPTV của SPT Để sử dụng được dịch vụ truyền hình tương tác IPTV của SPT cần những thiết bị sau: - Đường truyền Internet của SPT cung cấp (ADSL hoặc FTTx) - Bộ giải mã (Set-top-box) - Tivi/LCD (tốt nhất có hỗ trợ Full HD) Hình 9: kết nối được minh hoạ 3.1.4 Dịch vụ kênh thuê riêng của SPT: Giới thiệu dịch vụ: - Kênh Thuê Riêng (Leased-Line) là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau. - Kênh thuê riêng mang tính độc quyền sử dụng để liên lạc điểm nối điểm (point-to-point), có khả năng thông mạch 100%, tránh được tình trạng nghẽn mạch có thể xảy ra nếu đi qua tổng đài. - Kênh thuê riêng phục vụ các yêu cầu liên lạc truyền thoại, hội nghị truyền hình, điện báo, fax, truyền số liệu... Đặc tính dịch vụ: - Tối đa hóa tốc độ kết nối: Là kênh kết nối đối xứng, kênh thuê riêng có tốc độ tải xuống và tải lên ngang bằng nhau tại mọi thời điểm. - Tiết kiệm chi phí: Cước phí hàng tháng được quản lý chặt chẽ, không cước phụ trội. Việc nâng cấp lên tốc độ cao hay thay đổi cấu hình hệ thống sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi khách hàng không cần phải đầu tư vào thiết bị mới hay lắp đặt một hệ thống cáp quang mới. - Kết nối cổng quốc tế: Có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng như hội thảo từ xa (Video Conference), Mạng riêng ảo (VPN), dịch vụ hỗ trợ từ xa (Call Center) … - Hỗ trợ kỹ thuật: Không ngừng nâng cao lòng tận tụy với khách hàng, chúng tôi cam kết đảm bảo mang đến quý khách hàng dịch vụ tốt nhất: Truyền dẫn theo thời gian thực, không bị trễ. Tốc độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Cung cấp các kết nối theo tiêu chuẩn điểm- điểm, điểm - đa điểm. Cung cấp giải pháp kết nối giữa các mạng LAN-WAN. Hỗ trợ kỹ thuật 24/24. 3.2 Xu hướng phát triển FTTH của SPT: Dự kiến FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm. FTTH cung cấp 1 IP tĩnh thích hợp với các doanh nghiệp, tổ chức triển khai dễ dàng các dịch vụ trực tuyến như IP Camera, lưu trữ mail, truyền dữ liệu tốc độ cao... Theo một báo cáo mới nhất của Heavy Reading, số hộ gia đình sử dụng kết nối băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến năm 2012 và đạt 89 triệu hộ khi đó. Hiện Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang này. Công nghệ FTTH đã có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu, chỉ tính riêng ở 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ đã có thêm khoảng 6 triệu thuê bao, trong đó châu Á được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào cuối năm 2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung Đông/ châu Phi với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 15 triệu. Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ. Hiện nay thì SPT vẫn đang chủ yếu dùng công nghệ ftth aon cho các hộ gia đình, FTTH dùng công nghệ pon vẫn triển khai một số nơi như khu phú mĩ hưng quận 7,và khu kim cương quận 2. Khi adsl đã bão hòa thì FTTh sẽ phát triển mạnh, tương lai công ty SPT sẽ triển khai FTTH dùng mạng quang thụ động PON CHƯƠNG 4:QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH CỦA SPT IV.QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG 4.1 Quá trình lắp đặt 4.1.1 Những quy định chung : 1) Thi công xây dựng tuyến thong tin cáp quang phải tuân theo đúng đồ án thiết kế đã được phê chuẩn và những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thi công. 2) Khi chưa có đồ án thiết kế chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất thiết không được khởi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư cần tổ chức bàn giao mặt bằng thi công và tuyến thi công giữa các bên: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, và các đơn vị khác có lien quan. 3) Trước khi thi công phải có đầy đủ các giấy phép xây dựng. 4) Đơn vị thi công phải lập kế hoạch thi công ( phương án thi công, thiết kế tổ chức thi công) để đảm bảo thi công đúng theo thiết kế và tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đảm bảo thi công đúng khối lượng, thời hạn và giá thành xây dựng. 5) Đơn vị thi công không được tự ý sửa đổi thiết kế. 6) Các vật liệu sử dụng trong công trình phải tuân thủ theo từng quy định trong thiết kế. Trường hợp cần thay đổi vật liệu khác với đồ án thiết kế phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. 7) Tất cả các loại vật liệu trước khi đem dùng vào công trình phải được nghiệm thu về chất lượng và số lượng. 8) Vật liệu, thiết bị, dụng cụ đưa ra hiện trường thi công phải có kho bảo quản và phân công người quản lý theo đúng quy trình quy phạm về bảo quản vật tư. 9) Phải đo kiểm tra cáp trước và sau khi thi công. Kiểm tra các hạn mục cần thiết khác của tuyến cáp. 10) Lực kéo cáp không được lớn hơn khối lượng của 1 Km cáp. 11) Bán kính cong phải nhỏ hơn bán kính congcho phép của cáp (lớn hơn 20 lần đường kính cáp). 12) Phải để dư cáp tối thiểu là 12m tại các điểm nối măng song và 30m ở cáp nhập trạm cho mỗi đầu cáp. Cáp dư phải được quấn gọn gang với bán kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp. 13) Khi thi công cần phải có phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động, chú ý bảo vệ tài sản của nhân dân và của Nhà Nước tại những nơi đường cáp đi qua. 14) Khi xây dựng tuyến mới gần tuyến củ đang sử dụng,hoặc sửa chữa, lắp đặt thêm cáp trên tuyến đang sử dụng phải liên hệ chặt chẽ với các cơ sở Bưu Điện ở địa phương, chính quyền địa phương và các cơ sở hữu quan. 15) Việc thi công phải nhanh, gọn, đảm bảo an toàn giao thong và đảm bảo vệ sinh môi trường, sinh thái. 16) Phải đánh dấu tuyến cáp, số cáp, đơn vị sử dụng bằng các cộc mốc, biển báo. Cứ ba bể cáp cần có một biển báo. Ngoài ra cần báo hiệu ở những nơi cáp đổi hướng, qua đường, qua cầu và qua các công trình khác. 4.1.2 Quy trình lắp đặt cáp treo: 4.1.2.1 Đào hố: Trước khi đào hố phải đo lại vị trí cọc mốc. Hố cột phải đúng quy cách đã thiết kế. Đào hố phải để lại cọc mốc để dể kiểm tra theo dõi. Khi đào hố, đất được đem lên cần để ở phía ngược với phía dựng cột. Đất phải để cách xa miệng hố khoảng 20 cm. Hố đào trong ngày cần dựng cột ngay. Hố dây co ( hố chân chống ) phải được đào dịch ra ngoài cột mốc, theo hướng của dây co( hướng của chân chống) một khoảng tùy theo độ sâu của móng dây co ( móng chân chống )và tùy theo tỷ số L/H của cột. Đào thêm một mương xiên để căng dây co cho thật thẳng, lắp dây co ( lắp chân chống ) đúng hướng chịu lực. Trong đó : L là khoảng cách chân dây co, chân chống đến chân cột. H là độ cao cột. Khi đào hố cho cột và dây co ở phía đường cái thường có người qua lại, trong trường hợp đào xong chưa kịp dựng cột, chon dây co hoặc chân chống thì phải đậy ván, làm báo hiệu để chỉ dẫn ngăn ngừa tai nạn. 4.1.2.2 Lắp đặt dây co: Căng dây co cần đảm bảo đúng tỷ số L/H trong thiết kế. Căng dây co ở cột góc và cột đầu cuối phải đảm bảo độ ngả ở ngọn cột. Dây co phải nằm trên đường phân giác của góc hợp thành bởi hai phía của cáp theo chiều ngược với lực căng của cáp. Các mối quấn buộc phải chắc chắn, gọn và đẹp. Dây co từ ngọn đến gốc thẳng, không để gãy gấp. Bộ phận dây co quấn vào cột, bộ phận quấn buộc bằng dây dây sắt, bộ phận dây co tự quấn, bộ phận lắp thêm vào đệm dây co đều phải sơn chống rỉ. Bộ phận dây co chôn dưới đất và bộ phận trồi lên khỏi mặt đất 30 cm trở xuống phải có biện pháp chống rỉ. Khi quấn buộc dây co nên dùng dây sắt mềm để quấn buộc hoặc có thể dùng cách tự quấn. Phải đảm bảo kỹ thuật mối quấn buộc. Trường hợp trên cột có hai dây co cùng hướng thì chỗ nối liền giữa thân của hai dây co và chân dây co phải dùng vòng đệm dây co riêng biệt. Khi chon dây co phải đào một rãnh xiên từ đáy hố lên đến chỗ cộc mốc dây co làm cho chân dây co nối với than dây co nằm trên một đường thẳng, chiều dài trồi lên khỏi mặt đất nên lấy là 20-30 cm. 4.1.2.3 Lắp đặt cáp: Việc đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt phải được tính đến trước khi lắp đặt cáp. Phải tuân thủ đầy đủ công tác chuẩn bị lắp đặt cáp quang treo: Dọn quang mặt bằng thi công. - Lắp ròng rọc trên cột. Lắp đặt tời kéo có trang bị cầu chì ngắt. Treo dây kéo. Làm đầu kéo. Kéo cáp: Tốc độ kéo phải nhỏ hơn 20m/phut. Căng cáp: -Kiểm tra xử lý xoắn cáp. -Dùng tời điều chỉnh độ căng của dây treo. - Điều chỉnh độ võng của cáp theo thiết kế. -Khi kẹp dây treo dùng dụng cụ điều chỉnh tăng dây để trợ giúp kẹp dây treo. Măng sông cáp, cáp dự trữ được treo trực tiếp vào cột. Phải lắp biển báo hiệu tại những chỗ cần thiết, ngoài ra đặc biệt chú ý nơi qua đường, qua cầu, qua các công trình khác v.v… Trong trường hợp lắp đặt cáp qua song, đầm lầy, địa hình phức tạp…cáp quang được treo trên dây gia cường chịu lực. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống ròng rọc được đặt trên mỗi đầu cột và dọc theo đường dây gia cường treo cáp. Tời kéo cáp được xâu qua hệ thống này và nối với cáp. Dùng tời có cầu chì kéo cáp để kéo cáp từ cuộn cáp qua khoảng cách giữa các cột. 4.1.2.4 Các trường hợp treo cáp đặc biệt: Cáp quang treo chung với đường dây điện lực. Vì khoảng cột của điện lực dài hơn khoảng cột của bưu điện, khi thi công cáp quang trong trường hợp phải áp dụng theo khoảng cột dài và cột vượt. Khi thi công cáp quang cùng đường dây diện lực phải chú ý tính toán độ dài cuộn cáp phù hợp với khoảng cột, tránh trường hợp phải nối cáp ở khoảng giửa hai cột, chọn cáp thi công theo thiết kế. Trước khi thi công phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý đường dây điện lực, phải cắt điện và có báo hiệu thi công tuyến cáp quang, đăng ký thời gian làm việc hàng ngày và khoảng thời gian thi công. Đối với cáp quang lắp đặp qua cầu, cáp phải được đặt trên máng cáp hoặc trong ống sắt bảo vệ. Phải tính toán sao cho không có mối nối trên cầu. Sauk hi lắp đặt xong phải viết ký hiệu đánh dấu “CAP QUANG”. 4.1.3 Quy trình lắp đặt cáp chôn trực tiếp: Việc đào rãnh cần được thực hiện theo quy định về rãnh chôn cáp và phù hợp với thiết kế. Trước khi đặt cáp phải lót ở đáy rãnh một lớp cáp hoặc đất vụn dầy 10 cm. Cần phải làm sạch rãnh cáp trước khi lấp đất, đặc biệt chú ý không để rác rưởi, gỗ và các thành phần là thức ăn của mối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD267.doc