MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2
1.Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.Khái quát về ngành dệt may Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined.
3.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về ngành dệt may . 5
3.1. Các lĩnh vực trong ngành may .5
3.1.1. Lĩnh vực dệt sợi 6
3.1.2. Lĩnh vực nhuộm .6
3.1.3. Lĩnh vực may .7
3.2. Vốn và công nghệ sủ dụng trong ngành dệt may .7
3.3. Rủi ro thường gặp trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may .7
PHẦN II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM 9
1.Thực trạng về xuất khẩu của ngành may Việt Nam. 9
1.1. Về sản phẩm. 9
1.2.Về giá bán sản phẩm. 10
1.3. Hệ thống phân phối sản phẩm và các chính sách liên quan. 11
1.3. Các điều kiệu ra nhập thị trường. Error! Bookmark not defined.
1.4. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 13
2. Các phương thức xuất khẩu gia công của nganh may Việt Nam. 14
2.1. Gia công ủy thác theo hình thức CMT. 15
2.1.1. Các doanh nghiệp may Việt Nam không phải chịu rủi ro trong qua trình sản xuất lưu thông theo hinh thức gia công CMT. 15
2.1.2. Gia công CMT còn là hình thức sản xuất và phân phối phù hợp với Việt Nam. 17
2.2. Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB. 19
2.3. Tình hình thực hiện gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam 21
2.4. Thực trạng chuyển đổi từ CMT sang FOB. 22
PHẦN 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM 24
1. Về phía các doanh nghiệp. 24
1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 24
1.2. Xác định hợp lý mức độ đa dạng hoá đối tác gia công trên các thị trường. 25
1.3. Đầu tư đổi mới công nghệ. 26
1.4. Định hướng chiến lược: chuyển dần từ CMT sang FOB. 26
2. Liên kết dệt- may, một nhân tố quan trọng. 27
2.1. Sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ dệt-may ở Việt Nam. 27
2.2. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt -may hiện nay. 29
2.3. Các biện pháp thúc đẩy sự lên kết dệt-may. 31
KẾT LUẬN 32
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của hàng may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên thị trường xuất khẩu.
1.3. Về giá bán sản phẩm.
Ngàng may có đặc điểm là có hàm lượng lao động cao, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại mà phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người lao động. Đặc điểm này làm cho ngành may được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, đặc biệt là giá lao động thấp hơn hẳn so với các nước trong hku vực đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của sane phẩm may Việt Nam.
Bảng 2: Tiền công lao động theo giờ ở một số nước.
TT
Nước
Tiền công(USD/giờ)
TT
Nước
Tiền công(USD/giờ)
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhật
Pháp
Mỹ
Anh
Đài Loan
Hàn Quốc
Hồng kông
Singapo
16,31
12,63
16,93
10,16
5
3,6
3,39
3,16
9
10
11
12
13
14
15
Malaixia
Thái Lan
Philipin
Ấn Độ
Trung Quốc
Inđônêxia
Việt Nam
0,95
0,87
0,67
0,54
0,34
0,23
0,18
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Tuy nhiên giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các qua trình sản xuất được tự dộng hóathì giá gia công rẻ không còn là thế mạnh như trước nữa. Mặt khác, phần lớn lượng nguyên vật liệu và đôi khi cả phụ liệu đầu vào của các doanh nghiệp may là nhập khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất do khách hàng đặt gia công cung cấp. Cũng có nhiều khách hàng mua vải và phụ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam để đưa đến các doanh nghiệp gia công, nhưng giá cả của nguyên phụ liệu sản xuât trong nước thường cao hơn giá nhập khẩu, mẫu mã lại nghèo nàn, kếm hấp dẫn, chất lượng các lô hàng thường không đồng đều, thủ tục mua bán phức tạp, tiến độ giao sai hợp đồng thương xuyên xải ra… Chính vì vậy các doanh nghiệp may thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đẩy giá sản xuất và giá bán sản hàng may lên rất cao. Cho nên dù có lợi thế về giá nhân công như đã nói ở trên song mức giá của các doanh nghiệp may ViệtNam thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN. Ví dụ mức giá của TCT Dệt May Việt Nam thường cao hơn giá sản phảm cùng loại của các nước ASEAN từ 10-12%, cao hơn hàng Trung Quốc hơn 20%( số liệu năm 2001). Cũng do việc nhập khẩu đầu vàodẫn đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp khoong ổn định, phụ thuộc vào nhà cung cấp, việc thực hiện hợp đồng nhiều khi không theo tiến độ thời gian đã định trước, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng.
Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư phát triển và trả lãi xuất vay cao cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm may. Nói tóm lại , giá bán sản phẩm vẫn chưa phải là lợi thế cạnh tranh của hà may Việt Nam.
1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm và các chính sách liên quan.
“ Poscelin, một công ty Hồng Kông thương mang đến những hợp đồng gia công 2-3 triẹu áo jacket mỗi năm, nay gần như không còn làm ăn với ngành may Việt Nam nữa. Một khách hàng lón khác đến từ Israel, trước đây mua của Việt Nam đến 5 triệu áo sơ mi để xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới, nay cũng cắt giảm đến nửa đơn đặt hàng ở Việt Nam để chuyển sang gia công ở Myanma…”
Đây chỉ là một vài ví dụ mà Hiệp hội Dẹt May Việt Nam đã đưa ra để cho thấy nhiều khách hàng lớn của ngành may đang dần rời bỏ Việt Nam để tìm đến những nguồn cung ứng mới ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Đong Âu, Bắc Phi… Theo một số chuyên gia nghiên cức ngành dệt may thì ngành may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân liên quan đến hệ thống phân phối và các chính sách của nhà nước.
Hiện tại, hình thức phân phối sản phẩm của ngành may chủ yếu dựa trên phương thức gia công xuất khẩu trong đó các doanh nghiệp may Viẹt Nam hầu như không chịu rủi ro về việc tiêu thụ hàng hóa. Vai trò của các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩmcòn rất hạn chế nên tỷ lệ giá trị gia tăng được hưởng cũng rất thấp. Kênh lưu thông hàng may mặc còn chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường, tự mình phát triển thị trường tiêu thụ dẫn đến không hiệu quả và buộc phải dựa vào khách hàng nước ngoài.
Trong khi đó, trước khi quyết định dặt gia công hay mua hàng may ở một nước nào, khách hàng thường cân nhắc các yếu tố như: hệ thống chính trị ở nước bán hàng ổn định và đẩm bảo làm ăn lâu dài với mức rủi ro thấp; chi phí gia công và các chi phí khác; thời gian sản xuât và giao hàng;các ưu đãi thưong mại và thuế ở các nước nhập khẩu. Trong các yếu tố đó, Việt Nam có ưu thế là có hệ thống chính trị ổn định, đảm bảo làm ăn lâu dài, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố không thuận lợi như môi trương kinh doanh chưa thực sự thông suốt, đổi mới chậm chạp, thủ tục hành chính rươmg rà, phức tạp; các chi phí khác ngoại trù chi phí gia công như chi phí thông tin liên lạc, vận chuyển khá cao; Việt Nam chưa được nhiều ưu đãi thương mại vàthuế của thị trường nhập khẩu chính,hàng may xuất khẩu sang các nước vẫn bị khống chế bằng hạn ngạch và bị đánh thuế nhập khẩu cao. Do vậy nhiều khách hàng ở Nhập, EU và nhiều nước khác đang có xu hướng chuyển đơn đặt hàng sang các nước Trung Quốc, Đông Âu… để hưởng các ưu đãi về thương mại, thuế quan và tận dụng các chi phí vận chuyể và liên lạc rẻ.
1.5. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Có thể nói khi xâm nhập các thị trường may thế giới đặc biệt là thị trường EU, Nhập Bản, Mỹ bằng con đường xuất khẩuthì đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp may Việt Nam là Trung Quốc.
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới lại nằm trên con đường tơ lụa nên ngành may Trung Quốc phát triển hàng ngàn năm nay, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, vừa đảm bảo giao thương quốc tế. Trung quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lương bong, vải bông và san phẩm may mặc và đứng thứ hai thế giới về xơ hóa học. Công nghiệp dệt may Trung Quốc luôn giư vị trí tiên phong trong nền kinh té quốc dân, giá trị sản lượng của ngành dệt may chiếm xấp xỉ 20% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc và là ngành công nghiệp lớn nhất nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chiíem tỉ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu, trung bình kim ngạch xuất khẩu hàng may chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, trong đó các thị trường truyền thống của Trung Quốc là Hồng Kông, Nhập Bản, Mỹ, EU và Australia. Năm 2002, những thị trường này chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. Theo dự đoán của các chuyên gia nghiên cứu của ngân hàng Thế giới, sau khi gia nhập WTO, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành may Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới.
Hiện nay nhiệm vụ chiến lược của Trung Quốc là tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc cơ cấu lại ngành dệt may, điều chỉnh quy mô sản xuất, hiệ đại hóa thiệt bị và nâng cao gia trị gia tăng của san phẩm nhằm mục đích chuyển từ một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may lớn thành nước có ngành công nghiệp dệt maymạnh. Chiến lựoc này được thực hiện dựa trên một số ưu thế của ngành dệt may Trung Quốc như: Đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi, giá hàng may thấp( chỉ khoảng 80% giá hàng cùng loại của Việt Nam); công tán marketting có hiệu quả, cơ cấu ngành dệt may đã phát trển ở mức nhất định và đặc biẹt là hệ thống chính sách hỗ trợvà khuyến khích của chính phủ Trung Quốc.
Bên cạnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapo đều là các nước xuất khẩu hàng may với kim ngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các sản phâme của Việt Nam. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng may của Thái Lan bằng 4 lần, Trung Quốc bằng 25 lần của Việt Nam. Có thể nói, mức độ cạnh trnah trên thị trường may trong khu vực Châu Á hiện đang rất gay gắt.
2. Các phương thức xuất khẩu gia công của ngành may Việt Nam.
Hiện nay dệt may là một trong những ngàn xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, sức cạnh tranh quốc tế của ngành dệt may Việt Nam lại bị hạn chế cả về mặt hàng và quy chế sản xuất.Hầu hết hàng dệt may Việt Nam được sản xuất từ vải cotton hoặc vải pha cotton polyester(T/C). Đât là những sản phẩm được sản xuất hàng loạt với chất lượng vừa và thấp. Việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như comle nam, váy phụ nữ gặp nhiều kho khăn về kỹ thuật may và nguyên vật liệu nên khối lượng xuất khẩu các mặt hàng này rất thấp. Ngòai mặt hàng may mặc, Việt Nam khôgn xuất khẩu được các sản phẩm khác như tơ, sợi, vải…
2.1. Gia công ủy thác theo hình thức CMT.
Phần lớn hoạt động xuất khẩu hàng may mặc được thực hiện dưới dạng sản xuất, lưu thông theo hợp đông gia công ủy thác( dưới đây sẽ gọi là gia công ). Do các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiên ba công đoạn là cắt (cut) , may( make), hoàn thiện (trim) nên hình thức sản xuât kưu thông này gọi là gia công CMT. Trong sản xuất lưu thông hàng may mặc dực trên hình thức này, toàn bộ nguyên phụ liệu đều do khách hàng nước ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Cụ thể, khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp các nguyên liệu như vải và các phụ liêuj như khóa kéo, vải độn, vải lót, khuy… còn các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ tiến hành may. Khách hàng nước ngoàicòn cung cấp cả các thiết bị máy móc loại tốt để đo đạc những kích thước nhỏ nhấtcần thiết khi làm mẫu cứng và cắt trên vải. Sản phẩm may hoàn thiện sẽ được khách hàng nước ngoài mua lại. Khi đó, khách hàng nước ngoài sẽ thanh toand chi phí gia công (phí CMT) cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Diều đó có nghĩa là gia công CMT là hinh thức sản xuất lưu thông mang tích chất “ chế độ bao tiêu”.
Hầu hết các nguyên phụ liệu sử dụng trong hình thức gia công CMT đều phải nhập khẩu. Các nguyên phụ liệu do Việt Nam sản xuất thường gặp phải các vấn đè về chất lượng cạnh tranh giá và thời hạn giao hàng không thể đáp ứng yêu cầu sản xuất may mặc xuất khẩu. Hơn nữa, qua điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan đến ngành dệt may thì toàn bộ bên thuê gia công đều là nhà điều phối, công ty thượng mại hay công ty bắn lẻ của nước ngoài.
2.1.1. Các doanh nghiệp may Việt Nam không phải chịu rủi ro trong qua trình sản xuất lưu thông theo hinh thức gia công CMT.
Trong xuất khẩu hàngmay mặc theo hình thức gia công CMT, các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ nhận được một phần giạ trị rất nhỏ trong đơn giá sản phẩm. Theo điều tra của các doanh nghiệp may Việt Nam, giá trị bình quân về tỷ lệ CMT trong đơn giá thành phẩm là 0,153 nghĩa là các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ đóng góp khoang 15% giá trị thành phẩm. Nếu doanh nghiệp may Việt Nam tự mua nguyên vật liệu hoặc tự tạo ra những sản phẩm theo thiết kế của mình thì về mặt lý thuyết họ có thể đạt được giá trị gia tăng cao hơn.
Tỷ lệ giá trị gia tăng phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trong sản xuất lưu thông. Hiện nay, do vai trò cảu các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng may mặc còn han chế nên tỷ lệ gia trị gia tăng được hưởng còn thấp. Hình 4 sẽ khái quát quá trình sản xuất lưu thông hàng may mặc.
Bảng 3: Sơ đồ tự sản xuất, lưu thông hàng may mặc.
Xuất khẩu
Cắt May Hoàn thiện
(CMT)
Mua nguyên phụ liệu
Lựa chọn nhà cung ứng
Thiết kế sản phẩm
Nguồn: Nhóm nghiên cứu Trường ĐHKTQD xây dựng.
Nhìn chung, để tạo ra sản phẩm, ngành may phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch sản phẩm. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp may quyết định quy cách sản phẩm như máu sắc, loại vải sửu dụng và chiế lược tiêu thụ bao gồm cơ cấu sản phẩm, thiết kế thương hiệu… Trong giai đoạn lụa chọn nhà cung ứng, doanh nghiệp xây dựng hêh thống các nhà cung cấp đầu vào dựa trên kế hoạch về sản phẩm. Việc bảo đảm chất lượng, đàm phán giá cũng được thực hiện trong giai đoạn này. Trong giai đoạn mua nguyên phụ liệu, các doanh nhgiệp sẽ mua vải và phụ liệu và phụ liệu tù các nhà cung ứng đã được quyết định ở giai đoạn trước với những bước chủ yếu là: quản lý thời hạn giao hàng và quản lý vốn. Tiếp theo là khâu cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn cuối cùng là xuất khẩu hàng may mặc thành phẩm, đưa sản phẩm ra lưu thông ở trên thị trường.
Nếu không tích lũy được kinh nghiệm và thông tin về thị trường thì các doanh nghiệp may sẽ gặp nhiều khó khăn khi hoặt động và có thể chịu nhiều rủi ro ở các công đoạn đặc biệt là công đoạn xuất khẩu. Nhưng trong quá trình sản xuất lưu thông, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc theo hinh thức gia công CMT chỉ được khách hàng nước ngoài ủy thác gia công ở các công đoạn cắt, may, hoàn thiện( CMT) tức là khâu thứ tư, còn các khâu khác do nước ngoài đảm nhiệm. Điều này có nghĩa là, những khó khăn, khúc mắc nếu đặt hàng các doanh nghiệp dệt nhuộm sản xuất gia công nguyên phụ liệu sẽ không xảy ra đối với các doanh nghiêp may Việt Nam. Về sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công CMT cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về khiếu nại do chất lượng nguyên phụ liệu kém hay chậm xuất hàng thành phẩm do giao vại muộn. Hàng may mặc được sản xuất theo bản thiết kếcó sẵn cũng không phải chịu những rủi ro do sự thay đổi chóng mặt của thời gian mốt trên thịu trừong hàng may sẵn bởi khách nước ngoài đã nhận tiêu thụ toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả trên lĩnh vực lưu thông, doanh nghiệp may VIệt Nam không cần phát triển hay giữ vững các kênh tiêu thụ hàng may mặc. Tức là các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công CMT không phải hứng chịu bất kỳ rủi ro nào kể trên.
Giả sử, các doanh nghiệp may Việt Nam có thể huy động nguyên phụ liệu và tự thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng thì doanh nghiệp phía Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhuận lưu thông liên quan đến khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu như vải. Hơn nữa, do các chi phí quản lý về thiết kế, sản xuất và chất lượng được chuyển sang phía Việt Nam nên trên lý thuyết phần giá trị gia tăng đó cũng thuộc về phía doanh nghiệp may Việt Nam. Mặc dù vậy, việt nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng cuối cùng lại tương ứng với với việc các doanh nghiệp may Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều rủi ro phát sinh trong năm khâu sản xuất lưu thông của ngành may.
2.1.2. Gia công CMT còn là hình thức sản xuất và phân phối phù hợp với Việt Nam.
Trong gia công ủy thác theo hình thức CMT, khách hàng nước ngoài không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp may Việt Nam những yếu tố cần thiết trực tiếp cho sản xuất như nguyên vật liệu gồm nguyên liệu, phụ liệu; bản thiết kế, bản thuyết minh, mẫu thiết kế… mà còn chuyển giao cả kỹ thuật sản xuất và quản lý. Khách hàng nước ngoài cử các chuyên gia kỹ thuật và nhà quản lý sản xuất đến tận dây chuyền may ở các nhà máy may Việt Nam, từ việc lắp rắp dây chuyền may dựa trên phân tích các công đoạn may ghi trong bản thuyết minh, hướng dẫn kỹ thuật trong công đoạn may, hướng dẫn hoàn thiện, là ép và hướng dẫn kiểm tra sản phẩm. Việc chuyển giao kỹ thuật một cách trực tiếp cho các doanh nghiệp may Việt Nam thông qua chuyên gia kỹ thuật và các nhà quản lý của phía khách hàng nứoc ngoài được thực hiện đặc biệt thường xuyên trong giai đoạn đầu đặt quan hệ giao dịch giữa khách hàng nước ngoài và doanh nghiệp may Việt Nam. Nếu quan hệ giao dịch kéo dài và việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất, quản lý tiến triển tốt thì việc hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp của khách hàng nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam sẽ dần ít đi. Theo đièu tra đối với các doanh nghiệp may Việt Nam, hiên nay hầu hết các doanh nghiệp đang thực hiện gia công ủy thác xuất khẩu đều nhận được hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật từ phía khách hàng nước ngoài thông qua các chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý được khách hàng cử đến với thời hạn dài( khoảng vài tháng đến một năm) cũng là cơ hội tốt để học hỏi về quản lý. Có nhiều trường hợp nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật mà trình độ sản xuất được nâng cao rõ rệt. số lượng đơn đặt hàng gia công xuất khẩu tăng đáng kể.
Việc cử chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật sẽ tốn kém chi phí nên đói với các khách hàng nước ngoài, chi phí này được tính vào khoản đầu tư để xây dựng những mối quan hệ giao dịch đặc biệt. Để bù đắp chi phí đầu tư này, khách hàng nước ngoài phải giữ mối quan hệ giao dich lâu dài. Hơn nữa, trong trường hợp khách hàng nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị không hoàn lại thì họ lại càng mong muôn quan hệ giao dịch lâu dài. Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp may Việt Nam bơi khi doanh nghiệp may Việt Nam đã thành công trong việc nhận đơn đặt hàng theo hinh thưc gia công CMT và nếu khôgn phát sinh các trục trăc nhu chiến dụng nguyên vật liệu để sản xuất gia công ủy thác thì có thể xây dựng được quan hệ giao dịch tương đối bền vững.
Như vậy, tuy gia công CMT đem lại phần giá trị gia tăng tương đối nhỏ so với giá thành sản phẩm, song khá ổn định và có thể góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như quản lý cho các doanh nghiệp may Viêt Nam. Hiên nay việc duy trì hình thức gia công này vẫn đem lại những lợi ích nhất định. Nhưng trong tương lai nếu muốn gia tăng thị trường xuất khẩu và khặng định vị thế của ngành may thì việc duy trì hinh thức này sẽ không còn phù hợp.
2.2. Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB.
Trái với hình thức xuất khẩu theo theo phương thức gia công quốc tế, trong hình thức xuất khẩu trực tiếp FOB( Free On Board), các doanh nhgiệp may Viêt Nam tự mua nguyên phụ liệu rồi bána nr phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, trong sản xuất lưu thông hàng dệt may đang tồn tại ba hình thức xuất khẩu FOB được gọi là FOB kiểu I, FOB kiểu II và FOB kiể III.
FOB kiểu I: khách hàng nước ngoài chỉ định nhà sản xuất vải, quy cách, màu vải, từ đó nhà may mua vải, sản xuất xà xuất khẩu hàng theo đơn đặt hang. Điểm khác biệt của doanh nghiệp may thực hiện xuất khẩu FOB kiểu I và doanh nghiệp may thực hiện xuất khẩu theo hình thức gia công uỷ thác là phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm trong việc thanh toán tiền mua vải. Khi tiến hành thanh toán tiền mua vải, các doanh nghiệp may Việt Nam có thể có thể thu được lợi nhuận lưu thông. Trên thực tế, chuyên lệch về lợi nhuận giữa hình thức này và hình thức gia công ủy thác CMT là không đáng kể.
FOB kiểu II: Trong hình thức này, khách hàng đưa ra mẫu hàng hóa cho doanh nghiệ may Việt Nam báo giá và nhận đơn đặt hàng. Ở đây, doanh nghiệp tự chuẩn bị vải bằng cách tìm mua trongnội bộ công ty hoặc treen thị trường. Do tự chuẩn bị vải nên các doanh nghiệp này có thể chủ động đưa phần lợi nhuận của khâu mua vải vào báo giá sản phẩm của công ty mình, do đó lợi nhận được tăng lên.
FOB kiểu III: Với hình thức này, doanh nghiệp may Việt Nam tự thiết kế mẫu mã hàng hóa, tìm mua nguyên vật liệu và xuất khẩu với nhãn hiệu riêng của mình. Doanh nghiệp may Việt Nam phải đảm trách toàn bộ quá trinh sản xuất từ khâu lập kế hoạch, thiết kế sản phẩm, tìm mua nguyên vật liệu, cắt may hoàn thiện sản phẩm và phân phối. Phạm vi hoạt động của họ lớn hơn nhiều, bao trùm toàn bộ quá trình như đã trình bày ở hình 4, mức độ rủi ro của thị trường mà doanh nghiệp may phải gánh chịu cũng lớn hơn và do đó lợi nhuận mà họ nhận được cũng cao hơn. Có thể nói rằng trong ba hình thức xuất khẩu trực tiếp thì FOB kiêu III là loại có nhiều rủi ro nhất nhưng cũng có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Việc phát triển công nghiệp may phải phát huy được những lợi thế cơ bản vốn có, nhưng cũng phải tính đến những khó khăn và yếu kém của ngành may như đã đè cập ở trên để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Trong quan hệ thượng mại quốc tếcủa các doanh nghiệp may, việc xuất khẩu trực tiếp dưới hình thức mua nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm(FOB), về lý thuyết, có lợi hơn là xuất khẩu dưới hình thức gia công (CMT) do bên Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhuận lưu thông liên quan đến khâu thiết kế, chuẩn bị nguyên phụ liệu, phân phối. Song vơi nhưng khó khăn và yếu thế hiện nay, các doanh nghiệp may Viêt Nam vẫn cần thiết duy trì một mức độ nhất định việc xuất khẩu bằng hình thức gia công.Về lâu dài, xuát khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản hẩm dệt may Việt Nam trên thị truêòng thế giói. Thông qua gia công, các doanh nghiệp may có thể học hỏi kinh nghiệm Marketting quốc tế, tổ chức quản lý sản xuất, tiếp thu công nghệ mới, từng bước đổi mới công nghệ, tích luỹ nguồn lực tài chính, chuẩn nị các điều kiên càn thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy, trong những năm tới, phương thức gia công vẫn phải được tiếp tục thực hiệnvới các doanh nghiệp may Việt Nam và thực hiện gia công xuất khẩu phải được xem như là một bước chuẩn bị cho việc chuyển sang hình thức xuất khẩu trược tiếp.
2.3. Tình hình thực hiện gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Thực trang gia công xuất khẩu hàng may mạc hiên nay ở Việt Nam hiện nay thể hiện trên hai mặt chủ yếu là quy mô sản xuất và quy mô xuất khẩu.
Về quy mô sản xuất:Theo thống kê của hiệp hội gia dày Việt Nam (VITAS), các cở sở man mặc là thành viên của VITAS với 392 cở sở thuộc các thành phần kinh tế ở 35/61 tỉnh thành, thành phố trong cả nước, trong đó chủ yếu là các cơ sở may gia công xuất khẩu. các cơ sở này đã thu hút gần một triệu lao động thường xuyên. Năng lực sản xuất của toàn ngành đã lên tới 400 triệu sản phẩm sơ mi quy chuẩn /năm và được tập trung chủ cyếu ở một số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, thành phố Hò Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ… Quy mô của các doanh nghiệp nói trên cũng khác nhau. Có các doanh nghiệp có năng lực sản suất lên đến 10 triệu sản phẩm/ năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất chỉ đạt 1 triệu sản phẩm/ năm. Nhìn chung, mỗi cơ sở chỉ tập trung một sản xuất một số sản phẩm nhất định. Điều này có lý dotử sự đầu tư chuyên môn hoá của các cơ sở gia công, nhưng cũng có lý do từ các cơ sở đặt gia công, vì hầu hết khách hàng nước ngoài cũng có thế mạnh ở một số mặt hàng nhất định. Do năng lực sản xuất hạn chếnên hầu hết các doanh nghiệp chị nhận được các đơn đặt hàng với số lượng nhỏ.
Về quy mô xuất khẩu:Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng mạnh trong các năm qua. Bình quân giai đoạn 1992-2001 tăng gần 29%/năm, riêng giai đoạn 1991-1999, tăng binh quân 35%/năm. Năm 2001, kim ngach xuất khẩu đạt 2.15 tỷ USD. Hàng dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu đi 174 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, và đã có mật ở hầu hết các thị trường lớn của thế giới, nhue thị trường Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, các nước SNG, Đong Âu, Trung Đông… Trong cơ caaus thị trường xuất khẩu. khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thu được tà các thị trường phi hạn ngạch. chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam bước đầu đã có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường thế giới.
2.4. Thực trạng chuyển đổi từ CMT sang FOB.
Phỏng vấn các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy khác nhiều doanh nghiệp đang đi theo con đườn hoạt động sản xuất lưu thông hàng may mặc dựa vào hình thức xuất khẩu FOB. Theo số liệu điều tra của tù 23 doanh nghiệp may. Có tới 20 doanh nghiệp được phỏng vấn đang thực hiện xuất khẩu hàng may theo hình thức FOB. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp đang thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB thì tỷ trọng của xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB trong hoạt đọng sản xuất hiện nay còn thấp. Theo điều tra này, hầu hết các doanh ngiệp may Việt Nam xuất khẩu hang hoá theo điều kiện FOB đều thực hiện dưới hình thức FOB kiẻu I, chiếm đên 93,6%, còn 6.4% còn lại là kiểu II và kiểu III thì không tồn tại.
Trong số các doanh nghiệp được điêu tra, chỉ có một số ít, doanh nghiệp cho biết họ đang tập trung vào việc tăng xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB. Các doanh nghiệp hiểu rằng việ đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB, đặc biệt là kiểu III là rất khó thực hiện. Thậm chí có một vài doanh nghiệp cho biết họ tập trung vào hình thức CMT hơn là xuất khẩu hàng hoán theo hình thức FOB vốn phải chịu nhiều rủi ro. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao ở Việt Nam việc chấp nhận rủi ro để “ hiện đại hoá” hình thức sản xuất lưu thông hàng may mặc bằng cách chuyển từ gia công uỷ thác theo hình thức xuất khẩu CMT sang xuất khẩu hàng hoá theo FOB kiểu II, III lại gặp nhiều khó khăn. Từ nhiều ý kiến của các doanh nghiệp may, có thể đưa ra 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
1.Thiếu thông tinvề thị trường vải và tình hình sản xuất vải.
2. Thiếu nền tảng giao dich ổn định với các doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu như các doanh nghiệp nhuộm…
3. Chưa hoàn thiện kênh lưu thông hàng may mặc
Ba nguên nhân trên liên quan chặt chẽ với nhau và thể hiện ngành dệt may Việt Nam chưa có cơ cấu phân tán và xử lý rủi ro trong snr xuất lưu thông. Ví dụ, khi phỏng vấn nhiều doanh nghiệp đua ra lý do mà họ khó chuyển đổi sang FOB kiểu II, III là do chi phí thu thập thông tin về vải rất cao. Trên thực tế, việc thu thập thông tin về vải mất rất nhiều thời gian nên nhiều khi các doanh nghiệp bỏ mất co hội kinh doanh.
Phải giải quyêt được ba nguyên nhân trên, các doanh nghiệp may Việt Nam mới có thể chuyển đổi sang hinh thức FOB kiểu II và loại III. Có như vậy mới thu được nhiều giá trị gia tăng nhờ xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh và khẳng đinh được tên tuổi của ngành may Việt Nam trên thị truờng quốc tế.
PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM
1. Về phía các doanh nghiệp.
Đặt trong những cơ hội và thách thức trên, có thể khẳng định rằng trong những năm trước mắt, các doanh nghiệp may Việt Nam chưa thể từ bỏ việc xuất k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0706.doc