Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện Việt Nam

Chương I: Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

I. Khái niệm về rủi ro lãi suất:

1) Ví dụ

2) Khái niệm

II. Các phương pháp định lượng rủi ro lãi suất:

1) Phân tích khoảng cách

2) Phân tích khoảng thời gian tồn tại

Chương II: Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất

I. Các mô hình đo rủi ro lãi suất:

1) Mô hình kỳ hạn đến hạn

2) Mô hình thời lượng

3) Mô hình định giá lại

II. Các nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất:

1) Hợp đồng kỳ hạn

2) Hợp đồng tương lai

3) Giao dịch quyền chọn

4) Mô hình định giá lại

III. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện Việt Nam

1) Dự báo về biến động lãi suất

2) Theo dõi tính nhạy cảm với lãi suất của các tài sản

3) Áp dụng chính sách mềm dẻo cho các khoản vay

4) Biện pháp đổi chéo lãi suất

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giữa tổng số tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất và tổng số tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại như thí dụ trên ta có khoảng cách là 30-50 = -20. Bằng cách nhân khoảng với thay đổi lãi suất chúng ta có kết quả đối với lợi nhuận của ngân hàng: khi lãi suất tăng 5% lợi nhuận ngân hàng thay đổi là 5%* (-20) = -1 triệu đồng; khi lãi suất giảm 5%, lợi nhuận ngân hàng thay đổi –5%* (-20) = + 1 triệu đồng. Thuận lợi của phương pháp này là rất đơn giản, chúng ta dễ dàng thấy được mức độ rủi ro của ngân hàng truớc rủi ro lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế ta thấy không phải tất cả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có cùng một kỳ hạn thanh toán. Mởi vì do tính chất hoạt động của ngân hàng là gặp nhiều rủi ro nên ngân hàng phải đa dạng hoà những khoản mục tài sản có, đồng thời cũng do việc huy động vốn của ngân hàng thường mang tính bị động nên những khoản mục tài sản nợ cũng đa dạng và không cùng kỳ hạn thanh toán. Mặt khác, đặc trưng cơ bản của tài sản có là có kỳ hạn dài còn tài sản nợ thường có kỳ hạn ngắn. Vì vậy cách phân tích khoảng cách chỉ chính xác khi tài sản có và tài sản nợ có cùng kỳ hạn thanh toán. Như vậy để lượng định một cách chính xác hơn rủi ro lãi suất thì ta sử dụng phương pháp gọi là phân tích khoảng thời gian tồn tại. Phân tích khoảng cách thời gian tồn tại: Phân tích khoảng thời gian tồn tại dựa trên khái niệm về khoảng thời gian tồn tại của Macaulay, nó lượng định khoảng thời gian sống trung bình của đồng tiền thanh toán của một chứng khoán. Về mặt đại số học, khoảng thời gian tồn tại của Macaulay được định nghĩa là: D = x Cpt/(1+i) t t/(1+i)t Trong đó T = thời gian tính đến lúc việc thanh toán tiền mặt được thực hiện. CPT = thanh toán tiền mặt ( lãi + gốc) tại thời đIểm Ti = lãi suất; N = thời gian đến khi mãn hạn của chứng khoán này: Khoảng thời gian tồn tại là một kháI niệm rất hữu ích vì nó mang lại một xấp xỉ tốt tính nhạy cảm của giá trị thị truờng của một chứng khoán đối với một thay đổi về lãi suất của nó. Thay đổi tính bằng phần trăm về giá trị thị trường của chứng khoán » thay đổi phần trăm về lãi suất * khoảng thời gian tồn tại trong năm. Sự phân tích khoảng thời gian tồn tại liên quan đến việc so sánh khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản nợ của ngân hàng đó. Quay lại với bảng cân đối tàI sản của ngân hàng thương mại A, giả sử khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản của nó là 6 năm (Tức là thời gian sống trung bình của dòng thanh toán là 6 năm), khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản nợ của nó là 3 năm. Khi lãI suất tăng 5%, giá trị thị truờng của những tài sản có của nó giảm đi 5% * 6 = 30%, trong khi đó giá trị thị trường của những tài sản nợ của nó giảm đi 5% * 3 = 15%. Kết quả là giá trị ròng (giá trị thị truờng của những tài sản có trừ đi tài sản nợ) đã giảm (30%- 15% = 15%) của tổng giá trị tài sản có ban đầu. Kết quả này cũng có thể được tính trực tiếp hơn như là : { - thay đổi % về lãi suất } * { khoảng thời gian tồn tại của các tàI sản có trừ đi khoảng thời gian tồn tại của các tài sản nợ} tức là - 15% = -5% (6 –3). Tưong tự khi lãI suất giảm 5% sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng lên 15% tổng giá trị tàI sản có { - (- 5%) * ( 6-3) = 15% }. CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT Các mô hình rủi ro lãi suất: Mô hình kỳ hạn đến hạn – The Maturity Model Ví dụ về mô hình kỳ hạn đến hạn: Giả sử ngân hàng giữ một trái phiếu kỳ hạn đến hạn là một năm, mức lợi tức không đồi là 10% năm ( C), mệnh giá trái phiếu được thanh toán khi đến hạn là 100 USA ( F ), mức lãi suất đến hạn một năm hiện hành của thị trường là 10% năm ( R ), giá trái phiếu là PB : P1B = F + C / (1+ R) = (100 + 10%*100) / (1 + 10%) = 100 Khi lãi suất thị truờng tăng ngay lập tức từ 10% đến 11, giá thị trường của trái phiếu giảm. P1B’ = F + C / (1+ R) = (100 + 10%*100) / (1 + 11%) = 99,1 Vậy Ngân hàng phải chịu tổn thất tàI sản là 0,9 USA trên 100 USA giá trị gi sổ. Gọi AP1 là tỉ lệ % tổn thất tài sản. AP1 = 99,1 – 100 = - 0,9% AP1/AR = - 0,9%/0,01 = - 0,9 < 0 Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị của chứng khoán có thu nhập cố định giảm. Nếu trái phiếu có kỳ hạn đến kỳ 2 năm, các yếu tố khác như trên. Trước khi lãi suất thị trường tăng: P2B = 10% * 100 / (1 + 10%)1 + 100 (1 + 10%) / (1 + 11%)2 = 98,29 Khi lãI suất thị trường tăng ngay lập tức từ 10% lên 11% P2B’ = 10% * 100 / (1 + 11%)1 + 100 (1 + 10%) / (1 + 10%)2 = 100 AP2 = 98,29 – 100 = -1,71% AP2 – AP1 = -1,71% - (-0,9%) = -0,81% Mức giảm giá của tráI phiếu có kỳ hạn 2 năm nhiều hơn là tráI phiếu có kỳ hạn 1 năm. Tương tự đối với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, khi lãi suất thị trường tăng từ 10% lên 11%, giá của nó sẽ giảm –2,24% và do đó: AP3 – AP2 = -2,44% - (-1,71%) = -0,73% ½-0,73%½ < ½-0,81 %½ Nếu kỳ hạn của tài sản càng dài thì mức độ thiệt hại tài sản tuyệt đối tăng lên, nhưng tỉ lệ % thiệt hại giảm dần. Mô hình kỳ hạn đến hạn đối với một danh mục tài sản. Với kết luận trên chúng ta mở rộng mô hình kỳ hạn đến hạn đối với một danh mục tài sản có và tài sản nợ. Gọi MA là kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục tài sản có, ML là kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục tài sản nợ, ta có: MA = WA1MA1 + WA2MA2 + WA3MA3 + … + WAnMAn ML = WL1ML1 + WL2ML2 + WL3ML3 + … + WLnMLn Trong đó WAj là tỷ trọng của tài sản có j, giá trị tài sản tính theo giá trị thị truờng (không phải là giá trị gi sổ), và ta có: =1 =1 WLj là tỉ trọng của tài sản nợj, được biểu thị bằng giá trị thị trường, và: Ảnh hưởng của lãI suất lên bảng cân đối tàI sản là phụ thuộc vào: + Mức độ chênh lệch MA – ML + Tính chất của MA – ML là lớn hơn, bàng hoặc nhỏ hơn 0. Phòng ngừa rủi ro lãI suất bằng mô hình kỳ hạn đến hạn. Từ mô hình kỳ hạn đến hạn chúng ta có thể thấy một phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hữu hiệu là làm cho tài sản có và tài sản nợ có nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào cũng bảo vệ được Ngân hàng trước rủi ro lãi suất. Thật vậy để phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách triệt để Ngân hàng phải tính tới: + Thời lượng ( duration) của luồng tiền thuộc tài sản có và tài sản nợ hơn là sử dụng kỳ hạn trung bình của tài sản nợ và tài sản có. + Tỉ lệ vốn huy động( Tài sản nợ là bao nhiêu? ). Ví dụ sau này sẽ cho chúng ta thấy ngay cả trong truờng hợp Ngân hàng cân xứng kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản nợ thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất vẫn xuất hiện. Giả sử ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành chửng chỉ tiền gửi với mệnh gía 100 triệu đồng kỳ hạn 1 năm, lãi suất đơn 15%. Nghĩa là khi đến hạn ngân hàng sẽ thanh toán cho người gửi tiền cả gốc lẫn lãi là 115 triệu đồng. 0 1 năm vay 100 tr trả gốc và lãi 115 tr Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động cho một công ty vay với mức lãI suất 15% với đIều kiện gốc đươc thanh toán một nửa sau 6 tháng, phần còn lại được thanh toán vào thời đIểm đến hạn. Trong truờng hợp này kỳ hạn đến hạn của khoản tín dụng này bằng với kỳ hạn đến hạn của vốn huy động là 1 năm. Chúng ta có thể mô tả như sau: 6 tháng 0 ½ 1 năm vay 100 tr thu về 57,5 tr thugốc 50 tr (50+100*1/2*15%=57,5) thu lãi 50*1/2*15%=3,75tr thu gốc 57,5 triệu lãi tái đầu tư qua 6 tháng = 4,3125 triệu Vậy thời điểm cuối năm ngân hàng thu về là: 50 + 3,75 + 57,5 + 4,3125 = 115,5615. Chênh lệch giữa chi phí trả lãi + tiền gốc so với tiền thu được tại thời điểm cuối năm là 0,56254. Giả sử 6 tháng cuối năm lãi suất giảm xuống là 12% khoảng 57,5 triệu đem đầu tư 6 tháng cuối năm chỉ mang lại lãi là 57,5 * 1/2* 12% = 3,45 triệu đồng. Vậy tổng thu cuối năm 114,70 triệu đồng ngân hàng lỗ 0,3 triệu đồng đổi ngay cả trong truờng hợp kỳ hạn của tìa sản có và tài sản nợ là cân xứng với nhau MA = ML = 1 năm. Mặc dù các kỳ hạn đã cân xứng với nhau nhưng thực chất luồng tiền tín dụng được thu hồi sớm hơn so với thời hạn của tiền gửi cho dù toàn bộ luồng tiền chỉ xuất hiện vào thời đIểm cuối năm. Như vậy chỉ trong truờng hợp thời lượng của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau thì ngân hàng mới có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách triệt để. Mô hình thời thượng ( The durasion Model). Ví dụ mô hình thời lượng: Chúng ta vẫn xem xét ví dụ như trên. CF ( Cash Flow ) là lượng tiền thu về từ khoản tín dụng. Luồng tiền của khoản tín dụng 1 năm. 1/2 năm 0 ½ 1 năm CF1/2 = 57,5 triệu CF1 = 53,75 triệu Để có thể tính thời lượng ( durasion ) cả 2 luồng tiền CF1/2 và CF1 ta phải quy giá trị của chúng về cùng 1 thời điểm, đó là thời điểm 0, ta có: CF1/2 = 57,5 PV1/2 = 57,5 / (1 + 15% * 1/2)1 = 53,49 tr CF1 = 53,75 PV1 = 53,75 / (1 + 15% * 1/2)1 = 46,51 tr PV1/2 + PV1 = 100 triệu Để tính được thời lượng của 2 luồng tiền này, ta tính giá trị hiện tại của luồng tiền, tỷ trọng giá trị hiện tại của CF1/2 tại thời đIểm t = 1/2 năm và CF1 tại thời điểm t =1 năm. Gọi X là tỉ trọng. X1/2 = PV1/2 / (PV1/2 + PV1) = 53,49 / 100 = 53,49% X1 = PV1 / (PV1/2 + PV1) = 46,51/ 100 = 46,51% X1/2 + X1 = 1 Thời lượng D của khoản tín dụng: DL = 1/2 * X1/2 + 1 * X1 = 1/2 * 0,5349+ 1 * 0,4651 = 0,7326 năm Như vậy trong khi kỳ hạn của khoản tín dụng là 1 năm thì thời lượng của nó chỉ là 0,7326 năm. Tính thời lượng của chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm. Giá trị hiện tại của CF1 là PV1 = CF1 / (1 + 15%) = 115 / 1,15 = 100 X1 = PV1 / Pv1 = 1 DD = X1 * 1 = 1 năm Mô hình thời lượng đối với một danh mục tài sản: DA = X1AD1A + X2AD2A + … + XnADnA DL = X1LD1L + X2LD2L + … + XnLDnL DA là thời lượng của toàn bộ tài sản có. DL là toàn bộ tài sản nợ. X1A + X2A + … XnA = 1 X1l + X2L + … XnL = 1 Xi biểu thị tỷ trọng. Di biểu thị thời lượng của tài sản I trong tài sản có hoặc tài sản nợ. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng mô hình thời lượng Nhiều nhà mô hình cho rằng mô hình thời lượng rất khó áp dụng vào thực tiễn nhưng thực tế không phải như vậy. Sau đây là những hạn chế của mô hình thời lượng và giải pháp mà nhà quản trị Ngân hàng hiện đại sử dụng để xử lý những khiếm khuyết của mô hình này trong thực tiễn. Để cân xứng thời lượng 2 vế của bảng cân đối tài sản là rất tốn kém. Nhiều nhà phê bình thường lập luận rằng: về mặt nguyên tắc nhà quản trị có thể thay đổi DA và DL để phòng ngừa rủi ro lãi suất được tốt hơn, nhưng việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản có một danh mục tài sản lớn và phức tạp có thể tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc. Lập luận này chỉ có thể đúng trong quá khứ. Ngày nay, vời việc mở rộng các nghiệp vụ trên thị trường như: Buôn bán vốn, chứng khoán hoá tài sản, thị truờng buôn bán lại nợ đã làm đơn giản, tăng đựoc tốc độ và giảm chi phí giao dịch rất nhiều trong việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Hơn nữa trong thực tế nhà quản trị Ngân hàng có thể sử dụng mô hình này thông qua các giao dịch nghiệp vụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tuơng lai, giao dịch quyền chọn, giao dịch hoán đổi mà không nhất thiết phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Mô hình định giá lại: Nội dung của mô hình định giá lại: Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị gi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lại suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với mô hình kỳ hạn đến hạn. Hiện nay mô hình định giá lại đang được áp dụng ở Mỹ. Quỹ dự trữ liên bang Mỹ yêu cầu các ngân hàng Mỹ phải báo cáo định kỳ hàng quý chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các kỳ hạn sau: 1. Kỳ hạn đến một ngày. 2. Trên một ngày đến 3 tháng. 3. Trên 3 tháng đến 6 tháng. 4. Trên 6 tháng đến 1 năm. 5. Trên một năm đến 5 năm. 6. Trên 5 năm. Những hạn chế của mô hình định giá lại: Hiệu ứng của giá trị thị trường: Chúng ta thấy rằng sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hưởng lên thu nhập của lãi suất mà còn ảnh hưởng đến giá trị của thị trường của tài sản có và tài sản nợ. Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản chứ không phảI là giá trị thị trường của chúng. Do đó mô hình định giá lại chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng mà thôi. Vấn đề kỳ định giá gộp: Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm có cùng một kỳ hạn đến hạn có thể là bằng nhau nhưng tài sản nợ có thể được định giá lại tại thời đIểm cuối của kỳ định giá lại. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản có kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng, số lượng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau và bằng 50 triệu, theo mô hình định giá lại thì chênh lệch trong kỳ hạn này là 50 – 50 = 0. Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là từ 3 đến 4 tháng, trong khi đó cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ lại là từ 5 tháng đến 6 tháng, rõ ràng là kỳ hạn đến hạn giữa tài sản nợ và tài sản có là không cân xứng với nhau, trong khi đó theo mô hình định giá lại lại coi như không có vấn đề gì đối với thu nhập lãi suất ròng. Rõ ràng là kỳ định giá càng mau thì những hạn chế của kỳ định giá gộp càng nhỏ. Nếu kỳ định giá được tính toán hàng ngày thì sẽ cho ta một bức tranh trung thực về sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng. Hiện nay, các Ngân hàng lớn được nối mạng nội bộ on- line đã cho pháp ngân hàng định giá tài sản tại bất cứ thời đIểm nào. Xét từ góc độ này, mô hình định giá lại trở lên có ý nghĩa hơn trong thực tế. Vấn đề tài sản đến hạn: Trong phần trước chúng ta đã giả thiết rằng toàn bộ tín dụng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 1 năm, 2 năm … Trong thực tế thì Ngân hàng thường xuyên cho vay mới và thu hồi nợ cũ đối với tín dụng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn, giống như Ngân hàng luôn huy động vốn mới và thanh toán những khoản vốn huy động đã đến hạn. Trong thực tế những khoản tín dụng dàI hạn thường được trả góp định kỳ hàng thàng hoặc hàng quý. Do đó Ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền được này trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là những khoản tiền thu được trong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất. Nhà quản trị Ngân hàng có thể dễ dàng xử lý trường hợp trả góp trong mô hình định giá lại bằng cách xác định được tỷ lệ sẽ thu hồi vốn trong năm của từng tài sản thuộc loại này. cần lưu ý rằng các khoản tiền đến hạn về bản chất là không nhạy cảm với lãi suất (bởi vì chúng đến hạn theo quy định hợp đồng, chứ không phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất ). Tuy nhiên, khi lãi suất thị trường giảm, thì họ thường tìm cách hoàn trả trước hạn. Các nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất: Hợp đồng kỳ hạn: Một số khái niệm: Hợp đồng giao ngay – Spot Contract: Hợp đồng giao ngay là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng được ký kết. Hợp đồng kỳ hạn – Forward Contract: Hợp đồng kỳ hạn là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t =0 rằng người mua sẽ thanh toán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng tương lai – Futures Contract: Hợp đồng kỳ hạn là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t =0 rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hoá được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy hợp đồng tương lai là rất giống hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau giữa chúng có thể nêu một cách tóm tắt như sau: Hợp đồng tương lai được giao dịch một cách có tổ chức, trong khi đó hợp đồng giao dịch kỳ hạn là sự thoả thuận song phương không có tổ chức. Giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng. Đối với hợp đồng tương lai thì giá của hợp đồng đIều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường. Điều này có nghĩa là giá của hợp đồng tương lai được đIều chỉnh hàng ngày để phản ánh những thay đổi của các lực lượng cung cầu trên thị trường. Do đó hàng ngày giữa người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi giá trị của hợp đồng để phù hợp với thay đổi của thị trường. Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Trong khi đoa những hợp đồng tương lai lại là những hợp đồng được tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương, là đối tượng của rủi ro tín dụng của đối tác tham gia hợp đồng. Trong khi đó rủi ro tín dụng đối với các hợp đồng tương lai được giảm một cách đáng kể bởi sự bảo đảm của sở giao dịch tương lai. Hợp đồng kỳ hạn và hạn chế rủi ro lãi suất: Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc bảo đảm rủi ro lãi suất trực tiếp. Giả dụ nhà quản trị Ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản 1 triệu $ các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường tài sản tại thời đIểm t = 0, các trái phiếu này có giá trị 97 $ trên 100 $ mệnh giá, tức là tổng giá trị trái phiếu là 970 000 $. Tại thời điểm t = 0 nhà quản trị nhận được tin dự báo rằng lãi suất dự tính sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng, khi lãi suất thị trường tăng lên nghĩa là giá trị trái phiếu sẽ giảm xuống, nhà quản trị tiến hành tính toán thời lượng của tría phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Như vậy nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiếu (AP) theo phương trình thời lượng như sau: AP / P = - D * AR / (1 + R) Trong đó: AP là khoản lỗ của trái phiếu P là thị giá của trái phiếu, tức là P = 970 000 $ D là thời lượng của trái phiếu, tức là D = 6 năm AR là mức thay đổi lãi suất dự tính, tức là AR = 0,02 1 + R = 1 + 12,5428% AP / 970 000 = -6 * 0,02 / 1,125428 AP = -103427,32 $ Kết quả là, nhà quản trị Ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103427,32 $, hay giá trái phiếu giảm 10,66% (AP / P = 10,66%). Tức là giá trái phiếu giảm từ 97 $ xuống 86,657 $ trên 100 $ mệnh giá. Để có thể bù đắp được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro xuống số 0, nhà quản trị có thể tiến hành thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu % mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn là 3 tháng. Cái gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? Đó là giá trái phiếu sẽ giảm 10,66% tương đương với một khoản lỗ vốn là 103427,32 $. Mặt khác sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị Ngân hàng có thể mua 1 triệu $ mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá là 866,573 $ và giao số trái phiếu mua được này cho đối tác theo hợp đồng 1 tr $ mệnh giá là 970 000 $. Do đó lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn là: 970 000 $ - 866 573 $ = 103 427 $ (hay lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn = gí trị hợp đồng kỳ hạn – giá trị của hợp đồng giao dịch tại thời điểm sau 3 tháng). Do đó sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản (nội bảng) là 103 427 $ được bù đắp đầy đủ bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn (ngoại bảng). Như vậy rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng được bảo đảm, tức bằng 0. Hợp đồng tương lai: Giải thích một số thuật ngữ: Bảo đảm Vi Mô - Microhedging: Một Ngân hàng tiến hành bảo đảm Vi Mô khi nó sử dụng các hợp đồng tương lai (hoặc kỳ hạn) để bảo đảm rủi ro cho từng bộ phận tài sản (có hoặc nợ) một cách riêng biệt. Một ví dụ về bảo đảm vi mô là việc Ngân hàng bảo đảm rủi ro lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm như ví dụ mà chúng ta vừa xét ở trên. Bảo đảm Vĩ Mô - Macrohedging: Bảo đảm vĩ mô xuất hiện khi nhà quản trị Ngân hàng muốn sử dụng các nghiệp vụ giao dịch tương lai, giao dịch kỳ hạn hay các giao dịch phát sinh khác để bảo đảm rủi roạ không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Như vậy: Bảo đảm vi mô là việc nhà quản trị xác định bộ phận tài sản để bảo đảm rủi ro một cách riêng biệt và sử dụng những hợp đồng tương lai hay các hợp đồng phát sinh khác để bảo đảm rủi ro đối với từng tài sản đó. Trong khi đó, bảo đảm vĩ mô chỉ quan tâm đến toàn bộ danh mục tài sản có và toàn bộ danh mục tài sản nợ của bảng cân đối tài sản. Do đó, nó cho phép tồn tại trạng thái ròng tài sản về mức độ nhạy cảm lãi suất, sự không cân xứng về thời lượng đối với từng bộ phận tài sản riêng lẻ. Do bản chất khác nhau giữa bảo đảm vi mô và bảo đảm vĩ mô cho nên có thể dẫn đến những chiến lược và kết quả hoàn toàn khác nhau giữa hai phương thức bảo đảm này. Bảo đảm thông thường và bảo đảm chọn lọc: Bảo đảm thông thường là khi Ngân hàng tiến hành bảo đảm toàn bộ hai vế của bảng cân đối tài sản (bảo đảm vĩ mô) hoặc tiến hành bảo đảm toàn bộ một bộ phận tài sản thuộc tài sản có hoặc tài sản nợ (bảo đảm vi mô) nhằm đạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản. Tuy nhiên, khi rủi ro giảm xuống mức thấp nhất thì lợi tức cũng ở mức thấp (rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại). Do đó, không phải tất cả các nhà quản trị Ngân hàng trong mọi trường hợp đều muốn tiến hành bảo đảm rủi ro thông thường. Ngoài trường hợp bảo đảm rủi ro thông thường, rất nhiều Ngân hàng lựa chọn phương án chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia bảo đảm, hoặc tiến hành bảo đảm quá mức. Những trường hợp như vậy gọi là bảo đảm rủi ro chon lọc. Hợp đồng tương lai và hạn chế rủi ro lãi suất: Có bao nhiêu hợp đồng giao dịch tương lai mà nhà quản trị Ngân hàng cần phải mua hoặc bán để bảo đảm rủi ro là phụ thuộc vào: Mức độ rủi ro (mức độ thay đổi) của lãi suất Xu hướng biến động của lãi suất (tăng hay giảm) Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức trong các trường hợp bảo đảm hoàn toàn hay bảo đảm chọn lọc. Giao dịch quyền chọn: Đặc đIểm cơ bản của giao dịch quyền chọn: “Mua quyền chọn mua” là chiến lược quyền chọn thứ nhất. Người mua quyền chọn mua (the buyer of a call option) gọi là người mua, có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua chứng khoán tại một mức giá cố định X đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch (exercise or strike price). Để có được quyền chọn mua chứng khoán, người mua phải trả một khoản phí cho người bán là C, gọi là phí chon mua (call premium). Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua và đồng thời người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá trái phiếu tăng trên mức giá giao dịch (X) cộng với khoản phí chọn mua (C). Bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ hai của giao dịch quyền chọn. Đối với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua (the seller of a call option) nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn mua và phải luôn luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho ngươì mua tại mức giá cố định đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch. Chiến lược thứ ba là mua quyền chọn bán trái phiếu. Người mua quyền chọn bán trái phiếu (the buyer of a put option) có quyền (không phải kà nghĩa vụ) bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán trái phiếu tại một mức giá cố định đã được thoả thuận trước (gọi là giá giao dịch). Ngược lại, người mua phảI trả cho người bán một khoản phí, gọi là phí chọn bán (P). Chiến lược thứ tư là bán quyền chọn bán trái phiếu. Trong trường hợp bán quyền chọn bán trái phiếu, người bán nhận được một khoản phí P (gọi là phí bán quyền chọn bán) và người bán luôn phảI sẵn sàng mua trái phiếu tại mức giá giao dịch X khi người mua thực hiện quyền chọn bán của mình. Giao dịch quyền chọn và hạn chế rủi ro lãi suất: Đối với những Ngân hàng nhỏ thì chiến lược thích hợp là thực hiện quyền chọn mua hơn là quyền chọn bán. Cả hai lý do để giải thích tại sao lại như vậy, đó là: lý do về kinh tế và lý do về qui chế. Tuy nhiên, đối với những Ngân hàng lớn thì những giao dịch quyền chon mua, quyền chọn bán đều là những giao dịch phổ biến. Lý do kinh tế giảI thích tại sao các Ngân hàng nhỏ lại không chọn quyền bán: đối với việc bán quyền chọn (bao gồm bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán) thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng khả năng phát sinh lỗ thì không có giới hạn. Khi giá trái phiếu biến động mạnh làm cho chênh lệch giữa giá thị trường và giá giao dịch quyền chọn tăng lên dẫn đến thua lỗ. Đối với những Ngân hàng duy trì các hợp đồng bán quyền chọn với khối lượng lớn sẽ đứng trước nguy cơ lỗ vôns nặng nề. Như chúng ta thấy, bằng cách bán quyền chọn mua Ngân hàng có thể bảo đảm được rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng lên, nghĩa là giá trị trái phiếu trong danh mục đầu tư của Ngân hàng tăng lên đủ để bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Trong trường hợp ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng thì khoản lợi nhuận thu được từ hợp dồng bán quyền chọn mua (khoản phí thu được) có thể không đủ để bù đắp cho sự giảm giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của Ngân hàng. Điều này là có thể, bởi vì lợi nhuận thu đwợc tối đa từ hợp đồng bán quyền chọn mua bị giới hạn bởi mức phí thu được C. Ngược lại, trường hợp bảo đảm rủi ro lãi suất bằng cách mua quyền chọn bán trái phiếu sẽ cung cấp cho nhà quản trị Ngân hàng phương án lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều. Lý do quy chế hạn chế các hợp đồng quyền bán: Theo quan điểm của các nhà làm chính sách, thì các hợp đồng quyền bán mà đắc biệt là các hợp đồng không nhằm mục đích bảo đảm rủi ro tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0658.doc
Tài liệu liên quan