LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN 4
I. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế Việt Nam 4
1. Đặc trưng kinh tế - kỹ thuật và tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam 4
1.1. Đặc trưng kinh tế- kỹ thuật của ngành thuỷ sản 4
1.2. Tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 6
2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế đất nước 10
2.1. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân 10
2.2 Vai trò của ngành thuỷ sản đối với giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân 12
2.3 Vai trò đối với môi trường sinh thái 13
2.4. Vai trò thủy sản đối với bảo vệ an ninh chủ quyền, lãnh thổ quốc gia 13
II. Các bộ phận cấu thành kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 14
1. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản 14
2. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản 15
2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản. 16
2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế ngành thủy sản 17
3. Kế hoạch phát triển xuất khẩu 17
4. Các kế hoạch nguồn lực cần thiết cho phát triển ngành thủy sản 18
4.1. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 18
4.2. Kế hoạch vốn đầu tư 18
III. Các yếu tố liên quan tới việc thực hiện Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 19
1. Nhóm nhân tố tự nhiên 19
2. Những nhân tố thị trường sản phẩm thủy sản 20
3. Các nhân tố về kinh tế - xã hội 21
4. Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ 21
5. Nhân tố về nguồn lực phát triển ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 22
6. Tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế bên ngoài 22
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN THỜI GIAN QUA 2001-2002 TRONG KHUÔN KHỔ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005 24
I. Những mục tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002 24
1. Phương hướng chung 24
2. Các chương trình kinh tế ngành thủy sản 24
2.1. Chương trình khai thác hải sản xa bờ 24
2.2. Chương trình nuôi trồng Thuỷ sản 25
2.3. Chương trình chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản 26
3. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoach phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2005 và 2 năm đầu thực hiện kế hoach 27
II. Phân tích tình hình thực hiện và kết quả đạt được của việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2002 28
1. Tình hình thực hiện kế hoach tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản 28
2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản 30
2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản 30
2.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành thủy sản 42
3. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu 46
3.1. Tình hình biến động của sản phẩm xuất khẩu 47
3.2. Tình hình biến động thị trường xuất khẩu thủy sản 49
4. Tình hình thực hiện các kế hoạch nguồn lực cần thiết cho phát triển ngành thủy sản 51
4.1. Kế hoạch nguồn nhân lực 51
4.2. Kế hoạch nguồn vốn đầu tư 53
III- Đánh giá, nhận xét chung 55
1. Kết quả đạt được 55
2. Những yếu kém và tồn tại 56
2.1. Sự tăng trưởng quá mức, tự phát và thiếu ổn định ở một số lĩnh vực. 56
2.2. Những yếu kém trong chỉ đạo phát triển các lĩnh vực ngành 58
2.3. Sự bất cập trong cơ chế đầu tư 60
2.4. Một số yếu kém khác 61
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 2003-2005 62
I. Những thuận lợi khó khăn đối với phát triển thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2003-2005 62
1. Những thuận lợi 62
2. Những khó khăn 63
II. Mục tiêu kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 2003-2005 63
1. Mục tiêu chung 63
2. Nhiệm vụ cụ thể 64
3. Các chỉ tiêu kế hoạch 3 năm cuối (2003-2005) kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 65
III. Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 2003-2005 67
1. Lựa chọn khâu đột phá cho kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005 67
2. Huy động các nguồn vốn cho phát triển thuỷ sản 70
3. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ xuất khẩu 71
4. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngành 73
5. Áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất và hoạt động khuyến ngư ngành thủy sản 74
6. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế 76
IV. Những kiến nghị đối với Nhà nước 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải sản trong những năm qua cũng có thể gọi là tương đối ổn định. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch, xu hướng này trong những năm tiếp theo có thể được duy trì.
2.1.1.3. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản
Hai năm qua, tổng sản lượng khai thác hải sản là 2.782,6 nghìn tấn tăng 7% so với kế hoạch, trong đó sản lượng khai thác hải sản xa bờ chiếm 30,86% tăng 10,1% so với kế hoạch, khai thác gần bờ chiếm 69.14% tăng 5,76 % so với kế hoạch. Nhìn chung diễn biến sản lượng khai thác hải sản của từng vùng trong giai đoạn 2000-2002 cao hơn năm trước. Năm 2002, sản lượng khai thác 1.434,8 nghìn tấn tăng hơn 192,84 nghìn tấn tức là tăng 15,53% so với năm 2000.
Một điều đặc biệt là trong thời gian này, các tỉnh không có biển cũng tham gia khai thác hải sản như : Cần Thơ, Long An, An Giang...Điều này là một sự đáng mừng cho ngành Thuỷ sản trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và kêu gọi mọi nguồn lực, mọi tiền năng cho phát triển thuỷ sản .
Cơ cấu sản lượng khai thác từng vùng lãnh thổ và khối quốc doanh của năm 2002 như sau :
- Sản lượng của các tỉnh ven biển Bắc Bộ : 4,3%
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ : 8,8%
- Nam Trung Bộ : 31,2%
- Nam Bộ : 54,4%
- Các tỉnh không có biển : 0,9%
- Các Quốc doanh Trung Ương : 0,4%
Như vậy, trong giai đoạn 2000-2002 cơ cấu tỷ lệ sản lượng khai thác của từng khu vực và vùng lãnh thổ cũng có thay đổi nhưng không biến động lớn. Khối địa phương bao gồm các tỉnh có biển và không có biển chiếm tỷ lệ ổn định 99,6% từ năm 1997 tới nay, khối các quốc doanh Trung Ương chiếm 0,4%. Trong khi đó sản lượng khai thác hải sản của các tỉnh từ Đèo hải Vân trở vào chiếm tới 85% sản lượng cả nước ( chỉ riêng các tỉnh Nam Bộ chiếm 50% ).
2.1.1.4. Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản
Sản lượng khai thác thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh đạt gần 60% tổng sản lượng thuỷ sản, chiếm phần lớn nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác các sản phẩm thủy sản hai năm qua như sau:
Bảng 2.7 : Kết quả thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng khai thác thuỷ sản Việt Nam 2001-2002
Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng khai thác
Kế hoạch
(A)
Thực hiện
(B)
So với KH (%)
Cơ cấu T.H
Kế hoạch (%)
+Sản lượng Cá
1980
2110
+6.56
75.83
+Sản lượng Mực
290
341.8
+17.86
12.28
+Sản lượng Tôm
175
173.8
-0.68
6.246
+Hải sản khác
155
157
+1.3
5.64
Tổng S.lượng
2600
2782.6
+7.02
100
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, chỉ có duy nhất sản lượng Tôm là thực hiện không đạt kế hoạch đề ra ( giảm 0.68%) còn các chỉ tiêu kế hoạch còn lại đều được thực hiện rất tốt. Sản lượng khai thác Mực đã vượt kế hoạch 17.86%, sản lượng khi thác cá tăng 6.56%... Tuy sản lượng tôm không thực hiện đạt kết quả kế hoạch, thế nhưng theo nhận xét của các nhà nghiên cứu kinh tế thủy sản thì lại là một điều đáng mừng. Kế hoạch sản lượng khai thác Tôm đề ra là tương đối cao có thể tác động xấu tới môi trường sinh thái sau này vì sản lượng tôm thời gian qua đã bị khai thác một cách triệt để. Theo đánh giá thì sản lượng Mực khai thác cũng đã tới ngưỡng bão hòa, hai năm qua khai thác Mực tăng rất cao, đây là điều đáng mừng cho tăng trưởng ngành nhưng đáng lo cho nguồn lợi thủy sản. Nói chung tăng trưởng cao như thế là một nỗ lực rất lớn của ngành nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu. Ngành thủy sản cần phải có sự quy hoạch hợp lý hơn những năm tiếp theo.
Xét về tỷ trọng sản lượng khai thác, sản lượng Cá chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi trồng chiếm 75.83% thấp hơn tỷ trọng năm 2000 (79.5%). Trong đó, Cá đáy chiếm 37%, Cá nổi chiếm 38.83%, gấp hơn 3 lần cơ cấu sản lượng các sản phẩm còn lại. Sản lượng cá tuy khai thác được nhiều nhưng vì giá trị của sản phẩm này không cao nên hiệu quả kinh tế chưa lớn và chưa phản ánh đúng thực chất những nỗ lực của ngành. Trong 24.17% các sản phẩm còn lại này Mực chiếm 12.28% ( Mực ống 7.32%, Mực nang 5.06% ). Tôm chiếm 6.126% ( trong đó Tôm hùm 0,08% ), còn lại là sản lượng các hải sản khác. Chỉ chiếm khiêm tốn trong tổng sản lượng nhưng Tôm và Mực cho hiệu quả kinh tế rất cao, đây là những sản phẩm chính trong xuất khẩu và chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Như vậy, cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản trong những năm 2001-2002 có một số biến động. Sản lượng cá giảm xuống trong khi các sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng ( như tôm, mực ). Chúng ta có thể thấy rõ điều đó hơn nữa qua các số liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8: Biến động sản lượng khai thác thuỷ sản của Việt Nam trong thời kỳ 2000-2002
Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn, Tốc độ tăng trưởng(TT): %
Sản lượng
2000
2001
2002
TB(%)
Cá
986.6
1010
1100
Mực
110
165
176.8
Tôm
80
88.8
85
Hải sản khác
65
84
73
Tổng
1241.6
1347.8
1434.8
TT Cá
2.37
8.91
5.64
TT Mực
50
7.0
28.5
TT Tôm
11
-4.28
3.36
TT H.sản khác
29.23
3.57
16.4
TT Tổng SL
8.55
6.45
7.5
Nguồn: Quy hoach tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 năm 2002 - Viện chiến lược thủy sản
Qua bảng ta thấy sản lượng khai thác các đối tượng thuỷ sản như Cá, Mực tăng lên qua các năm còn các sản phẩm khác hiện nay đã giảm hoặc chững lại. Nhìn chung, sản lượng Mực khai thác tăng nhanh hơn cả, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 28.5. Tuy nhiên trong năm 2002, tốc độ tăng sản lượng khai thác Mực đã giảm đáng kể so với năm 2001. Hiện nay sản lượng Tôm đạt tốc độ tăng trưởng âm Tôm có giá trị âm (-4.28%), lý do là các chính sách của ngành kiềm chế khai thác những sản phẩm này để đối phó với nguy cơ ngày càng suy kiệt tài nguyên này. Điều này cho thấy chiều hướng chững lại và có phần giảm dần của việc khai thác hải sản trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản đang trong tình trạng suy kiệt và sự mất cân đối của môi trường sinh thái. Đây là một chủ trương và ý thức đúng đắn của Đảng và nhân dân ta.
Qua những kết quả trên ta cũng có một nhận xét: hầu hết các chỉ tiêu thực hiện của năm 2002 hoặc là giảm hặc là tăng không đáng kể so với năm 2001. Điều này phải chăng ngành thuỷ sản đã đặt chỉ tiêu cho kế hoạch quá cao những năm đầu làm ảnh hưởng tới kết quả những năm tiếp theo. Vấn đề này những năm tiếp theo ngành cần quan tâm hơn nữa.
ị Như vậy, cơ cấu lĩnh vực khai thác hải sản thời gian qua có những bước tiến dài và đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nghề cá... Số lượng tàu thuyền nhất là tàu thuyền công suất lớn hiện đại với nguyện vọng vươn ra xa bờ tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng dần thay đổi theo hướng khai thác chọn lọc những đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, cá ngừ, thu...Những đối tượng có trữ lượng lớn nhưng giá trị kinh tế thấp bị loại dần khỏi đối tượng đánh bắt. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại mà chúng ta cần phải điều chỉnh để thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong thời kỳ tiếp theo. Những tồn tại và giải pháp thực hiện đó được đề cập ở phần sau.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nuôi trồng Thuỷ sản
2.1.2.1. Cơ cấu mặt nước được sử dụng
Có hai loại hình mặt nước được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản là: nuôi nước ngọt và nuôi nước lợ, mặn. Trong 2 năm thực hiện kế hoạch 2001-2002, diện tích nuôi trồng Thuỷ sản đã tăng lên rất nhiều đạt 108,38% kế hoạch đề ra. Trong đó, diện tích nước ngọt đạt 107,57% và diện tích nước mặn, lợ đạt 106,79% so với kế hoạch. Những năm qua, diện tích được sử dụng để nuôi trồng Thuỷ sản ở nước ta đã không ngừng được tăng lên. Đến năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 955 ha tăng 55,14% so với năm 2000, trong đó tốc độ tăng diện tích nuôi trồng nước ngọt tăng nhanh hơn. Có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 2.9 : Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam trong thời kỳ 2000-2002 (Đơn vị: Nghìn ha)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
T.Bình
S. nước ngọt
Ha
244.5
487.5
530
S. nước lợ, mặn, biển
Ha
370
408.7
425
Cả nước
Ha
614.5
887.5
955
TT. S.ngọt
%
99.38
8.72
54.05
TT. S.mặn,lợ,biển
%
10.46
4
7.22
TT. Cả nước
%
44.42
7.6
26.01
Nguồn: Tổng hợp báo cáo - Bộ thuỷ sản
Như vậy, trong 2 năm thực hiện kế hoạch, tốc độ tăng bình quân năm của cả nước là 26.01%, trong đó tốc độ tăng bình quân diện tích nước ngọt là 54.05%; của diện tích nước mặn, lợ là 7.22%. Năm 2002, diện tích nuôi trồng nước ngọt đạt 530 nghìn ha tăng 116.77%, diện tích nuôi trồng nước lợ, mặn, biển đạt 425 nghìn ha tăng 14.86% so với năm 2000. Ta thấy, diện tích nuôi trồng cả nước tăng nhanh là do: Trong những năm gần đây với chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, việc mở rộng đối tượng nuôi nhất là các loại có giá trị kinh tế cao như Tôm, Bào Ngư, cá Ba Sa, Ngọc Trai... đang diễn ra ồ ạt. Toàn ngành đã tận dụng triệt để hơn diện tích và tiềm năng mặt nước. Đây là một điều đáng mừng, tuy nhiên diện tích nuôi trồng nước ngọt tăng nhanh như vậy làm cho cơ cấu nuôi trồng không hợp lý vì ta biết rằng nếu quá lạm dụng tăng nhanh về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thì có khả năng người dân sẽ phá ruộng đào ao nuôi cá và các vùng đầm phá, rừng nguyên sinh để phát triển nghề cá. Trong khi tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản biển là rất lớn để ngành thuỷ sản khai thác và mở rộng.
Về cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản của từng vùng sinh thái cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng. Miền Nam đặc trưng là vùng đồng bằng với các hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long lại thuộc vùng cận xích đạo mưa nhiều vì thế diện tích nước tiềm năng và diện tích mặt nước nuôi trồng là lớn nhất. Miền Trung mặc dù trải dải nhưng do địa hình được kiến tạo bởi dãy núi Trường Sơn ăn sát tận biển, có vùng đồng bằng nhỏ hẹp vì thế diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất.
Như vậy, mặc dù cơ cấu mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua tăng nhanh nhưng nhìn chung cơ cấu nuôi trồng còn nhiều bất cập, chưa có quy hoạch thật cụ thể để tạo động lực tốt nhất cho phát triển bền vững.
2.1.2.2. Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh. Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước là 1855.1 nghìn tấn tăng 3.06% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 40% tổng sản lượng thuỷ sản, đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho chế biến và thị trường, trong đó tình hình thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng nuôi trồng như sau:
Bảng 2.10 : Kết quả thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam 2001-2002
Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng
Kế hoạch
(A)
Thực hiện
(B)
So với KH (%)
Cơ cấu T.H
Kế hoạch(%)
+Cá nước ngọt
980
1002.1
+2.26
54.02
+Tôm
410
435
+6.1
23.4
+ Cá biển
55
53
-3.64
2.85
+Nhuyển thể
255
265
+3.92
14.28
+Sản phẩm khác
100
100
0
5.4
Tổng S.lượng
1800
1855.1
3.06
100
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, thời gian qua hầu hết tất cả các chỉ tiêu sản lượng của các đối tượng nuôi trồng đã thực hiện tốt kế hoạch ngành. Sản lượng nuôi trồng tôm đã vượt kế hoạch 6,1%, cá nước ngọt tăng 3,92%...Hai năm qua, sản phẩm khác đạt 100% kế hoạch, chỉ duy nhất chỉ tiêu sản lượng cá biểm giảm so với kế hoạch, giảm 3,64%. Xét về tỷ trọng sản lượng các đối tượng nuôi trồng: Tỷ lệ Cá nước ngọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi trồng, chiếm 54,02%. Mặc dù tạo ra được sản lượng lớn cá nước ngọt nhưng chỉ mới tạo ra được những sản phẩm chủ yếu tại thị trường nội địa, nên hiệu quả kinh tế thấp, trong khi cá Biển chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 2,85% chỉ bằng bằng 1/20 lần sản lượng cá nước ngọt. Sản phẩm Tôm chiếm 23,4% và đây là đối tượng chính góp phần tạo nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhuyễn thể chiếm 14,28% tổng sản lượng. Thời gian qua khi các đối tượng chế biến được mở rộng đã làm phát triển các hoạt động nuôi nhuyễn thể sang rất nhiều đối tượng khác có khối lượng hàng hoá và giá trị thương phẩm lớn như sò huyết, nghêu ngao, vẹm xanh, điệp...đã làm tăng tỷ trọng của sản lượng nhuyển thể trong tổng sản lượng nuôi trồng.
Như vậy, thời gian qua với chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành đã có sự phát triển lớn mạnh, đối tượng nuôi trồng đã nhiều và đa dạng hơn, chất lượng cũng đã được cải thiện đáng kể. Đây là một nỗ lực rất lớn mà từ trước tới nay mới đạt được, nuôi trồng thủy sản đã cung cấp nguyên liêu đáp ứng tốt cho xuất khẩu và nhiều mục tiêu kinh tê - xã hội khác.
2.1.2.3. Chuyển đổi cơ cấu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản
Trong 2 năm qua, toàn ngành có 4.186 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, tăng 441 cơ sở so với năm 2000, trong đó có 3.186 cơ sở sản xuất Tôm giống và 310 cơ sở sản xuất Cá giống. Với sự chuyển biến mạnh mẽ đó trong công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, số lượng con giống sản xuất ra cũng tăng lên một cánh đáng kể. Sản xuất Tôm giống P15 trên 19 tỷ con; giống Cá Tra, Ba sa 80 triệu con; Tôm càng xanh giống 70 triệu con; Rô phi đơn tính trên 50 triệu con...
Nhiều loại hình nuôi mới được áp dụng có hiệu quả như: Nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh, nuôi lồng bè, nuôi ao hầm, nuôi luân canh và xen canh Tôm - Lúa, Tôm - vườn rừng, nuôi Tôm trên cát và thả tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Sản phẩm Tôm vẫn là sản phẩm chủ đạo trong thời kỳ này, chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu giống nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Các địa phương có sản lượng nuôi Tôm cao như: Cà Mau 70.000 tấn, Bạc Liêu 32.000 tấn, Sóc Trăng 18.000 tấn, Bến Tre 13.000 tấn...Nuôi thuỷ sản lồng bè phát triển mạnh, đến nay có 40.200 chiếc tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải phòng, Phú yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu...
Trong 2 năm qua có nhiều dự án nuôi Tôm công nghiệp và các đối tượng nuôi khác đã phát huy hiệu quả. Đối tượng nuôi được đa dạng hoá và tập trung phát triển các loài có giá trị xuất khẩu cao, có thị trường tiêu thụ lớn như Tôm Sú, Cá Ba Sa, Cá Tra, Tôm càng xanh, Cua, Cá Rô phi đơn...Đồng thời với việc áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng. Trong 2 năm qua, năng suất nuôi đã tăng trưởng rất lớn. Cụ thể là: năng suất nuôi Tôm luân canh Tôm- Lúa đạt 200-300 kg/ ha; nuôi tôm bán thâm canh đạt 1-1,5 tấn/ ha; nuôi thâm canh 2-4 tấn/ ha có nơi đạt 8-10 tấn/ ha ( Ninh Thuận, Khánh Hoà ); năng suất nuôi tôm trên cát đạt bình quân 4-5 tấn/ ha/ vụ, nuôi trong 3 vụ...
Như vậy, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thời gian qua đã gúp cho ngành thủy sản bước sang một diện mạo mới trong công tác tạo giống và nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
2.1.3. Chuyển đổi cơ cấu trong chế biến thuỷ sản
Hiện nay cả nước có 210 nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh ( không kể cả các xưởng và cơ sở sản xuất quy mô quá nhỏ ) với tổng công suất trên 1.500 tấn/ ngày. Tăng 10 nhà máy so với năm 2000, đạt 100% kế hoạch đưa ra. Ngoài ra trong 2 năm qua có 33 cơ sở được nâng cấp với công suất lớn hơn và trang thiết bị hiện đại hơn được đưa vào sản xuất. Các nhà máy chế biến được phân bổ trên khắp các vùng lãnh thổ đất nước. Khu vực từ Quảng Ninh tới Quảng Trị có 29 nhà máy chiếm 13,6%; Khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận 55 nà máy chiếm 26,3%; Khu vực Bà Rịa Vũng Tàu đến Kiên Giang 126 nhà máy chiếm 60,2%, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 46 nhà máy.
Trong cơ cấu sản phẩm chế biến cũng không ngừng được tăng lên, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chất lượng của các sản phẩm được cải thiện đáng kể, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đã cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thế giới. Hai năm qua, sản lượng chế biến đạt 930 nghìn tấn tăng 3,3% so với kế hoạch, riêng năm 2002 sản lượng chế biến đạt 480 nghìn tấn tăng 97 nghìn tấn so với năm 2000 ( tăng 25%). Biến động cơ cấu sản phẩm chế biến 2 năm qua như sau:
Bảng 2.11 : Biến động cơ cấu sản lượng chế biến Thuỷ sản Việt Nam 2001-2002
(Tăng trưởng: (TT))
Sản phẩm chế biến
Đơn vị
2000
2001
2002
TB
Tôm đông
Ngh.tấn
96
115
193
Mực đông+sp đông khác
Ngh.tấn
120
127
130
Hải sản khô
Ngh.tấn
37
40
46
Nước mắm
Tr.lít
170
195
210
Bột cá chăn nuôi
Ngh.tấn
30
35
37
Tổng sản phẩm chế biến
Ngh.tấn
383
450
480
TT. Tôm đông
%
19.8
67.8
43.8
TT. Mực đông+sp đông khác
%
5.13
2.36
4.1
TT. Hải sản khô
%
8.1
15.0
11.53
TT. Nước mắm
%
14.7
7.7
11.2
TT. Bột cá chăn nuôi
%
16.7
5.7
11.2
TT. Tổng sản phẩm chế biến
%
17.5
6.67
12.08
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm - Bộ thủy sản
Trong những năm qua, sản lượng các sản phẩm chế biến đề tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm chế biến là 12,08%/ năm, trong đó đáng kể nhất là tốc độ tăng trưởng của sản phẩm Tôm đông đạt 43,8%/ năm. Các sản phẩm: Mực đông, hải sản khô, nước mắm, bột cá chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau. Như vậy, với việc thực hiện bước đầu của chương trình phát triển sản phẩm chế biến và sản phẩm xuất khẩu đã đạt kết quả cao. Những năm tiếp theo ngành phải cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng này.
ị Như vậy, nuôi trồng thủy sản thời gian qua phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
Chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp ngành chế biến phát triển, nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu
Nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế đất nước.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành thủy sản
2.2.1. Kinh tế Nhà nước
Thành phần kinh tế Nhà nước thời gian qua đã có những thay đổi chiến lược, ngay càng chứng tỏ là thành phần kinh tế chủ đạo, định hướng trong các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành thủy sản. Số lượng doang nghiệp và cơ cấu tỷ trọng các doanh nghiệp phân bổ trên các vùng kinh tế chưa được thống kê một cách đầy đủ. Tuy nhiên ta cũng có những nhận xét chung như sau:
Nhìn chung các quốc doanh trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản trong thời gian qua đã đi vào hoạt động quy củ và có hiệu quả. Kinh tế Nhà nước đã đi đầu trong việc đóng những tàu thuyền công suất lớn cho khai thác các đối tượng hải sản xa bờ, tiên phong trong công tác quy hoạch và mở rộng diện tích nuôi trồng các vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng cần nhiều vốn và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các doang nghiệp này hoạt động chưa được đồng đều, chưa chứng tỏ là thành phần kinh tế chủ đạo định hướng các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, phải giải thể hoặc phải chuyển hướng sang khai thác kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Các quốc doanh nuôi trồng thủy sản cũng gặp những khó khăn, nhiều đơn vị nợ đọng kéo dài đang đứng trước nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp cơ khí thủy sản hoạt động mờ nhạt, trừ một vài đơn vị chuyển sang kinh doanh cơ điện lạnh...
Trong hai năm qua các quốc doanh chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động tương đối tốt. Được sự khuyến khích và tự đổi mới trong thời gian gần đây, các quốc doanh này hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao chiếm trên 90% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này đã có những đột phá trong áp dựng các công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm...Thế nhưng, số xí nghiệp thực sự có lãi chỉ chiếm khoảng 50% còn lại 30% xí nghiệp hòa vốn và 20% xí nghiệp thua lỗ. Trong chế biến thủy sản nội địa các đơn vị quốc doanh cũng thu hẹp dần, chỉ còn một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm hoạt động có hiệu quả. Điều này đặt ra những thách thức của ngành thời kỳ tiếp theo. Phải có sự cải tổ và đổi mới các doang nghiệp làm ăn không hiệu quả, mạnh dạn đầu tư cũng như kiên quyết giải thể, phá sản các doang nghiệp thua lỗ liên miên.
2.2.2. Kinh tế tập thể
Sở hữu kinh tế tập thể trong ngành thủy sản gồm hợp tác xã (HTX) và các tập đoàn (TĐ). Về cơ bản trong thời gian này các HTX và TĐ đã chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất. Đến năm 2002, trong 29 tỉnh, thành phố có biển, số lượng hợp tác xã và tập đoàn hiện có rất ít và xu hướng giảm.
Bảng 2.12 : Sự biến động số lượng các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất qua các năm
Lĩnh vực
2000
2001
2002
HTX
TĐ
HTX
TĐ
HTX
TĐ
1. K.thác
2.N.trồng
3.DV+HC
4.T.Mại
Tổng
399
41
23
3
466
5542
472
87
10
6111
450
34
25
2
511
5547
436
85
10
6078
432
37
31
0
500
5553
435
85
10
6083
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ 28 tỉnh ven biển
Thời gian qua, số lượng HTX đang có xu hướng giảm dần. Năm 2002 cả nước có 500 HTX giảm 11 HTX so với năm 2001. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực khai thác giảm một cách đáng kể, trong lĩnh vực thương mại không còn HTX nào hoạt động nữa do bị thua lỗ. Các TĐ đang có xu hướng giảm qua các năm gần đây và hiện nay đã bắt đầu chững lại... Tập đoàn khai thác có tăng chút ít trong năm qua trong khi lĩnh vực dịch vụ hậu cần và thương mại đã ổn định giữ ở mức 85 và 10 tập đoàn. Dự báo thời gian tới loại hình kinh tế này ổn định ở con số 500 HTX và 6.100 TĐ.
Trong thành phần kinh tế tập thể, HTX chiếm chủ yếu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Các HTX này được phân bổ phần lớn ở Bắc Trung Bộ chiếm 40%, Bắc Bộ chiếm 25%, Nam Trung Bộ chiếm 27,4%, Miền Nam chiếm 8,8%. Các Tập Đoàn cũng được phát triển mạnh trong hai lĩnh vực này. Trong đó, Bắc Trung Bộ chiếm số lượng rất cao 64,65%, Nam Trung Bộ chiếm 34,54%, những khu vực còn lại chiếm tỷ lệ rất ít hầu như không đáng kể.
2.2.3. Kinh tế tư bản tư nhân
Thời gian qua thành phần kinh tế này biến động mạnh. Cụ thể :
Bảng 2.13 : Biến động thành phần kinh tế tư bản tư nhân những năm qua
Khu vực
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. K.thác
2. N.trồng
3. DV+HC
4. T.Mại
5. Tổng
282
33
25
313
653
285
35
27
324
671
275
40
27
345
687
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ 28 tỉnh ven biển
(Số liệu trên được thống kê đối với những tư bản tư nhân có 2 tàu > 250CV)
Nhìn chung, thành phần kinh tế này liên tục tăng qua các năm. Năm 2002 toàn ngành có 687đơn vị tăng 5,2% so với năm 2000, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác và thương mại, chiếm 90,25%. Qua bảng, hàu hết các lĩnh vực hoạt động của ngành đều tăngchỉ có khai thác là bắt đầu giảm xuống, dịch vụ hậu cần đang ổn định. Trong đó : lĩnh vực khai thác hải sản với nhiều hình thức chủ thuyền, tư nhân bỏ vốn sắm thuyền, thuê bạn nghề đi khai thác và ăn chia theo lợi nhuận. Số chủ thuyền có vốn lớn, tổ chức đội tàu khai thác ở vùng biển xa bờ ngày càng tăng tuy nhiên đến nay xu thế đã giảm. Số lượng các thành phần kinh tế này năm 2002 giảm 2,5% so với năm 2000; Trong nuôi trồng thủy sản, nhiều tư nhân bỏ vốn thuê đất và mặt nước xây dựng những cánh đồng nuôi thủy sản quy mô lớn, từ 20 ha đến hàng trăm ha, dưới dạng trang trại hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thuê lao động tiến hành sản xuất kinh doanh. Số lượng thành phần kinh tế tư bản tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng đang tăng dần. Năm 2002 thành phần kinh tế này trong nuôi trồng tăng 8% so với năm 2000; Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần đã chững lại ở con số 27 đơn vị. Đặc biệt năm qua thành phần tư bản tư nhân trong thương mại tăng một cách đáng kể, năm 2000 tăng trên 10% so với năm 2000.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân này được phân bổ tại các vùng khác nhau trên đất nước: Miền Nam chiếm phần lớn 92,5%; Miền Bắc chiếm 6,4% còn lại là vùng Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ thành phần kinh tế này không phát triển ở đây.
2.2.4. Kinh tế cá thể
Đây là thành phần kinh tế phát triển rất mạnh trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (gồm hộ gia đình (HGĐ) và Tiểu chủ (TC)). Thành phần này nắm giữ đa số tàu thuyền, có số lao động đông, chiếm sản lượng lớn trong nghề cá hiện nay.
Bảng 2.14: Biến động thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ những năm qua
Lĩnh vực
2000
2001
2002
HGĐ
TC
HGĐ
TC
HGĐ
TC
1. K.thác
2. N.trồng
3. DV+HC
4. T.Mại
Tổng
27426
200928
489
1809
230652
4105
9701
11
97
13914
26846
201000
425
1850
230121
4237
10214
11
110
14572
26935
201000
400
1888
230223
4238
10386
11
110
14745
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ 28 tỉnh ven biển
(Số liệu thống kê các tiểu chủ : Có 2 tàu nhỏ và thuê > 5 thợ; có 2 tàu > 90CV; có 1 tàu > 250CV)
Qua bảng trên ta thấy, thành phần kinh tế cá thể có nhiều thay đổi. Thành phần Hộ gia đình thời gian qua đã có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên tương đối ổn định. Thời gian qua xét tổng thể thì số lượng Hộ gia đình hoạt động trong ngành thủy sản không thay đổi nhiều nhưng cơ cấu đã có sự thay đổi đáng kể. Hộ gia đình đang có xu hướng giảm trong khai thác và dịch vụ hậu cần, số lượng này chuyển dần sang hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và thương mại thủy sản. Đây là một xu hướng phù hợp vì sản lượng khai thác đã tới ngưỡng bảo hòa, dịch vụ hậu cần cần nhiều vốn và lao động kỹ thuật, hiểu biết rộng...đặc biệt là nó hoạt động không hiệu quả trong thời gian qua. Thành phần Tiểu chủ thời gian này hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2002 thành phần tiểu chủ tăng gần 6% so với năm 2000, trong đó tất cả các lĩnh vực hoạt động đều không ngừng tăng lên. Chỉ có lĩnh vực Thương mại là tăng rất nhanh những năm qua đến nay đã giữ ổn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0021.doc