Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài Những bất cập và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

MỤC LỤC . i

MỤC LỤC BẢNG BIỂU . iii

DANH MỤC VIẾT TẮT . iv

LỜI MỞ ĐẦU . - 1 -CHƢƠNG 1: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ

NƢỚC NGOÀI . 3

I. Hợp đồng điện tử . 3

1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử . 3

1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử. 3

1.3. Những khác biệt về Giao kết hợp đồng điện tử và Giao kết hợp đồng

truyền thống . 7

II. Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 12

2.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 12

2.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 17

2.3. Chữ ký và bằng chứng về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài nƣớc

ngoài . 26

III.Tìm hiểu các quy định pháp luật của Hoa Kỳ về hợp đồng điện tử có yếu tố

3.1 Hoa Kỳ chƣa có đạo luật riêng về Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 26

3.2. Luật giao dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

nhƣ hợp đồng truyền thống . 27

3.3. UETA đƣa ra quy định về trình tự giao kết hợp đồng điện tử . 28

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI . - 29-I. Nhận xét chung . 30

1.1. Những thuận lợi và kết quả . 30

1.2. Những bất cập và nguyên nhân . 32

II. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử có yếu

tố nƣớc ngoài ở VN . 35

2.1. Những quy dịnh liên quan đến khái niệm hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc

ngoài . 35

2.2. Thực trạng những quy định về thủ tục giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố

nƣớc ngoài . 37

2.3. Những quy định về nội dung của hợp đồng điện tử . 47

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI . 50

I. Dự báo xu hƣớng phát triển giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử có yếu tố

nƣớc ngoài ở Việt Nam . 50

1.1. Cơ sở để dự báo . 50

1.2. Số liệu để dự báo . 58

II. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có

yếu tố nƣớc ngoài . 72

2.1. Phƣơng hƣớng chung . 72

III. Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết

hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 77

3.1. Nhóm giải pháp sửa đổi các quy định của pháp luật VN về giao kết hợp

đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 77

3.2. Nhóm giải pháp mới ban hành văn bản dẫn luật để hƣớng dẫn thực hiện

giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài . 81

3.3. Nhóm giải pháp khác. 84

LỜI KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

pdf105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4126 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài Những bất cập và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông bao gồm bên hoạt động với tƣ cách là ngƣời trung gian liên quan tới chứng từ điện tử. Về tổ chức trung gian hay bên trung gian, điều 4 khoản 9 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định: “Ngƣời trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lƣu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.” Nhƣ vậy, ngƣời trung gian ở đây có thể là tổ chức cung cấp dịch vụ mạng hay tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Cùng trong điều 4, các khái niệm về hai tổ chức trung gian này cũng đã đƣợc đề cập đến. Những cách định nghĩa về các chủ thể nhƣ trên khá rõ ràng và nêu lên đƣợc bản chất, đặc điểm cơ bản của chủ thể thay vì việc liệt kê những đối tƣợng nào là chủ thể của hợp đồng điện tử. Bƣớc đầu đƣa ra đầy đủ các khái niệm về các chủ thể tham gia hợp đồng điện tử là cơ sở để tiếp tục xây dựng những quy định điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử. Bởi muốn giao kết hợp đồng điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên chính là những 39 quy định liên quan đến chủ thể, một trong những điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Một chủ thể có đủ khả năng giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài hay không còn phụ thuộc vào năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể đó. Đối với hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài thì việc xác định chủ thể có đủ năng lực ký kết hay không là một vấn đề bức thiết và cũng khá phức tạp. Việc nhận định về nhân thân, về năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ thể trong một môi trƣờng ảo nhƣ môi trƣờng điện tử là rất khó và nó ảnh hƣởng đến mức độ an toàn của việc giao kết hợp đồng. Chính vì thế yêu cầu đặt ra là cần có những quy định pháp lý để điều chỉnh vấn đề này. Bộ luật Dân sự 2005 đã dành hẳn phần thứ 7 để quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài trong đó có các quy định về năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự của cá nhân cũng nhƣ pháp nhân. Điều 761 luật này quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài nhƣ sau: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó có quốc tịch. 2. Ngƣời nƣớc ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam nhƣ công dân Việt Nam, trừ trƣờng hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.” Điều 762 quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài nhƣ sau: “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó là công dân, trừ trƣờng hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Trong trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Điều 765 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài: “1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi pháp nhân đó đƣợc thành lập, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trong trƣờng hợp pháp nhân nƣớc ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đƣợc xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 40 Từ những quy định trên có thể rút ra một vài nhận xét sau: Để có thể xác định đƣợc năng lực pháp luật dân sự cũng nhƣ năng lực hành vi dân sự của cá nhân hay pháp nhân nƣớc ngoài thì các chủ thể có ý định ký kết hợp đồng điện tử cần có sự tìm hiểu kĩ lƣỡng về luật pháp quốc tế (theo nơi đối tác có quốc tịch hay thành lập). Đây là một trở ngại khá lớn bởi việc tìm hiểu luật pháp vốn đã không dễ chƣa kể đến những rào cản về ngôn ngữ, về chuyên môn pháp lý liên quan đến việc đọc hiểu, giải thích và áp dụng luật. Ngoài những quy định liên quan đến khái niệm về chủ thể, lgd còn có thêm các quy định về tổ chức chứng thực chữ ký điện tử (điều 30) cùng với quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng thực chữ ký điện tử (điều 31), về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng (điều 47). Những điều luật này đã góp phần cụ thể hóa hơn khái niệm về chủ thể Ngƣời trung gian trong giao kết hợp đồng điện tử, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, gửi số liệu và chứng thực chữ ký điện tử. 2.2. Những quy định về hình thức của hợp đồng điện tử Điều 27 LTM 2005 khoản 2 có quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tƣơng đƣơng.” Nhƣ vậy liệu một hợp đồng thƣơng mại điện tử mang yếu tố quốc tế liệu có giá trị pháp lý? Điều đáng chú ý là điều 3 khoản 15 LTM năm 2005 đã khẳng định rõ: “Các hình thức có giá trị tƣơng đƣơng văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Bằng quy định này, Luật Thƣơng mại năm 2005 đã công nhận các thông điệp điện tử cũng có giá trị pháp lý nhƣ một hình thức văn bản. Và nhƣ vậy, tất cả các loại hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thƣơng mại năm 2005, khi đƣợc ký kết thông qua các phƣơng tiện điện tử, đều thoả mãn yêu cầu về hình thức văn bản, đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu rất quan trọng cho việc sử dụng các chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử nói chung và trong giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử nói riêng. Điều 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng quy định: “Trong trƣờng hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải đƣợc thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu đƣợc xem là đáp ứng yêu 41 cầu này, nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng đƣợc để tham chiếu khi cần thiết”. Song một thực tế đặt ra là trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là chƣa có một quy định nào về cái gọi là “truy cập và sử dụng đƣợc khi cần thiết”. Mạnh hơn, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 còn khẳng định: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó đƣợc thể hiện dƣới dạng thông điệp dữ liệu.” (điều 11) và “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó đƣợc thể hiện dƣới dạng thông điệp dữ liệu.” (điều 34). Nhƣ vậy là Luật Giao dịch điện tử còn khẳng định rõ về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu cũng nhƣ hợp đồng điện tử trên một phạm vi khá bao quát bao quát, bao gồm các giao dịch điển tử trong các lĩnh vực hành chính, dân sự chứ không chỉ thƣơng mại. Nhƣ vậy là giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu – hình thức thể hiện của hợp đồng điện tử đã đƣợc công nhận. Cụ thể hoá hình thức của hợp đồng điện tử, điều 10 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu đƣợc thể hiện dƣới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thƣ điện tử, điện báo, điện tín, fax và các hình thức tƣơng tự khác”. Nhƣ vậy, khi hợp đồng điện tử đƣợc thể hiện dƣới một trong các dạng liệt kê ở trên thì giá trị pháp lý của nó sẽ đƣợc công nhận. Những quy định nhƣ vừa phân tích sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng thừa nhận giá trị pháp lý các hình thức khác nhau của hợp đồng điện tử nếu những hình thức này có chứa những thông tin có thể truy cập và sử dụng đƣợc để tham chiếu khi cần thiết. Nhƣng những quy định vừa nêu và phân tích ở trên mới là những quy định chung công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử còn cụ thể Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể nào về các hình thức cụ thể của hợp đồng điện tử nhƣ nêu trong điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì cần phải tìm hiểu và phân tích kỹ hơn trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam 2.2.1. Hình thức trao đổi dữ liệu Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange - EDI) đƣợc hiểu là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dƣới dạng "có cấu trúc" (structured form) từ máy tính 42 điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con ngƣời. Trao đổi dữ liệu điện tử có vai trò quan trọng đối với giao dịch thƣơng mại điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. (nguồn: ecommerce.gov.vn) Với việc hình thành những hệ thống ứng dụng thƣơng mại điện tử kỹ thuật cao nhƣ mạng giá trị gia tăng (VAN), hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng (SCM), mạng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian …, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ áp dụng những tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thống nhất tạo thuận lợi cho các giao dịch thƣơng mại điện tử. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm đƣợc lỗi sai sót do con ngƣời gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí trao đổi dữ liệu. Hiện nay, sự xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình hiện đại nhƣ XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn, do đó EDI đƣợc ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành trên thế giới. Việc xây dựng những quy định pháp lý về EDI là cần thiết. Chính vì vậy mà trong Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành Thƣơng mại đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại nay là Bộ Công Thƣơng) đã đƣa ra kế hoạch xây dựng và ban hành các chuẩn EDI của ngành Thƣơng mại nhƣ sau: “Đến năm 2010, hoàn thành về cơ bản việc xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thƣơng mại dựa trên công nghệ EDI/ebXML, bao gồm chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ các đơn vị Bộ Công Thƣơng, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa các Sở Công Thƣơng với Bộ Công Thƣơng và giữa các Sở Công Thƣơng với nhau.” Những chuẩn này phải tuân thủ mọi qui định liên quan tới các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử thuộc các chƣơng trình xây dựng chính phủ điện tử của Chính phủ. Nhƣ vậy là hiện tại ở Việt Nam chƣa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử. 2.2.2. Hình thức thanh toán điện tử 43 Thƣơng mại điện tử nói riêng và thực hiện hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài không thể phát triển toàn diện và đem lại hiệu quả cao nhất nếu không có thanh toán điện tử. Do đó, hình thức thanh toán mà doanh nghiệp áp dụng là một tiêu chí quan trọng trong điều tra. Theo kết quả thống kê, 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là khách hàng trả tiền mặt khi giao hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền qua bƣu điện. (có những doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhiều hình thức thanh toán)22 Từ năm 2007 đến nay, hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử ra đời và phát triển. Đây chính là nguyên nhân của sự sụt giảm liên tiếp qua các năm trong việc áp dụng hình thức thanh toán bằng chuyển tiền qua bƣu điện. Thay vào đó, hình thức chuyển khoản qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Mặc dù vậy, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao và tỷ lệ thanh toán trực tuyến vẫn còn thấp. Tỷ lệ 3,5% doanh nghiệp áp dụng phƣơng thức thanh toán trực tuyến là rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu thanh toán của thƣơng mại điện tử BIỂU ĐỒ 1: Các phƣơng thức thanh toán đƣợc doanh nghiệp sử dụng qua các năm 2006 – 2008 22 Nguồn: Báo cáo Thƣơng mại điện tử 2008 44 Nguồn: Báo cáo Thương mại Điện tử 2008/ trang 122 Trƣớc hết, thanh toán điện tử đƣợc hiểu là việc thanh toán tiền thông qua bản tin điện tử thay cho việc dùng tiền mặt. (nguồn: Cẩm nang Pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, trang 66). Ngày nay, với sự phát triển của thƣơng mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng ngoài cách thanh toán bằng thẻ thì ngƣời ta còn có thể thực hiện việc thanh toán dƣới các hình thức khác nhƣ: trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử, giao dịch ngân hàng số hóa… Trong các văn bản pháp luật hiện thời mới chỉ có quy chế của Ngân hàng nhà nƣớc ban hành theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về việc phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quy chế này đã có khá nhiều quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động thanh toán bằng thẻ đồng thời cũng đƣa ra các chuẩn phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ. Tuy còn một số quy định chƣa rõ ràng cụ thể (nhƣ quy định về điều kiện phát hành, thanh toán thẻ) song đây là những cơ sở ban đầu cho các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến dịch vụ thẻ cũng nhƣ cho việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn về thanh toán điện tử. 2.2.3. Hình thức thƣ điện tử 45 Một hình thức phổ biến của hợp đồng điện tử chính là thƣ điện tử. Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc… sử dụng thƣ điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thƣ điện tử. Khác với EDI, thông tin trong thƣ điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trƣớc nào. Tuy thƣ điện tử là một hình thức phổ biến của hợp đồng điện tử song đây vẫn là khía cạnh pháp lý còn bị bỏ ngỏ trong các quy định pháp lý của Việt Nam về hợp đồng điện tử. Rà soát các quy định của Pháp luật Việt Nam liên quan đến giao dịch điện tử nói chung thì không có một văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể về việc giao kết hợp đồng điện tử bằng thƣ điện tử. 2.2.4. Đối với hình thức giao dịch qua website điện tử (thƣờng sử dụng trong mô hình B2C) Website điện tử (thƣờng là website bán lẻ) là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trƣng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng hoá cho ngƣời tiêu dùng. Đây chính là sự thể hiện của phƣơng thức giao dịch giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng. Mặc dù không phải phƣơng thức có trị giá giao dịch lớn nhất trong thƣơng mại điện tử, nhƣng khi nói đến thƣơng mại điện tử ngƣời ta hay nghĩ đến website bán lẻ với các mô hình nổi tiếng nhƣ amazon.com Website bán lẻ có ƣu thế trong việc kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu dùng thƣờng gặp trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh những hàng hoá hữu hình, hàng hoá có thể số hoá và dịch vụ cũng là đối tƣợng của website bán lẻ. Phần mềm, trò chơi, phim là những mặt hàng số hoá có doanh số phân phối qua mạng cao. Các dịch vụ giải trí, du lịch, giao thông, tƣ vấn ... cũng là những lĩnh vực tiềm năng cho các website bán lẻ. Trong số các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử thì chỉ có thông tƣ số 9 năm 2008 của Bộ Công (hƣớng dẫn Nghị định 57/2007/NĐ-CP – Nghị định về Thƣơng mại điện tử) là có những quy định khá chi tiết về việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website điện tử. Thông tƣ đã đƣa ra những quy định về nguyên tắc chung về cung cấp thông tin trên website cũng nhƣ những quy tắc cụ thể về từng loại thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng, 46 thƣơng nhân và chủ sở hữu website. Có thể coi đây là cơ sở ban đầu khá tốt cho việc giao kết hợp đồng bằng website điện tử - thƣờng biểu hiện dƣới dạng bán hàng trực tuyến. 2.2.5. Đối với chứng từ điện tử: Điều 3 Nghị định 57/2006/NĐ-CP về Thƣơng mại điện tử có định nghĩa: "Chứng từ điện tử" là chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu, còn "Chứng từ" là hợp đồng, đề nghị, thông báo, tuyên bố, hóa đơn hoặc tài liệu khác do các bên đƣa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. Hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã có một số văn bản quy định khá chi tiết về chứng từ điện tử liên quan đến việc tạo lập, sử dụng cũng nhƣ hủy bỏ chứng từ điện tử nói chung và chứng từ điện tử với hình thức biểu hiện nhƣ một hợp đồng điện tử nói riêng. Đó là nghị định 57/2006/NĐ-CP và cụ thể hơn là các nghị định chuyên ngành hƣớng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (nghị định 27/2007/NĐ-CP) và hẹp hơn là trong hoạt động của ngân hàng (nghị định 35/2007/2009). Nhƣ vây so với các hình thức biểu hiện khác của hợp đồng điện tử thì chứng từ điện tử có một cơ sở pháp lý khá tốt. Nhìn chung, các quy định pháp lý của Việt Nam về hình thức của hợp đồng điện tử vẫn còn khá sơ sài (phần lớn là đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu thậm chí là mới nằm trong kế hoạch xây dựng) và còn nằm tản mạn, rải rác ở nhiều văn bản pháp luật dẫn đến những thiếu sót trong khung pháp lý điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử cũng nhƣ những khó khăn cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này. 47 2.3. Những quy định về nội dung của hợp đồng điện tử Trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành đề không có quy định về nội dung của hợp đồng điện tử. Đây là điểm khuyết của pháp luật Viêt Nam và sẽ gây ra khó khăn cho các chủ thể trong việc giao kết giao kết hợp đồng điện tử. Căn cứ theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, điều 402 thì nội dung của hợp đồng dân sự có thể hàm chứa các điều khoản về: 1.Đối tƣợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không đƣợc làm; 2. Số lƣợng, chất lƣợng; 3.Giá, phƣơng thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác (Điều 402 BLDSVN 2005). Điều này cho phép suy đoán là khi giao kết hợp đồng điện tử cũng nhƣ hợp đồng điện tử có yếu nƣớc ngoài, các chủ thể có thể thỏa thuận bất kỳ nội dung nào trong 8 nội dung đƣợc nêu ở điều 402 nói trên. Ngoài ra, theo điều 122, khoản 1, mục b của Bộ luật Dân sự năm 2005, một hợp đồng muốn hợp pháp thì nội dung của nó không đƣợc vi phạm các điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Khi ký kết hợp đồng điện tử, các chủ thể phải chú ý đến điều này. Trong hợp đồng truyền thống cũng nhƣ trong hợp đồng điện tử và hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài thì nội dung của hợp đồng điện tử đều phải thỏa mãn các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là nƣớc thành viên đã ký. Trong Điều 9, Công ƣớc viên 1980 có quy định: “1.Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn thiết lập trong mối quan hệ tƣơng hỗ; 2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể các bên ký hợp đồng ngụ ý áp dụng những tập quán họ đã biết hoặc cần biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thƣơng mại quốc tế và đƣợc các bên áp dụng một cách thƣờng xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng củ mình hoặc điều chỉnh ký kết hợp đồng đó.” Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, Điều 5 LTM năm 2005 quy định: “1.Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế đó; 2. Các bên trong giao dịch thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc 48 thỏa thuận áp dụng luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế, tập quán thƣơng mại quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” Nhƣ vậy một vấn đề đặt ra là nếu giao kết giữa một bên là ngƣời Việt Nam và một bên là ngƣời nƣớc ngoài thì nội dung của hợp đồng điện tử sẽ tuân theo pháp luật của nƣớc nào. Trong trƣờng hợp đó, các bên nên có sự thỏa thuận trong hợp đồng. Hình thức quy định cụ thể trong hợp đồng nhƣ thế sẽ tránh cho các chủ thể tranh chấp nếu có xung đột về lợi ích do việc quy định luật áp dụng hợp đồng. Nếu nội dung không đƣợc xác nhận trong hợp đồng điện tử hay hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài thì nội dung trong hợp đồng điện tử cũng nhƣ trong hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc xem nhƣ tuân theo tập quán mà các bên thƣờng áp dụng, hay những tập quán phổ biến trong lĩnh vực giao kết hợp đồng điện tử. Để xác định đƣợc chính xác nội dung của hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng nhất thiết các bên phải nắm bắt đƣợc kỹ càng pháp luật về lĩnh vực này Cũng trong điều 13, điều 14, điều 15 của Luật GDĐT 2005, tuy đã có quy định về xác nhận nội dung của hợp đồng điện tử nhƣng vẫn chƣa có quy định cụ thể và rõ ràng nào quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng điện tử đặc biệt là hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài. Nội dung của hợp đồng điện tử chỉ đƣợc quy định ở mức độ rất chung chung: “Thông điệp dữ liệu có giá trị nhƣ bản gốc khi đáp ứng đƣợc các điều kiện sau đây: “1.Nội dung của thông điệp dữ liệu đƣợc bảo đảm toàn vẹn kể từ khi đƣợc khởi tạo lần đầu tiên dƣới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu đƣợc xem là toàn vẹn khi nội dung đó chƣa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lƣu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; 2.Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng đƣợc dƣới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.” Rồi điều 14, điều 15 cũng chỉ đề cập đến cách thức lƣu trữ và có giá trị làm chứng cứ của hợp đồng điện tử mà chƣa đƣa ra đƣợc nội dung của hợp đồng điện tử có những gì? Và nếu có thì nó đƣợc điều chỉnh, ghi chép ở đâu và theo luật nào? 49 Trong nghị định 57/2006/NĐ-CP chỉ có một quy định duy nhất về việc cung cấp các điều khoản trong nội dung của hợp đồng: “Trong trƣờng hợp thông qua các hệ thống thông tin, một bên đƣa ra đề nghị giao kết hợp đồng và bên kia đƣợc đề nghị có thể tiếp cận đƣợc với đề nghị đó thì trong khoảng thời gian hợp lý bên đƣa ra đề nghị phải cung cấp cho bên đƣợc đề nghị chứng từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa nội dung của hợp đồng. Các chứng từ này phải thỏa mãn điều kiện lƣu trữ và sử dụng đƣợc. Có quy định đƣa ra về điều kiện thời gian cung cấp thông tin, nhƣng trong luật chỉ quy định rất chung chung “trong khoảng thời gian hợp lý”, nhƣng khoảng thời gian hợp lý đó đƣợc hiểu thế nào, đƣợc xác định thế nào thì không đƣợc quy định rõ. Khoảng thời gian hợp lý này đối với mỗi bên giao kết là khác nhau nên đôi khi rất khó khăn trong việc phân định. Có khi thời gian này lại diễn ra quá lâu khiến ảnh hƣởng tới việc giao kết hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng. Một lần nữa, có thể kết luận rằng, nội dung của bất cứ hợp đồng nào cũng rất quan trọng trong việc thực hiện giao kết hợp đồng đó. Đặc biệt khi mà nội dung của hợp đồng điện tử có những nét khác biệt rất riêng so với hợp đồng truyền thống. Chính vì thế cần có các quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn để điều chỉnh nội dung của hợp đồng điện tử cũng nhƣ hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài để cho việc giao kết hợp đồng loại này diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn. 50 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI I. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TMĐT CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1.1. Cơ sở để dự báo 1.1.1 Môi trƣờng quốc tế ngày càng thuận lợi - Sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài. Sau gần 15 năm kể từ khi xuất hiện, thƣơng mại điện tử đã cho thấy tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại. Cùng với sự phát triển của Internet, thƣơng mại điện tử có những bƣớc tiến nhảy vọt, nó phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới, đi đầu là các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Canada, Úc…, và sau là các nƣớc đang phát triển. Ngày nay, ngƣời ta hiểu khái niệm thƣơng mại điện tử thông thƣờng là tất cả các phƣơng pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức đƣợc sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin đƣợc coi là điều kiện tiên quyết. Thƣơng mại điện tử không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo các hiểu thông thƣờng, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thƣơng mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ƣớc tính đến nay, thƣơng mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. Tại Việt Nam, khái niệm thƣơng mại điện tử đang ngày càng trở nên khá quen thuộc với các doanh nghiệp. Có thể nói cách đây 5 năm, thƣơng mại điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhƣng đến bây giờ, bức tranh thƣơng mại điện tử Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Theo báo cáo về thƣơng mại điện tử năm 2007, gần 40 % doanh nghiệp có doanh thu từ thƣơng mại điện tử, và mức doanh thu ấy 51 chiếm 15% tổng doanh thu. Đây là một con số rất là đáng khích lệ cho thấy thƣơng mại điện tử đã thực sự đem lại những cái lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp bằng những giá trị cụ thể. Một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tƣ cho những ứng dụng thƣơng mại điện tử trong đơn vị mình. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thƣơng mại điện tử sẽ cò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài Những bất cập và giải pháp hoàn thiện.pdf
Tài liệu liên quan