Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của lượng khách du lịch (xu thế và thời vụ)

 

Lời mở đầu 1

Chương I Khách du lịch và các chỉ tiêu thống kê khách du lịch. 3

I. Khái niệm về khách du lịch và nghiên cứu thống kê khách du lịch 3

1. Khái niệm về khách du lịch 3

1.1. Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch 4

a. Khách du lịch quốc tế: 4

b. Khách du lịch trong nước: 6

1.2. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam 7

a. Khách du lịch quốc tế: 7

b. Khách du lịch trong nước: 7

2. Nghiên cứu thống kê khách du lịch 9

2.1. Ý nghĩa của việc thống kê khách du lịch 9

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê khách du lịch 10

II. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch 10

1. Một vài nét về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 10

1.1. Chỉ tiêu thống kê 10

1.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 11

2. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch 11

2.1. Số lượng khách du lịch: (K) 11

2.2. Số ngày khách du lịch: (N). 13

2.3. Độ dài lưu trú:(n). 14

2.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê kết cấu khách du lịch: 14

Chương II Các phương pháp thống kê nghiên cứu lượng khách du lịch 19

I. Phương pháp số tương đối và số tuyệt đối 19

1. Số tuyệt đối 19

2. Số tương đối trong thống kê 20

2.1. Khái niệm chung về số tương đối 20

2.2. Các loại số tương đối thường dùng trong thống kê khách du lịch 21

II. Dãy số thời gian 22

1. Khái niệm chung về dãy số thời gian 22

1.1. Khái niệm và tác dụng của dãy số thời gian: 22

1.2. Yêu cầu khi xây dựng một dãy số thời gian 23

2.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 23

2.1. Mức độ trung bình theo thời gian 23

2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối 24

2.3.Tốc độ phát triển 25

2.4. Tốc độ tăng (giảm) 27

2.5.Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng(giảm) liên hoàn 27

3.Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của lượng khách du lịch (xu thế và thời vụ) 28

3.1. Các phương pháp biểu hiện xu thế biến động của lượng khách du lịch 28

a. Mở rộng khoảng cách thời gian 28

b. Số bình quân trượt 28

c.Hồi quy theo thời gian 29

3.2.Các phương pháp biểu hiện biến động thời vụ của lượng khách du lịch 32

a.Trường hợp 1: 32

b.Trường hợp 2: 33

4.Phân tích các thành phần của dãy số thời gian 33

III. Hồi quy tương quan 36

1. Một vài nét chung về phương pháp hồi quy tương quan: 36

2. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng 37

3. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa 2 tiêu thức số lượng 38

a. Phương trình bậc 2: 38

b. Phương trình hypebol: 38

c. Phương trình hàm mũ: 39

IV. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trong dự đoán lượng khách du lịch 39

1. Vài nét chung về dự đoán thống kê 39

2. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn thường dùng trong du lịch 41

2.1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: 41

2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân: 42

2.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế phát triển: 42

2.4. Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ: 43

Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004. 44

I. Tình hình chung về du lịch Việt Nam và công tác thống kê du lịch ở nước ta 44

1. Tình hình chung về du lịch Việt Nam 44

1.1. Những thành tựu đã đạt được: 44

1.2. Những tồn tại của ngành du lịch Việt Nam 47

2. Công tác thống kê du lịch ở Việt Nam 48

II. Phân tích biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam từ 1995-2004 49

1. Đặc điểm số liệu và hướng phân tích trong các phần sau 49

2. Phân tích biến động tổng lượng khách qua thời gian 55

2.1. Phân tích đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam giai đoạn 1995-2004. 55

2.2. Phân tích xu hướng biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 1995-2004 59

3. Phân tích thống kê biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2004. 60

3.1. Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch giai đoạn 1995-2004 60

3.2. Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2004 69

3.3. Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2004 75

4. Phân tích biến động thời vụ của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004 81

4.1. Tính chỉ số thời vụ 82

4.2.Kết hợp thành phần xu thế và thành phần thời vụ: Bảng B.B 85

III.Dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2007 88

1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân 88

2. Dự báo dựa vào hàm xu thế 88

3. Dự đoán dựa vào chỉ số thời vụ 88

IV. Phương hướng và giải pháp thu hút khách trong tương lai 89

1. Phương hướng 89

2. Biện pháp 90

Kết luận 92

Bảng phụ lục số 1 93

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của lượng khách du lịch (xu thế và thời vụ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng hàm bậc hai: Hàm bậc hai áp dụng khi các sai phân bậc 2 xấp xỉ bằng nhau: Các tham số được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất và phải thoả mãn hệ phương trình. - Dạng hàm bậc ba: Hàm bậc ba được áp dụng khi các sai phân bậc 3 xấp xỉ bằng nhau: Tóm lại: Khi các sai phân bậc k xấp xỉ bằng nhau thì phương trình hồi quy theo thời gian là đa thức bậc k.Trên thực tế chúng ta phải kiểm định các mô hình hồi quy này và lựa chọn mô hình hồi quy nào mô tả gần đúng nhất xu thế phát triển thực tế của hiện tượng. - Phương trình hàm mũ: Hàm có dạng: Hàm mũ thường được sử dụng khi dãy số có các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Các tham số được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất: 3.2.Các phương pháp biểu hiện biến động thời vụ của lượng khách du lịch Trong các ngành kinh tế thì có thể thấy rằng ngành du lịch là ngành có quy luật thời vụ rõ nét nhất.Biến động thời vụ làm cho hoạt động của ngành lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô.Vào các tháng đầu năm và các tháng 6,7,8,9 là khoảng thời gian thường diễn ra lễ hội và kỳ nghỉ hè nên số lượng người đi du lịch rất đông, ngược lại thì vào các tháng còn lại trong năm thì ngành du lịch lại tương đối nhàn rỗi. Để có thể chủ động hơn trong công tác chuẩn bị nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cần phải nghiên cứu biến động thời vụ. Muốn nghiên cứu biến động thời vụ thường dựa vào nguồn số liệu trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm) và phương pháp hay được sử dụng trong thống kê du lịch là phương pháp chỉ số thời vụ. a.Trường hợp 1: Với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định, các mức độ cùng kỳ từ năm này qua năm khác không có biểu hiện tăng giảm rõ rệt. ( nếu là tháng; nếu là quý). là số bình quân của các mức độ cùng tên i. là số bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số. Ý nghĩa của chỉ số thời vụ: Nếu coi mức bình quân chung của tất cả các kỳ là 100% thì chỉ số thời vụ của kỳ nào lớn hơn 100% thì đó là lúc bận rộn và ngược lại. b.Trường hợp 2: Với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt. Nếu mức độ cùng kỳ của hiện tượng từ năm này qua năm khác có biểu hiện tăng, giảm rõ rệt (có cả yếu tố thời vụ và yếu tố xu thế) muốn tính chỉ số thời vụ trước hết phải điều chỉnh dãy số bằng phương trình hồi quy để tính ra mức độ lí thuyết rồi sau đó dùng mức độ này làm căn cứ so sánh. 4.Phân tích các thành phần của dãy số thời gian Mỗi mức độ của dãy số thời gian thường gồm nhiều yếu tố tạo thành, thông thường và đầy đủ nhất gồm có 4 yếu tố sau: - Xu thế (): Nói lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian. - Biến động thời vụ :) : Là sự biến động lặp đi lặp lại trong những khoảng thời gian nhất định hàng năm. - Chu kỳ : Là sự biến động mang tính chất lặp đi lặp lại sau một thời gian dài. - Thành phần ngẫu nhiên () : Là các sai lệch ngẫu nhiên, không có tính quy luật. Không phải lúc nào một dãy số cũng đều có đủ cả 4 thành phần, tuỳ theo đặc điểm của dãy số và khoảng cách thời gian mà có thể có 2,3 hoặc cả 4 thành phần trên. Nếu dãy số không có biến động thời vụ và tính chu kỳ thì dãy số chỉ có thành phần xu thế và biến động ngẫu nhiên. Nếu dãy số có biến động thời vụ thì chỉ có 3 thành phần là xu thế, thời vụ và biến động ngẫu nhiên. Nếu dãy số đủ lớn hết chu kỳ vận động của hiện tượng thì sẽ có đủ cả 4 thành phần: Xu thế, thời vụ, chu kỳ và biến động ngẫu nhiên. Các thành phần trên có thể kết hợp theo dạng cộng, dạng nhân và dạng hỗn hợp. Trong đó dạng cộng phù hợp với biến động thời vụ có biên độ ít và không đổi. Dạng nhân phù hợp với biến động thời vụ có biên độ biến đổi tăng. Trên thực tế người ta thường nghiên cứu mô hình kết hợp thành phần xu thế, thời vụ và ngẫu nhiên. Trong chuyên đề này sẽ phân tích các thành phần của dãy số thời gian theo dạng cộng. Giả sử có một dãy số thời gian về lượng khách du lịch. Một số giả thiết: - Dãy số theo tháng, theo quý () và theo năm (). - Xu thế của dãy số là dạng tuyến tính. - Dãy số có biến động thời vụ. - Biến động ngẫu nhiên có độ lệch bình quân bằng 0. Ta có sự kết hợp của 3 thành phần trên ở dạng cộng là: Khi phân tích ta thấy không có quy luật nên khó khăn trong việc mô hình hoá, do đó người ta thường quan tâm đến 2 thành phần xu thế và thời vụ. Từ đó ta có mô hình: . Trong đó các tham số và hệ số thời vụ được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, được tính toán qua bảng Buys-Ballot. Bảng 1: Bảng Buys- Ballot. Năm (j) Tháng (i) 1 2 i n 1 2 m Trong đó: : Bình quân của các tháng trong năm : Bình quân của 1 tháng trong năm : Trung bình tháng của tổng thể. Dựa vào bảng trên ta tính được các giá trị sau: III. Hồi quy tương quan Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện chủ quan và khách quan khác.Đó là các điều kiện tự nhiên: Bão, lũ, sóng thần và các điều kiện kinh tế-xã hội: GDP/người,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhận thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ đó, người ta đã dùng phương pháp hồi quy tương quan để nghiên cứu các mối liên hệ đó để giúp cho ngành du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch chủ động hơn trong hoạt động của mình. 1. Một vài nét chung về phương pháp hồi quy tương quan: Căn cứ vào trình độ chặt chẽ của mối liên hệ người ta chia mối liên hệ giữa các hiện tượng ra làm 2 loại: Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan. Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, khi hiện tượng này thay đổi có tác dụng quyết định đến sự thay đổi của hiện tượng có liên quan theo một tỉ lệ xác định và biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ, cụ thể là sự thay đổi của hiện tượng này có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi theo nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định và không biểu hiện rõ nét trên từng đơn vị cá biệt. Để biểu hiện mối liên hệ trên ta dùng phương pháp hồi quy tương quan. Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện và phân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế-xã hội. Phương pháp hồi quy tương quan tương quan nghiên cứu các vấn đề sau: -Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 và nhiều tiêu thức số lượng -Liên hệ tương quan phi tuyến giữa 2 và nhiều tiêu thức số lượng. Nhưng trong chuyên đề này chỉ đề cập đến liên hệ tương quan giữa 2 tiêu thức số lượng. 2. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng Giả sử ta muốn tìm hiểu xem mối quan hệ giữa lượng khách du lịch (x) và GDP (y) như thế nào? Trước hết ta sẽ tiến hành phân tích xem mối liên hệ đó là mối liên hệ thuận hay nghịch, tìm hiểu xem cái nào là nguyên nhân, cái nào là kết quả: Kết quả phân tích cho thấy đây là mối liên hệ thuận, lượng khách du lịch là kết quả và GDP là nguyên nhân. Sau đó thăm dò mối liên hệ bằng các phương pháp thống kê như: Phương pháp đồ thị, phương pháp quan sát 2 dãy số song songcho thấy lượng khách du lịch và GDP có mối quan hệ tuyến tính. Phương trình tuyến tính biểu hiện mối quan hệ: Ở đây phải được xác định sao cho đường hồi quy lí thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất. , : Là tham số tự do, nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài GDP tới sự biến động của lượng khách du lịch. : Là hệ số hồi quy biểu hiện ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân GDP tới tiêu thức kết quả lượng khách du lịch, cụ thể mỗi khi GDP tăng thêm 1 đơn vị thì lượng khách du lịch thay đổi trung bình đơn vị. Để có thể đánh giá được trình độ chặt chẽ của mối liên hệ trên người ta dùng hệ số tương quan: Các tính chất của hệ số tương quan: - Hệ số tương quan nằm trong khoảng (-1,1) Nếu >0 thì đó là mối liên hệ tương quan tuyến tính thuận Nếu <0 thì đó là mối liên hệ tương quan tuyến tính nghịch. - Nếu =+,- 1 thì đó là mối liên hệ hàm số - Nếu =0 thì không có mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa x và y càng gần 1 thì mối liên hệ càng chặt chẽ. Để đánh giá sự phù hợp của mô hình người ta dùng hệ số xác định .Hệ số xác định cho biết tỉ lệ % thay đổi của y được giải thích bởi mô hình. 3. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa 2 tiêu thức số lượng a. Phương trình bậc 2: Dạng hàm này thường được sử dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng và giảm với một lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả biến động với một lượng không đều nhau. Phương trình tổng quát; Các tham số của phương trình được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất : b. Phương trình hypebol: Vận dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều. Phương trình có dạng: được xác định theo hệ phương trình: c. Phương trình hàm mũ: Thường vận dụng khi trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân.Phương trình hồi quy: Các tham số phải thoả mãn hệ phương trình sau: IV. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trong dự đoán lượng khách du lịch 1. Vài nét chung về dự đoán thống kê - Khái niệm về dự đoán thống kê: Theo nghĩa rộng, dự đoán thống kê là một thuật ngữ chỉ một nhóm các phương pháp thống kê để xây dựng các dự đoán số lượng. Theo nghĩa hẹp, dự đoán thống kê là sự tiếp tục của quá trình phân tích thống kê, trong đó sử dụng các phương pháp sẵn có của thống kê để xây dựng các dự đoán số lượng. Dự đoán trong tương lai thực chất là một quá trình nhận thức của con người, nó phụ thuộc vào sự hiểu biết sẵn có của con người về các quy luật phát triển kinh tế- xã hội, do đó dự đoán luôn có nhiều phương án. Các hiện tượng kinh tế và xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố với các mức độ và chiều hướng khác nhau. Theo thời gian có những yếu tố mất đi, có những nhân tố mới xuất hiện nhưng trong tương lai chúng sẽ là những nhân tố chủ yếu vì vậy khó có thể đưa ra một dự đoán chính xác cho tương lai, nên dự đoán còn có tính xác suất. - Có 3 loại dự đoán thống kê: + Dự đoán thống kê dài hạn: Dự đoán cho 10,20,30 năm hoặc nhiều hơn nữa,hay còn gọi là dự đoán mục tiêu chiến lược. +Dự đoán thống kê trung hạn: Thường dùng để dự đoán cho các chương trình kinh tế trung hạn và các mục tiêu nhỏ. + Dự đoán thống kê ngắn hạn: Dùng để dự đoán cho các chỉ tiêu ở các phạm vi khác nhau. Trong chuyên đề này chúng ta chỉ nghiên cứu dự đoán thống kê ngắn hạn vì ngành du lịch nói chung và số lượng khách du lịch nói riêng chịu tác động rất lớn của các nhân tố khách quan và chủ quan do đó nó rất dễ bị thay đổi trong một thời gian nhất định nào đó. Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn: ngày, tuần, tháng, quý, năm; kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài liệu thường dùng trong dự đoán thống kê ngắn hạn là dãy số thời gian vì khối lượng tài liệu không yêu cầu nhiều, việc xây dựng các mô hình tương đối đơn giản và thuận tiện trong kỹ thuật tính toán. Một dãy số thời gian như thế nào thì được coi là một tài liệu tốt trong dự đoán thống kê ngắn hạn? Đẩu tiên dãy số đó phải chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Thứ hai là số lượng các mức độ trong dãy số: Nếu dãy số có quá nhiều mức độ thì sẽ làm cho mô hình dự đoán không phản ánh được đầy đủ sự thay đổi của các nhân tố mới tới sự biến động của hiện tượng.Nếu dãy số có quá ít mức độ thì sẽ khiến cho mô hình không chú ý tới tính chất tương đối ổn định của các nhân tố cơ bản. - Ý nghĩa của dự đoán thống kê ngắn hạn: Các yếu tố tác động đến ngành du lịch nói chung và lượng khách du lịch nói riêng luôn biến đổi không ngừng, đôi khi chúng ta không thể lường trước được.Vì vậy chúng ta cần phải tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn số lượng khách du lịch và các yếu tố của nó để có thể xây dựng các chiến lược phát triển của ngành, đơn vị kinh doanh du lịch dựa vào kết quả dự đoán để làm cơ sở lập các loại kế hoạch một cách khoa học, khả thi và có thể cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. - Nhiệm vụ của dự đoán thống kê ngắn hạn: Đó là xây dựng các phương pháp dự đoán các chỉ tiêu cụ thể để phục vụ cho các mục tiêu nói trên. 2. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn thường dùng trong du lịch Trong dự đoán thống kê ngắn hạn có rất nhiều phương pháp, dưới đây là một trong các phương pháp thường dùng nhất: 2.1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: Điều kiện vận dụng: Áp dụng trong trường hợp dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán códạng: Trong đó: : Là thời hạn dự đoán (tầm xa dự đoán). : Là trị số dự đoán tại thời điểm thứ : Là lượng tăng (giảm )tuyệt đối bình quân. : Là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy. có thể bằng mức độ cuối cùng của dãy số, có thể là mức độ bình quân của vài thời kỳ cuối cùng trong dãy số. Phương pháp này phù hợp với vịêc nghiên cứu lượng khách du lịch do yêu cầu về tài liệu khá đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác chưa cao do phụ thuộc vào mức độ đẩu và cuối, bỏ qua sự biến động về các hiện tượng trong thời gian nghiên cứu. 2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Phương pháp này được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán có dạng: : Là tốc độ phát triển bình quân. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm có thể mở rộng cho những khoảng thời gian dưới một năm Khi đó mô hình dự đoán như sau: :Mức độ dự đoán ở thời gian thứ I thuộc năm j : Là tổng các mức độ cùng tên i. 2.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế phát triển: Mô hình dự đoán có dạng: - Dự đoán điểm: - Dự đoán khoảng: Trong đó là sai số dự đoán : Số lượng các mức độ trong dãy số thời kỳ : Độ lệch chuẩn của mô hình : Tầm xa dự đoán. 2.4. Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ: Mô hình dự đoán: : Tháng, quý; : Năm; : Mức độ dự đoán của thời gian thứ I thuộc năm j : Là mức độ dự đoán của năm j. : Là chỉ số thời vụ của thời gian thứ i 2.5. Phương pháp dựa vào mô hình Buys- Ballot: Trong ngành du lịch hiện nay phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến bởi nó phản ánh khá chính xác sự biến động của tổng số lượng khách, đặc biệt là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm do có sự kết hợp của 2 yếu tố thời vụ và xu thế. Tuy nhiên phuơng pháp này đòi hỏi phải có số liệu của từng tháng, quý Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004. I. Tình hình chung về du lịch Việt Nam và công tác thống kê du lịch ở nước ta 1. Tình hình chung về du lịch Việt Nam 1.1. Những thành tựu đã đạt được: 45 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp giúp đỡ cùng với sự cố gắng của toàn ngành Du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chuẩn bị hành trang vững bước tiến lên với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn trong thế kỉ 21. Những năm 60 của thế kỉ 20, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thiếu, đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ chưa nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nhưng ngành du lịch đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các chuyên gia nước ngoài và nhiều đoàn khách du lịch được ký kết theo nghị định thư với các nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, hoạt động du lịch được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Ngành du lịch đã tăng cường phát triển nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện để mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức hoạt động, từng bước thích nghi với cơ chế mới và khẳng định vai trò, vị trí một ngành kinh tế tổng hợp. Những năm gần đây, hoà nhập với công cuộc đổi mới đất nước, ngành du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng. - Chúng ta đã đón được một số lượng lớn khách du lịch. Từ 1990-2004 lượng khách quốc tế tăng hơn 10 lần, từ 250000 vào năm 1990 tăng lên 2927873 lượt khách. Lượng khách nội địa tăng hơn 12 lần, từ 1 triệu lượt khách tăng lên hơn 12 triệu lượt khách. Năm 2003 là năm du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS, chiến tranh tại Irăc, nạn khủng bố đe doạ khắp mọi nơi nhưng ngành du lịch nước ta đã lấy lại nhịp tăng trưởng khá ấn tượng: Lượng khách du lịch tăng 25% so với cùng kỳ năm 2002, số lượng khách theo quốc tịch Mĩ tăng 11%, theo quốc tịch Đài loan tăng 40%, theo quốc tịch Hàn Quốc tăng 71%...ước tính cả năm đón được hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 12 triệu lượt khách trong nước, thu nhập du lịch đạt khoảng 20000 tỉ đồng. - Đã có một hệ thống các văn bản mang tính chất pháp lí và các cơ chế chính sách để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của ngành. Điều đầu tiên phải kể đến đó là sự ra đời của luật du lịch. Sáng ngày 12/7/2005 tại văn phòng chủ tịch nước diễn ra họp báo về lệnh số 14/2005/CTN của Chủ tịch nước ký ngày 27/6/2005 công bố luật du lịch đã được Quốc hội XI thông qua tại kỳ họp thứ 7. Luật du lịch gồm 11 chương, 84 điều: Chương I là những quy định chung, gồm 12 điều; chương II là quy định về tài nguyên du lịch, gồm 4 điều; chương III về quy hoạch phát triển du lịch, gồm 5 điều; chương IV về khu du lịch, địa điểm du lịch và đô thị du lịch, gồm 12 điều; chương V về khách du lịch, gồm 4 điều; chương VI về kinh doanh du lịch gồm 30 điều; chương VII về hướng dẫn viên du lịch gồm 8 điều; chương VIII về xúc tiến du lịch gồm 4 điều; chương IX về hợp tác du lịch gồm 2 điều; chương X về thanh tra du lịch, giải quyết các khiếu nại của khách du lịch gồm 2 điều; chương XI là các điều khoản thi hành luật gồm 2 điều. Luật du lịch đã thể chế hoá nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần xoá đói, giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch. Đề án phát triển du lịch trong tình hình mới đã được Bộ chính trị xem xét thông qua; chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triền du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; pháp lệnh du lịch đã được thông qua. -Cùng với việc hình thành đồng bộ dần cơ chế chính sách và môi trường pháp luật, ngành du lịch đã tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực. Một nguồn vốn lớn mà ngành có được đó là vốn từ ngân sách nhà nước, Chính phủ đã dành một nguồn kinh phí nhất định để phát triển du lịch thông qua những chương trình hành động quốc gia về du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịchTừ năm 2000 đến nay, nhà nước đã đầu tư cho du lịch 2146 tỷ đồng. Cùng với xu hướng hợp tác và hội nhập với thế giới ngành du lịch đã huy động được vốn, công nghệ và kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nước bạn và các tổ chức trên thế giới. Nhờ những nỗ lực đó của ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển nhanh. Đến nay cả nước có gần 5900 cơ sở lưu trú với 120000 phòng; phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phát triển đa dạng và dần được hiện đại hoá. Nhiều khu du lịch chất lượng cao được xây dựng ở khắp mọi nơi trong cả nước như: Khu du lịch Tuần Châu (Hạ Long), Lăng Cô (Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Phan Thiết)Bên cạnh đó nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển phục vụ cho du lịch nói riêng và thương mại nói chung như: Làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ du lịch có bước chuyển biến quan trọng: Cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo được đổi mới, góp phần tích cực trong đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đã được chú trọng. Nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành đã được triển khai, tập trung vào các vấn đề bức xúc của ngành, mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Những tiến bộ và cố gắng nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ của ngành với trên 23 vạn lao động trực tiếp và trên 50 vạn lao động gián tiếp, ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. - Từ chỗ chưa có vị thế trên trường quốc tế, du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch khu vực và thế giới. Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước làng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 25 hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế. Du lịch Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng với trên 1000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới từ năm 1981, của hiệp hội du lịch châu Á –Thái Bình Dương từ 1989, của Hiệp hội du lịch Đông Nam Á từ 1996ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với 10 nước ASEAN, thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác, tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực và trên thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn FDI,ODA để phát triển ngành. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trên, ngành du lịch nước ta còn có những hạn chế nhất định. 1.2. Những tồn tại của ngành du lịch Việt Nam - Việc quản lí và thực hiện những quy hoạch đã được phê duyệt còn chưa nghiêm trên thực tiễn, dẫn đễn việc đầu tư xây dựng chồng chéo, phá vỡ cảnh quan. - Kinh doanh lữ hành còn tình trạng mượn tư cách pháp nhân, núp bóng kinh doanh làm giả thẻ hướng dẫn viên du lịch, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch có lúc có nơi còn thiếu lành mạnh đã tự làm yếu sức cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. - Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao trong khi giá tour cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. - Vấn đề trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan tuy có sự chuyển biến nhưng vẫn còn lắm phiền nhiễu cho du khách. - Việc nghiên cứu thị trường còn manh mún tản mạn, mang tính tự phát, chưa thật sự mang tầm quốc gia. 2. Công tác thống kê du lịch ở Việt Nam Hiện nay công tác thống kê du lịch của nước ta được thực hiện theo ngành dọc từ Tổng cục thống kê đến các cục thống kê các tỉnh thành phố và cuối cùng là các phòng thống kê ở các quận, huyện. Ở Tổng cục thống kê có vụ thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả chuyên trách về thống kê du lịch. Điều này được quy định rõ trong quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê ngày 15/9/2004 Ở cấp địa phương, các cụ thống kê tỉnh, thành phố có phòng thống kê thương mại đảm nhiệm công tác thống kê du lịch. Xuống đến các phòng thống kê quận, huyện chúng ta cũng có bộ phận chuyên thống kê trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng tự mình thống kê hoạt động của đơn vị mình để có thể hoạt động có hiệu quả hơn. Như vậy công tác thống kê du lịch ở nước ta đã được phát triển từ địa phương đến trung ương, tuy nhiên hiệu quả của công tác này vẫn chưa cao: Số liệu báo cáo chưa thực sự chính xác, các phương pháp tính toán và phân tích còn chưa theo kịp với trình độ của các nước trên thế giới, sự quan tâm của xã hội đối với công tác thống kê nói chung và thống kê du lịch nói riêng chưa thật đúng mức. II. Phân tích biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam từ 1995-2004 1. Đặc điểm số liệu và hướng phân tích trong các phần sau Qua thời gian thực tập tại Vụ thống kê thương mại- dịch vụ- giá cả thuộc Tổng cục thống kê, em đã thu thập được số liệu về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam gồm các chỉ tiêu sau: Tổng số khách qua các năm, cơ cấu khách theo tháng, cơ cấu khách theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo phương tiện đến trong khoảng thời gian từ năm 1995-2004, cụ thể được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 2: Số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thời kỳ 1995-2004 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 84137 151387 157688 147002 148559 186653 213946 198870 245937 288406 2 131825 172834 189291 152966 159807 195023 207266 223891 247199 231943 3 111219 138062 126775 127277 155703 186150 182372 216674 219405 194174 4 123802 136837 163895 133747 149391 179251 193567 222120 155071 225692 5 100930 151069 130102 121908 142975 170532 183452 217178 999000 215212 6 99392 148974 158826 123700 140959 170201 176933 219959 106594 237034 7 111790 101743 125033 107183 140188 176473 216720 225697 153531 263756 8 123112 121133 153757 123664 157228 180521 209890 238488 193390 235798 9 109542 127734 114050 112990 133408 164603 194061 209426 210091 232587 10 106613 110737 113206 115806 139758 160121 176443 199470 226093 244066 11 128616 124202 140240 117460 159299 184560 184528 223063 277090 275579 12 120318 158443 142774 136425 154479 186012 191613 233401 295483 283626 Tổng 1353291 1645151 1717634 1522126 1783753 2142100 2332792 2630239 2429784 2927873 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 3: Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch thời kỳ 1995-2004 (Đơn vị: Lượt khách)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0027.doc
Tài liệu liên quan