Hệ sinh thái
- Về khái niệm hệ sinh thái, cần hiểu một cách bản chất rằng chu trình vật chất và năng lượng là cơ sở gắn kết các thành phần trong hệ sinh thái.
- Cấu trúc của hệ sinh thái
Cần hiểu cấu trúc thành phần và chức phận của mỗi thành phần trong hệ sinh thái: môi trường, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ.
- Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
+ Sự tuần hoàn vật chất và chuyển hoá năng lượng:
Các hệ sinh thái tồn tại và phát triển nhờ 2 chức năng cơ bản là tuần hoàn vật chất và chuyển hoá năng lượng giữa 4 thành phần tạo nên hệ sinh thái. Hai quá trình này diễn ra đồng thời làm thành cấu trúc chức năng hoạt động của hệ. Mỗi hệ sinh thái được đặc trưng bởi sự sắp xếp các chức năng hoạt động một cách xác định.
Sự tuần hoàn vật chất: Sự vận động vật chất trong hệ sinh thái là vòng tuần hoàn vật chất (tuần hoàn chất dinh dưỡng) hay còn gọi là chu trình sinh địa hoá. Có 40 nguyên tố hoá học tham gia vòng tuần hoàn vật chất. Khác với năng lượng, vật chất được các sinh vật sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và nó được bảo toàn. Các vòng tuần hoàn là một trong những cơ chế cơ bản trong sự duy trì cân bằng của sinh quyển.
Phân biệt hai nhóm chu trình: chu trình của các chất khí và chu trình của các chất lắng đọng (chu trình trầm tích).
41 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các quy luật địa lý chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua chuỗi thức ăn mà sinh vật giữ vai trò chủ yếu.
- Nhận xét về chu trình chuyển hoá vật chất:
+ Tuần hoàn nước là dòng vật chất chính tạo nên vòng tuần hoàn vật chất liên kết giữa lục địa và đại dương.
+ Tiểu tuần hoàn sinh vật phát triển trên cơ sở đại tuần hoàn địa chất.
+ Vòng tuần hoàn vật chất diễn ra trong chu trình tiểu tuần hoàn sinh vật là vòng khép kín.
1.4. Giải thích một số kiến thức trọng tâm trong giáo trình Địa lí tự nhiên đại cương 3
1.4.1. Về quá trình phong hóa và sự hình thành đất
a. Về qúa trình phong hoá
- Hiểu rõ các khái niệm về: Quá trình phong hoá; Phong hoá vật lí; Phong hoá hoá học; Phong hoá sinh vật.
- Phân biệt các hình thức phong hoá với các kiểu phong hoá và các loại vỏ phong hoá:
+ Các hình thức phong hoá được phân biệt với nhau dựa vào tính chất tác động khác nhau của các nhân tố tự nhiên vào đá gốc để tạo ra các sản phẩm phong hoá.
+ Các kiểu phong hoá: dựa vào đặc điểm và tính chất của các sản phẩm phong hoá để chia ra các kiểu phong hoá khác nhau.
+ Các loại vỏ phong hoá khác nhau là do động lực hình thành khác nhau.
b) Về sự hình thành đất,cần hiểu các nội dung sau:
- Khái niệm đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật.
- Hiểu được rằng sự hình thành đất là nội dung và động lực của cuộc đấu tranh thống nhất mâu thuẫn giữa đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật.
c) Về các nhân tố và quá trình hình thành đất
- Các nhân tố hình thành đất:
+ Bất cứ một loại đất nào cũng chỉ được hình thành trên cơ sở có đầy đủ các nhân tố hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
+ Mỗi nhân tố hình thành đất đều có những vai trò nhất định trong quá trình hình thành đất; chúng có thể hỗ trợ hoặc hạn chế nhau nhưng không thay thế nhau trong quá trình hình thành đất. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể mà nhân tố nào đó có thể đóng vai trò chủ đạo.
+ Chỉ có các loại đất nông nghiệp, đất sử dụng cho trồng trọt, thì con người mới được coi là nhân tố hình thành đất.
- Về các quá trình hình thành đất: Bất cứ nơi nào, sự hình thành loại đất nào cũng chỉ xẩy ra bốn loại hiện tượng, quá trình sau:
+ Bổ sung vật chất cho đất
+ Di chuyển vật chất trong đất
+ Tiêu hao vật chất của đất
+ Làm biến đổi vật chất trong đất.
Nhưng do mức độ và tính chất khác nhau của các hiện tượng và quá trình trên nên đã tạo ra đặc điểm đặc trưng của đất ở từng địa phương và đồng thời tạo ra sự đa dạng của đất trên thế giới (có 30 nhóm đất chính và hàng trăm loại đất khác nhau).
Tuy nhiên, nếu dựa vào đặc điểm đặc trưng riêng của từng loại đất, có thể biết được các quá trình chủ yếu có tác dụng quyết định tới sự hình thành chúng. Người ta đã chia ra được 3 nhóm quá trình hình thành đất sau đây:
+ Nhóm các quá trình phá huỷ và biến đổi khoáng vật chiếm ưu thế. Nhóm này bao gồm 3 quá trình hình thành đất là: quá trình hình thành đất sơ đẳng, quá trình sialit và quá trình feralit.
+ Nhóm các quá trình biến đổi chất hữu cơ chiếm ưu thế. Nhóm này gồm hai quá trình hình thành đất là: quá trình hình thành mùn và quá trình hình thành than bùn.
+ Nhóm các quá trình do sự di chuyển và biến đổi vật chất đóng vai trò chủ yếu. Nhóm này gồm 7 quá trình hình thành đất sau: quá trình gờlây, quá trình mặn hoá, quá trình xôlônet và xôlôt, quá trình rửa trôi, quá trình pôt dôn và quá trình bồi tụ.
Cần phân biệt được các quá trình trên nhằm xác định đúng quá trình hình thành đất chủ đạo đối với từng nhóm đất, từng loại đất.
1.4.2. Quần xã sinh vật và hệ sinh thái
a) Quần xã sinh vật
- Về khái niệm quần xã sinh vật, cần hiểu rằng:
+ Quần xã không phải là sự kết hợp máy móc của các loài sinh vật trong một sinh cảnh nhất định, mà là tập hợp của những loài sinh vật đã được hình thành trong một quá trình, chúng liên hệ với nhau bởi những quan hệ sinh thái về thức ăn và nơi ở..., biểu hiện bằng những mối quan hệ tương trợ (tương tác dương) hay quan hệ đối địch (tương tác âm).
+ Quần xã được hình thành trên cơ sở quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với ngoại cảnh. Những thay đổi của ngoại cảnh có khả năng biến đổi một quần xã, hình thành một quần xã khác (diễn thế).
- Các đặc trưng của quần xã
Đặc trưng cơ bản của quần xã là có cấu trúc. Cấu trúc của quần xã được hình thành qua tập tính di truyền thích nghi sinh thái và quan hệ dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
+Cấu trúc của quần xã: Mỗi quần xã đều có cấu trúc đặc trưng, giúp cho nó thực hiện đầy đủ chức năng sống để tồn tại và phát triển ổn định. Cấu trúc của quần xã được thể hiện ở: cấu trúc về thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài, cấu trúc về không gian và cấu trúc về dinh dưỡng. Mỗi mặt cấu trúc biểu hiện một mặt đặc tính của quần xã.
* Cấu trúc về thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài xác định tính đa dạng của quần xã.
* Cấu trúc về không gian của quần xã biểu hiện ở sự phân bố các loài sinh vật trong quần xã theo hai chiều: chiều ngang (hay theo mặt phẳng) và chiều thẳng đứng (theo tầng). Cấu trúc này phản ánh tính ổn định và tính phức tạp của quần xã.
* Cấu trúc về dinh dưỡng:
Biểu hiện ở cách sắp xếp các nhóm sinh vật trong quần xã theo chức năng dinh dưỡng. Cấu trúc này phản ánh chức năng hoạt động của quần xã qua quá trình chu chuyển vật chất và biến đổi năng lượng.
Mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã được thực hiện bằng chuỗi và lưới thức ăn.
Có 3 loại tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng. Trong đó tháp năng lượng là điển hình nhất và hoàn thiện nhất, tháp bao giờ cũng có đỉnh ở phía trên và khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao đều mất năng lượng do hô hấp.
b). Hệ sinh thái
- Về khái niệm hệ sinh thái, cần hiểu một cách bản chất rằng chu trình vật chất và năng lượng là cơ sở gắn kết các thành phần trong hệ sinh thái.
- Cấu trúc của hệ sinh thái
Cần hiểu cấu trúc thành phần và chức phận của mỗi thành phần trong hệ sinh thái: môi trường, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ.
- Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
+ Sự tuần hoàn vật chất và chuyển hoá năng lượng:
Các hệ sinh thái tồn tại và phát triển nhờ 2 chức năng cơ bản là tuần hoàn vật chất và chuyển hoá năng lượng giữa 4 thành phần tạo nên hệ sinh thái. Hai quá trình này diễn ra đồng thời làm thành cấu trúc chức năng hoạt động của hệ. Mỗi hệ sinh thái được đặc trưng bởi sự sắp xếp các chức năng hoạt động một cách xác định.
Sự tuần hoàn vật chất: Sự vận động vật chất trong hệ sinh thái là vòng tuần hoàn vật chất (tuần hoàn chất dinh dưỡng) hay còn gọi là chu trình sinh địa hoá. Có 40 nguyên tố hoá học tham gia vòng tuần hoàn vật chất. Khác với năng lượng, vật chất được các sinh vật sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và nó được bảo toàn. Các vòng tuần hoàn là một trong những cơ chế cơ bản trong sự duy trì cân bằng của sinh quyển.
Phân biệt hai nhóm chu trình: chu trình của các chất khí và chu trình của các chất lắng đọng (chu trình trầm tích).
Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái:
Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của các hệ sinh thái.
Sự chuyển hoá năng lượng xảy ra đồng thời với sự chuyển hoá vật chất.
Tuần hoàn vật chất là một chu trình khép kín, dòng năng lượng là hở.
Tháp năng lượng là điển hình và biểu hiện rõ nhất trong 3 dạng tháp dinh dưỡng (số lượng, sinh khối và năng lượng).
+ Sự tiến hóa của hệ sinh thái
Cần phân biệt sự vận động theo chu kỳ và vận động theo xu thế của các hệ sinh thái: Các hệ sinh thái là những hệ thống động lực, nghĩa là luôn ở trạng thái vận động. Vận động sống theo chu kỳ, nhịp điệu là đặc trưng cấu trúc động lực của hệ. Còn những vận động theo xu thế làm thay đổi cấu trúc của hệ, biến đổi từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác là vận động tiến hoá (phát triển) hoặc suy thoái.
Sự tiến hoá được coi là một đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái: Trong tự nhiên các hệ sinh thái luôn vận động theo hướng tự điều chỉnh, giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ quần xã và giữa các quần xã và môi trường để hướng tới sự trạng thái cân bằng ổn định lâu dài. Đó là xu thế của sự phát triển, biến đổi tuần tự từ hệ sinh thái khởi đầu (quần xã tiên phong), qua các giai đoạn chuyển tiếp tới trạng thái ổn định cuối cùng (quần xã đỉnh cực). Quá trình biến đổi đó gọi là "diễn thế sinh thái".
Phân biệt: nội diễn thế và ngoại diễn thế; diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
+ Sự tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng của hệ sinh thái là đặc tính của các hệ sinh thái tự nhiên, các hệ sinh thái nhân tạo không có đặc tính này.
Có 2 cơ chế chính để hệ sinh thái thực hiện được sự thích nghi:
+ Điều chỉnh đa dạng sinh học của quần xã: là sự điều chỉnh số lượng cá thể loài trong quần xã.
+ Sự cân bằng thông qua chu trình sinh địa hóa giữa các thành phần của hệ sinh thái.
1.4.3. Lớp Vỏ cảnh quan của Trái Đất
a). Khái niệm Lớp vỏ cảnh quan và cảnh quan
- Khái niệm Lớp vỏ cảnh quan
+ Hiểu là lớp vỏ ngoài của hành tinh trái đất có đặc điểm riêng biệt khác hẳn với các bộ phận còn lại và với các địa quyển khác ở chỗ, tại đó các quyển thành phần có sự tiếp xúc chặt chẽ và phối hợp hoạt động tạo nên các dạng năng lượng tự do và kết tụ vật chất cực kỳ đa dạng, phong phú, đặc biệt là có sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
+ Phạm vi: Lớp vỏ này nằm giữa tầng bình lưu và mặt đáy của miền có biểu hiện hoạt động sinh vật trong thạch quyển. Cần chú ý rằng, nếu toàn bộ thuỷ quyển và sinh quyển tham gia một cách trọn vẹn vào lớp vỏ địa lí, thì thạch quyển chỉ gồm có miền phát sinh trên và khí quyển cũng chỉ gồm có tầng đối lưu, nhiều nhất là cho đến giới hạn dưới của tầng ôzôn.
- Các tên gọi khác của lớp vỏ cảnh quan (Vỏ cảnh quan) là lớp vỏ địa lí hay cảnh quan quyển (A.M. Riabsikov, 1959) địa quyển ngoài (A.G. Ixatsenko, 1965), quyển phát sinh sinh vật (I.M. Zabelin, 1959).
+ Vỏ cảnh quan là một thể tổng hợp cực kỳ phức tạp, có không gian 3 chiều, mà ở đó các quá trình và hiện tượng địa lí diễn ra không đồng đều tạo nên sự phân hóa trong không gian thành các thể tổng hợp địa lí tự nhiên hay còn gọi là các cảnh quan.
-. Khái niệm cảnh quan (thể tổng hợp địa lí tự nhiên)
+ Định nghĩa khái niệm: Thể tổng hợp địa lí tự nhiên (còn gọi là địa tổng thể, địa hệ thống, thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên) được hiểu là một thể thống nhất hoàn chỉnh tạo bởi sự kết hợp có quy định và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của cảnh quan.
+ Đặc điểm: Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một hệ thống có cấu trúc biểu hiện trên 3 mặt: Cấu trúc đứng là do mối quan hệ giữa các thành phần của cảnh quan, cấu trúc ngang là sự phân hoá theo bề mặt lãnh thổ và cấu trúc động lực tạo bởi quá trình trao đổi vật chất và năng lượng.
+ Thể tổng hợp địa lí có nhiều cấp và cấp cao nhất là Vỏ cảnh quan.
Cảnh quan là khái niệm lãnh thổ được dùng theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
b). Nguồn gốc phát sinh Vỏ cảnh quan
- Hai dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện Vỏ cảnh quan (X.V. Kaletnix) là:
* Bề mặt vật lí của Trái Đất bao giờ cũng là nền móng của Vỏ cảnh quan. Bề mặt này khác biệt về chất với các bộ phận bên trong của hành tinh.
* Sự phân dị theo khu vực trên bề mặt vật lí của Trái Đất là đặc điểm cấu trúc quan trọng nhất của Vỏ cảnh quan.
Bề mặt vật lí Trái đất phát triển đến giai đoạn nào đó mới có sự phân dị do sự phân bố khác nhau của các quyển mới hình thành: khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển (đá trầm tích). Vỏ cảnh quan xuất hiện trước khi có sinh quyển và chỉ gồm có 3 thành phần: thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển.
- Tuổi của Vỏ cảnh quan: Tuổi của thuỷ quyển không ít hơn 3 tỉ năm, loại đá trầm tích đầu tiên của Trái Đất được phát hiện có tuổi từ 3 đến 3,5 tỉ năm. Như vậy, tuổi của Vỏ cảnh quan không thể ít hơn thời gian trên.
c). Các giai đoạn phát triển của Vỏ cảnh quan
- Sự phát triển của Vỏ cảnh quan Trái Đất được chia làm 5 giai đoạn là giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Caleđôni, giai đoạn Hecxini, giai đoạn Anpi, và giai đoạn Nhân sinh.
Cần chứng minh 3 xu hướng biến đổi của Vỏ cảnh quan qua các giai đoạn phát triển:
+ Sự tiến hóa của lớp vỏ Trái Đất đi theo hướng ngày càng tăng diện tích và khối lượng của lớp đá trầm tích. Cấu trúc của nó bị phức tạp hóa bởi các hiện tượng vò nhàu, xâm nhập và biến chất, làm cho nó ngày càng có thêm những dấu hiệu mới về chất. Sự tương phản của địa hình bề mặt Trái Đất ngày càng tăng.
+ Cấu trúc Vỏ cảnh quan Trái Đất ngày càng phức tạp. Từ 3 quyển thành phần ban đầu (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển), xuất hiện thêm sinh quyển và thổ nhưỡng quyển. Sự phân dị theo cấu trúc ngang ngày càng tăng, biểu hiện ở sự phân đới khí hậu ngày càng rõ rệt và số lượng các đới tự nhiên ngày càng phong phú thêm.
+ Sự phát triển của giới sinh vật ngày càng tiến hóa và đa dạng, đỉnh cao là sự xuất hiện loài người. Vỏ cảnh quan sang giai đoạn Nhân sinh đại.
2. Địa lí tự nhiên Việt Nam
2.1. Các quy luật địa lí với tính thống nhất và sự phân phân hóa của thiên nhiên Việt Nam
Thiên nhiên của bất kì một thể tổng hợp lãnh thổ (địa tổng thể) hay cảnh quan nào (theo khái niệm chung) đều được đặc trưng bởi hai mặt đối lập là tính thống nhất và sự phân hóa. Tính thống nhất và sự phân hóa của thiên nhiên một lãnh thổ chịu sự tác động của các quy luật địa lí chung của Trái Đất. Thiên nhiên lãnh thổ Việt Nam cũng thể hiện rõ rệt hai mặt đó qua các đặc điểm chung.
2.1.1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam
Đặc điểm của thiên nhiên một đất nước được quy định bởi vị trí địa lí (bao gồm tọa độ địa lí và mối quan hệ với các lãnh thổ kề bên) và lịch sử phát triển lãnh thổ của đất nước đó.
Phần đất liền của lãnh thổ nằm ở vĩ độ từ 8030'B đến 23023' B và kinh độ từ 1020 08' Đ đến 109028' Đ và ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Với vị trí đó, Việt Nam là nước thuộc vòng nội chí tuyến, vừa gắn với lục địa Châu Á rộng lớn trên đường biên giới chung với 3 nước Trung Quốc, Lào, Cămpuchia dài 4510 km, vừa thông rộng ra các đại dương qua biển Đông mà phần biển thuộc chủ quyền lãnh thổ trên 1 triệu km2 với đường bờ biển dài khỏang 3260 km. Các điều kiện vị trí quy định thiên nhiên Việt Nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới, ẩm và của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, tạo nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, tính bán đảo của thiên nhiên Việt Nam. Vị trí ấy còn quy định lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam nằm trong lịch sử kiến tạo chung của khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của các đơn vị kiến tạo xứ nền Hoa Nam và xứ địa máng Đông Dương trong quan hệ với hệ địa máng Tây Vân Nam. Chính mối quan hệ về mặt kiến tạo này đã khiến cho cảnh quan thiên nhiên đồi núi chiếm ưu thế. Hình dạng hẹp ngang, kéo dài của lãnh thổ, địa hình nhiều đồi núi với hướng núi ưu thế tây bắc - đông nam, lan ra sát biển đã chi phối tác động của các khối khí hoạt động theo mùa tạo nên sự đa dạng sắc thái, nhịp điệu mùa của khí hậu và sự phân hóa đa dạng, phức tạp của cảnh quan thiên nhiên. Sự phức tạp đa dạng của cảnh quan thiên nhiên còn do lãnh thổ nước ta đã là nơi hội tụ của nhiều luồng di cư sinh vật bao gồm các loài sinh vật á nhiệt đới, ôn đới từ Hoa Nam và Himalaya xuống, các loài nhiệt đới từ Ấn Độ – Mianma lại và và các loài cận xích đạo từ Malaixia - Inđônêxia đi lên.
Từ sự phân tích trên cho thấy thiên nhiên Việt Nam có 4 đặc điểm chung là:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thiên nhiên mang tính bán đảo.
- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế
- Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.
Bốn đặc điểm chung ấy là hệ quả tác động tổng hợp của các quy luật địa lí chung trên lãnh thổ Việt Nam, phản ánh tính thống nhất đồng thời sự phân hóa của thiên nhiên đất nước.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm cơ bản nhất, bao trùm nhất biểu hiện tính thống nhất của thiên nhiên lãnh thổ. Đặc điểm này được thể hiện ở cảnh quan chung nhiệt đới ẩm gió mùa, ở mối liên kết quy định nhau giữa các thành phần tự nhiên và nhịp điệu mùa của cảnh quan.
Thiên nhiên mang tính chất bán đảo cũng là một đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta.Vị thế bán đảo, tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn, lại nằm trong vòng đai nhiệt đới đã làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương với lượng mưa, ẩm lớn và các dạng địa hình ven biển đặc sắc, độc đáo. Tính bán đảo đã làm tăng tính ẩm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm do vị trí nội chí tuyến của nước ta quy định và làm tăng sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên theo vĩ độ do bức chắn của các nhánh núi đâm ngang ra biển.
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế là một đặc điểm nổi bật của thiên nhiên nước ta. Địa hình nhiều đồi núi đã làm tăng cường sự phân hóa đa dạng thiên nhiên nước ta.
Thiên nhiên phân hóa đa dạng vừa là một đặc điểm chung vừa là sự thể hiện mặt phân hóa không gian theo cấu trúc ngang của tự nhiên lãnh thổ do tác động của các quy luật địa đới và phi địa đới.
Như vậy, đặc điểm thiên nhiên mang tính chất bán đảo và thiên nhiên có cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế đã bổ sung, làm nổi bật hơn hai đặc điểm cơ bản nhất phản ánh tính thống nhất và sự phân hóa của tự nhiên lãnh thổ nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.
2.1.2. Tính thống nhất và hoàn chỉnh của cảnh quan lãnh thổ Việt Nam: thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là nền tảng cơ bản, thể hiện tính thống nhất và hoàn chỉnh của thiên nhiên Việt Nam. Đặc điểm này được hình thành dưới tác động kết hợp của quy luật địa đới và tác nhân địa ô.
a) Tác động của quy luật địa đới và tác nhân địa ô đối với sự hình thành đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam
- Tác động của quy luật địa đới: Vị trí nội chí tuyến đã xác định lãnh thổ nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới. Cảnh quan chung phản ảnh tính thống nhất của thiên nhiên Việt Nam do tính địa đới quy định là cảnh quan đới rừng thuộc vòng đai nhiệt đới. Về tương quan nhiệt ẩm, nước ta có chỉ số K #1 (theo chỉ số khô hạn K của A.A. Grigoriev và M. I. Budưcô), thuộc đới cảnh quan rừng. Tính địa đới không chỉ biểu hiện ở nền nhiệt đới mà còn ở tính ẩm của thiên nhiên nước ta. Đặc điểm khí hậu có mưa lớn vào mùa hạ là do có sự tham gia của hội tụ nội chí tuyến (giữa TM/ EM: tín phong Bắc và Nam bán cầu). Hoạt động của tín phong là thuộc tính của vòng nội chí tuyến và là một biểu hiện của tính địa đới địa lí.
- Vai trò của tác nhân địa ô: Nằm ở gần trung tâm vùng gió mùa Châu Á, lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng của các khối khí di chuyển qua biển và hoạt động theo mùa. Tác nhân địa ô gió mùa đã làm tăng tính ẩm của thiên nhiên, tạo nên nhịp điệu mùa của vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, nhịp điệu mùa của thiên nhiên nước ta.
Như vậy là sự tác động kết hợp của vị trí địa đới nội chí tuyến với tác nhân địa ô gió mùa đã làm nên một thiên nhiên Việt Nam mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa.
b). Biểu hiện tính thống nhất và hoàn chỉnh của cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua mối liên kết giữa các thành phần tự nhiên ở nước ta.
Trước hết ở nền khí hậu nóng ẩm, thay đổi theo mùa với sự phân hóa mùa mưa, mùa khô trên toàn lãnh thổ và ở miền Bắc tương ứng là mùa hạ mưa nhiều và mùa lạnh ít mưa.
Lượng mưa lớn, mưa theo mùa trên nền địa hình nhiều đồi núi đã tạo nên địa hình xâm thực. Quá trình địa mạo xâm thực - bồi tụ là quá trình hình thành địa hình chủ yếu ở nước ta.
Các đặc điểm chung của thủy văn như mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú, nhiều phù sa, chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt là hệ quả của khí hậu nóng ẩm, mưa mùa tác động lên bề mặt địa hình bị xâm thực mạnh và nó cũng phản ảnh tính thống nhất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
Vỏ phong hóa feralit và đất feralit chiếm chủ yếu với qúa trình phong hóa hóa học ưu thế là sản phẩm của quá trình phong hóa hình thành đất của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Đó là biểu hiện tính địa đới của quá trình hình thành đất ở nước ta.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa ưu thế với các loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm chủ yếu trong thành phần rừng.
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Vòng tuần hòan vật chất và năng lượng theo nhịp điệu mùa
Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa
Vòng đai nhiệt đới
Hội tụ nội chí tuyến
Mạng sông ngòi dầy đặc, nhiều nước, giầu phù sa, thủy chế theo mùa
Quy luật địa đới
Quy luật phi địa đới
Đứi cảnh quan rừng gió mùa thuộc vòng đai nhiệt đới
Hình 2.1.1 : Các quy luật địa lí với tính thống nhất của thiên nhiên Việt Nam
Đất Feralit. Hệ ST rừng nhiệt đới gió mùa ưu thế
Vị trí nội chí tuyến
Biển Đông Địa ô gió mùa Châu Á
Kiến tạo địa mạo
Xứ Đông Dưong
Nền Hoa Nam
Quá trình địa mạo
Xâm thực - Bồi tụ
Thiên nhiên bán đảo Hòan lưu gió mùa
Địa hình nhiều đồi núi Đồi núi thấp ưu thế
Tính thống nhất của cảnh quan thiên nhiên, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên nêu trên được xâu kết bởi vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng.
Chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra với cường độ mạnh, tốc độ quay vòng nhanh đã tạo nên sản lượng cao, năng suất sinh khối lớn ở các hệ sinh thái tự nhiên và cây trồng, vật nuôi.
Nhịp điệu mùa với một mùa tuần hoàn vật chất và năng lượng diễn ra mạnh, một mùa cường độ hoạt động giảm sút, biểu hiện ở cảnh sắc thiên nhiên và năng suất của các hệ sinh thái.
2.1.3. Sự phân hóa của cảnh quan lãnh thổ Việt Nam: thiên nhiên phân hóa đa dạng
a). Sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ
- Các đới vá á đới cảnh quan theo vĩ độ
Theo các sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam từ trước đến nay, dù với tên gọi khác nhau các tác giả đều lấy vĩ tuyến160 B là ranh giới phân chia cấp cảnh quan lớn nhất ở nước ta.
Sơ đồ phân vùng cảnh quan của Vũ Tự Lập, phân chia làm 2 đới và 4 á đới:
Từ 160B trở ra là đới cảnh quan rừng chí tuyến ( nhiệt đới) gió mùa
Đới cảnh quan này được chia làm 2 á đới dựa chủ yếu vào mức độ khô lạnh:
+ Từ 180B trở ra là á đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô.
+ Từ 160B đến 180B là á đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh, khô rõ rệt.
Từ 160 B trở vào là đới cảnh quan rừng á xích đạo gió mùa. Đới cảnh quan này chia làm 2 á đới dựa vào độ dài và mức độ khô:
+ Từ 140B đến 160B thuộc á đới cảnh quan rừng á xích đạo gió mùa không có mùa khô rõ rệt.
+ Từ 140B trở vào thuộc á đới cảnh quan rừng á xích đạo gió mùa có mùa khô rõ rệt, kéo dài.
- Tác động của các quy luật địa đới và phi địa đới đối với sự phân hóa thiên nhiên Việt Nam theo vĩ độ
+ Tác động của quy luật địa đới
Do hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 độ vĩ tuyến, điểm cực Bắc sát chí tuyến, điểm cực Nam gần hơn với xích đạo nên mặc dù cùng nằm trong vòng nội chí tuyến, nhưng từ bắc vào nam có sự thay đổi độ cao mặt trời và tiến trình di chuyển biểu kiến của mặt trời.
Càng vào Nam, nhiệt độ càng tăng vì càng gần xích đạo thì bề mặt đất nhận được lượng bức xạ mặt trời nhiều hơn do góc chiếu mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần mặt trời qua thiên đỉnh dài hơn. Ví dụ một số địa điểm:
Địa điểm
Vĩ độ
Độ cao mặt trời
Thời gian giữa hai lần mặt trời qua thiên đỉnh
Đồng Văn
Đồng bằng sông Hồng
( cửa sông Đáy)
Cần Thơ
23023’ B
200’B
100B
43012’
46046’
56046'
8 ngày ( trước và sau ngày hạ chí 22/VI)
2tháng 3 ngày (21/V và 24/VII)
4 tháng 11 ngày (17/IV và 28/VIII )
Hệ quả là ở mọi nơi đều nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và tăng từ Bắc vào Nam. Trong biến trình nhiệt của năm, ở miền Bắc chỉ có một tối đa và một tối thiểu, ở miền Nam có hai tối đa và hai tối thiểu.
Trên toàn quốc, tổng xạ nói chung đều vượt 130 kcl/cm2/năm. Cân bằng bức xạ vượt trên 75 kcl/cm2/năm. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ trong năm đạt 8000 - 90000C, nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 270C, tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400 - 3000 giờ.
Loại trừ ảnh hưởng của gió mùa cực đới làm hạ thấp nền nhiệt phía Bắc, theo địa đới vẫn có sự chuyển tiếp từ vòng nhiệt đới ở phía Bắc sang vòng xích đạo ở phía Nam. Điều này được biểu thị qua các trị số nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ năm ở một số địa điểm sau:
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình năm
Tổng nhiệt độ năm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Huế
Quy Nhơn
T.P Hồ Chí Minh
210 6C
2304C
2309C
2501C
2604C
2609C
78810 C
85550 C
87470 C
91610 C
96360 C
98180 C
Dựa vào các chỉ số biểu thị nền nhiệt, nhìn chung khí hậu nước ta có nền nhiệt cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, từ Qui Nhơn trở vào có tổng nhiệt độ năm đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo.
( Tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới : Nhiệt độ trung bình năm : >210C
Cân bằng bức xạ : > 75 kcl/cm2/năm
Tổng nhiệt độ năm : 7500-95000
Tiêu chuẩn khí hậu xích đạo : Tổng nhiệt độ năm : > 95000
Cân bằng bức xạ R = ( Q + q ).( 1 -A) - E
Trong đó : Q : Bức xạ trực tiếp q : Bức xạ khuếch tán
A : Anbêđô của mặt đất E :Bức xạ hữu hiệu của mặt đất)
Tác động của quy luật địa đới còn biểu thị ở sự tham gia của tín phong. Tín phong bán cầu Bắc (khối khi Tm) hoạt động quanh năm ở nước ta và vào mùa hạ khi tín phong bán cầu Nam (Em) di chuyển lên là sự hoạt động của hội tụ nội chí tuyến. Hội tụ nội chí tuyến là nguyên nhân gây mưa cho toàn lãnh thổ với biến trình mưa có một cực đại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_quy_luat_dia_ly_chung.doc