Các ứng dụng mạng

Archie là một dịch vụ cho phép tìm kiếm các tệp tin trên các FTP server công cộng của mạng, dịch vụ này được cung cấp bởi các Archie Server. Ta kết nối với Archie server bằng telnet rồi sử dụng các lệnh archie để yêu cầu tìm kiếm hoặc cũng có thể yêu cầu tìm kiếm bằng thư có chứa các lệnh archie. Ta có thể yêu cầu Archie tìm các tệp có chứa xâu văn bản hoặc chứa một từ nào đó. Archie trả lời một loạt các tệp thoả mãn và chỉ ra tên server chứa các tệp đó, sau đó ta sao chép tệp đó về bằng lệnh FTP. Một số Archie Server:

archie.au Úc

archie.ugam.ca Canada

archie.wide.ad.jp Nhật bản

archie.intemic.net Mỹ

archie.funet.fi Phần lan

archie.ac.il Israel

archie.unipi.it Ý

archie.sogang.ac.kr Hàn quốc

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các ứng dụng mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác. Đọc một tài liệu do WWW cung cấp ta thấy có những từ đậm nét hoặc gạch chân (từ khoá-đặc trưng cho một chủ đề), đó chính là các mối siêu liên kết (HyperLink), dịch trỏ đến từ đó và nhấn Enter hoặc di chuyển chuột đến từ đó và Click ta sẽ được giới thiệu một cách tự động nhiều thông tin về chủ đề đó. Mối liên kết có chứa một địa chỉ định vị thông tin dạng URL. Các tài liệu do WWW cung cấp hiện nay không chỉ có tệp văn bản mà cả tệp đồ hoạ, âm thanh và ảnh video (HyperMedia). Để xem lướt nhanh trên WWW ta phải dùng một phần mềm ứng dụng gọi là các trình duyệt (Browser). Hiện nay có rất nhiều trình duyệt WWW (được dùng nhiều nhất là hai trình duyệt Internet Explorer và Netscape Navigator) trên Internet cung cấp cho người dùng một lượng thông tin rộng khắp mà chưa có công cụ nào khác hữu hiệu hơn. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu trình duyệt các trang Web một cách đầy đủ hơn thông qua Internet Explorer. 5.3.1.2.Trình duyệt WEB a) Trình duyệt Trình duyệt (Browser) là chương trình giúp cho ta có thể xem, đọc hay lấy các thông tin qua việc duyệt trang WEB của một địa chỉ nào đó. Có thể sao chép các chương trình, đặt hàng hay hỏi đáp về một vấn đề nào đó... Để sử dụng các trình duyệt này qua mạng điện thoại công cộng bao giờ cũng phải sử dụng trình ứng dụng Dial-Up Networking để nối tới máy chủ (nhà cung cấp dịch vụ Internet) Khi browser hoạt động nó yêu cầu và nhận dữ liệu cần thiết để hiển thị trang WEB lên màn hình máy tính, dữ liệu bao gồm tập tin HTML và các tập tin hypermedia đi kèm (đồ hoạ, âm thanh, video, ...). Trên trang WEB có các siêu liên kết, khi ta nhấn chuột vào đó thì một yêu cầu mới truy nhập đến tập tin khác được gửi đi trên mạng. Trình duyệt định vị tài liệu qua URL, thông tin chứa trong URL bao gồm: giao thức truy nhập, tên server, đường dẫn, tên tệp. Cú pháp của một URL như sau: Access protocol://server name [:port][/path/file name] Ví dụ: hay b) Trình duyệt Internet Explorer (phần đọc thêm) Khởi động Hình 53.1 Cửa sổ Internet Explorer Internet Explorer là một chương trình duyệt mạng Internet của Microsoft. Nó là phần mềm miễn phí đi kèm trong bộ Windows từ 95 trở lên. Để khởi động Internet Explorer ta kích vào biểu tượng của nó trên nền Windows. Sau đó cửa sổ Internet Explorer như hình 53.1: Cửa sổ bao gồm: Thanh tiêu đề: Chứa tên chủ đề đang xem tới. - Thanh menu: Chứa các lựa chọn. - Thanh công cụ (ToolBar): Chứa các chức năng hay dùng. - Vùng nhập địa chỉ (Address): Vùng để nhập địa chỉ URL. - Thanh cuộn ngang và dọc: Giúp quan sát phần khuất của trang WEB. - Vùng hiện nội dung trang WEB. Nhập địa chỉ Để tới một trang Web nào đó trên Internet bằng trình duyệt ta phải nhập đúng địa chỉ URL của nó vào ô Address, địa chỉ này giúp trình duyệt tìm đến đúng vị trí máy chủ đặt chương trình nguồn của trang Web (Web-Site). Thông thường điểm truy nhập là một trang nhà (HomePage), trang nhà là trang Web chính thức của một tổ chức hoặc cá nhân nào đó, được gắn với một tên server chứa nó (tên server được hiểu là kèm địa chỉ IP của nó). Các thao tác như sau: - Click chuột vào ô Address để xuất hiện con trỏ text. - Nhập địa chỉ vào ô này. Ví dụ: - Gõ Enter. Lập tức chương trình sẽ nhảy đến trang Web tại địa chỉ trên và hiện nội dung trang Web này. Ví dụ sau minh hoạ qua việc duyệt trang Web tại địa chỉ Click chuột vào ô Address rồi gõ địa chỉ tiếp theo gõ phím enter, trình duyệt hiện nội dung trang Web như hình 53.1. Trên trang Web này sẽ có những văn bản hoặc hình ảnh siêu liên kết. Nghĩa là khi ta di chuột bấm và văn bản hoặc hình ảnh này trình duyệt lại tiếp tục duyệt tới địa chỉ đó. (Khi ta di chuyển chuột tới những hình ảnh hoặc văn bản siêu liên kết thì con trỏ chuột có hình bàn tay). Để di chuyển qua lại giữa các trang Web đã duyệt ta làm như sau: - Về trang Web trước: Click biểu tượng Back trên thanh công cụ. - Tới trang Web tiếp: Click nút Forward trên thanh công cụ. Thoát khỏi Internet Explorer: Chọn một trong hai cách sau: - Chọn Exit trong menu File. - Bấm tổ hợp phím Alt+F4. Hình 53.2 Mục Internet Option Cài đặt các lựa chọn trong Internet Options. Mục đích của việc thay đổi các lựa chọn trong trình duyệt Internet Explorer sẽ làm cho việc truy cập hay trình bày các trang Web trở nên phong phú và phù hợp với từng đối tượng hơn. Ta có thể thay đổi cách thể hiện văn bản, âm thanh, video... cũng như thay đổi trang nhà lúc khởi động. Để thay đổi các lựa chọn ta làm như sau: - Click chuột vào menu Tool của Internet Explorer. Chọn tiếp mục Internet Options. Màn hình giao tiếp như hình 53.2: Mục Internet Options hiện ra với các mục chính sau: - General: Các cài đặt chung. - Connection: Cách thức nối kết tới Internet. - Content: Một số phương thức quản lý nội dung. - Programs: Thay đổi các chương trình phục vụ. - Security: Vấn đề chung về bảo mật, ví dụ cài đặt khoá để không cho phép truy cập tới vài địa chỉ nào đó. - Advance: Các cài đặt bổ xung. Lựa chon General: Cửa sổ General trong mục Internet Option. (Màn hình giao tiếp như trên) Ta có thể thay đổi các lựa chọn sau: Mục Colors có hai phần. * Colors - Text: Chọn mầu chữ. - BackGround: Chọn mầu nền. - User Windows Color: Sử dụng mầu của Windows. * Mục Links - Visited: Chọn mầu cho siêu liên kết đã xem. - Unvisited: Chọn mầu cho siêu liên kết chưa xem. Mục Font Setting: Thay đổi kiểu chữ trong các trang WEB. Mục Languages: Lựa chọn ngôn ngữ (thường đã cố định lúc cài đặt Windows). Mục Home Page: đặt địa chỉ truy cập lúc bắt đầu khởi động Internet Explorer. - Address: Để nhập địa chỉ cho các trang khởi động. Ví dụ nhập ở mục Address thì trình duyệt Internet Explorer sẽ tự động duyệt tới địa chỉ này mỗi khi khởi động. - Use current: Sử dụng địa chỉ trang Web hiện tại làm trang khởi động. - Use default: Sử dụng các địa chỉ mặc định của Internet Explorer. - Use blank: đặt khởi động với trang trắng Mục Temporary Internet Files: nút Delete Files để xoá các tập tin tạm thời sinh ra trong quá trình duyệt. Nút Setting để đặt các chế độ hoạt động của Temporary Internet. Mục History: đặt thời gian lưu giữ các liên kết đã duyệt. Trong Internet Explorer có sử dụng chế độ lưu lại các địa chỉ cũng như nội dung các trang Web duyệt trong những lần trước đó. Chế độ này giúp ta có thể duyệt lại các trang cũ nhanh hơn, không cần phải kết nối vào Internet nữa với mục đích tiết kiệm cước phí truy nhập Internet. - Days to keep pages in history: Nhập số ngày để giữ các trang Web đã duyệt. Ví dụ ta nhập 20 nghĩa là mỗi trang Web ta đã duyệt được lưu lại trong vòng 20 ngày. - Clear History: Xoá các trang Web đã được lưu. Mục này giúp giải phóng phần nào dung lượng đĩa cứng cho việc ghi các trang Web lưu. Lựa chọn Connection Chúng ta có hai cách để có một kết nối với Internet đó là sử dụng kết nối trực tiếp qua đường điện thoại (Dial-Up NetWorking) và qua một mạng cục bộ có nối với Internet. Cửa sổ mục Connection trong mục Internet Option có hai phần lựa chọn chính ứng với hai cách kết nối đó. Lựa chọn Programs. Cửa sổ mục Programs trong mục Internet Options. - E-Mail: Nhập tên chương trình dùng cho việc gửi thư điện tử. Mặc định là Outlook Express, có thể dùng Microsoft Outlook. - Newsgroups: Nhập tên chương trình dùng cho việc xem các nhóm tin trên Internet. Mặc định là OutLook Express. - HTML Editor: Nhập tên chương trình dùng cho soạn thảo trang WEB. Mặc định là Microsoft Fronpage. Lựa chọn Advance Click mục Advance trong hộp thoại Option. Trong mục này ta có thể bật/tắt các chế độ hoạt động của trang Web. Ví dụ trong mục Multimedia: - Show Pictures: Bật/Tắt chế độ hiển thị các hình ảnh trên trang web. - Play Sounds: Bật/Tắt việc phát âm thanh. - Play Video: Bật/tắt việc hiển thị các đoạn phim video. Sử dụng thanh công cụ (Toolbars). Thanh công cụ với các nút có chức năng sau: * Thanh Standard (Thanh chuẩn) - Back: Về trang Web trước. - Forward: Tới trang Web tiếp. - Stop: Dừng nạp nội dung trang Web. - Refresh: Đọc lại nội dung trang Web. - Home: Về Start Page. - Search: Sử dụng trình tìm kiếm thông tin trên Internet của Microsoft. - Favorite: Duyệt tới các địa chỉ hay dùng (đã được ghi vào trước đó) - Print: In nội dung trang Web ra máy in. - Font:Tăng hoạc giảm kích thước Font chữ trên trang Web. - Mail: Sử dụng chương trình gửi thu điện tử. - Edit: Soạn thảo trang Web hiện tại dưới dạng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. - Biểu tượng của Internet Explorer. Click vào đây sẽ duyệt tới địa chỉ trang Web cuả Microsoft là * Thanh Links: Chứa một số liên kết định sẵn - Best of the Web: Nhảy tới địa chỉ chứa thông tin hay trên Internet. - Today's Link: Nhảy tới địa chỉ chứa thông tin quan trọng ngày hôm nay. - Web Gallery: Nhảy tới địa chỉ chứa các bộ sưu tậpnghệ thuật trên Internet. - Product News: Nhảy tới địa chỉ chứa các thông tin về các sản phẩm mới. - Microsoft: Nhảy tới trang Web của Microsoft. Sử dụng hệ thống Menu. Hệ thống menu của Internet Explorer gồm các menu ngang File, Edit, View,... * Menu File: - New: mở một cửa sổ mới cho trang Web hiện tại. - Open: Mở một tập được tạo bởi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. - Save & Save as file: Ghi trang Web hiện tại ra thành một tệp siêu văn bản. - Send to: Gửi trang Web tới. - Page Setup: Thay đổi thông số trang in. - Print: in trang Web ra máy in. - Properties: Hiện thuộc tính của trang Web này. - Close: Đóng trang Web lại. * Menu Edit: - Cut: Ghi khối đánh dấu vào ClipBoard. - Copy: Sao chép khối đánh dấu vào Clipboard - Paste: Dán nội dung ghi trong Clipboard. - Select All: Đánh dấu toàn bộ trang Web. - Find (on this page) Tìm nội dung trên trang Web này. * Menu Wiew - ToolBar : Bật tắt các thanh công cụ. - Status Bar : Bật tắt thanh trạng thái. - Font : Thay đổi kích thước phông chữ thể hiện trên trang Web. - Stop : Dừng việc đọc thông tin từ các trang Web. - Refresh : Khởi động lại trang WEB này. - Source : Hiện nội dung trang WEB dưới dạng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. - Go To + Back : Về trang WEB trước. +Forward : Tới trang WEB trước. +Home Page : Về trang Home Page. * Menu Favories - Add To Favories: Thêm địa chỉ vào hạng mục Favories. - Organize Favories: Quản lý các địa chỉ trong hạng mục Favories * Menu Help Chứa các thông tin hướng dẫn về cách sử dụng Internet Explore. 5.3.1.3 Hoạt động của WEB WEB hoạt động theo mô hình Client/Server. WEB server chứa các cơ sở dữ liệu mô tả trang WEB bằng ngôn ngữ HTML, ngôn ngữ này cho phép mô tả nội dung tài liệu bằng văn bản, đồ hoạ, âm thanh, ... và mô tả các mối liên kết giữa các tài liệu với nhau đồng thời có thể có các mối liên kết tới các dịch vụ khác trên Internet. Các tài liệu HTML này được truyền thông qua giao thức HTTP. WEB client nhận các tài liệu dạng HTML từ WEB server thông qua trình duyệt WEB. Có ba dạng tài liệu WEB cơ bản: tĩnh, động và hoạt động. Với WEB tĩnh nội dung được xác định khi viết tài liệu, vì nội dung không thay đổi nên với mỗi yêu cầu đối với tài liệu tĩnh sẽ cho kết quả giống nhau. Với WEB động nội dung không tồn tại ở dạng đã xác định trước, tài liệu động được sinh ra mỗi khi có yêu cầu, khi yêu cầu đến WEB server sẽ chạy một chương trình ứng dụng để kết xuất kết quả dưới dạng một HTML. Với một WEB hoạt động nó chứa một chương trình máy tính, khi nhận được yêu cầu server cung cấp một bản sao chương trình mà trình duyệt phải chạy trong đó, khi đó ta có thể tạo ra những tương tác người-máy trong quá trình duyệt WEB. CGI: Common Gateway Interface Một công nghệ được sử dụng rộng rãi để tạo ra các WEB động là CGI. CGI chỉ ra cách một server tương tác với một chương trình ứng dụng thực thi một tài liệu động, trình ứng dụng này gọi là chương trình CGI (CGI Program). CGI không chỉ định một ngôn ngữ lập trình cụ thể, người sử dụng có thể dùng một ngôn ngữ nào đó để tính toán ra dữ liệu và sử dụng một ngôn ngữ script như Perl, Java, TCL, ... để định dạng WEB. Các tài liệu hoạt động sử dụng công nghệ JAVA. JAVA sử dụng thuật ngữ applet để chỉ các tài liệu hoạt động và phân biệt nó với các chương trình máy tính khác. Công nghệ JAVA cung cấp một ngôn ngữ lập trình, một môi trường hoạt động và một thư viện (các chương trình là một applet hay thực thi). 5.3.1.4. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML. HTML: Hyper Text Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML được sử dụng để tạo các trang WEB. Nó không khó nhưng phải tôn trọng những nguyên tắc chính xác của nó. Có thể dùng bất kỳ hệ soạn thảo văn bản nào để soạn mã nguồn. Cấu trúc chung một file được soạn thảo bằng ngôn ngữ này như sau: ................. .................. Ta có các cặp thẻ như và hoặc và .... đây là các thẻ lệnh của ngôn ngữ HTML. Cặp thẻ bao gồm một thẻ mở đầu và một thẻ kết thúc, việc định vị trí những thẻ này rất quan trọng. Sau đây là những thẻ cơ bản nhất và ý nghĩa của chúng. + ... : Xác định đây là mã nguồn của ngôn ngữ HTML. + ... : Thông tin về trang đặt ở đây. + ... : Nội dung giữa hai thẻ này là tiêu đề của cửa sổ. + ... : Phần chính của công việc thiết kế trang nằm giữa hai thẻ này. + : Xuống hàng (thẻ đơn không cần ). + : Tạo dòng trống (thẻ đơn không cần ). + ... : Tạo chữ đậm. + ... : Tạo chữ nghiêng. + : Tạo đường kẻ nằm ngang trên trang WEB. Để tạo các siêu văn bản (Hyper Text) ta dùng thẻ: ... Ví dụ Trang WEB của công ty FPT Gặp siêu liên kết này máy sẽ hiện : Trang WEB của công ty FPT và nếu kích vào sẽ chuyển đến duyệt trang Web có địa chỉ Tạo trang WEB bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Các bước cần làm như sau: + Khởi động chương trình soạn thảo văn bản nào đó (Notepad, Winword, Bked). + Soạn thảo tệp dưới dạng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. + Ghi tệp vào đĩa với phần mở rộng là HTML (Ví dụ BMTH.HTML). Ví dụ 1: CHUONG TRINH VI DU CHAO CAC BAN SINH VIEN Tap chi que huong + Ghi tệp vào đĩa với tên C:\VIDU.HTM + Chạy trình duyệt và nhập đường dẫn vào hộp nhận địa chỉ là C:\VIDU.HTM ta sẽ thấy như sau: Ví dụ 2: Siêu liên kết là một ảnh gif có kích thước xác định: <img src="/anh.gif" width = 150 height = 46 Ví dụ 3: Xác định Font. Chao anh Ví dụ 4: Lề .... Ví dụ 5: Màu nền Topmargin = 5 Leftmargin=5 bgcolor="#ffffff" ....... Ví dụ 6: Màu chữ và gióng lề ...... Bgcolor="#ccffcc" align = center> Nhớ rằng có kích cỡ font âm 50Goodbye! Hãy xem cấu trúc BMTH Ví dụ 7: Viền ...... .... Ví dụ 8: Siêu liên kết thông qua một định nghĩa Tạo trang Web nhờ các công cụ khác Ta có thể dùng các chương trình Microsoft Word, PowerPoint, ... trong bộ Microsoft Office hoặc dùng các phần mềm chuyên dùng như FrontPage để tạo ra các trang web, đây là các công cụ hoạt động theo cơ chế WYSIWYG (What You See Is What You Get) rất thuận tiện cho nguời xây dựng WEB. Các bước cơ bản là : Chạy chương trình phù hợp (MS Word hoặc PowerPoint,...) Soạn thảo với cách thức như trong môi trường của Office (tất nhiên tạo luôn các siêu liên kết trong đó) Mở menu File chọn Save as HTML để ghi tệp dưới ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Dùng trình duyệt để xem. 5.3.2. Dịch vụ tìm kiếm Archie là một dịch vụ cho phép tìm kiếm các tệp tin trên các FTP server công cộng của mạng, dịch vụ này được cung cấp bởi các Archie Server. Ta kết nối với Archie server bằng telnet rồi sử dụng các lệnh archie để yêu cầu tìm kiếm hoặc cũng có thể yêu cầu tìm kiếm bằng thư có chứa các lệnh archie. Ta có thể yêu cầu Archie tìm các tệp có chứa xâu văn bản hoặc chứa một từ nào đó. Archie trả lời một loạt các tệp thoả mãn và chỉ ra tên server chứa các tệp đó, sau đó ta sao chép tệp đó về bằng lệnh FTP. Một số Archie Server: archie.au úc archie.ugam.ca Canada archie.wide.ad.jp Nhật bản archie.intemic.net Mỹ archie.funet.fi Phần lan archie.ac.il Israel archie.unipi.it ý archie.sogang.ac.kr Hàn quốc WAIS: Wide Area Information Server WAIS cho phép tìm thông tin trên mạng mà không cần biết chúng đang nằm ở đâu. Tất nhiên WAIS cũng hoạt động theo mô hình Client/Server. Ví dụ: Tại một máy nội bộ của bạn, bạn cần dịch vụ WAIS hãy gõ WAIS. Nếu máy báo không có dịch vụ WAIS bạn tiếp tục truy nhập vào máy chủ từ xa có cung cấp dịch vụ WAIS, giả sử máy này có địa chỉ “info.funet.fi” hãy gõ “telnet info.funet.fi”. Nếu đấu nối thành công bạn tiếp tục dùng dịch vụ WAIS để truy lục thông tin. Gopher là một công cụ của mạng dùng làm dịch vụ tìm tòi và lục soát trên Internet, hoạt động theo mô hình Client/Server. Chương trình được thiết kế để nhận dạng cái mà người sử dụng yêu cầu. Việc tìm kiếm không nhất thiết trên một server mà có thể trên nhiều server. Gopher nhận dạng bằng cách đề nghị chọn lấy một trong nhiều mục của một thực đơn nào đó. Nếu thông tin không có ở trạm hiện đang đấu nối thì Gopher giúp ta đấu nối tới một trạm khác để tìm tiếp. Trên internet có một số web sites cung cấp công cụ tìm kiếm thông tin (search engine) trên các trang web theo chủ đề, điển hình là Google, Altavisa và Yahoo. Các hệ thống này đòi hỏi người có nhu cầu tìm kiếm các tài liệu cho biết những từ khoá (key wrord) có liên quan đến chủ đề thông tin cần tìm kiếm, sau đó tiến hành tìm kiếm trên toàn thể mạng internet, kết quả được trả về dưới dạng một danh mục (catalogue) có chứa tên và địa chỉ của tài liệu. Để tìm kiếm được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, các hệ thống này đều quy định các quy tắc viết từ khoá trong các trường hợp tìm kiếm khác nhau. Dưới đây là một số quy tắc của hệ thống Yahoo để viết yêu cầu tìm kiếm trong hộp tìm kiếm (search box), các hệ thống khác cũng sử dụng quy tắc tương tự như vậy. Search box: ô viết từ khoá tìm kiếm cơ bản. Advanced search: Tìm kiếm tốt hơn Hình 53.3 Một phần của trang nhà Yahoo Tài liệu chứa tất cả các từ khoá: Ta viết trực tiếp các từ vào ô tìm kiếm hoặc thêm toán tử AND giữa các từ hoặc viết dấu “+” trước một từ. Chẳng hạn ta viết Yellowstone Park hotels, kết quả sẽ là các tài liệu chứa cả Yellowstone Park và hotels. Tài liệu chứa chính xác một câu: Ta viết câu đó trong dấu nháy kép (“ ...”), chẳng hạn “I have a dream” Tài liệu chứa ít nhất một trong những từ được liệt kê: Ta đặt "OR" giữa các từ, chẳng hạn: vacantion London OR Paris Tài liệu không chứa một từ: Ta đặt dấu “-“ trước từ đó (tương đương bằng cách đặt chữ “NOT”), chẳng hạn: flowers-roses. Với yêu cầu này kết quả là các tài liệu chứa flowers nhưng không chứa roses. 5.3.3. Thư điện tử Đây là một dịch vụ thông dụng nhất trên mạng Internet. Thư điện tử (E-mail) được chuyển từ máy này qua máy khác cho tới đích. Khi soạn thảo xong thư và đề rõ địa chỉ người nhận, người viết thư phải chuyển đến một E-mail Server của mình, từ đó E-mail Server này có nhiệm vụ chuyển thư đến đích hoặc chuyển đến một E-mail Server trung gian khác. Thư sẽ chuyển tiếp đến E-mail Server của người nhận và được lưu tại đó, đến khi người nhận thiết lập một cuộc nối tới E-mail Server ở đó thì thư sẽ được chuyển về máy người nhận, trường hợp chưa có kết nối thì thư vẫn ở Server để tránh tình trạng mất thư. Hệ thống E-mail bao gồm nhiều thành phần, tên các thành phần này được đặt giống như trong hệ thống thư truyền thống. Mỗi người sử dụng được cấp phát một hòm thư điện tử gọi là mailbox, mỗi mailbox là một vùng lưu trữ thuộc quyền quản lý của một mail server nào đó. Giống như thực tế mailbox có tính riêng tư, chỉ chủ nhân và người quản lý mail server có quyền truy nhập. Mỗi mailbox được gán một địa chỉ e-mail duy nhất. Địa chỉ e-mail đầy đủ bao gồm hai phần, phần thứ nhất là địa chỉ của mail server (thông thường là tên miền), phần thứ hai là để xác định mailbox trên server đó, một ký hiệu @ phân tách hai thành phần (@ được hình tượng từ chữ at trong tiếng Anh): mailbox @ mailserver Ví dụ: nguyen_van_a@yahoo.com dhsp.hanoi@hn.vnn.vn Một E-mail bao gồm phần header và phần thông báo, tuỳ theo phần mềm E-mail được sử dụng mà phần header có được hiển thị toàn bộ hay không, nhưng ít nhất có những thông tin sau được người sử dụng khai báo: địa chỉ người gửi, địa chỉ người nhận, địa chỉ người nhận được các bản sao, chủ đề (hình 53.4). Địa chỉ người nhận là bắt buộc, các thông tin khác là tuỳ chọn. Dưới đây là liệt kê một số thành phần và ý nghĩa của nó trong phần header: From : Địa chỉ người gửi. To : Địa chỉ người nhận. Cc : Địa chỉ người nhận bản sao (carbon copy). Bcc : Địa chỉ người nhận bản sao, che dấu địa chỉ người nhận trong các bản sao khác (blink carbon copy) Date : Ngày tháng thông báo được gửi. Subject: Chủ đề của thông báo. Reply-To: Địa chỉ thông báo phản hồi. X-Charset: Tập hợp ký tự được sử dụng. X-Mailer: Phần mềm mail được sử dụng. X-Sender: Phần nhân bản địa chỉ được gửi. X-Face: Nhân dạng được mã hoá của người gửi. MIME: Multipurpose Internet Mail Extensions Ban đầu e-mail được thiết kế chỉ xử lý các thông báo dạng ký tự ascii, về sau người ta bổ sung phần mềm MIME để e-mail có thể mang và hiển thị các thông tin nhị phân (hoặc được mã hoá). MIME bổ sung vào phần header một dòng để khai báo version MIME nào được sử dụng và một dòng báo hiệu trước phần thông tin nhị phân trong e-mail và kiểu mã hoá của phần thông tin đó. Ví dụ: MIME-Version: 1.0 Content-Type: Multipart/Mixed; Boundary=-------=NextPart Hình 53.4 E-mail trong phần mềm OutLook Express xác định thông báo được soạn bằng cách sử dụng phiên bản 1.0 của MIME và một dòng chứa --------=NextPart sẽ hiển thị trước mỗi phần của thông báo đồng thời chỉ ra kiểu thông tin của phần đó. Hiện nay phần thông báo của e-mail được thiết kế để có thể mang và hiển thị được rất nhiều kiểu thông tin khác nhau như ảnh, HTML, Java Script, ... Sau khi người sử dụng soạn một e-mail và xác định địa chỉ người nhận, phần mềm e-mail chuyển giao một bản sao thông báo sang mailbox của mỗi người nhận. Quá trình ngược lại phần mềm e-mail sẽ truy nhập mailbox để lấy thư về. Một phần mềm e-mail thường tổng hợp tất cả các quá trình, bao gồm một giao diện tương tác để soạn và đọc thư, một thủ tục truyền thư đi sử dụng SMTP, một thủ tục lấy thư về sử dụng POP (trong trường hợp người dùng sử dụng kết nối điện thoại quay số). Các phần mềm e-mail thông dụng là Microsoft OutLook, OutLook Express (trong hệ điều hành Windows), chức năng Messenger trong bộ Netscape Communicator. Ngoài ra các web site cung cấp dịch vụ e-mail có các phần mềm riêng chạy trên môi trường của web site đó. Dưới đây ta xem xét các chức năng chính của phần mềm thông dụng nhất OutLook Express. E-Mail Client: Trạm của khách sử dụng dịch vụ thư điện tử Mail server: Máy chủ cung cấp dịch vụ thư điện tử. Mailbox: Hòm thư của người sử dụng trên máy chủ. Sender: Máy gửi thư Receiver: máy nhận thư SMTP: Giao thức gửi thư (Simple Mail Transfer Protocol) POP: Giao thức nhận thư (Post Office Protocol) Hình 53.3 Sơ đồ chuyển và nhận thư OutLook Express quản lý các folder: Inbox - chứa thư đến, OutBox - chứa thư sẽ gửi đi, Sent Items - chứa bản sao thư đã gửi, Deleted Items - chứa bản sao các thư đã xoá, Drafts - chứa các thư đang soạn dở. Thanh công cụ chính bao gồm các chức năng: New Mail: soạn thư mới. Reply: Soạn thư trả lời cho một thư đang được chọn trong Inbox. Reply All: Như Reply, nhưng gửi đến tất cả các địa chỉ có liên quan trong thư. Forward: Tiếp tục gửi thư được chọn đến một địa chỉ khác. Print: In thư. Delete: Xoá thư Send/Recv: Khởi động việc nhận và gửi thư. Addresses: Làm việc với sổ địa chỉ (Addresses Book) Để soạn e-mail ta chọn New Mail (hoặc Reply), các công việc chính ta cần làm như sau: Xác định địa chỉ người nhận trong Address box: ta có thể gõ địa chỉ e-mail trực tiếp hoặc chọn trong address book. Xác định địa chỉ người nhận các bản sao carbon trong Cc box. Viết chủ đề thư trong Subject box. Gắn tệp tin gửi kèm bằng chức năng Attachment Viết nội dung thư. Ghi lại trong thư mục Draft (nháp): Chọn mục File trên menu rồi chọn Save. Gửi thư đi bằng cách chọn chức năng Sent. Lưu ý rằng máy tính của ta đã được kết nối Internet và mọi cài đặt chế độ làm việc của OutLook Express phải phù hợp với việc kết nối mạng. 5.3.4. Truyền tệp FTP client FTP server internet FTP: File Transfer Protocol Truyền tệp trên Internet theo lệnh FTP, FTP cho phép chuyển các tệp từ trạm này sang trạm khác, bất kể trạm đó ở đâu và sử dụng hệ điều hành gì, chỉ cần chúng nối với Internet và có cài đặt FTP. Để khởi động FTP từ trạm làm việc của mình ta gõ: FTP FTP sẽ thiết lập liên kết với trạm ở xa và lúc đó ta phải làm các thủ tục đăng nhập vào hệ thống (Login, Password). Sau khi màn hình hiện dấu nhắc “FTP>” ta có thể gõ tiếp các lệnh cho phép truyền tệp theo hai chiều. Để chuyển một tệp từ máy ta đang sử dụng đến một máy xa thì dùng lệnh PUT, ngược lại muốn lấy một tệp vào thì dùng lệnh GET, cú pháp như sau: PUT GET Ví dụ “PUT NHANSU.DBF LYLICH.DBF“. Chuyển tệp NHANSU.DBF ở máy ta đang làm việc đến máy ta đã đăng nhập trước đó với tên mới LYLICH.DBF. Ví dụ “GET CONGVAN.DOC CV.DOC”. Chuyển tệp CONGVAN.DOC từ máy ở xa (đã đăng nhập trước đó) về máy ta đang làm việc với tên mới CV.DOC. Tệp lệnh cơ bản của FTP như sau: quit : Ngắt kết nối đến máy từ xa, ngừng FTP. ?, help : Trợ giúp, hiển thị danh sách lệnh của FTP. ? cmd : Mô tả lệnh. cd [path] : Chuyển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccac_dich_vu_tren_internet_4085.doc
Tài liệu liên quan