Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam

Tập trung nâng cấp và hoàn thiện bước cơ bản các trục đường giao thông trên tuyến Bắc - Nam, các tuyến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng. Phát triển con đường xuyên Á nối liền Việt Nam với các trung tâm kinh tế trong khu vực, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước. Phát triển các tuyến giao thông nối Việt Nam với các nước còn lại trong Tiểu vùng MêKông (Thái Lan, Lào, Campuchia). Tiến tới hợp tác với các nước ASEAN triển khai nhanh mạng lưới năng lượng xuyên ASEAN gồm mạng lưới điện và khí đốt. Trong tương lai có thể hình thành tam giác tăng trưởng có sự tham gia của một số tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam , các tỉnh duyển hải phía năm Campuchia và một số tỉnh phía đông Thái Lan.

- Hoàn thành các dự án cải tạo và nâng cấp hạ tầng đô thị ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng như cấp thoát nước, xử lý chất thải, nâng cao năng lực giao thông đô thị

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81 5.92 5.11 5.22 Đài Loan 1.90 1.99 2.16 2.37 2.55 2.72 3.20 3.49 Indonesia 0.87 0.54 0.97 1.42 1.52 2.39 1.18 1.54 Việt Nam 0.24 0.31 0.56 0.82 0.86 0.94 1.09 0.99 Hàn Quốc 1.64 1.24 1.25 1.40 1.82 1.76 1.15 1.53 Philippines 0.48 0.53 0.49 0.72 1.13 1.21 1.41 1.68 Canada 1.37 1.39 1.25 1.07 1.07 1.09 1.13 1.20 Australia 1.62 1.38 1.41 1.36 1.51 1.62 1.80 2.28 New Zealand 0.09 0.17 0.16 0.16 0.18 0.17 0.22 - Nước khác 12.93 13.84 12.94 16.10 12.77 12.22 12.92 - Hiện nay và trong tương lai với sự mở cửa của Trung Quốc và Việt Nam thì Thái Lan đang và sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá do lợi thế về chi phí thấp và giá nhân công rẻ.Tuy nhiên với việc đưa ra các chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, bao gồm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ chi phí lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao và khuyến khích sự phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm làm tăng phần giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp sử dụng chi phí lao động cao, Thái Lan hy vọng vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh của mình. Chính sách đầu tư Ban đầu, chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái nhằm ổn định đồng tiền bản địa và khuyến khích việc đầu tư của cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân, tạo ra sự hấp dẫn về thương mại và đầu tư. Song đã gây những tác động tiêu cực, thâm hụt cán cân thanh toán và thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng gia tăng, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước tương đối cao đã khuyến khích việc vay vốn ngắn hạn nước ngoài với mục đích đầu cơ. Chính điều này đã làm mất kiểm soát của chính phủ, đồng Baht phá giá không thể cứu vãn nổi – là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Sau đó, nhờ chính sách tự do hóa tài chính năm 1993 đã giúp Thái Lan hội nhập khá thành công vào thị trường tài chính quốc tế, dỡ bỏ những trở ngại đối với sự phát trển của các thị trường vốn nội địa. Các ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ khoảng 5% những năm 1970 lên 12,6 % năm 1994. Dòng chảy của FI đổ vào rất ồ ạt. 2.3 Kinh tế Thái Lan từ năm 1997 đến nay 2.3.1 Một số nét về tình hình của Thái Lan Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ 7/1997, nền kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng:mức tăng GDP năm1998 là -10,5%, nợ nước ngoài khoảng 87 tỷ USD, thất nghiệp gia tăng(tới tháng 3/1998 là 2,8 triệu người).Cuộc khủng hoảng đã giúp Thái Lan nhận ra một điều rằng nếu không có một chính sách thương mại đúng đắn với những điều chỉnh cho phù hợp với những tình hình biến đổi thì Thái Lan khó mà duy trì được thế mạnh xuất khẩu của mình. 2.3.2 Chính sách của chính phủ Nhận thức rõ được điều này, Chính phủ Thái Lan đã vạch rõ những chính sách phát triển thương mại và đầu tư quốc tế sau khủng hoảng, theo đó Thái Lan triệt để tận dụng cơ hội để trở thành một trong năm nước châu Á đóng vai trò nổi bật trên thương trường quốc tế với những yếu tố tích cực sẵn có. Chính sách thương mại Thứ nhất, hiện nay Thái Lan vẫn được đánh giá là có năng lực tốt trong sản xuất và chiếm vị trí hàng đầu trong khu vực về xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng quan trọng, đặc biệt là gạo(đứng đầu thế giới về xuất khẩu), mía đường(đứng thứ ba thế giới), các loại nông sản , thực phẩm chế biến. Thứ hai, về mặt địa lý, Thái lan vẫn được coi là trạm trung chuyển, là cửa ngõ thương mại quan trọng đối với nhiều nước. Thứ ba, Thái lan có hệ thống pháp luật thương mại tự do theo tiêu chuẩn quốc tế để từ đó có thể tiếp nhận quá trình tự do hóa thương mại.Bên cạnh đó, Thái lan cũng có những điều chỉnh nhằm khắc phục những nhựợc điểm của mình. Đặc biệt là trong những năm gần đây,chính phủ Thái Lan chú trọng tháo gỡ các trở ngại trong quan hệ thương mại với các nước làng giềng. Điều này được thể hiện khi Thái Lan ký kết các hợp tác kinh tế đối với tất cả các nước láng giềng, chẳng hạn như:Tam giác kinh tế phía Nam, tứ giác kinh tế phía Bắc, lục giác kinh tế sông Mê Công. Các biện pháp điều chỉnh nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của Thái Lan sau khủng hoảng tập trung vào: Ban hành các chính sách tác động lên hoạt động thương mại quốc tế theo hướng thúc đẩy xuất khẩu. Trong điều kiện tăng năng suất lao động trong nước sau cuộc khủng hoảng gặp nhiều khó khăn, Chính phủ Thái lan chủ trương một mặt giảm nhập khẩu, mặt khác tăng cường xuất khẩu dịch vụ, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tiếp tục tự do hóa để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. So với các nước châu Á bị khủng hoảng khác, Thái Lan ưu thích việc ban hành các chính sách tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy xuất khẩu hơn là các chính sách tác động gián tiếp.Các chính sách cơ bản nhằm tác động lên hoạt động thương mại quốc tế của Thái Lan bao gồm: Điều chỉnh định hướng xuất khẩu. Bên cạnh các đối tác truyền thống là các nước công nghiệp phát triển, Thái Lan đặc biệt chú trọng tới thị trường các nước đang phát triển thuộc các khu vực như:ASEAN, Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc, trong đó các nước thuộc khu vực ASEAN và Mỹ Latinh được Thái Lan đặc biệt quan tâm. Để hỗ trợ xuất khẩu sang các thị trường mới, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp như: hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay trong vòng 5 năm đối với các nhà xuất khẩu sang các thị trường mới. Điều chỉnh cơ cấu thương mại quốc tế. Thái Lan tiếp tục đề cao vai trò của khu vực dịch vụ(hiện tại là 50% GDP). Thái Lan xác định 5 ngành dịch vụ được ưu tiên xuất khẩu sau khủng hoảng là các món ăn Thái, văn hóa phẩm, khu giải trí và sân gôn, mỹ viện, chăm sóc sức khỏe và y tế. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động ngoại thương. Thái Lan chủ trương điều chỉnh cơ cấu tổ chức, phân định rõ chức năng của các trung tâm và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Hiện nay, các trung tâm có nhiệm vụ là theo dõi các thị trường và những vấn đề liên quan đến thương mại.Còn các văn phòng thương mại có nhiệm vụ triển khai các chính sách thương mại của chính phủ Thái Lan ở nước ngoài, đồng thời báo cáo các vấn đề nảy sinh và đề ra các phương án giải quyết. Tăng cường tự do hóa thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Chính phủ Thái Lan cho rằng, để có thể mở rộng được các thị trường xuất khẩu thì cần có sự điều chỉnh quan điểm về “tự do hóa thương mại song phương” và cần đặt nó song song với “tự do hóa thương mại đa phương”.Trong tình hình hiện nay, khi mà các hiệp định về tự do hóa thương mại đa phương đang gặp nhiều trở ngại và diễn ra chậm so với mong đợi thì việc ký kết các hiệp định về tự do hóa thương mại song phương lại tỏ ra là một sự lựa chọn đúng, tạo điều kiện cho sự phát triển và đồng thời đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định về tự do hóa thượng mại đa phương. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, Thái Lan luôn đẩy nhanh các hoạt động ký kết các hiệp định song phương. Ở cấp độ khu vực và trong khuôn khổ AFTA, Thái Lan là nước tích cực cổ vũ cho việc đảm bảo tiến trình AFTA được thực hiện đúng hạn.Theo hướng đó, chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như:giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, giảm lãi suất tín dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước.Về thuế quan, Thái Lan đã công bố giảm thuế suất đối với 542 mặt hàng công nghiệp vào giữa năm 2000 từ mức 5%-20% xuống còn 0%-10%.Về rào cản thương mại phi thuế quan, Thái Lan chỉ áp dụng các biện pháp phi thuế quan khi cần thiết để bảo vệ lợi ích trong nước và chỉ điều chỉnh theo các yêu cầu của WTO. Ngoài ra, tự do hóa thương mại phải kết hợp với bảo hộ hợp lý kinh tế trong nước và gắn với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Chính sách bảo hộ sản xuất đều phải đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên trên hết. Trước hết, phải thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao cạnh tranh của hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa rồi từng bước vươn ra khu vực và thế giới. Chính sách bảo hộ luôn gắn chặt chẽ với định hướng xuất khẩu và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này được thể hiện rõ nhất trong chính sách thuế quan. Nhìn chung, mức thuế thấp nhất được áp dụng cho những mặt hàng là đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức thuế cao hơn áp dụng cho các sản phẩm có lợi thế so sánh rõ ràng, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai gần được bảo hộ với mức thuế cao hơn. Việc hỗ trợ các ngành sản xuất của chính phủ Thái Lan được thực hiện một cách có chọn lọc với mục đích tạo các điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu có lợi cho cạnh tranh. Đối với các ngành xuất khẩu truyền thống như : dệt may, hàng nông sản, thực phẩm đông lạnh, đá quý thì chính phủ tiếp tục hỗ trợ về vốn và công nghệ cho việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và sức cạnh tranh; giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc, giảm thuế VAT. Đồng thời với đó là các chiến lược mới về nông nghiệp được thông qua với các trọng tâm cơ bản là nâng cao năng suất, giảm giá thành, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt có chất lượng cao, gắn phát triển công nghệ với bảo vệ môi trường Thái Lan tăng cường xúc tiến việc tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới bằng việc chuyển mạnh sang các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Thái Lan hy vọng trong những năm tới sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu phần mềm, thiết kế và sản xuất các vi mạch điện tử, các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ. Như vậy, tự do hóa thương mại, xét cho cùng thực chất là việc đánh đổi lợi ích, là hành động có đi có lại. Khi mình mở cửa thị trường cho bạn hàng thì đổi lại các đối tác nước ngoài cũng sẽ mở cửa thị trường của họ.Điều đó có nghĩa là cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng mở rộng cùng với tiến trình tự do hóa thương mại.Và với việc đẩy nhanh các hiệp định tự do hóa thương mại, Chính phủ Thái Lan đã tận dụng được các cơ hội này để phát triển kinh tế đất nước. Chính sách đầu tư Sau cuộc khủng hoảng, nhận thức được những bất cập trong các chính sách thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, mà ít chú ý đến mặt chất lượng tăng trưởng, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều cải cách trong các chính sách được ban hành. Những điều chỉnh chủ yếu mà Chính phủ Thái Lan thực hiện là nhằm xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo tiền đề cho tăng trưởng bền vững. Cụ thể là: Chính sách tỷ giá hối đoái chuyển từ neo chặt vào đồng USD sang thả nổi có điều tiết và do thị trường quyết định phần lớn. Duy trì mức lạm phát trong nước không cao hơn mức lạm phát quốc tế; tránh để nền kinh tế phát triển quá nóng hoặc quá lạnh. Chú trọng phát triển cân bằng, hạn chế thâm hụt và tiến tới cân bằng các cán cân lớn như tài chính, tài khoản vãng lai, xuất nhập khẩu. Tái định hướng đầu tư nhằm khắc phục những bất hợp lý về đầu tư quá mức các ngành “sốt”. Nâng mức sở hữu nước ngoài lên 49% đối với các dự án thông thường và 100% đối với các dự án có trên 80% sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra đối tác nước ngoài còn được phép điều chỉnh lên 51% trong trường hợp đối tác Thái Lan gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, bộ tài chính Thái Lan cũng bãi bỏ quy định phải có 30% sản phẩm xuất khẩu trở lên mới được hưởng miễn giảm thuế trong các ngành công nghiệp chế tạo. Thái Lan xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa dạng (gồm 14 ngành), mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản và Mỹ. Trong nước, Chính phủ Thái Lan cố gắng đảm bảo sự ổn định về chính trị, đầu tư vào việc xây dựng cơ cở hạ tầng một mức thích ứng, ngăn chặn sự gia tăng tiền lương, đảm bảo nguồn cung về nhân viên kỹ thuật và đội ngũ công nhân tay nghề cao, cũng như các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp. Theo họ, một cơ cấu công nghiệp hỗ trợ đa dạng được phát triển tốt sẽ là yếu tố tốt nhất để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng tăng cường cải thiện môi trường pháp lý để thu hút FDI, trong đó chú trọng cải cách chính sách thu hút FDI theo phương châm “trải thảm đỏ”, đổi mới quy chế quản lý ngoại hối, tăng cường sử dụng công cụ thuế nhằm định hướng cho thương mại và đầu tư. II.KINH TẾ SINGAPORE Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Xinhgapo và nguyên nhân Xinhgapo được xem là một trường hợp phát triển thành công thần kỳ trong hơn ba thập niên cuối thế kỉ 20 và là một trong số ít nước của thế giới đã chuyển được vị trí một nền kinh kế đang phát triến sang một nền kinh tế phát triển trong thời kì đó. Từ sau năm 1965, kinh tế Xinhgapo bước sang một giai đoạn phát triển mới với chiến lược kinh tế đối ngoại, nền kinh tế Xinhgapo đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đó. Kết quả là nền kinh tế Xinhgapo đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể: Từ 1965- 1995, GNP của Xinhgapo tăng 13,2 lần, bình quân mỗi năm tăng 9%, GDP tăng 13,9 lần, bình quân mỗi năm tăng 9,2%; Trong đó năm 1970 so với năm 1965 GNP tăng 1,9 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,7%, GDP tăng 1,95 lần, bình quân mỗi năm tăng 14,3%; Năm 1980 so với 1970 GNP tăng 2,29 lần, bình quân mỗi năm tăng 8,6%, GDP tăng 2,37 lần, bình quân mỗi năm tăng 9%; Tương tự năm 1990 so với 1980 GNP tăng 2,04 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,4%, GDP tăng 1,99 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,1%. Vậy điều gì đã làm cho nền kinh tế Xinhgapo có được sự tăng trưởng nhanh như vậy? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta cần xem xét 2 yếu tố: các yếu tố bên ngoài tác động đến Xinhgapo và bản thân sự điều chỉnh linh hoạt của Xinhgapo. Các yếu tố bên ngoài Trong khoảng thời gian này, các nước tư bản phát triển đang ở giai đoạn thừa vốn nên nhu cầu quốc tế hoá sản xuất, tạo diều kiện cho các nước dang phát triển dễ dàng thu hút vốn đầu tư. Hơn nữa, Xinhgapo lại có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế nên Xinhgapo trở thành địa bàn hấp dẫn nhất thu hút đầu tư trong khu vực. Chiến lược của Xinhgapo: + Chiến lược hướng ngoại: Chính Phủ Xinhgapo thực hiện chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu, ưu tiên cho ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết tình trạng thất nghiệp như: may mặc, kéo sợi, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm Đến những năm 70 ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn. Đến thập kỷ 80, Xinhgapo phát triển theo hướng những ngành công nghiệp kĩ thuật cao như luyện kim, chế tạo máy thiết bị chính xác cho hàng không, vũ trụ, quang học và y học Chính phủ cũng co sự ưu đãi đối với những doanh nghiệp đi tiên phong . Xinhgapo chú ý đến ngành công nghiệp lọc dầu , công nghiệp chế biến. Vì vậy, Chính Phủ Xinhgapo đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động và đẩy mạnh xuất khẩu. + Phát triển các ngành dịch vụ, tài chính và thương mại quốc tế, Xinhgapo đã biết tận dụng, khai thác triệt để lợi thế địa lý của mình, trong hoạt động này, cảng Xinhgapo giữ vai trò quan trọng. Cơ quan cảng Xinhgapo(PSA) thành lập năm 1964. Từ chỗ chỉ có ít hải cảng và vài chục chiếc tàu biển, hiện tại Xinhgapo đã có một hệ thống dịch vụ vận chuyển biển gồm vài chục cầu cảng hiện đại, hàng trăm kho tàng, bến bãi và hàng chục nghìn tàu biển đi khắp nơi trên thế giới. Với những cải cách hợp lý, đến năm 1980, Xinhgapo đã trở thành cảng Container số 1 trên thế giới về số lượng Container được bốc dỡ. Đến nay, Xinhgapo còn được biết đến như một trung tâm chung chuyển khổng lồ. Chính Phủ Xinhgapo luôn theo đuổi chính sách “ cạnh tranh để ngỏ” để khuyến khích đầu tư và phát triển nhưng trên lĩnh vực cảng biển và dịch vụ hàng hải thì Xinhgapo độc quyền nắm giữ. + Chú ý phát triển ngành dịch vụ du lịch: Ngành du lịch hiện nay trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn của Xinhgapo. Xinhgapo đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ xở hạ tầng khang trang và hiện đại. + Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phân loại các ngành nghề nhằm thực hiện công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Có một số ưu đãi cho các ngành: Công nghiệp mũi nhọn. Những xí nghiệp sản xuất hàng hướng về xuất khẩu. Những xí nghiệp mở rộng. + Chính sách huy động vốn đầu tư trong nước: Xây dựng quỹ dự phòng trung ương (CPS), quỹ này có được nhờ chính sách tiết kiệm bắt buộc. Mọi người dân đều phải nộp một khoản trong tiền lương của họ vào tiết kiệm cho đến khi 55 tuổi. Và họ được hưởng những lợi ích lớn từ việc tiết kiệm này. Điều đó đã tác động mạnh đến đầu tư trong nước. + Nâng cao vai trò của Chính Phủ: Chính phủ Xinhgapo chú trọng phát triển nhân tố con người thông qua tập trung vào những lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Xinhgapo có hệ thống pháp luật nghiêm minh và bộ máy hành chính trong sạch. Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho nền kinh tế Xinhgapo đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất là “đẩy mạnh đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực chiếm lợi thế. Cách làm của Xinhgapo là không vay nợ mà tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài Và trong sự tăng trưởng đó, không thể không kể đến sự đóng góp của ngành dịch vụ. 2. Sự đóng góp của hoạt động dịch vụ vào kinh tế Xinhgapo Ngành dịch vụ của Xinhgapo luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP trong giai đoạn (1968--1991) được thể hiện qua bảng: Bảng 1 : Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP (%) từ (1968 – 1991) Năm Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP (%) Năm Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP (%) 1968 70.8 1980 60.6 1969 70. 1981 60.9 1970 68 1982 62.1 1971 66.4 1983 68.7 1972 64.4 1984 59.9 1973 64.8 1985 62.2 1974 64.4 1986 62 1975 64 1987 62.1 1976 63.3 1988 61.6 1977 63.8 1989 62.8 1978 64.4 1990 62.8 1979 62.5 1991 61.9 (Nguồn : Tư liệu kinh tế bảy nước thành viền ASEAN- 2002) Từ bảng trên ta thấy rằng tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP luôn lớn hơn 59% đây là một con rất cao điều đó chứng tỏ rằng ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng đóng góp lớn đối với GDP của Xinhgapo Biểu đồ1 : Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Xinhgapo Từ bảng số liệu và đồ thị trên, chúng ta có thể thấy rõ sự đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP của Xinhgapo. Qua đó có thể thấy ngành dịch vụ có một vai trò vô cùng lớn trong tổng thể nền kinh tế Xinhgapo. Cũng trong bảng số liệu trên, tuy tỷ trọng của ngành dịch vụ có lúc giảm, nhưng xét về mặt tuyệt đối thì nó vẫn tăng lên rất mạnh.. Để có thể thấy rõ hơn vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Xinhgapo, chúng ta hãy xem xét một số mô hình kinh tế cụ thể: 2.1. Mô hình chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước phụ thuộc vào 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bảng 2:Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước phân theo ba khu vực(%). ( Năm trước = 100) Năm GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1978 108.6 97.2 106.9 109.8 1979 109.3 103.8 112.4 107.6 1980 109.7 102.3 110.2 109.6 1981 109.6 103.3 110.9 109 1982 106.9 101.1 104.7 108.8 1983 108.2 106.3 109.9 106.7 1984 108.3 103.2 110 107.4 1985 114.6 91.9 99.8 114.5 1986 102.1 87.2 98 102.1 1987 109.7 92 109.8 109.5 1988 111.3 85 113.1 109.5 1989 109.9 95.4 108.2 109 1990 109 92.4 109.4 110.3 1991 106.8 93.7 108.3 108.1 1992 106.7 95.4 106.1 106.5 1993 112.3 96.8 109.3 112.8 1994 111.4 102.3 113.2 110.8 1995 108 96.9 109.8 107.4 1996 108.1 103.8 107.3 109.2 1997 108.5 100.7 107.6 109.5 1998 99.1 93 100.4 99.5 1999 106.4 98.2 106.6 105.7 2000 109.4 95.1 110.9 107.6 2001 97.6 94.1 90.8 102.2 2002 102.2 94 104 101.5 (Nguồn : Tư liệu kinh tế bảy nước thành viền ASEAN- 2002) Từ bảng số liệu trên cho thấy chỉ số phát triển dịch vụ luôn cao nhất so với ngành công nghiệp và nông nghiệp, thường là gần bằng chỉ số phát triển kinh tế, có năm lại cao hơn (VD như năm 1978,1982,1990,1991,2001). Điều đó khẳng định sự tăng lên mạnh mẽ của ngành dịch vụ và có tác động lớn đối với nền kinh tế quốc dân Xinhgapo. Xây dựng mô hình Nếu đặt: CSPT là chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước CSNN là chỉ số phát triển tổng sản phẩm nông nghiệp CSCN là chỉ số phát triển tổng sản phẩm công nghiệp CSDV là chỉ số phát triển tổng sản phẩm dịch vụ CSTP phụ thuộc vào CSNN, CSCN, CSDV theo mô hình CSPT= b1 +b2*CSNNi +b3*CSCNi +b4*CSDVi +Ei Khi hồi quy CSPT theo CSNN, CSCN và CSDV bằng phương pháp OLS ta có : CSPT = - 7.5021 – 0.049806CSNN + 0.24178CSCN + 0.87371CSDV(1) (R2 = 0.938) b2=-0.049806 cho biết khi CSNN tăng 1% thì CSPT sẽ giảm 0.049806% b3=0.24178 cho biết khi CSCN tăng 1% thì CSPT tăng 0.24178% b4=0.87371 cho biết khi CSDV tăng 1% thì CSPT tăng 0.87371% Như vậy hệ số của CSDV là lớn nhất nên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến CSPT của nền kinh tế, với cùng một lượng tăng lên của các chỉ số thành phần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì CSPT tăng cao nhất trong trường hợp CSDV tăng lên.Do đó khi muốn tăng CSPT của nền kinh tế ta sẽ chú trọng đến tăng CSDV. Nếu ta xây dựng mô hình CSPT phụ thuộc vào CSDV ta có: CSPTi = a1 + a2 * CSDVi + Ei Khi hồi quy CSPT theo CSDV bằng phương pháp OLS ta có: CSPT = - 5.0814 + 1.0465 CSDV (2) (R2 = 0.86866) a2 = 1.0465 cho biết khi CSDV tăng lên 1% thì CSPT sẽ tăng lên 1.0465 % R2 = 0.86866 cho biết mô hình(2) giải thích được 86.9% biến động của CSPT theo CSDV Điều đó chứng tỏ hoạt động dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào GDP của Xinhgapo. Hơn nữa nó còn tạo nên sự phát triển của tổng sản phẩm trong nước. Các phương trình trên cho thấy vai trò lớn của ngành dich cụ trong nền kinh tế quốc dân của Xinhgapo. Nếu không có hoạt động dịch vụ thì nền kinh tế Xinhgapo cũng không thể có được sự phát triển như vậy. Không chỉ từ phương trình, từ chỉ số phát triển dịch vụ như bảng trên cho ta thấy giá trị sản lượng ngành dịch vụ luôn tăng đê luôn tăng một cách đều đặn qua các năm , duy chỉ có năm 1998 chỉ số này nhỏ hơn 100%.Sở dĩ có tình trạng như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997, mà dịch vụ tài chính là lọai hình dịch vụ đóng góp lớn nhất trong hoạt động dịch vụ của Xinhgapo. Tuy nhiên, ngay trong năm sau chỉ số phát triển dịch vụ lại tăng như cũ. Điều đó chứng tỏ sự điều chỉnh linh hoạt của Chính Phủ Xinhgapo, đồng thời còn thể hiện tiềm năng lớn của hoạt động dịch vụ của nước này. 2.2. Mô hình GDP của Xinhgapo phụ thuộc vào giá trị sản lượng dịch vụ. Bảng3:GDP theo giá so sánh phân theo các ngành kinh tế (triệu Đôla Xinhgapo) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ GDP 1977 378 8405.2 13360.1 22143.3 1978 367.4 9012.3 14666.3 24046 1979 381.2 10116.6 15787.1 26284.9 1980 390.1 11133.3 17308.5 28831.9 1981 402.9 12329.4 18870.8 31603.1 1982 407.4 12914.7 20530.3 33852.4 1983 433 14190.9 21913.3 36537.2 1984 446.7 15596.9 23528.9 39572.5 1985 401.5 17613.7 34118.3 52133.5 1986 350.2 17269.1 35464.7 53084 1987 322.1 18968.9 38948.6 58239.6 1988 273.8 21445.3 43092 64811.1 1989 261.2 23198.3 47885 71344.5 1990 241.3 25376.8 52123.5 77741.6 1991 226.1 27495.6 55128.6 82850.3 1992 215.6 29099 59100.2 88414.8 1993 208.6 31890.4 66970.1 99069.1 1994 213.5 36084.6 73905.1 110203.2 1995 206.8 39603.5 79152.4 118962.7 1996 214.6 42489.9 85948.1 128652.6 1997 216.1 45708.9 93673.7 139598.7 1998 200.9 45877.8 92320.5 138399.2 1999 197.3 149870.4 98170.1 248237.8 2000 187.6 54240.8 106714.4 161142.8 2001 176.6 49240 107901.9 157318.5 2002 166 51203.4 109484 106853.4 (Nguồn : Tư liệu kinh tế bảy nước thành viền ASEAN- 2002) Biểu đồ 2 : Sự phụ thuộc của GDP vào các ngành kinh tế Đặt GTDV : là giá trị sản lượng của ngành dịch vụ Nếu ta xây dựng mô hình GDP phụ thuộc vào GTDV ta có: GDPi = c1 +c2 * GTDVi + Ei Hồi quy GDP của Xinhgapo theo giá trị sản lượng dịch vụ của nó bằng phương pháp OLS ta được: GDP = 3153 + 1.45233GTDV(3) (R2 = 0.99925) Chúng ta chưa cần nói đến ý nghĩa của các hệ số trong mô hình này, trước hết hãy nói về hệ số xác định R2, hệ số này rất cao chứng tỏ mối quan hê chặt chẽ giữa giữa GDP và giá trị sản lượng dịch vụ. Hệ số R2 cho biết biến GTDV giải thích được 99.925% sự biến động của biến GDP. Điều này cho thấy rõ hơn về sự đóng góp của hoạt động dịch vụ và sự tác động rõ rệt của dịch vụ vào GDP nước này. Các yếu tố còn lại chỉ giải thích được một phần nhỏ của GDP, còn chủ yếu GDP biến động do sự biến động của ngành dịch vụ. Hơn nữa, hệ số góc của phương trình trên a2 = 1.45233 cho thấy nếu giá trị của ngành dịch vụ tăng lên 1 triệu đôla Xinhgapo thì giá trị của GDP sẽ tăng 1.45 triệu đôla Xinhgapo. Từ đó càng thấy rõ hơn vai trò to lớn của ngành dịch vụ.. 2.3. Mô hình sự phụ thuộc của giá trị dịch vụ theo số lao động ở ngành dịch vụ Lượng lao động trong ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số lực lượng lao động của Xinhgapo, gần như chủ đạo . Phân tích bảng số liệu dưới đây ta sẽ thấy rõ điều đó : Bảng4: Lao động đang làm phân theo ngành kinh tế(nghìn người) Năm Tổng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tỷ trọng lao động dịch vụ(%) 1978 959 18 272 669 69.8 1979 1021 15 297 709 69.4 1980 1077 17 325 735 68.2 1981 1154 13 351 790 68.5 1982 1221 12 363 846 69.3 1983 1251 13 351 887 70.9 1984 1270 10 350 910 71.7 1985 1235 9 317 909 73.6 1986 121

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2014.doc
Tài liệu liên quan