CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM. 65
I. Mục tiêu và triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may. 65
1. Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới và xu hướng biến động của môi trường. 65
1.1. Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới 65
1.2. Xu hướng biến động của môi trường 66
1.2.1. Môi trường kinh tế 66
1.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật. 67
1.2.3. Môi trường cạnh tranh. 68
2. Mục tiêu và triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may. 69
II. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 73
1. Các thông tin cần thu thập. 74
1.1. Quy mô cơ cấu của thị trường may mặc xuất khẩu. 74
1.2.1. Môi trường dân cư: 75
1.2.2. Môi trường kinh tế: 75
1.1.3. Môi trường văn hoá xã hội: 76
1.1.4. Môi trường luật pháp: 78
1.1.5. Môi trường cạnh tranh: 79
2.Lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu. 80
3. Mô hình BCG về việc quản lý thị trường xuất khẩu. 83
III.Hoàn thiện các chính sách Marketing - mix. 86
1. Chính sách sản phẩm. 86
1.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm. 88
1.2. Đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. 88
1.3.Vấn đề nhãn hiệu sản phẩm 89
2. Chính sách giá xuất khẩu. 89
3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. 92
4.Đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. 93
IV. Một số kiến nghị về phía môi trường vĩ mô nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và Marketing xuất khẩu. 95
1. Chính sách về đầu tư phát triển 95
2. Chính sách về thị trường xuất khẩu 95
3. Chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm 96
4. Chính sách về phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 96
5. Chính sách về tổ chức quản lý và đào tạo 97
6. Chính sách thuế và các thủ tục xuất khẩu. 98
7. Một số biện pháp khác. 98
KẾT LUẬN 100
38 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động marketing trong xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu nước ta có thể đề ra các biện pháp đồng bộ để khai thác triệt để mọi lợi thế của ta ở mỗi thị trường, do đó sẽ mang lại sự tăng trưởng và phát triển cũng như hiệu quả to lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta.
1.2. Nghiên cứu các nhân tố của môi trường xuất khẩu liên quan đến mặt hàng may mặc.
Môi trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu. Khi doanh nghiệp muốn xâm nhập vào một thị trường nước ngoài thì cần phải phân tích thị trường dưới các mặt chủ yếu sau:
1.2.1. Môi trường dân cư:
Dân số, cơ cấu dân cư theo tuổi, giới tính, theo nghề nghiệp, theo vùng… ảnh hưởng quan trọng đến các sản phẩm dệt may về kiểu cách, màu sắc, chất liệu vải.
Ví dụ: Trẻ em với đặc điểm tâm sinh lý hiếu động thì yêu cầu sản phẩm may mặc phải rộng rãi, thoải mái, yêu cầu vệ sinh là quan trọng, song với các thiếu nữ hay thanh niên nói chung yêu cầu làm đẹp, thích thời trang, kiểu mốt phong phú là yêu cầu chủ yếu. Với người lớn tuổi lại ưa dùng sản phẩm may mặc trịnh trọng, điềm đạm… Giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động chân tay và lao động trí óc yêu cầu về quần áo rất khác nhau.
1.2.2. Môi trường kinh tế:
Thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu tỷ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập quốc dân của dân cư, xu hướng thay đổi các tỷ lệ đó.
Hàng may mặc vừa là hàng hoá có nhu cầu thiết yếu nhưng đồng thời lại có nhu cầu xa xỉ, khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần chú ý đến thu nhập của người tiêu dùng để sản xuất ra các sản phẩm có chi phí hợp lý, thoả mãn nhu cầu của từng thị trường. Ví dụ ở những nước có thu nhập như các nước Châu Phi, Mỹ la tinh và một số nước Châu á thì họ chủ yếu quan tâm đến giá cả và độ bền của sản phẩm tức là chất liệu vải và giá cả là mối quan tâm hàng đầu.
Ở những nước có thu nhập cao thì người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến mẫu mốt, kiểu dáng, bởi vậy vòng đời sản phẩm đối với họ là rất ngắn. Chẳng hạn như thị trường EU là thị trường dân cư có thu nhập cao, chi tiêu cho may mặc nhiều nên yêu cầu cao về kiểu mốt, mẫu mã chất lượng. Với thị trường này yêu cầu về chức năng bảo vệ của quần áo chỉ chiếm khoảng 10 - 15% còn yêu cầu về thẩm mỹ, mốt, mẫu thời trang chiếm tới 85 - 90% giá trị sử dụng. Hay như thị trường may mặc Nhật Bản là thị trường được cung cấp rất tốt, người tiêu thụ chỉ mua cái gì thích hợp với mình. Người tiêu thụ Nhật Bản quan tâm đến chất lượng là trên hết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy muốn xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp phải cố gắng để tìm ra mặt hàng nào mà người tiêu dùng thực sự mong muốn để hướng vào đó mà sản xuất và phải sản xuất ra với chất lượng cao.
1.1.3. Môi trường văn hoá xã hội:
Tỷ lệ dân cư theo trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội, các yếu tố về khí hậu địa lý…
Sản phẩm may mặc không chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu bảo vệ (nhu cầu cơ bản, cấp thấp) mà còn phải đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng cao địa vị, phẩm chất, đặc tính con người. Nói cách khác nó liên quan chặt chẽ tới yếu tố tinh thần của con người, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội của mỗi dân tộc.
Các nhu cầu đó thường được thể hiện qua một số các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm may mặc nhằm thực hiện cả hai chức năng cơ bản của sản phẩm may mặc là bảo vệ và làm đẹp như:
- Yếu tố về nguyên liệu: Về nguyên liệu chính (các loại vải dệt kim, dệt thoi…) và các phụ liệu (mex, đệm, túi, khoá, khuy, cúc, chỉ…), sản xuất mặt hàng may mặc nào đó thì yêu cầu của thị trường mỗi nước cũng thay đổi tuỳ theo sở thích tập quán của người tiêu dùng cũng như điều kiện địa lý của mỗi nước. Với các nước Châu Âu, các nước công nghiệp phát triển, nam giới rất thích các loại áo sơ mi làm từ vải bông 100% vì loại vải này có tính vệ sinh cao, khả năng thấm mồ hôi tốt. Nó thích hợp cho việc tạo ra những nét khoẻ khoắn của các bộ quần áo du lịch, dã ngoại của thanh niên. Như quần Jean là loại quần áo được ưa chuộng đối với thanh niên ở hầu hết trên thế giới, đều làm từ vải 100% sợi bông. Ngược lại nam giới ở một số nước lại ưa chuộng áo sơ mi sợi bông pha sợi tổng hợp ở các tỉ lệ khác nhau.
- Kiểu dáng kích thước: Yếu tố này ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm về tập quán, lối sống, đặc điểm nhân trắc còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo. Những sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc học của mỗi dân tộc khác nhau trên thế giới là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu để có thể thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm may mặc có cỡ số phù hợp với người tiêu dùng ở mỗi nước, ví dụ người Châu Âu thì phải có kích cỡ lớn hơn người Châu á.
Kiểu dáng cũng phụ thuộc vào tập quán, sở thích, phong cách ở từng thị trường. Nó luôn luôn thay đổi, biến động theo thời gian. Do vậy nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu cũng phải dự đoán được cả xu hướng thay đổi để đưa ra sản phẩm thích hợp. Ví dụ với thị trường Nhật Bản ưa chuộng quần áo có kiểu đơn giản, không cầu kỳ nhưng lịch sự và sang trọng. Sự ưa chuộng này khá bền vững và ổn định trong thị trường may mặc Nhật Bản. Ngược lại ở các thị trường Tây Âu ưa sự tinh vi cầu kỳ và mang tính nghệ thuật cao trong các sản phẩm may mặc và sự biến động của các yếu tố này rất nhanh.
Sở thích của con người đối với sản phẩm may mặc chịu ảnh hưởng của lối sống các tầng lớp dân cư trong xã hội, do đó các nhà nghiên cứu phân tích thị trường may mặc phải càng chú ý phân khu thị trường của mình dựa trên lối sống của khách hàng.
- Yếu tố màu sắc:
Đặc biệt đối với sản phẩm may mặc, giữa các nước hoặc các đoạn thị trường của mỗi nước có sự khác nhau quan trọng về sở thích màu sắc. Màu sắc là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Nó còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo nhất định. Hơn nữa, sự ưa chuộng về màu sắc trong trang phục cũng thay đổi rất nhanh, có thể từng mùa, từng năm hoặc nhanh hơn thế. Vấn đề là muốn xuất khẩu sản phẩm may mặc phải nắm bắt được những sở thích, thị hiếu cũng như xu hướng thay đổi về sở thích thị hiếu màu sắc của mỗi thị trường, mỗi nước để làm ra các sản phẩm thích nghi với từng thị trường xuất khẩu.
Các yếu tố nguyên liệu, kích thước, kiểu dáng, màu sắc là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sử dụng, đặc biệt là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu, cần tìm hiểu một cách cặn kẽ, cụ thể các đặc điểm đó cũng như dự đoán được xu hướng của nó để thiết kế, sản xuất các loại sản phẩm may mặc phù hợp với mỗi thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của doanh nghiệp có bán được hay không? giá cao hay giá thấp? khối lượng đặt hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố này của thị trường.
1.1.4. Môi trường luật pháp:
Khi có ý định hay trước khi quyết định xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường nước nào thì trước hết phải tìm hiểu quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, sau đó cần nắm vững những quy định, luật lệ của nước sở tại để đảm bảo cho quá trình xuất khẩu đượ trôi chảy, không gây tổn thất cho doanh nghiệp. Ví dụ như hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ phải tuân theo một hệ thống các quy định rất nghiêm ngặt như quy định về hạn ngạch bao gồm các yêu cầu về bản khai quốc gia gốc xuất khẩu. Các bản khai này rất quan trọng bởi vì những ràng buộc hạn ngạch được dựa trên quốc gia gốc xuất khẩu, hay quy định về lắp và dán nhãn yêu cầu mọi sản phẩm may mặc phải được đóng dấu, gắn thẻ lai lịch và gắn nhãn có kèm những thông tin về tên gọi tổng quát (tên chung) của sản phẩm và tỷ lệ trọng lượng các loại sợi cấu thành sản phẩm, tên của nhà sản xuất, tên quốc gia nơi chế biến gia công… Nắm được những quy định này của Mỹ các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của ta nên lưu ý đến những quy định về nhãn hiệu, tên hàng và bản quyền vì bất cứ sự vi phạm nào cũng dẫn đến việc hàng hoá bị tịch thu; tránh những thiếu sót trong chứng từ có thể dẫn đến việc bị quy là gian lận thương mại vì lỗi này có thể bị các hình phạt nghiêm khắc theo luật pháp của Mỹ.
Đối với thị trường Nhật Bản các nhà xuất khẩu cũng cần phải nghiên cứu các đạo luật của Nhật Bản như cấm nhậ khẩu các sản phẩm có nhãn mác mập mờ, giả mạo về xuất xứ, quy định các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về mức độ cho phép đối với các chất gây nguy hiểm cho da, luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá đòi hỏi các sản phẩm quần áo đều phải dãn nhãn. Trên nhãn phải ghi rõ thành phần của vải và các biện pháp bảo vệ sản phẩm thích hợp. Nắm được những quy định này các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
1.1.5. Môi trường cạnh tranh:
Những thông tin này giúp các công ty thích ứng được với môi trường cạnh tranh nghiệt ngã của thị trường thế giới. Ngoài các thông tin về chiến lược sản phẩm, kênh phân phối, giá cả… Các doanh nghiệp nước ta còn có thể học hỏi được từ các đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý.
Tóm lại, những thông tin cơ bản về thị trường may mặc xuất khẩu nêu trên là cơ sở để có những chính sách Marketing thích ứng với thị trường đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện còn eo hẹp về kinh phí, các doanh nghiệp Việt nam có thể lấy thông tin từ các đơn vị đầu ngành, đơn vị có kinh nghiệm, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến mậu dịch, nếu thuận lợi hơn các doanh nghiệp nên thiết lập văn phòng đại diện, các chi nhánh ở thị trường tiêu thụ lớn để thu thập được các thông tin sơ cấp bởi các thông tin này không phải là bất biến, nó luôn luôn thay đổi mà điều quan trọng trong nghiên cứu thị trường là phải nắm bắt kịp thời cũng như dự báo được xu hướng của các thông tin đó.
2.Lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việc lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam hiện nay, đặc biệt với định hướng kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn.
Nhìn chung việc lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi ở mức độ cao hơn nhiều so với thị trường nội địa. Nó bắt đầu từ khi đánh giá môi trường quốc tế, phân tích khả năng phát triển kinh tế và quy định thương mại của từng quốc gia cho đến việc hoạch định chính sách, các phương pháp thâm nhập, mở rộng.
Để lựa chọn thị trường xuất khẩu thì các Công ty phải đánh giá cơ hội thị trường và từ đó xác định các định hướng thị trường xuất khẩu.
Đối với thị trường truyền thống SNG và các nước Đông Âu: Đây là khu vực làm lợi cho ngành dệt may nhiều nhất qua phương thức mua đứt bán đoạn. Việc tăng cường trả nợ cho Liên bang Nga và các nước khác thuộc khối SNG bằng hàng may mặc là một khả năng thực tế để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may.
Tuy nhiên đến nay do chi phí vận tải cao nên hàng Việt Nam khó cạnh tranh với hàng của những nước gần về địa lý như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan… Quá trình tư nhân hoá ở Nga cũng đang được mở rộng và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may nước này đang có xu hướng gia tăng vì vậy ngành may Việt Nam phải cải tiến kịp thời, nâng cao chất lượng công tác tiếp thị để không bị chậm chân và bỏ lỡ thời cơ trong việc xâm nhập thị trường truyền thống này.
Thị trường EU: Là thị trường mang tính chiến lược đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mặc dù là thị trường có hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam song thực tế chúng ta mới chỉ tập trung vào sản xuất một số mặt hàng quen thuộc như áo sơ mi, áo Jắc két… Nhiều sản phẩm cao cấp khác chúng ta hầu như chưa làm hoặc rất ít. Do đó các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải tăng cường quan hệ hợp tác với bạn hàng EU, nắm bắt các thông tin cần thiết, sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn Châu Âu, tiếp cận các đầu mối thương mại và mạng lưới phân phối tại Châu Âu, không ngừng đầu tư vào những mặt hàng mới để mở rộng thị trường này.
Thị trường Nhật Bản: Thị trường Nhật vừa lớn lại không cần hạn ngạch, khoảng cách vận chuyển gần, với yêu cầu chất lượng rất cao. Đây là một "sân chơi" hấp dẫn để các doanh nghiệp Việt Nam thử sức. Các công ty nên phát huy khả năng của mình về các sản phẩm như áo Jacket, sơ mi, áo choàng, đồng thời phải biết khai thác triệt để lợi thế của qui chế "tối huệ quốc".
Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường đầy triển vọng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Thị trường ước tính sẽ lớn nhất đối với Việt Nam là Mỹ nhưng hầu như chưa được mở. Muốn có được bước đột biến về xuất khẩu hàng dệt may nước ta phải khai thông được hai khu vực thị trường này. Để nhanh chóng tăng kim ngạch hàng dệt may sang Mỹ các doanh nghiệp dệt may phải tăng cường hợp tác liên kết với nhau để phát huy thế mạnh, bổ sung các mặt yếu, tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao để có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đồng thời cũng phải liên doanh liên kết với các đối tác thứ ba ở Hàn Quốc, Đài Loan bằng hình thức gia công hoặc chủ động lo nguồn nguyên liệu, phụ liệu bán theo hình thức FOB để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Thị trường tiêu thụ hiện nay mới chỉ giới hạn ở một số nước Châu Âu và Châu á. Thị trường các nước Châu Phi, Mỹ la tinh cũng là những thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng chưa được khai phá. Ở đây tuy thu nhập của người tiêu dùng không cao nhưng sản phẩm may mặc dễ xâm nhập hơn vì chất lượng sản phẩm không đòi hỏi cao, có thể sản xuất với lô lớn, mẫu mã và màu sắc đơn giản. Để mở rộng thị trường Châu Phi, Châu Mỹ la tinh các Công ty có thể tiến hành một số biện pháp sau:
- Lựa chọn một số nước có chế độ chính trị ổn định, kinh tế tương đối phát triển, đã có quan hệ thương mại với Việt Nam trong các ngành kinh tế khác như Nam Phi, Argentina…
- Thu thập các thông tin về những thị trường này
- Lựa chọn những nước có thị trường tiêu thụ phù hợp với mặt hàng may mặc mà các công ty đang sản xuất.
- Tiến hành tiếp xúc trực tiếp với sứ quán hoặc cơ quan đại diện. Thông qua mối quan hệ này để có thể tiếp nhận thêm những thông tin về thị trường, gửi tặng phẩm chào hàng, giới thiệu về công ty, từ đó xây dựng mối quan hệ với các thị trường này.
Thị trường gia công hiện vẫn là thị trường quan trọng của ngành dệt may. Các nước như Hồng Kông, Đài Loan là những bạn hàng gia công rất trung thành. Với hình thức gia công xuất khẩu, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hơn, các công ty cần phải giữ vững mối quan hệ buôn bán hiện có, không ngừng đổi mới công nghệ để cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, qua đó tăng uy tín chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu.
3. Mô hình BCG về việc quản lý thị trường xuất khẩu.
Boston Consulting Group (BCG) là một công ty tư vấn quản lý hàng đầu, đã xây dựng và phổ biến ma trận tăng trưởng - thị phần như sau:
+ -
Các nước Châu á
Nhật Bản
Mỹ
Ngôi sao Dấu hỏi
EU
Các nước Châu á
Nhật Bản
Mỹ
Yếu kém
SNG & Đông âu
Tốc độ tăng trưởng của thị trường
10%
Thu
Bò sữa
10
1,0
0,1
+
Chi
-
Thị phần tương đối
Mô hình này được sử dụng để quản lý các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU).
Tốc độ tăng trưởng của thị trường trên trục tung chỉ tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường mà xí nghiệp hoạt động tại đó. Trên hình thể hiện dải tốc độ từ 0% - 20%. Tốc độ tăng trưởng của thị trường trên 10% được xem là cao.
Trục hoành thể hiện thị phần tương đối của xí nghiệp so với thị phần của đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Ma trận tăng trưởng thị phần - được chi thành 4 ô mỗi ô biểu diễn một kiểu xí nghiệp khác nhau:
- Dấu hỏi: là những xí nghiệp của công ty đang hoạt động trên những thị trường tăng trưởng cao nhưng thị phần tương đối nhỏ. Hầu hết các xí nghiệp đều bắt đầu từ chỗ là xí nghiệp dấu hỏi mà công ty đang cố gắng sử dụng để xâm nhập vào một thị trường tăng trưởng cao. Xí nghiệp dấu hỏi đòi hỏi một lượng lớn tiền mặt vì công ty phải bổ sung nhà xưởng thiết bị, và nhân sự để theo kịp với thị trường đang tăng trưởng mạnh.
- Ngôi sao: nếu xí nghiệp dấu hỏi thành đạt thì nó sẽ trở thành ngôi sao. Ngôi sao là người dẫn đầu thị trường trên thị trường tăng trưởng mạnh. Công ty phải chi một số vốn đáng kể để theo kịp với mức tăng trưởng của thị trường. Những ngôi sao thường sinh lợi và trở thành bò sữa tương lai của công ty.
- Bò sữa: khi tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường giảm xuống dưới 10% thì ngôi sao trở thành bò sữa, nếu nó vẫn có thị phần tương đối lớn nhất. Bò sữa tạo ra rất nhiều tiền mặt cho công ty.
- Xí nghiệp yếu kém:xí nghiệp yếu kém là những xí nghiệp của công ty có thị phần nhỏ trên những thị trường tăng trưởng chậm. Những xí nghiệp này tạo ra rất ít lợi nhuận hay thua lỗ.
Ngoài việc sử dụng ma trận BCG để quản lý các SBU như trên, có thể sử dụng để quản lý hoạt động Marketing trên các thị trường khác nhau về mặt địa lý. Mỗi vòng tròn biểu diễn doanh số và vị trí hiện tại của mặt hàng trên các thị trường. Doanh số trên từng thị trường tỉ lệ với diện tích của vòng tròn.
Ví dụ: ta có thể biểu diễn vị trí của các thị trường xuất khẩu của mặt hàng dệt may Việt Nam như hình vẽ trên.
- Thị trường EU: là thị trường xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu). Đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng khá cao tuy nhiên thị phần còn nhỏ so với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc. Bởi vậy nên đầu tư nhiều thêm cho thị trường này, đưa nó trở thành ngôi sao.
- Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ là những thị trường mới xâm nhập nên doanh số thu được còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ còn nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Mêhicô, Hồng Kông. Đây là một thị trường tiềm năng to lớn của Việt Nam, hiện đang ở vị trí dấu hỏi nhưng tiến tới chúng ta nên đẩy sang vị trí ngôi sao thông qua việc đầu tư, cải tiến sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Thị trường Nhật Bản: là thị trường không hạn ngạch lớn nhất ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao nhưng cũng giống như một số thị trường khác thị phần còn rất nhỏ. Bởi vậy thị trường này cần được đầu tư tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường.
- Thị trường SNG và một số nước Đông Âu: là những thị trường có từ rất lâu của Việt Nam nhưng bị biến động mạnh vào những năm 1989 - 1991 nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường này bị chững lại. Hiện nay thị trường này nằm ở vị trí yếu kém vì tốc độ tăng trưởng và khả năng chiếm lĩnh thị trường thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu là cải tiến kịp thời, đẩy nó lên thành dấu hỏi để mặt hàng dệt may Việt Nam có thể xâm nhập được thị trường này.
III.Hoàn thiện các chính sách Marketing - mix.
1. Chính sách sản phẩm.
Sản phẩm dệt may có các đặc điểm cần chú ý sau:
- Tính thay thế của sản phẩm là rất lớn. Sản phẩm dệt may có nhu cầu phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng tiêu dùng (phụ thuộc vào văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, điều kiện địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác…).
- Giá trị thẩm mỹ được coi là quan trọng và trở thành một yếu tố quan trọng đối với các nhà sản xuất. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nâng cao địa vị, đặc tính con người. Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao mà mốt thời trang ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng.
- Đối với sản phẩm dệt may, yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ đến thời cơ bán hàng vì chu kỳ sống của mốt thời trang là rất ngắn.
- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng thường căn cứ vào nhãn mác để phán xét chất lượng sản phẩm.
Từ các đặc điểm về sản phẩm, về tiêu thụ sản phẩm dệt may các doanh nghiệp mới có thể đưa ra các giải pháp về sản phẩm. Nhưng trước khi đưa ra chính sách sản phẩm cụ thể các doanh nghiệp cần phải đánh giá, phân tích sản phẩm của mình hiện có và khả năng thích ứng của nó trên thị trường. Đánh giá thông qua khả năng và mức độ thành công của sản phẩm trên thị trường; tìm và chỉ ra những khuyết tật phải thay đổi, cải tiến sản phẩm; đánh giá khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường; phát huy các cơ hội bán hàng và việc tận dụng những cơ hội ấy.
Nói chung một sản phẩm dệt may xuất khẩu muốn thích ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường thì phải có:
- Nhu cầu của thị trường với sản phẩm đó.
- Hệ thống khả năng cung cấp
- Sự am hiểu về phong tục tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu.
- Chất lượng sản phẩm …
Qua phân tích trên có thể thấy chính sách sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam cần tập trung vào việc đa dạng hoá sản phẩm (kiểu dáng, kích cỡ, mẫu mã…), nâng cao chất lượng sản phẩm để thoát khỏi tình trạng sản xuất gia công hiện nay.
1.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để cải thiện chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp dệt may cần phải:
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt, tránh xuống phẩm cấp.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, qui cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì…
- Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu.
- Trong tương lai cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động trong thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lượng thành phẩm.
1.2. Đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.
Đối với các mặt hàng nước ta chủ động sản xuất thì yếu tố này là rất quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh nhạy, linh hoạt vì yếu tố thời trang luôn biến động. Muốn vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải:
- Các doanh nghiệp may hợp tác với các Viện mốt hoặc thuê chuyên gia mốt của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình hoà nhập vào thị trường thế giới.
- Tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải và sản phẩm may.
- Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nhập khẩu cũng như đại diện của mạng lưới phân phối tại nước nhập khẩu.
1.3.Vấn đề nhãn hiệu sản phẩm
Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt nhất để xâm nhập thị trường là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của công ty nước ngoài để làm ra sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế giới bằng sản phẩm "sản xuất tại Việt Nam". Đồng thời tăng cường công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm dệt may Việt Nam cần khẳng định vị trí trên thị trường thế giới bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên đăng ký nhãn hiệu chi phí rất lớn, vì vậy để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
2. Chính sách giá xuất khẩu.
Giá của hàng dệt may phải linh động, đáp ứng được sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường. Do đó để hình thành một mức giá phù hợp rất cần thiết phải có sự theo dõi, nghiên cứu chặt chẽ sự biến động của thị trường.
Các công ty xuất nhập khẩu định giá mua, giá bán thì trong khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán đã bao gồm một khoản lợi nhuận. Nhưng điều đó không có nghĩa là định giá bán cao thì lợi nhuận càng cao và ngược lại, mà giá bán còn phụ thuộc vào khả năng chấp nhập của thị trường, của sản phẩm thay thế, của đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, các bước phân tích hoà vốn, phân tích độ co dãn của cầu là quan trọng nhưng tốn kém về thời gian và chi phí. Do đó với chi phí để mua hàng và tính toán các khoản khác trên cơ sở nghiên cứu thị trường về các mức giá khác nhau các công ty định giá bán. Hiện nay giá xuất khẩu của các công ty được tính theo giá FOB. Các công ty nên có một khung giá được xây dựng với từng thời kỳ dựa trên giá cả thị trường, giá của các đối thủ cạnh tranh, giá nguyên phụ liệu.
Việc ra quyết định trong lĩnh vực giá rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tính đến nhiều yếu tố như:
- Giá thành của sản phẩm hoặc ít nhất là ước lượng của nó theo những cách tính toán khác nhau.
- Thăm dò phản ứng của khác hàng với các mức giá khác nhau đó.
- Giá cạnh tranh và phản ứng của nó.
- Sự can thiệp có thể có của Chính phủ đối với giá cả.
Để xây dựng một chính sách giá, các công ty phải xây dựng một cơ cấu giá hợp lý trước khi báo giá chính thức cho khách hàng. Cơ cấu giá xuất khẩu của các công ty phải bao gồm những yếu tố sau:
1. Phí xí nghiệp của hàng hoá.
2. Bao bì xuất khẩu, ký mã hiệu
3. Bốc xếp vận chuyển trong công ty.
4. Vận chuyển tới cảng, sân bay.
5. Phí trả cho dịch vụ cảng, sân bay và lệ phí
6. Phí vận đơn, chứng từ
7. Phí hải quan và kiểm nghiệm
8. Lãi dự tính
= giá FOB.
9. Phí bảo hiểm
10. Cước phí vận chuyển
11. Phí bốc dỡ tại cảng đến
12. Phí và lệ phí sân bay
= giá CIF
13.Thuế nhập khẩu
14. Hoa hồng đại lý
= giá nhập khẩu
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thực hiện các chiến lược giá để cạnh tranh và để mở rộng thị trường. Có thể bán hạ giá lần đầu cho khách hàng và sau khi khách hàng đã trở lên quen thuộc thì có thể chuyển sang biện pháp hạ giá từng đợt.
3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
Các chính sách phân phối hàng dệt may phải tập chung vào giảm dần số trung gian, cố gắng xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập mà không cần thông qua nước thứ ba. Điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0509.doc