Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử

Trang bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH

PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH

NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Nhận thức chung về người chưa thành niên

Những yếu tố tâm lý, xã hội và độ tuổi ảnh hưởng đến trách

nhiệm hình sự của người chưa thành niên

Những căn cứ xác định người chưa thành niên phạm tội phải

chịu trách nhiệm hình sự

Quy định của luật hình sự về hình phạt được áp dụng đối

với người chưa thành niên phạm tội

Những hình phạt không áp dụng đối với người chưa thành

niên phạm tội.

Những hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên

phạm tội

Mục đích áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên

phạm tội

Chương II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT

ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Vài nét về tình hình người chưa thành niên phạm tội bị

truy tố, xét xử và áp dụng các loại hình phạt từ năm 2003

đến năm 2008

Tình hình người chưa thành niên phạm tội bị truy tố, xét xử

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm

tội

Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành

niên phạm tội từ năm 2004 đến 2008

Các hình phạt được Toà án áp dụng khi xét xử vụ án hình sự

do người chưa thành niên thực hiện

 

 

pdf11 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử Nguyễn Thị Kiểm Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Hệ hống hóa những vấn đề chung về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: đưa ra khái niệm người chưa thành niên phạm tội; những căn cứ xác định người chưa thành niên phạm tội; những hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; những căn cứ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niênPhân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với từng loại hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên trong công tác xét xử. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn xét xử. Keywords. Pháp luật; Việt Nam; Luật hình sự; Người chưa thành niên; Tội phạm Content. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Nhận thức chung về người chưa thành niên Trang 1 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 Những yếu tố tâm lý, xã hội và độ tuổi ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên Những căn cứ xác định người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự Quy định của luật hình sự về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Những hình phạt không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Những hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Mục đích áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Chương II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Vài nét về tình hình người chưa thành niên phạm tội bị truy tố, xét xử và áp dụng các loại hình phạt từ năm 2003 đến năm 2008 Tình hình người chưa thành niên phạm tội bị truy tố, xét xử Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội từ năm 2004 đến 2008 Các hình phạt được Toà án áp dụng khi xét xử vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện Những tồn tại trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Những kiến nghị về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 6 6 14 24 27 35 36 36 45 48 48 55 2. 3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Đối với các cơ quan Toà án Đối với các cơ quan thi hành án Những đề xuất, kiến nghị khác KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 80 83 86 89 91 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ” Lời dậy của Bác Hồ về giáo dục thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước đến nay vẫn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Nhận thức nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục thanh thiếu niên nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục thanh thiếu niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình thanh thiếu niên phạm tội ngày một gia tăng.Theo số liệu thống kê của ngành Toà án cho thấy những vụ án do người chưa thành niên phạm tội thực hiện đã và đang chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các vụ án hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, nhà nước đã sử dụng Luật hình sự như một công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội. Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội tại Chương X: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội với phương châm giúp các em nhận thức, sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Căn cứ vào đặc điểm của người chưa thành niên, yêu cầu của việc phòng, chống tội phạm và xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, luật hình sự quy định các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tại Điều 71 Bộ luật hình sự bao gồm các hình phạt như: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ và Tù có thời hạn. Tuy nhiên các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm người chưa thành niên, cần phải được sửa đổi, bổ sung. Nghiên cứu một cách có hệ thống các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam không chỉ là vấn đề có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm từng bước hoàn thiện các quy định về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên trong việc giải quyết, xử lý người chưa thành niên phạm tội, góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt, giáo dục người chưa thành niên. Với nhận thức trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hình phạt như: Luận án tiến sĩ luật học của Tiến sĩ Nguyễn Sơn về “ Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam” ; luận án thạc sĩ của Thạc sĩ Phan Thị Liên Châu về “ Hình phạt và hệ thống hình phạt, so sánh giữa luật hình sự của cộng hoà pháp với luật hình sự của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ; luận án thạc sĩ của thạc sĩ Nguyễn Xuân Tỉnh về “ Hình phạt tù có thời hạn” ; Luận án thạc sĩ của thạc sĩ Nguyễn Minh Khuê về “ Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”; luận án thạc sĩ của thạc sĩ Đỗ Thị Phượng “Thủ tục về vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”.Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Một số ý kiến về áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội, Trịnh Đình Thể, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/1997; Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội, Đinh Văn Quế, Tạp chí luật học, Toà án nhân dân tối cao số 5/2003, v.v Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích sâu về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Do vậy để tiếp tục hoàn thiện và phục vụ cho công tác áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên đạt hiệu quả cao hơn nữa thì việc nghiên cứu các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên tại Việt Nam hiện nay đã đang có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm được thực hiện bởi người chưa thành niên nói riêng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu về các loại hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; căn cứ áp dụng từng loại hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả trong xử lý người chưa thành niên phạm tội góp phần cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có nhận thức đúng đắn, hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội đang ngày một gia tăng ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội của luật hình sự năm 1999 trong mối liên hệ với tình hình phạm tội thực tế hiện nay, làm rõ những vấn đề tồn tại trong lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết, xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; từng bước hoàn thiện các quy định về hình phạt áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: Nhận thức chung về người chưa thành niên phạm tội; Những căn cứ xác định người chưa thành niên phạm tội; những hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; những căn cứ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.. - Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với từng loại hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên trong công tác xét xử. - Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn xét xử. Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung vào những vấn đề lý luận về các loại hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên theo quy định của luật hình sự hiện hành và thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội thông qua việc nghiên cứu, đánh giá thực tế nội dung các bản án của Toà án nhân dân các cấp trong quá trình giải quyết, xử lý các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội từ năm 2004 đến năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa liên quan đến người chưa thành niên; trách nhiệm hình sự , hình phạt đối với người chưa thành niên; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước về chính sách hình sự, quan điểm về hình phạt, áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. . Là người công tác trong cơ quan tư pháp, tác giả mong muốn từ thực tiễn xét xử các vụ án đối với người chưa thành niên và số liệu thống kê tình hình phạm tội của người chưa thành niên hiện nay đưa ra các kiến nghị khoa học nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh, xử lý người chưa thành niên phạm tội và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. 6. Những điểm mới của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan đến hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, luận văn có một số điểm mới sau: - Đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; nêu ra các mâu thuẫn, bất cập trong các quy định hiện hành về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên; chỉ ra những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định của luật hình sự, tìm nguyên nhân khắc phục. - Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả như: nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xét xử, kiến nghị hoàn thiện các quy định của luật hình sự về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, có tính hệ thống và tương đối toàn diện về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và nêu ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay. Ngoài ra luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu môn luật hình sự. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng trong công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn dự kiến được đề cập trong hai chương: Chương 1. Những vấn đề chung về hình phạt áp dụng đói với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và một số kiến nghị, đề xuất. References. Tiếng Việt 1. A.I. Đôngôva (1987), Những khía cạnh tâm lý xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, NXB Pháp lý, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08/NQ- TƯ ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội. 3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ- TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (1998), Chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 5. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 (2004), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý, UNICEP (2004), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp, Viện thông tin khoa học pháp lý, Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (2000), Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam, số 1 chuyên đề, Hà Nội. 11. Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội. 12. Chính phủ (2000), Nghị định số số 62/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội. 13. Đặng Thị Thanh (2000), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội và nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Toà án nhân dân số 6, Hà Nội. 14. Đinh Văn Quế (2003), Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học, Toà án nhân dân tối cao số 5, Hà Nội. 15. Đỗ Văn Thọ (1998), “ Giáo dục phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội ”, Tạp chí Kiểm sát, Hà Nội. 16. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo về những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Khoa luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 17. Lê Cương (Chủ biên) (1999), Tâm lý phạm tội và vấn đề chống tội phạm lứa tuổi vị thành niên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả ( 1994), Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, NXB Công an nhân dân, Đề tài KX. 04.14, Bộ Nội vụ, Tổng cục cảnh sát nhân dân. 19. Nguyễn Đình Gấm (2002), “ Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị thành niên ”, Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội. 20. Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học pháp lý, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Hoà (1999), Mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học số 1, Hà Nội. 22. Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 23. Nguyễn Thị Hoa (2004), Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Hồng Nga (2002), “ Những nguyên nhân dẫn trẻ em hư hỏng và phạm pháp ”, Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Phúc (2000), Bàn về áp dụng nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, tạp chí kiểm sát số 9, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Tuấn (1996), Hoàn thiện quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, đấu tranh với hành vi tội phạm của người chưa thành niên, Luận án thạc sĩ luật học, Hà Nội. 27. Phan Thị Hiền Anh (2003), “ Vị thành niên: Các đặc điểm tâm- sinh lý và tâm lý- xã hội”, Tạp chí Tâm lý học,7,tr.42-47. 28. Phạm Mạnh Hùng (2007), Bàn về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí viện kiểm sá số 6, Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc (1981), “ Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em phạm pháp và việc nghiên cứu nhân cách ”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Hà Nội 30. Phạm Xuân Chiến (1984), “Ảnh hưởng xấu của gia đình tới các thanh thiếu niên phạm tội ”, Tạp chí Kiểm sát, Hà Nội. 31. Toà án nhân dân tối cao (2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Báo cáo tổng kết công tác năm, Hà Nội. 32. Toà án nhân dân tối cao (2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Thống kê tình hình xét xử của ngành Toà án, Hà Nội. 33. Toà hình sự - Toà án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo một số nội dung rút kinh nghiệm về xét xử các vụ án hình sự năm 2006, Hà Nội. 34. Trần Văn Dũng (2005), Những đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Tạp chí Toà án số 22, Hà Nội. 35. Trần Văn Luyện (2000), Những điểm mới về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí toà án nhân dân số 12, Hà Nội. 36. Trịnh Đình Thể (1997), Một số ý kiến về áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 10, Hà Nội. 37. Trương Khánh Hà (2002), “ Tuổi vị thành niên ”, Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội. 38. Từ Văn Nhũ (2001), Thực tiễn xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, Tài liệu tập huấn quyền trẻ em trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và hành chính, thành phố Hồ Chí Minh. 39. Văn Thị Kim Cúc (2001), “ Tổn thương tâm lý của trẻ con trong các gia đình bố mẹ ly hôn”, Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội. 40. Vũ Dũng (1998), “ Tâm lý tuổi vị thành niên ”, Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội. 41. Vũ Ngọc Bình (1996), Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tiếng Anh 42. David P. Farrington (1996), Unđerstanding anh preventing youth crime, Joseph Bowntree Foundation. 43. Magnuson D (1990), Personality development from an interactional perspective. In Pervin L. Ed, Handbook of personality: Theory and research, The Guilford press. 44. Mischel W (1968), Personality assessment, New York, Wi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000136_8805_2009988.pdf
Tài liệu liên quan