Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển
(R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng
là cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các
chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của
công ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa
với việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các màn "phù phép" trong báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các màn "phù phép" trong
Báo cáo tài chính
Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính
không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị
đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao
đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi
của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo
ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng
tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ
một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ
phiếu bị sụt giảm.
Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác
hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy
nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra
ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu
tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông
tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng
quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi
gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh
chóng bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá trị thực khoản
30 tỷ và kết cục sau cùng là phá sản.
Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những thủ thuật hợp
pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp Mỹ
thường sủ dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp
Việt Nam.
Phù phép thông qua các ước tính kế toán
Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử
dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings
management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của
công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước
tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép
lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp
như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn
kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài
sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi
phí không đủ điều kiện...
Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực
chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi
nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận
các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng
cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải
được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù
phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở
lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, khủng hoảng
là điều khó tránh khỏi.
Phù phép thông qua các giao dịch thực
Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán, doanh nghiệp
còn có thể phù phép lợi nhuận thông qua việc giàn xếp một số
giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng lợi nhuận
trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi
cho công ty về lâu dài.
Ø Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng
Một biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng lợi
nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá
bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng
bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là
công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng lợi
nhuận Quí IV/2007, một công ty sản xuất ôtô có thể công bố kế
hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức doanh thu Quí IV/2007
sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho phép công ty tăng lợi nhuận
trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực
chất công ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại.
Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh
tranh của công ty trên thị trường.
Ø Cắt giảm chi phí hữu ích
Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển
(R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng
là cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các
chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của
công ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa
với việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.
Ø Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các
khoản đầu tư không hiệu quả
Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc
các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là
thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường
đem lại một khoản lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu
lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ
vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh
lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như làm
phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các
tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu,
doanh nghiệp càng lỗ
Ø Bán các khoản đầu tư hiệu quả
Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, công ty
có thể bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận
cho năm hiện tại. Động thái này được ví như “gặt lúa non”. Vì thế,
áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự nguyện bỏ qua tiềm
năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp
theo.
Ø Sản xuất vượt mức công suất tối ưu
Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác
định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại
cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường hợp cần
tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công
suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản
phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là
máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới
năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu
không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho
lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.
Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước
tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển
lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt là
ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi
khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng
các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn.
Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế
toán được ưa chuộng hơn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán
không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kỳ
vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó,
doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi
nhuận. Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó
tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu
doanh nghiệp điều chỉnh lại.
Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi
cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi
toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một
công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó, mà còn làm
xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để ngăn chặc
những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp
cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà
đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không
đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi
lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các
doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của
Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc công ty Tư vấn Quản trị doanh
nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại
heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng
không lâu sau đó sẽ là những nối đau không cùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_man_phu phep trong bao cao tai chinh.pdf