Các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư

Trong thực tế có rất nhiều loại lợi ích như Kinh tế xã hội, lợi ích Nhà nước, tập thể, lợi ích trước mặt và lợi ích lâu dài.Hoạt động đầu tư chỉ diễn ra khi có sự kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tượng vì khi đó mới tạo được động lực cùng chiều mọi người dân trong xã hội. Do dó làm nền kinh tế mới phát triển vững chắc và ổn định.

 Đầu tư tạo ra lợi ích.Thực tiễn cho thấy lợ ích kinh tế là động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau, vừa có tính thống nhất và mâu thuẫn. Trên giác độ nền kinh tế, sự kết hợp này được thực hiện thông qua các chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội, chính sách đòn bẩy kinh tế, các chính sách đối với người lao động

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư theo ngành kinh tế được thể hiện ở bảng sau: Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Nông lâm ngư nghiệp 9.46 8.78 8.45 7.89 7.50 7.48 Công nghiệp xây dựng 42.38 42.34 41.29 42.75 42.58 41.07 Dịch vụ 48.16 48.88 50.26 49.36 49.92 51.45 (Nguồn: Niên giám thống kê 2006) *Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ. Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư phát triển theo địa phương và vùng lãnh thổ thời gian qua như sau: (đơn vị: %) Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004 Trung du và vùng núi phía Bắc 7.00 7.10 7.05 Đồng Bằng Bắc Bộ 28.30 27.70 28.00 Bắc Trung Bộ và duyên hải mi ền Trung 16.40 17.40 16.90 Tây Nguyên 4.10 4.00 4.05 Đông Nam Bộ 31.30 30.60 30.95 Đồng Bằng sông Cửu Long 12.90 13.20 13.05 Nguồn: Ngô Doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị quốc gia,2006. - Đảm bảo an ninh quốc phòng: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược, không thể coi nhẹ nhiệm vụ nào. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng; Nhà nước; nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc. Khái niệm bảo vệ Tổ quốc nêu trên được Đảng ta khẳng định là sự tổng kết mới rất sâu sắc, nội dung của khái niệm giúp chúng ta làm cơ sở cho việc xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức lực lượng và những giải pháp tăng cường tiềm lực và sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh; phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại. Tăng cường quốc phòng; giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24/4/1999 nhằm nâng cao trách nhiệm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ngày 24/4/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định gồm 6 chương, 36 điều. Đối tượng áp dụng của Nghị định: Người tiêu dùng; Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ là yêu cầu khách quan của nguyên tắc này. Nguyên tắc này là sự kết hợp từ xu hướng phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ. Đầu tư của một cơ sở nào cũng chịu sự quản lý kinh tế- kỹ thuật của cả cơ quan chủ quản và của cả địa phương. Các cơ quan Bộ và ngành hay Tổng cục của Trung ương chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về mặt kinh tế đối với hoạt động đầu tư thuộc ngành theo sự phân công và phân cấp của Nhà nước. Mặt khác, các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã hội cũng như thực hiện chức năng quản lý Nhà nước quản lý về kinh tế đối với tất cả các hoạt động đầu tư diễn ra ở địa phương theo mức độ được Nhà nước cấp phép. Trong hoạt động đầu tư, để thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ phải giải quyết hàng loạt vấn đề như xây dựng các kế hoạch quy hoạch định hướng, xác định cơ cấu đầu tư hợp lí theo ngành và vùng lãnh thổ , giữa các hoạt động đầu tư của Bộ, ngành địa phương. Sự phối hợp giữa địa phương và ngành thể hiện giữa 3 hình thức: Tham quản: một vấn đề nào đó do chủ thể ngành hay lãnh thổ có thẩm quyền quyết nhưng tham khảo của bên kia để quyết định của bên mình thêm sáng suốt. Hiệp quản: giống như tham quản nhưng ý kiến của bên kia là điều kiện cần phải có để tạo nên tính hợp pháp cho một quyết định quản lý nào đó. Đồng quản: là khi hai cơ quan theo ngành và theo lãnh thổ liên tịch ra quyết định, ra văn bản quản lý. Thực trạng :Trong hoạt động đầu tư, để thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ phải giải quyết hàng loạt vấn đề như xây dựng các kế hoạch quy hoạch định hướng, xác định cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành và vùng lãnh thổ, giữa các hoạt động đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương... Việc kết hợp quản lý đầu tư theo địa phương và ngành cho phép tiết kiệm hợp lý chi phí vận chuyển, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa ngành, địa phương chủ yếu dưới hình thức hiệu quả.Quy định rõ trách nhiệm cũng như quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư Nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý hoạt động đầu tư phải vừa đảm bảo nguyên tắc tập trung lại vừa đảm bảo yêu cầu dân chủ. Nguyên tắc tập trung đòi hỏi công tác quản lý đầu tư cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm, đồng thời cũng phải phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, các ngành và của cơ sở. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi khi giải quyết bất kì một vấn đề phất sinh trong quản lý đầu tư, một mặt phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, lực lượng và tinh thần chủ động sáng tạo của các đối tượng quản lý, mặt khác đòi hỏi phải có một trung tâm quản lý tập trung thống nhất với mức độ phù hợp để không xảy ra tình trạng tự do vô chính phủ và tình trạng vô chủ trong quản lý nhưng cũng đảm bảo không ôm đồm, quan liêu, cửa quyền. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ nội dung, mức độ và hình thức của tâp trung và phân cấp quản lý. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự can thiệp của nhà nước nhằm đều chỉnh tính tự phát của thị trường, đảm bảo tính định hướng XHCN. Nhà nước tập trung thống nhất quản lý một lĩnh vực then chốt nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng X đề ra. mặt khác quan tâm đến lợi ích của người lao động là những động lực quan trọng đảm bảo cho thành công của các hoạt động kinh tế xã hội Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng hầu hết các khâu công việc, từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ chức với chế độ một thủ trưởng chị trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyết định đầu tư… Thực trạng - Biểu hiện của tập trung trong quản lý đầu tư: Tất cả các hoạt động đầu tư không phải diễn ra một cách tùy tiện mà phải tuân thủ hệ thống pháp luật, quy hoạch và được triển khai từ kế hoạch đầu tư của cả nước. - Biểu hiện của dân chủ: + Phân cấp trong thực hiện đầu tư, có xác định rõ vị trí trách nhiệm và quyền hạn của các cấp và các chủ thể tham gia đầu tư. + Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư. Hình thành về cơ bản hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta và với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tác dụng tích cực và khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường. Trọng tâm hướng vào hoàn thiện khung pháp lý cho sự thiết lập đồng bộ các yếu tố thị trường và môi trường kinh doanh lành mạnh, có trật tự, bảo đảm cho các thành phần kinh tế không bị phân biệt đối xử trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn, đất, công nghệ, thông tin... Nhà nước khuyến khích cạnh tranh theo pháp luật, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, xóa bao cấp, giảm dần hàng rào bảo hộ, buộc các doanh nghiệp từ bỏ thói quen ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chủ động đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Đồng thời, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soát giá độc quyền và giảm chi phí giao dịch... + Chấp nhận cho mở cửa trong đầu tư. Hiện nay nhiều lĩnh vực đã cho tư nhân tham gia. 4.Nguyên tắc gắn với phát triển kinh tế xã hội Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo. Đầu tư phát triển kinh tế nhưng không được để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống, tình trạng phát triển giữa các vùng tầng lớp dân cư. Nhà nước thừa nhận hình thức thuê mướn lao động trong đầu tư nhưng cố gắng không để biến thành quan hệ quản trị dẫn tới sự phân hóa xã hội 2 cực đối lập Thực trạng :Công bằng xã hội là mục tiêu phấn đấu của chế độ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nó là tiêu chí và cũng là một động lực của phát triển. Còn là một nhân tố của ổn định xã hội. Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Không sợ thiếu chỉ sợ phân phối không công bằng”. Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa", phong trào "Người tốt, việc tốt", làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xó hội và sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng. Phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa công tác thư viện, lưu trữ. Xây dựng các công trình văn hóa, các khu vui chơi công cộng. Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị theo các chủ đề lớn về chiến tranh và cách mạng, về sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về xã hội và con người Việt Nam. Nâng cao chất lượng nền điện ảnh Việt Nam, phấn đấu xây dựng nhiều bộ phim hay và tốt. Chú trọng thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam trong các công trình xây dựng, kiến trúc mới. Thực tế phát triển kinh tế càng thấy tầm quan trọng của mối quan hệ thuận chiều phát triển kinh tế với công bằng xã hội, nên Đại hội X của Đảng đã chủ trương “Thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển”. Nhiều việc làm của Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa chủ trương đó, như cấp sổ bảo hiểm y tế cho hàng chục triệu người nghèo; đầu tư mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng cho xóa đói giảm nghèo; cấp đất cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không có hoặc thiếu đất ở và canh tác; quỹ phát vay xóa đói giảm nghèo lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng/năm... Nhờ vậy, mà Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá là nước về trước hàng thập kỷ trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Số hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2006 giảm từ 26% xuống 19% (vượt mức kế hoạch 3%). Gần đây là việc Chính phủ chủ trương không tăng giá điện cho 65% số dân cư nghèo ở nông thôn và thành thị. Tuy vậy, sự không đồng bộ giữa phát triển với tiến bộ xã hội vẫn chưa được bảo đảm, khoảng cách giàu – nghèo ngày càng dãn ra: Năm 1996: 10,6 lần; 1999: 12 lần; 2001-2002: 12,5 lần; 2005: 13,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 729 USD; nhưng số người nghèo là đại bộ phận chỉ 200 USD/năm. Ngay trong công nhân lao động, thì trong hầu hết doanh nghiệp tư nhân, thu nhập tháng chỉ 700.000 đồng – 800.000 đồng, thậm chí 400.000 đồng – 500.000 đồng. Trong khi đó, có tầng lớp ít phải “động chân nhấc tay”, mỗi tháng lĩnh 7 triệu – 8 triệu đồng là chuyện bình thường. Còn số người thu nhập bất chính thì hàng trăm triệu đồng khó mà nắm được. Từ đó, cho thấy để lập lại công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm xã hội, thì biện pháp cơ bản nhất là Nhà nước phải có công cụ kiểm soát thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân thông qua ngân hàng và thực hiện nghiêm túc thuế thu nhập cá nhân đi đôi với ngăn chặn và chống có hiệu quả nạn tham nhũng. Một mặt cơ bản nữa của phát triển không bảo đảm công bằng xã hội đang rất nhức nhối là việc ra đời hàng loạt doanh nghiệp và khu công nghiệp không đi đôi với xử lý chất thải độc hại, xử lý môi trường. Những nơi này đã và đang gây ra hậu quả tệ hại, nặng nề cho người dân với những bệnh tật phát lộ biết được (ung thư, bệnh đường hô hấp...) và những di chứng nặng nề về sau chưa biết, đồng thời gây thiệt hại rất lớn về trồng trọt, chăn nuôi của nông dân, đang là bất công lớn không thể chấp nhận được. Không thể vì lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp mà để hàng triệu triệu người dân phải thua thiệt, mất mát, đau khổ, kể cả con cháu họ về sau. Đã đến lúc, Nhà nước phải ra tay, ngành môi trường và quy hoạch xây dựng phát triển không thể thoái thác trách nhiệm được nữa. Đấu tranh cho công bằng xã hội là việc làm quan trọng của Công đoàn để bảo vệ lợi ích người lao động. Đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam ỏ và có vị trí cao trong nhiều bộ môn Thực hiện xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm... đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo. 5.Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích tong đàu tư Trong thực tế có rất nhiều loại lợi ích như Kinh tế xã hội, lợi ích Nhà nước, tập thể, lợi ích trước mặt và lợi ích lâu dài.Hoạt động đầu tư chỉ diễn ra khi có sự kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tượng vì khi đó mới tạo được động lực cùng chiều mọi người dân trong xã hội. Do dó làm nền kinh tế mới phát triển vững chắc và ổn định. Đầu tư tạo ra lợi ích.Thực tiễn cho thấy lợ ích kinh tế là động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau, vừa có tính thống nhất và mâu thuẫn. Trên giác độ nền kinh tế, sự kết hợp này được thực hiện thông qua các chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội, chính sách đòn bẩy kinh tế, các chính sách đối với người lao động… Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp của xã hội mà đại diện la Nhà nước với lợi ích của các cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu,các cơ quan thiết kế,tư vấn, dịch vụ đầu tư và người hưởng lợ. Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các chính sách Nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua đấu thầu theo quy định. Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định, giữa lợi ích của nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn với nhau. Lợi ích của Nhà nước và xã hội bị xâm phạm.Do đó, quản lí Nhà nước cần có những quy chê, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực. Thực trạng :Việt Nam đã rất chú trọng đến nguyên tắc này trong quản lý hoạt động đầu tư, đã kết hợp những lợi ích với nhau trong quá trình thẩm định xem xét dự án để đưa ra quyết định đầu tư. Đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này. Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh đà nẵng vừa có thông báo gữi Công ty liên doanh Badaco-Wego về việc không chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu chung cư cao cấp Đây là dự án do Công ty liên doanh Badaco-Wego làm chủ đầu tư. nhưng đự án đã được cấp phép 6 năm hoạt động nhưng vẫn còn đắp chiếu chờ dợi dự án triển khai .Sự trì chệ này của chủ đầu tư gây thất thoát lảng phí cho thành phố đà nẵng nhiều năm liền bị mất nguồn ngân sách do dự án không hoàn thành vì vậy sở đầu tư đà nẵng quyết định thu hồi giấy phé đàu tư để kêu gọi nhà đầu tư mới 6. Nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN trong quản lí hoạt động đầu tư Theo nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lí Nhà nước về đầu tư phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc này không cho phép các cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lí hoạt động đầu tư một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào pháp luật làm theo pháp luật làm đúng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Yêu cầu phải đảm bảo 3 điều kiện: Phải xây dựng và hoàn chỉnh luật pháp Giáo dục pháp luật cho người dân Xử lí nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư Thực trạng : Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật về đầu tư như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, các ngành liên quan về việc thi hành các luật, nghị định của Chính phủ; và các Luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật thương mại, Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng, Luật môi trường, Luật thuế VAT... - Tuy vậy, hệ thống pháp luật đó vẫn còn những bất cập hạn chế của nó. Xét hạn chế của luật Đầu Tư mà cụ thể là cách hiểu khác nhau khi đưa vào thi hành gây khó khăn cho công tác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư cũng như các nhà đầu tư. Nhìn chung, phân loại dự án đầu tư theo Luật Đầu tư là khá phức tạp; là sự kết hợp của các yếu tố về quy mô, tính chất sở hữu, ngành nghề kinh doanh, địa điểm đầu tư và thẩm quyền quyết định về chủ trương đầu tư. Kinh nghiệm thực tế cho thấy về phân loại và khái niệm dự án đầu tư đang nổi lên một số vấn đề sau đây: Một là, không phân biệt dự án đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư không xây dựng công trình. Tuy vậy, các hướng dẫn và biểu mẫu liên quan đến đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư đều được thiết kế theo hướng áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều này đã thực sự gây lúng túng cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc đăng ký, thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đâu tư không xây dựng công trình. Hai là, bản thân nội dung khái niệm “dự án đầu tư” là khá giản đơn và bộc lộ một số bất hợp lý. Như trên đã trình bày, khái niệm “dự án đầu tư” theo Khoản 8 Điều 3 LĐT có ba đặc điểm cơ bản. Đó là : (i) là đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn (ii) thực hiện trên một địa bàn cụ thể (iii) trong thời hạn nhất định. Khái niệm dự án đầu tư nói trên rõ ràng không bao quát hết phạm vi điều chỉnh của LĐT như trình bày trên đây. Bởi vì, trong không ít các dự án đầu tư, nhà đầu tư hoàn toàn không bỏ vốn trung và dài hạn, mà chỉ là vốn ngắn hạn, hoặc thậm chí không bỏ vốn; hoạt động của nhiều dự án đầu tư không có địa điểm cụ thể xác định ranh giới của nó; và nhiều hoạt động đầu tư không có thời hạn cụ thể định trước. Rõ ràng, khái niệm nói trên không bao quát hết các oại dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư kinh doanh trong các ngành dịch vụ. Ba là, chưa xác định và quy định cụ thể để thống nhất nội dung khái niệm “dự án có vốn đầu tư nước ngoài” và “dự án đầu tư trong nước”. Vì vậy, có không ít cách hiểu và áp dụng khác nhau trên thực tế. Có ý kiến cho rằng nếu theo đúng “câu, chữ” của Luật và Nghị định, thì về nguyên tắc dự án có một US$, thậm chí nhỏ hơn, là vốn đầu tư nước ngoài, thì dự án đó thuộc loại dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài. Với cách hiểu này, thì dự án với 1 US$ vốn nước ngoài sẽ thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm tra đầu tư hoàn toàn giống như dự án đầu tư hoàn toàn 100% vốn nước ngoài và của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cách hiẻu và áp dụng theo cách nói trên có thể nói là “máy móc”, quá thiên về câu chữ; chưa phù hợp với thực tế và gây không ít bức xúc cho các nhà đầu tư có liên quan. Thêm vào đó, chưa có thống nhất về khái niệm “vốn đầu tư” nước ngoài; đó là vốn chủ sở hữu hay cả vốn vay. Ví dụ, dự án có quy mô 1,5 triệu US$, của doanh nghiệp có hơn 51% sở hữu của người nước ngoài; và vồn điều lệ của công ty này là 500.000 US$; Công ty này sử dụng 500.000 US$ vốn góp đó và vay thêm 1triệu US$ từ một ngân thương mại trong nước để thực hiện dự án. Về thực chất, vốn nước ngoài ở đây chỉ có 255.000 US$; còn lại là vốn đầu tư trong nước. Ngược lại, có doanh nghiệp trong nước sử dụng 1 triệu US$ vốn chủ sở hữu và vay thêm 2 triệu US$ từ ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Hai dự án nói trên đèu có thể coi là dự án có vốn đầu tư nước ngoài với khả năng áp dụng các quy định pháp luật rất khác nhau giữa chúng và giữa hai dự án đó với các dự án khác. Trình bày nói trên chỉ hàm ý rằng những khái niệm với nội dung thiếu cụ thể với nhiều cách hiểu khác nhau đã dẫn tới áp dụng tuỳ ý, tuỳ tiện; gây không ít khó khăn, và thậm chí rủi ro và tốn kém cho cả nhà đầu tư và cơ quan,công chức nhà nước có liên quan. Bốn là, chưa xác định và quy định rõ về “dự án đầu tư có điều kiện”, các điều kiện đầu tư tương ứng đối với các dự án đó. Chưa xác định rõ nội dung và hình thức thể hiện của “dự án đầu tư” theo quy định của Luật Đầu tư. Trên thực tế, có ba cách hiểu và áp dụng khác nhau. Cách hiểu thứ nhất là dự án đầu tư được được hiểu là “Giấy đề nghị đăng ký đầu tư” đối với các dự án có quy mô dưới 300 tỷ đồng; và đối với các dự án trên 300 tỷ đồng, thì giấy đề nghị đăng ký đầu tư và giải trình kinh tế kỹ thuật. Cách hiểu thứ hai là nghiên cứu khả thi và cách hiểu thứ ba là gồm thiết kế cơ sở và thuyết minh dự án như quy định của pháp luật về xây dựng công trình. Cách hiểu chưa thống nhất đương nhiên áp dụng không thống nhất, tuỳ ý và thậm chí trái vơi tinh thần của luật. 7. Nguyên tắc mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài Hợp tác song phương cùng có lợi không xâm phạm chủ quyền của nhau Thực trạng : Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung đang tiếp tục diễn ra sôi động,ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm đến mở rộng địa bàn sản xuất kinh doanh tại nước ngoài. Sau 16 năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam hiện có 317 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,5 tỷ USD Với 2 dự án thiết lập mạng cung cấp dịch vụ VoIP và dịch vụ điện thoại di động tại Lào và Campuchia, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài từ năm 2006 Cùng với việc tăng vốn đầu tư tại Campuchia từ xấp xỉ 28 triệu USD hiện nay lên 70 triệu USD thời gian tới, Viettel còn đang chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng mạng lưới tại Lào và mở văn phòng đại diện tại Myanmar. Doanh nghiệp đồng hành với Viettel trong quá trình tiên phong chinh phục thị trường ngoại là Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software). Hiện FPT Software đã có 5 chi nhánh được thành lập tại Singapore, Nhật Bản, Pháp, Mỹ và Malaysia Hợp tác đầu tư là một phương thức giúp các nước có thể tận dụng được lợi thế so sánh của nước mình Đa phương hóa – đa dạng hóa Việt Nam đã có quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới theo đúng nguyên tắc đã đặt ra và đạt được những kết quả đáng khen từ những mối quan hệ hợp tác đó Việt Nam với EU : Tính đến 3/2006, có 18/27 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam với 551 dự án với tổng vốn đăng ký 7,34 tỷ USD, vốn thực hiện 4,06 tỷ USD. Trong đó, Pháp dẫn đầu với 168 dự án với tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, tiếp theo là Hà Lan 62 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ, Anh 70 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,28 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng (280 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD, chiếm 54,8% số dự án và 59,8% tổng vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng có 118 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1,97 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí 6 dự án với 1,32 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 181 dự án với tổng vốn 2,43 tỷ USD (chiếm 35,4% số dự án và 34,6 % tổng vốn đầu tư). Còn lại là nông, lâm nghiệp - 50 dự án với tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu USD. Nhìn chung, các nhà đầu tư từ các nước EU có ưu thế về công nghệ và vốn nên đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25059.doc
Tài liệu liên quan